ngân hàng Mở SAVIS

Ngân hàng mở – Open Banking và xu hướng ngân hàng dưới dạng dịch vụ Banking as a Service (BaaS)

Được thúc đẩy bởi quá trình chuyển đổi số nhanh chóng, ngân hàng đang trải qua giai đoạn chuyển mình lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Tương tự như lĩnh vực giải trí, truyền thông và bán lẻ, Internet đã thay đổi hoàn toàn cách thức kinh doanh. Các ngân hàng không chỉ nên “mở” các dịch vụ của mình mà còn phải xây dựng hệ sinh thái số của riêng họ cũng như tham gia vào các hệ sinh thái với bên ngoài. Do đó, tương lai, các ngân hàng sẽ phải trở thành một “Ngân hàng mở”, cung cấp các sản phẩm, giải pháp ngân hàng theo hình thức dịch vụ – Banking as a Service (BaaS). Ngân hàng không “mở” Non-Open Banking không thể mang lại tương lai thành công Theo một báo cáo của McKinsey, trên toàn cầu có hơn 12.000 công ty khởi nghiệp Fintech đang cạnh tranh với các ngân hàng để giành lợi nhuận lên tới 1 nghìn tỷ USD, trong đó có tới 60% công ty đang gặp rủi ro thuộc năm lĩnh vực kinh doanh bán lẻ sau: tài chính tiêu dùng, thế chấp, cho vay doanh nghiệp nhỏ, thanh toán bán lẻ và quản lý tài sản. Điều này sẽ có tác động toàn diện lên lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, vốn có truyền thống “độc quyền” đối với dữ liệu và quy trình. Trong bối cảnh mới, các ngân hàng nên xác định lại chiến lược kinh doanh của mình và xem xét đến 2 kịch bản cạnh tranh: Kịch bản thứ nhất: Các ngân hàng chỉ cung cấp các dịch vụ ngân hàng (tập trung vào quản lý rủi ro và cung cấp cơ sở hạ tầng tài chính), còn việc phân phối và liên hệ với khách hàng được quản lý bởi các bên thứ 3 (các công ty Fintech hoặc các ngân hàng khác). Mô hình này có thể thú vị đối với một số ngân hàng lớn (thu lợi nhuận từ quy mô kinh tế lớn), những ngân hàng gặp khó khăn trong việc chuyển đổi tổ chức thành một tổ chức linh hoạt một cách nhanh chóng. Vì các dịch vụ ngân hàng gián tiếp có xu hướng thay đổi chậm hơn, nó cho phép tổ chức tập trung vào các yêu cầu phi chức năng điển hình của ngân hàng như tính ổn định, độ tin cậy, bảo mật, tính khả dụng… Kịch bản 2: Các ngân hàng có thể chỉ tập trung vào phân phối và quản lý khách hàng, hợp tác với những bên thứ ba khác (các ngân hàng hoặc Fintech khác) phát triển các dịch vụ ngân hàng. Mô hình này phù hợp với những ngân hàng ngách quy mô nhỏ hơn, những đơn vị có quan hệ khách hàng mạnh mẽ, chỉ tập trung vào phân phối. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng này thu lợi nhuận từ những khách hàng lớn sẽ sử dụng dịch vụ. Hiện nay, Fintech được định vị là nhà phân phối và ngân hàng là nhà cung cấp dịch vụ cơ bản. Nguyên do vì các Fintech thường cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn với tốc độ nhanh hơn để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng, trong khi các ngân hàng đã có sẵn tất cả các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, sự phân chia trách nhiệm này hoàn toàn có thể được đảo ngược. Các ngân hàng cũng có vị trí tốt để giám sát hoạt động phân phối và quan hệ khách hàng trực tiếp, nhờ vào cơ sở khách hàng hiện có, mối quan hệ tin cậy mạnh mẽ với khách hàng và các kênh phân phối rộng khắp (bao gồm hệ thống chăm sóc khách hàng và các chi nhánh). Còn các Fintech sẽ cung cấp một số hoặc tất cả các sản phẩm và dịch vụ cơ bản (chẳng hạn như huy động vốn từ cộng đồng, cho vay ngang hàng…). Tất cả các kịch bản giữa 2 vai trò này hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, chắc chắn rằng kịch bản Ngân hàng không Mở (Non-open Banking) – sẽ không thể mang lại tương lai thành công cho ngân hàng. Việc tạo ra các hệ sinh thái Open API mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng là những thách thức đáng kể đối với ngành ngân hàng. Rõ ràng, các ngân hàng không “mở” kiến ​​trúc và không tham gia vào các hệ sinh thái API sẽ là những tổ chức “mất” nhiều nhất. Theo trích dẫn từ BBVA: “Một công ty không có API giống như một máy tính không có Internet“. Đồng thời, lợi ích mà các ngân hàng thu được sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của ngân hàng đó khi tham gia hệ sinh thái. Cuối cùng, các ngân hàng nên chuyển đổi từ xây dựng các giải pháp tài chính end-to-end sang ngân hàng dưới dạng dịch vụ Banking as a Service, tập hợp các dịch vụ tài chính linh hoạt được điều chỉnh để đáp ứng theo nhu cầu đa dạng từ khách hàng. Điều này đồng nghĩa với cách phân phối truyền thống lấy sản phẩm làm trung tâm cần được chuyển đổi sang lấy khách hàng làm trung tâm, phát triển các dịch vụ có khả năng cung cấp số liệu tài chính rõ ràng và tích hợp dễ dàng với các dịch vụ của bên thứ ba. Tất nhiên, mô hình như thế chỉ có thể đạt được thông qua một hệ sinh thái Open API. Trên thực tế, hệ sinh thái Open API này sẽ giống như một “cửa hàng ứng dụng” với các dịch vụ được cung cấp bởi các bên liên quan. Khách hàng sẽ được lựa chọn chức năng/dịch vụ và giao diện người dùng phù hợp nhất với mình. Khi đưa ra lựa chọn này, đồng

Xem chi tiết »
SAVIS Ngân hàng Mở - Open Banking - Open Finance

Từ Ngân hàng Mở (Open Banking) tới Tài chính Mở (Open Finance)

Năm 2020 là một năm phát triển mạnh mẽ của API, rất dễ để nhận ra chất lượng, độ tin cậy và phạm vi mà API kết nối với các tài khoản đã tạo ra những thay đổi lớn và tích cực đối với trải nghiệm khách hàng cũng như sự vận hành của các cơ quan, tổ chức Tài chính – Ngân hàng trên thế giới. Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Vương quốc Anh (CMA) nhận định rằng: các ngân hàng đang bắt đầu cung cấp cho khách hàng khả năng chia sẻ dữ liệu tài khoản với các bên thứ ba, mở đường cho làn sóng dịch vụ Ngân hàng Mở. Đồng thời, Chỉ thị về dịch vụ thanh toán (PSD2) bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, phải đến năm 2020, chất lượng, độ tin cậy, phạm vi ứng dụng của API trong hoạt động kết nối các tài khoản, ứng dụng, từng bước xây dựng Ngân hàng Mở – Open Banking mới thực sự có bước phát triển vượt bậc.  Theo tổ chức triển khai Ngân hàng Mở của Anh – OBIE, lượng người dùng dịch vụ Ngân hàng Mở tại Anh đã đạt con số 1.000.000 từ đầu năm 2020. Số lượng nhà cung cấp dịch vụ Ngân hàng Mở đã phát triển lên tới hơn 200 tổ chức. Vào tháng 6/2020, OBIE đã chính thức cung cấp ứng dụng Ngân hàng Mở (trên App store) với mục đích hỗ trợ người dùng và doanh nghiệp, định hướng phạm vi cung cấp dịch vụ. Đến cuối tháng 7, kho ứng dụng này đã có đến 78 ứng dụng. Ngân hàng Mở và những trải nghiệm mới cho khách hàng Đối với những khách hàng và doanh nghiệp, sử dụng dịch vụ Ngân hàng Mở – Open Banking mang lại những lợi ích đáng kể. API cho phép khách hàng tiếp cận hàng loạt ứng dụng: Các dịch vụ thông tin tài khoản – khách hàng có thể theo dõi các tài khoản ngân hàng khác nhau của họ trên một ứng dụng duy nhất hoặc cho phép người vay quyền truy cập vào hệ thống, mang lại quy trình đăng ký các khoản vay hoặc thế chấp xuyên suốt, an toàn và nhanh chóng hơn. Payment Initiation Services (PIS) – Các dịch vụ khởi tạo thanh toán cho các bên thứ ba giúp khách hàng thanh toán trực tiếp từ ngân hàng với các cửa hàng bán lẻ trực tuyến, mà không cần sử dụng thẻ hoặc tài khoản PayPal. Các dịch vụ thu thập và phân tích dữ liệu dựa trên API có khả năng trợ giúp tối đa, từ lên ngân sách và quản lý tài chính, cho đến chống gian lận hoặc tìm kiếm các giao dịch tốt nhất trên thông qua các dịch vụ tài chính dựa trên mọi thông tin mà người dùng cung cấp. Dù mang lại rất nhiều lợi ích cho cả khách hàng, nhà cung cấp và cơ quan quản lý, Ngân hàng Mở vẫn chưa thực sự được tiếp nhận rộng rãi. Hiện công nghệ này vẫn tương đối mới với các quốc gia hoặc khu vực chưa đủ điều kiện tiếp cận hoặc chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng số. Tuy nhiên, theo thời gian, trước những thay đổi về nhu cầu tiêu dùng, tài chính và tác động tích cực từ sự phát triển của công nghệ, nhu cầu đối với dịch vụ Ngân hàng Mở của người dùng sẽ ngày càng gia tăng. Thực tế, ngành công nghiệp dịch vụ ngân hàng đã chậm trễ trước các cơ hội triển khai Ngân hàng Mở sớm để tăng lợi thế cạnh tranh. Tại Anh, sáu trên chín đơn vị nắm giữ số lượng tài khoản ngân hàng vãng lai lớn nhất đã không kịp triển khai Ngân hàng Mở ngay từ thời điểm tháng 01 năm 2018. Do đó, hiện các ngân hàng vẫn đang phải đối mặt với những hạn chế khi tiếp cận khách hàng. Cụ thể, các API đang bị giới hạn chỉ hỗ trợ các tài khoản thanh toán – chủ yếu là tài khoản vãng lai và một số tài khoản tín dụng. Một số ngân hàng đã chủ động thêm dịch vụ tiết kiệm vào tài khoản của khách hàng, nhưng con số này là rất nhỏ. Hạn chế đó đã khiến khách hàng không thể xem được tất cả thông tin về tài khoản ngân hàng của mình khi sử dụng các công cụ tổng hợp tài khoản. Điều này có thể khiến khách hàng không mấy mặn mà với các dịch vụ của Ngân hàng Mở và các tổ chức thì có khả năng mất đi những khách hàng tiềm năng của mình.  Ngân hàng Mở được phát triển nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, do vậy, các dịch vụ không nên chỉ dừng lại ở các dịch vụ thanh toán hay tín dụng mà cần mở rộng ra cho các dịch vụ thế chấp, đầu tư, lương hưu và bảo hiểm… Ngoài khả năng chuyển tiền  nhanh chóng giữa các tài khoản ngân hàng, khách hàng còn có thể quản lý toàn bộ bức tranh tài chính của mình trên một ứng dụng duy nhất. Từ đó các ứng dụng sẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm tối đa bằng các dịch vụ chuyển đổi và gia hạn tự động phù hợp theo nhu cầu, đồng thời đưa ra các tư vấn tài chính/nợ nhanh hơn, rẻ hơn và phù hợp hơn. Vì vậy, ngoài Ngân hàng Mở, chúng ta cần bắt đầu nghĩ về Tài chính Mở – và cuối cùng là Dữ liệu Mở, chẳng hạn như kết hợp dịch vụ hóa đơn điện tử và đo lường thông minh. Những bài viết liên quan:1. Không có dấu thời gian, các tổ chức Tài chính – Ngân hàng đang gặp những rủi ro gì? 2.

Xem chi tiết »

Mô hình Ngân hàng Mở hiện đại – cuộc đua tới vị trí dẫn đầu

Hành trình chuyển đổi sang Ngân hàng Mở đang ngày càng chứng minh được tính tích cực cũng như những ảnh hưởng sâu rộng trong ngành ngân hàng nói chung, tăng trải nghiệm khách hàng nói riêng trên thị trường. Những ngân hàng như: BBVA, Deutsche Bank, Ngân hàng Nhà nước Ai Cập, DBS và Bunq, hiện là những ngân hàng đi đầu trong chuyển đổi cũng như cung cấp các công cụ và nền tảng cho Ngân hàng Mở. Ngân hàng Mở, hiện hướng tới việc cho phép các nhà cung cấp dịch vụ từ bên thứ 3 truy cập vào các dữ liệu tài chính bảo mật của người tiêu dùng ngân hàng trong tương lai. Các tổ chức khởi nghiệp công nghệ với khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ, những bên thứ 3 này có thể truy cập dữ liệu ngân hàng theo cách an toàn và bảo mật, với thời gian thực được lưu lại thông qua mã hoá dữ liệu duy nhất, còn được biết tới với giao diện lập trình ứng dụng (APIs).  Trong tương lai, Ngân hàng Mở đóng vai trò là quy tắc cho phép các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba truy cập vào dữ liệu tài chính của người dùng. Bên thứ ba, thường là các startups công nghệ với hệ dịch vụ mới mẻ và đột phá, nay có thể truy cập một cách an toàn vào dữ liệu tài chính của người dùng, theo thời gian thực – thông qua những đoạn mã, được biết đến với tên gọi Giao diện lập trình ứng dụng (APIs). Nhờ có những lợi ích từ Ngân hàng Mở, trải nghiệm khách hàng ngày càng được nâng cao và chú trọng.  Từ đó, người dùng hoàn toàn có thể quản lý và giám sát những tài khoản ngân hàng của mình, trong khi các ngân hàng và bên thứ 3 có thể sử dụng dữ liệu về giao dịch tài chính để tối ưu hóa dịch vụ và thông điệp truyền thông phù hợp với từng khách hàng.  Tại Amsterdam (Hà Lan), Innopay là một doanh nghiệp tư vấn chuyên sâu về các giao dịch điện tử, về định dạng điện tử, chia sẻ dữ liệu và Ngân hàng Mở. Hệ thống Giám sát Ngân hàng Mở (OBM) của Innopay, tận dụng kinh nghiệm chuyên sâu cùng mạng lưới khách hàng toàn cầu, đã công bố những  phương thức áp dụng Ngân hàng Mở hiệu quả nhất, sau nửa năm tổng hợp phân tích.  Ở những giai đoạn khác nhau của hành trình chuyển đổi sang Ngân hàng Mở, hiện rất nhiều tổ chức tài chính mới chỉ đang ở những giai đoạn sơ khai, cung cấp quyền truy cập cho các công cụ lập trình và APIs, trong khi, cá bên khác đã và đang thành công trong việc phát triển chiến lược toàn diện và dài hơi với mục tiêu thiết lập cộng đồng Ngân hàng Mở. Dựa trên những tìm hiểu về quy trình và năng lực vận hành Ngân hàng Mở, Innopay đã chia các tổ chức nói trên theo 4 nhóm chính: (1) Bước đầu thực hiện; (2) Đổi mới chức năng; (3) Dẫn đầu về kinh nghiệm; và (4) Chuyên gia. Thực tế cho thấy, ngân hàng mở vẫn còn trong giai đoạn sơ khai do hầu hết các ngân hàng đều đang ở giai đoạn (1). Có thể nói, một số ngân hàng trên thế giới đang đạt được những đột phá khi khai thác những khía cạnh khác nhau từ hệ sinh thái Ngân hàng Mở. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang phát triển danh mục API toàn diện, tạo điều kiện phát triển hàng loạt hệ sinh thái chức năng Ngân hàng Mở. Dẫn đầu trong lĩnh vực này là Ngân hàng OCBC (Singapore), tiếp theo là Ngân hàng DBS và ICICI. Đồng thời, các ngân hàng khác đã thu thập lượng lớn tài liệu về API, cung cấp các thông tin cần thiết về cách thức triển khai và ứng dụng APIs. Ngân hàng Capital One (tại Mỹ) hiện đang là đơn vị dẫn đầu, tiếp theo là Ngân hàng ABN Amro và Ngân hàng Deutsche. Theo các nhà nghiên cứu, nhiều ngân hàng đã thể hiện xuất sắc trong việc phát triển và xây dựng sự gắn bó giữa các tổ chức trong cộng đồng ngân hàng Mở  Ngân hàng Deutsche cũng nằm trong top 3, về lĩnh vực nói trên, sau bunq và trước BBVA. Bản báo cáo đã chỉ ra những ngân hàng hiện đã cung cấp bộ công cụ tối ưu và dễ dàng sử dụng theo nhu cầu của nhà phát triển. Về phương diện này, hiện Ngân hàng nhà nước Ai Cập đang dẫn đầu, tiếp theo sau đó là Ngân hàng Nordea (Phần Lan) và bunq. Như vậy, các ngân hàng tại Châu Âu và trên khắp thế giới đang nỗ lực cải thiện những liên kết trong chuỗi giá trị Ngân hàng Mở. Theo Innopay, bước tiếp theo này có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực ngân hàng toàn cầu, vì những tác động tích cực lên bối cảnh tài chính vốn nhiều thách thức và đầy biến động. “Theo quan điểm của chúng tôi, các ngân hàng đã triển khai chiến lược Ngân hàng Mở phù hợp sẽ tạo dựng được uy tín và chỗ đứng nhất định trong nền kinh tế dữ liệu – là bước đệm hướng tới các mô hình kinh doanh mới trong tương lai”,  Mounaim Cortet (Giám đốc cấp cao tại Innopay và đồng sáng lập Hệ thống Giám sát Ngân hàng Mở) nhận định. Nguồn: https://www.consultancy.eu/news/4811/banks-with-the-most-advanced-open-banking-models Xem thêm những bài viết cùng chủ đề: Neo Banking – Tái định hình ngành Tài chính – Ngân hàng Giải pháp xác thực và ký số trên nền tảng di động trong giao dịch điện tử ngành ngân hàng

Xem chi tiết »
6 lisdo thúc đẩy Ngân hàng Mở - Open Banking

6 lý do thúc đẩy các ngân hàng phát triển Ngân hàng Mở – Open Banking

Open Banking – Cuộc cách mạng trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng  Open Banking là một mô hình cho phép các công ty dịch vụ tài chính từ bên thứ 3 truy cập vào dữ liệu ngân hàng của người dùng thông qua việc sử dụng API. Mục tiêu lớn nhất là trao cho người dùng quyền lựa chọn, khả năng đánh giá, cho phép họ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính từ bên thứ 3 một cách an toàn, dựa trên dữ liệu và các tính năng ngân hàng cung cấp. Với sự ra đời của Chỉ thị thanh toán điện tử lần hai của Liên minh Châu Âu (PSD2), nhiều ngân hàng hiện bắt buộc phải “mở cửa” cho phép các bên thứ ba quyền truy cập vào dữ liệu của khách hàng. Thực tế, có rất nhiều lý do cho thấy nhờ Open Banking, các ngân hàng hiện nay nhận được những ưu đãi tài chính hấp dẫn. Dưới đây là 6 lý do cho những chuyển biến tích cực này: 1. Những bộ luật, quy định mới Đương nhiên, lý do chính mà các ngân hàng hiện đang triển khai thực hiện Open Banking là để đảm bảo tuân thủ theo các quy định của cơ quan quản lý nhà nước, PSD2 là một ví dụ điển hình. Những quy định này yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện chia sẻ các dữ liệu khách hàng với các bên thứ ba (X2SA – Access to account). Tương tự, Hongkong đã ban hành khung kiến trúc Hongkong Open API Framework, Australia ban hành Quyền dữ liệu người dùng (CDR Act). Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng đã đưa ra những khuyến nghị và quy định đối với hoạt động chia sẻ dữ liệu tài chính, bất chấp nền kinh tế thị trường tự do của nước này. 2. Khả năng thích ứng mạnh mẽ Một trong những thách thức lớn nhất của Open Banking là có thể cung cấp tính năng chia sẻ dữ liệu bảo mật, nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy, rất nhiều ngân hàng hiện nay đang cố gắng thiết kế lại toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở dữ liệu theo cấu trúc Microservices dựa trên API với mục đích truy cập vào dữ liệu dễ dàng hơn. Vì thế, nắm bắt nhanh chóng xu hướng, nhu cầu số vừa là nhu cầu vừa là lợi ích của Ngân hàng Mở. Khả năng thích ứng, chuyển đổi mạnh mẽ, đồng nghĩa với lợi ích sẽ gia tăng. Ngân hàng Mở không chỉ tăng cường tính bảo mật và tốc độ chuyển đổi, mà còn hỗ trợ các ngân hàng truy cập dữ liệu dễ dàng hơn và từ đó có thể xây dựng những giao diện, ứng dụng phù hợp nhất với trải nghiệm người dùng tuyệt vời. 3. Phát triển API cao cấp Một lợi ích đặc biệt thú vị của Open Banking là nó giúp tạo ra các sản phẩm API mới. Ví dụ, đối với Ngân hàng Phần Lan Nordea, với bàn đạp là những lợi ích từ Open Banking, họ đã tạo ra các API ngân hàng trả phí cho khách hàng doanh nghiệp. Những dịch vụ thanh toán, báo cáo tài chính, công cụ phong phú từ nước ngoài, những sản phẩm API cao cấp này hiện còn mang tính đáp ứng vượt xa so với những gì được pháp luật hiện hành quy định. 4. Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu cao nhất Open Banking mang tới những thay đổi tích cực đối các dịch vụ tài chính: sự tự do, linh hoạt, đông về số lượng và rộng trong phạm vi hoạt động. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói chung nhưng cũng là tín hiệu tiêu cực đối với các ngân hàng truyền thống nói riêng, do theo quy định, các ngân hàng này buộc phải cho phép các tổ chức bên thứ ba tận dụng dữ liệu người dùng, việc mà trước đây là lợi ích độc quyền của hệ thống ngân hàng truyền thống. Tuy nhiên, các ngân hàng cần hiểu rằng, thay đổi là xu thế tất yếu với mục đích là cải thiện trải nghiệm người dùng và giữ chân khách hàng. Câu nói “thủy triều dâng sẽ đưa tất cả thuyền ra khơi” rất đúng trong bối cảnh này. Các bên cùng hợp tác, tích hợp, chia sẻ và tận dụng cơ hội sẽ mang tới hệ sinh thái giải pháp phong phú và đa dạng hơn, hiệu quả hơn cho khách hàng. 5. Mở ra xu hướng đồng hành – hợp tác – cùng phát triển Như đã biết, Open Banking được thiết kế với mục đích hỗ trợ tối đa các bên thứ ba có quyền truy cập vào dữ liệu tài chính khi nhận được sự đồng ý từ khách hàng.  Nếu các Ngân hàng Mở phát triển đến mức độ cao, họ hoàn toàn có thể nhận được rất nhiều lợi ích từ các bên thứ ba. Ví dụ, các ngân hàng có thể cung cấp các tính năng bổ sung, hỗ trợ chuyên sâu, hoặc thậm chí là hợp tác cùng phát triển với bất cứ bên thứ ba nào nếu có nhu cầu. Đổi lại, các bên thứ ba này mang lại cho các ngân hàng những lợi ích phi tiền mặt khác nhau, chẳng hạn như chức năng mở rộng cho ngân hàng và hoạt động truyền thông chéo. Bằng việc thiết lập những mối quan hệ hợp tác với các công ty dịch vụ tài chính bên thứ ba, các ngân hàng có thể phát triển những ý tưởng hợp tác độc đáo, thúc đẩy sử dụng các chiến lược marketing sáng tạo và phù hợp, nhờ đó giành được ưu ái và cơ hội từ các khách hàng mới tiềm

Xem chi tiết »

Khái niệm về Ngân hàng Mở (Open Banking) và những đóng góp lớn trong năm 2020

Cuộc cách mạng Fintech là một xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ và không khoan nhượng. Những công nghệ mới hiện đang tạo nên một cuộc cách mạng về cách thức vận hành bộ máy tài chính, sáng tạo các dịch vụ với chi phí hợp lý, hiệu quả và có ảnh hưởng sâu rộng. Điều này đặc biệt đúng với lĩnh vực ngân hàng nhờ sự phát triển của mô hình Ngân hàng Mở cho phép chia sẻ dữ liệu nhằm mang tới hệ sinh thái dịch vụ, sản phẩm phong phú nhưng vẫn đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Open Banking Open Banking là gì? Theo truyền thống, các ngân hàng sẽ lưu mọi dữ liệu giao dịch và thông tin tài khoản của khách hàng vì lý do bảo mật. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính và các công ty công nghệ đã nhận ra lợi ích trong việc cho phép chia sẻ dữ liệu giữa các bên thứ ba nhằm mang lại giá trị cho khách hàng. Điều này bao gồm khả năng truy cập nhanh chóng và dễ dàng các thông tin tài chính trong khi vẫn đảm bảo tính riêng tư và bảo mật. Mô hình cho phép chia sẻ dữ liệu ngân hàng cho các bên thứ ba này còn được gọi là “Open Banking” – Ngân hàng Mở. Các phương thức chia sẻ dữ liệu trước đây từ các ngân hàng thường là tự động thu thập thông tin tại giao diện người dùng, đòi hỏi phải điền thông tin tài khoản (ID/Password) cho từng dịch vụ từ bên thứ 3. Cách thức chia sẻ dữ liệu này thường không đáng tin cậy, mang tới nhiều rủi ro về an ninh bảo mật đối với người dùng nói chung và các tổ chức nói riêng. Trong khi đó, công nghệ chủ yếu sử dụng trong Ngân hàng Mở là Giao diện lập trình ứng dụng (API). Đây là cơ chế cho phép các bên thứ ba quyền truy cập dữ liệu tài chính. Thông qua việc sử dụng API, toàn bộ hệ sinh thái gồm ngân hàng và các nhà cung cấp bên thứ ba tin cậy có thể phục vụ khách hàng của mình một cách tối ưu. Open Banking và những đóng góp lớn trong năm 2020 Tài sản giá trị nhất trên thế giới hiện nay chính là dữ liệu và dữ liệu tài chính là thứ mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn sở hữu. Những dữ liệu này cung cấp thông tin về lịch sử chi tiêu tài chính, gửi tiết kiệm, thậm chí là xử lý nợ tồn đọng của cá nhân hay tổ chức. Một người dùng thông thường sở hữu nhiều tài khoản ngân hàng và tín dụng. Trước đây, để có bức tranh tổng thể về tình hình tài chính, người dùng thường phải tổng hợp tất cả thông tin về chi tiêu cũng như tài chính một cách thủ công. Trong khi đó, Open Banking cho phép dịch vụ của các bên thứ ba truy cập và tổng hợp dữ liệu tài chính từ nhiều nguồn khác nhau, nhờ đó người dùng có thể phân tích thu chi để hoạch định ngân sách dễ dàng hơn. Bằng việc tận dụng những lợi ích từ Open Banking, các dịch vụ tài chính có thể cung cấp những sản phẩm phù hợp với chất lượng tốt hơn, như thẻ tín dụng hoặc tài khoản tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn. Các dịch vụ ngân hàng khác như vay vốn hay phê duyệt khoản vay nhờ đó cũng có thể được xác nhận nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tất cả những lợi ích mà Open Banking mang lại sẽ giúp cả 3 bên Ngân hàng – Tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính – Khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian. Tại Anh quốc, theo ước tính, Open Banking có thể giúp khách hàng và doanh nghiệp tiết kiệm tới 18 tỷ bảng Anh mỗi năm. Open Banking và những tác động tích cực tại châu Âu Châu Âu đã nghiên cứu và đưa ra khung tiêu chuẩn chung để có thể quản lý và giám sát các tổ chức ứng dụng Open Banking. Năm 2018, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu bắt đầu áp dụng Chỉ thị Thanh toán Điện tử sửa đổi lần 2 (PSD2), bộ luật được soạn thảo nhằm hợp thức hóa quyền truy cập vào dữ liệu tài chính của Khách hàng. Tuân thủ PSD2 đồng nghĩa với việc các ngân hàng bắt buộc phải cho phép người dùng truy cập dữ liệu tài chính cá nhân, cũng như cung cấp quyền truy cập những thông tin này cho các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba. Với thực trạng ngày càng nhiều dữ liệu tài chính được truy cập và cung cấp ra ngoài, PSD2 yêu cầu ngân hàng phải thực hiện những phương thức xác thực mạnh nhằm đảm bảo an ninh, bảo mật trực tuyến tốt nhất cho khách hàng (Xem thêm: Giải pháp chống giả mạo danh tính trong giao dịch Tài chính – Ngân hàng) Thông qua quy định bắt buộc chia sẻ dữ liệu, PSD2 được mong đợi sẽ gỡ bỏ rào cản cho các tổ chức bên thứ ba tham gia vào thị trường tài chính. Liên minh châu Âu nhận định: “PSD2 ra đời với mục đích tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính nói chung và đối với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán nói riêng – bao gồm cả những tổ chức Fintech và các doanh nghiệp mới tham gia cuộc chơi – đóng góp vào một thị trường thanh toán châu Âu thống nhất và hiệu quả hơn”. Đồng thời EU khẳng định rằng những quy định mới này sẽ tạo điều kiện tối đa cho sự đổi mới, tăng

Xem chi tiết »
SAVIS DX Open Banking - Giải pháp ngân hàng mở

Mô hình Ngân hàng Mở – Open Banking hiện đại – cuộc đua tới vị trí dẫn đầu

Hành trình chuyển đổi sang Ngân hàng Mở đang ngày càng chứng minh được tính tích cực cũng như những ảnh hưởng sâu rộng trong ngành ngân hàng nói chung, tăng trải nghiệm khách hàng nói riêng trên thị trường. Những ngân hàng như: BBVA, Deutsche Bank, Ngân hàng Nhà nước Ai Cập, DBS và bunq, hiện là những ngân hàng đi đầu trong chuyển đổi cũng như cung cấp các công cụ và nền tảng cho Ngân hàng Mở. Ngân hàng Mở, hiện hướng tới việc cho phép các nhà cung cấp dịch vụ từ bên thứ 3 truy cập vào các dữ liệu tài chính bảo mật của người tiêu dùng ngân hàng trong tương lai. Các tổ chức khởi nghiệp công nghệ với khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ, những bên thứ 3 này có thể truy cập dữ liệu ngân hàng theo cách an toàn và bảo mật, với thời gian thực được lưu lại thông qua mã hoá dữ liệu duy nhất, còn được biết tới với giao diện lập trình ứng dụng (APIs).  Trong tương lai, Ngân hàng Mở đóng vai trò là quy tắc cho phép các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba truy cập vào dữ liệu tài chính của người dùng. Bên thứ ba, thường là các startups công nghệ với hệ dịch vụ mới mẻ và đột phá, nay có thể truy cập một cách an toàn vào dữ liệu tài chính của người dùng, theo thời gian thực – thông qua những đoạn mã, được biết đến với tên gọi Giao diện lập trình ứng dụng (APIs). Nhờ có những lợi ích từ Ngân hàng Mở, trải nghiệm khách hàng ngày càng được nâng cao và chú trọng.  Từ đó, người dùng hoàn toàn có thể quản lý và giám sát những tài khoản ngân hàng của mình, trong khi các ngân hàng và bên thứ 3 có thể sử dụng dữ liệu về giao dịch tài chính để tối ưu hóa dịch vụ và thông điệp truyền thông phù hợp với từng khách hàng. Tại Amsterdam (Hà Lan), Innopay là một doanh nghiệp tư vấn chuyên sâu về các giao dịch điện tử, về định dạng điện tử, chia sẻ dữ liệu và Ngân hàng Mở. Hệ thống Giám sát Ngân hàng Mở (OBM) của Innopay, tận dụng kinh nghiệm chuyên sâu cùng mạng lưới khách hàng toàn cầu, đã công bố những  phương thức áp dụng Ngân hàng Mở hiệu quả nhất, sau nửa năm tổng hợp phân tích. Ở những giai đoạn khác nhau của hành trình chuyển đổi sang Ngân hàng Mở, hiện rất nhiều tổ chức tài chính mới chỉ đang ở những giai đoạn sơ khai, cung cấp quyền truy cập cho các công cụ lập trình và APIs, trong khi, cá bên khác đã và đang thành công trong việc phát triển chiến lược toàn diện và dài hơi với mục tiêu thiết lập cộng đồng Ngân hàng Mở. Dựa trên những tìm hiểu về quy trình và năng lực vận hành Ngân hàng Mở, Innopay đã chia các tổ chức nói trên theo 4 nhóm chính: (1) Bước đầu thực hiện; (2) Đổi mới chức năng; (3) Dẫn đầu về kinh nghiệm; và (4) Chuyên gia. Thực tế cho thấy, ngân hàng mở vẫn còn trong giai đoạn sơ khai do hầu hết các ngân hàng đều đang ở giai đoạn (1). Có thể nói, một số ngân hàng trên thế giới đang đạt được những đột phá khi khai thác những khía cạnh khác nhau từ hệ sinh thái Ngân hàng Mở. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang phát triển danh mục API toàn diện, tạo điều kiện phát triển hàng loạt hệ sinh thái chức năng Ngân hàng Mở. Dẫn đầu trong lĩnh vực này là Ngân hàng OCBC (Singapore), tiếp theo là Ngân hàng DBS và ICICI. Đồng thời, các ngân hàng khác đã thu thập lượng lớn tài liệu về API, cung cấp các thông tin cần thiết về cách thức triển khai và ứng dụng APIs. Ngân hàng Capital One (tại Mỹ) hiện đang là đơn vị dẫn đầu, tiếp theo là Ngân hàng ABN Amro và Ngân hàng Deutsche. Theo các nhà nghiên cứu, nhiều ngân hàng đã thể hiện xuất sắc trong việc phát triển và xây dựng sự gắn bó giữa các tổ chức trong cộng đồng ngân hàng Mở Ngân hàng Deutsche cũng nằm trong top 3, về lĩnh vực nói trên, sau bunq và trước BBVA. Bản báo cáo đã chỉ ra những ngân hàng hiện đã cung cấp bộ công cụ tối ưu và dễ dàng sử dụng theo nhu cầu của nhà phát triển. Về phương diện này, hiện Ngân hàng nhà nước Ai Cập đang dẫn đầu, tiếp theo sau đó là Ngân hàng Nordea (Phần Lan) và bunq. Như vậy, các ngân hàng tại Châu Âu và trên khắp thế giới đang nỗ lực cải thiện những liên kết trong chuỗi giá trị Ngân hàng Mở. Theo Innopay, bước tiếp theo này có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực ngân hàng toàn cầu, vì những tác động tích cực lên bối cảnh tài chính vốn nhiều thách thức và đầy biến động. “Theo quan điểm của chúng tôi, các ngân hàng đã triển khai chiến lược Ngân hàng Mở phù hợp sẽ tạo dựng được uy tín và chỗ đứng nhất định trong nền kinh tế dữ liệu – là bước đệm hướng tới các mô hình kinh doanh mới trong tương lai”,  Mounaim Cortet (Giám đốc cấp cao tại Innopay và đồng sáng lập Hệ thống Giám sát Ngân hàng Mở) nhận định. Xem thêm các bài viết cùng chủ đề: API Banking/Open API – “Làm quen” với Ngân hàng Mở Open Banking – Bước nhảy vọt từ đại dịch Covid-19 Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn trong giao dịch và thanh toán điện tử

Xem chi tiết »
API Banking/Open API - "Làm quen" với Ngân hàng Mở

API Banking/Open API – “Làm quen” với Ngân hàng Mở

Mỗi tiến bộ của công nghệ lại giảm tải thời gian và khoản đầu tư mà các tổ chức tài chính cần thực hiện. Giao diện lập trình ứng dụng, hay còn gọi là API, là một trong số những tiến bộ vượt bậc ấy. Thế giới tin rằng API là một phần không thể thiếu của cuộc cách mạng tự động hóa. Mặc dù công nghệ tương tự đã tồn tại cách đây mười năm, chúng ta đã thấy rằng Open API đã thay đổi cách các Ngân hàng đang phục vụ người dùng. Ngân hàng Mở (Open Banking), dựa trên khái niệm tương tự, là minh chứng rằng các Tổ chức Tài chính có thể cung cấp các dịch vụ mới, đầy sáng tạo cho khách hàng. Cách mạng Ngân hàng số: Xu hướng mới của ngành Công nghiệp Tài chính Hãng Deloitte cho rằng Ngân hàng Mở và API Banking đã mở ra một kỷ nguyên kỹ thuật số mới tốt đẹp hơn. Deloitte nhận thấy rằng các nước như Úc, Anh, và Liên minh Châu Âu đã đón nhận những tiến bộ công nghệ nói trên để cải tiến dịch vụ thanh toán cho người dùng. Hãng Iflexion ước tính, có tới 78% công dân trẻ của nước Mỹ sẽ sử dụng ngân hàng số. Vậy API là gì? API là một tổ hợp các giao thức và công cụ để xây dựng nên một ứng dụng, thực hiện một chức năng độc lập. Mục đích của API là để tạo ra một đầu mối đón nhận thông tin từ một ứng dụng khác hoặc chia sẻ thông tin ra ngoài. Các công cụ của API khi sử dụng cùng nhau được gọi là các thành phần (components). Người dùng có thể tích hợp các thành phần này với các ứng dụng sẵn có. Một số Ngân hàng lớn hiện nay đang sử dụng tới hơn 1000 ứng dụng khác nhau. Điều này tạo nên sự phức tạo vô cùng lớn để có thể chia sẻ dữ liệu, quản lý báo cáo hay điều phối thông tin. Trong vòng 10 năm vừa qua, con người đã nỗ lực để giảm tải các kho dữ liệu (data silos). Vì vậy, điều đó đã dẫn tới việc sử dụng API cũng như các ứng dụng tích hợp ngày càng rộng rãi. Các ứng dụng mới ngày nay có thể chia sẻ dữ liệu một cách tự động thông qua chuẩn Open API như Swagger. Đây thực sự là điều cứu cánh cho các doanh nghiệp đang nắm quá nhiều ứng dụng và hoạt động phân tán. Người dùng có thể kiểm soát các loại hình thông tin cần chia sẻ cũng như thành phần gửi. Chỉ cần một API để thực hiện điều này và kiến tạo các kết nối tương ứng. Đầu nối API (API Connector) là gì? Đầu nối API đóng vai trò như một biện pháp đảm bảo an ninh và chuyển tiếp thông tin. Nếu không có API, dữ liệu sẽ được lưu trữ trong một khu vực nhất định (container) hoặc một cơ sở dữ liệu mà không có khả năng chia sẻ an toàn với những ứng dụng khác. Một trong những rủi ro lớn đối với hệ thống thông tin đến từ các vi phạm chính sách bảo mật, khiến doanh nghiệp dễ bị tin tặc tấn công. Khi người dùng bổ sung giao diện lập trình ứng dụng, công tác bảo mật và tích hợp được chuẩn hóa .Người dùng cũng có thể sử dụng nhiều giao diện lập trình để thêm vào các lớp bảo mật cho dữ liệu. Hãy thử tưởng tượng khi tích hợp Gmail, LinkedIn và Office 365: người dùng có thể chia sẻ thông tin giữa các ứng dụng, dù các chương trình này hoàn toàn khác nhau. API cho phép người dùng trao đổi dữ liệu nhanh chóng và tiết kiệm đáng kể thời gian. Các API nội bộ được tạo cho người dùng nội bộ và các thành phần số hóa khác. Chúng cho phép cho phép người dùng trao đổi dữ liệu một cách an toàn giữa các ứng dụng cấp thấp, giữa đồng nghiệp và các phòng ban. Thông thường, chúng có thể được tùy chỉnh cho nhu cầu kinh doanh cá nhân. Các công ty phần mềm như Virtus Flow còn tạo ra các API nội bộ để tối ưu hóa khả năng chia sẻ dữ liệu quan trọng trên nền tảng của họ. Các API đối tác được tạo cho các doanh nghiệp mà người dùng cộng tác. Họ được gọi là các đối tác bên ngoài vì về cơ bản, họ không thuộc danh sách người dùng trong công ty. Tuy nhiên, các API này không công khai và có nhiều hạn chế giúp giảm nguy cơ mất an toàn dữ liệu. Người dùng có thể quyết định loại dữ liệu được chia sẻ để cài đặt API cho phù hợp. Các API công cộng là loại API mà bất cứ ai cũng có thể truy cập, thông qua tài khoản xác thực bằng mật khẩu. Một ví dụ cơ bản là màn hình đăng nhập bằng Facebook hoặc đăng nhập bằng Google trên các website điện tử. API đó sẽ chuyển hướng người dùng sang cửa sổ đăng nhập của Facebook hoặc Google. Các trang điện tử tài chính như Paypal cũng cho phép loại hình đăng nhập nói trên. Một điểm bất lợi của phương thức này là mức độ bảo mật không được cao, tuy nhiên người dùng lại có được sự tiện lợi. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng tích hợp các API công cộng vào nền tảng số của họ. Open API là gì? Open API là một tiêu chuẩn mới, còn được biết với tên Restful API. Chúng cho phép người dùng tích hợp ứng dụng thông qua nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau, bao

Xem chi tiết »
QTSP_Remote signing_ky_so_tu_xa_SAVIS

QTSP và ký số từ xa Remote Signing mang đến lợi thế cạnh tranh lớn cho các tổ chức Tài chính – Ngân hàng Việt Nam 

Với chứng nhận QTSP cho mô hình ký số từ xa, ký số HSM, chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử do một QTSP tại Việt Nam sẽ được công nhận rộng rãi trên toàn bộ 27 quốc gia EU. Điều này sẽ mang lại một lợi thế lớn cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.  1. QTSP và bài toán xác thực điện tử an toàn trong giao dịch Một trong những bài toán khó giải nhất của nền tài chính – kinh tế số là quy trình định danh xác thực điện tử an toàn trong giao dịch. Trước kia, các ngân hàng tự vận hành hệ thống CA chuyên dùng để các bên tiến hành đăng ký dịch vụ. Tuy nhiên, hệ thống này nhanh chóng bị quá tải khi các bên thứ ba hoặc nhiều cơ quan tài chính thực hiện đăng ký và xác thực lẫn nhau, dẫn đến cơ sở dữ liệu định danh ngày càng phức tạp và khó kiểm soát, không đảm bảo liên thông theo một tiêu chuẩn quốc tế về an ninh vận hành hệ thống. Vấn đề này mâu thuẫn với mục đích mở rộng hệ sinh thái tài chính số của Chỉ thị Thanh toán Điện tử – PSD2 và mới nhất là chiến lược Ngân hàng mở – Open Banking của các quốc gia trên thế giới, kìm kẹp sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và lộ trình chuyển đổi kinh tế số, xã hội số nói chung. Để gỡ rối khó khăn này cho các ngân hàng – tổ chức tài chính, khung tiêu chuẩn kỹ thuật chung (Regulatory Technical Standards – RTS) cho chỉ thị thanh toán điện tử PSD2 được ban hành bởi Cơ quan Quản lý Ngân hàng Châu Âu (European Banking Authority – EBA) đã chấp nhận sử dụng chứng thư số, chữ ký điện tử đảm bảo QES và con dấu điện tử đảm bảo QSeal của một Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo – QTSP cho quy trình định danh xác thực theo mô hình Ngân hàng Mở – Open Banking. Điều này mở ra phương thức xác thực tin cậy, hợp pháp, được công nhận rộng rãi cho các ngân hàng – tổ chức tài chính tham gia vào thị trường kinh tế số toàn cầu.  Quy định eIDAS áp dụng chứng nhận Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo (QTSP) như một tiêu chuẩn cao nhất về sự an toàn, tin cậy, bảo mật trong giao dịch điện tử. Hiện nay, chỉ có chữ ký điện tử đảm bảo QES cho cá nhân, con dấu điện tử đảm bảo cho tổ chức QSeal cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo QTSP được công nhận trên toàn lãnh thổ EU về hiệu lực pháp lý tương đương chữ ký tay hoặc dấu mộc mà không phải trải qua bất cứ thủ tục đánh giá hay giải trình nào khác.  Khi không sử dụng dịch vụ định danh xác thực điện tử của QTSP, các tổ chức tham gia thị trường tài chính số không thể thực hiện quy trình xác thực điện tử với các cơ quan quản lý. Việc không tuân thủ các tiêu chuẩn dịch vụ định danh – xác thực cấp độ đảm bảo của QTSP sẽ dẫn tới vô số những rủi ro tiềm ẩn cho các tổ chức tham gia nền tài chính kinh tế số: Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán không được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới về tính pháp lý của bằng chứng, chứng từ điện tử và buộc phải chuẩn bị các hồ sơ pháp lý để giải trình. Các bên tham gia giao dịch trên môi trường tài chính số không đáp ứng yêu cầu về an ninh, bảo mật đối với xác thực mạnh theo PSD2, dẫn tới khả năng bị rút giấy phép hoạt động trên môi trường quốc tế Open Banking. Các tổ chức tài chính, ngân hàng chịu rủi ro bị chối bỏ về công nghệ áp dụng hoặc căn cứ pháp lý khi tiến hành kết nối với thị trường thế giới, không thể tham gia mạng lưới thanh toán – chia sẻ thông tin chung theo PSD2/Open Banking. Kiến trúc chứng thư số không đồng bộ; chữ ký điện tử, chữ ký số không cùng định dạng dẫn tới việc kéo dài thời gian, chi phí để xử lý và chứng thực tài liệu điện tử, đặc biệt là các chứng từ tài chính cần lưu trữ lâu dài ít nhất 10 năm hoặc vĩnh viễn. Thêm vào đó, thị trường tài chính là một trong những thị trường vô cùng nhạy cảm với những rủi ro thường trực về an ninh bảo mật và nguy cơ giả mạo giấy tờ. Cùng với việc chỉ thị thanh toán điện tử PSD2, chiến lược Open Banking tại châu Âu cũng cho phép các dịch vụ tin cậy của QTSP là phương thức duy nhất đảm bảo sự tin cậy giữa các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, khách hàng và các tổ chức Tài chính – Ngân hàng.  2. Lợi thế cạnh tranh của các tổ chức Tài chính – Ngân hàng Việt Nam đến từ QTSP và mô hình ký số từ xa Tháng 7/2021, SAVIS chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing, ký số HSM đầu tiên tại Việt Nam theo quy định EU eIDAS. Nghĩa là toàn bộ 27 nước châu Âu hoàn toàn công nhận dịch vụ chữ ký số,con dấu đảm bảo theo mô hình ký số từ xa do SAVIS cung cấp. Hoạt động theo cơ chế xác

Xem chi tiết »

Hệ giải pháp ký số SAVIS: Khẳng định vị thế dẫn đầu 

Trong nhiều năm liền, SAVIS GROUP tiếp tục khẳng định vị thế chắc chắn trên thị trường ký số Việt Nam nhờ các giải pháp, dịch vụ ký số tiên phong đáp ứng nghiêm ngặt pháp luật Việt Nam và các tiêu chuẩn khắt khe trên thế giới.  Tầm quan trọng của ký số   Những năm gần đây, thị trường chữ ký số quốc tế và trong nước phát triển cực sôi động. Theo Báo cáo “Tình hình ứng dụng và phát triển chữ ký số tại Việt Nam năm 2023” của Bộ Thông tin và Truyền thông, gần như 100% doanh nghiệp sử dụng chữ ký số trong các dịch vụ như kê khai thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội… Tính đến tháng 12/2023, tỷ lệ chứng thư chữ ký số tại Việt Nam tăng 98,53% so với cùng kỳ năm 2022.   Chữ ký số được các tổ chức, cá nhân sử dụng rộng rãi phổ biến nhờ một loạt các ưu điểm:   Bên cạnh những giá trị trên, các tổ chức, cá nhân cũng ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn về chữ ký số nhằm đảm bảo an toàn và tăng cường tính hợp pháp hay giá trị pháp lý của các tài liệu điện tử trong giao dịch. Chính vì vậy, các dịch vụ, giải pháp ký số liên tục được cập nhật để đáp ứng những yêu cầu cao nhất của người dùng.   Vị thế của SAVIS GROUP trên thị trường ký số  Liên tục nghiên cứu và phát triển để đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ chất lượng nhất, SAVIS GROUP khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường ký số bằng chuyên môn, chất lượng dịch vụ và tiêu chuẩn công nghệ được công nhận tại Việt Nam và trên thế giới.   Trở thành Nhà cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng   Tháng 01/2019 tại Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, SAVIS GROUP được cấp giấy phép Cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng, chính thức trở thành Nhà cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng thứ 10 tại Việt Nam với thương hiệu TrustCA.   Là đơn vị đầu tiên được cấp phép theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.  Cung cấp Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Timestamp đầu tiên tại Việt Nam  Tháng 3/2021, SAVIS ra mắt Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Timestamp đầu tiên tại Việt Nam.  TrustCA Timestamp ứng dụng công nghệ có giá trị cao nhất về chống gian lận, giả mạo trong giao dịch điện tử, đảm bảo tính pháp lý khi lưu trữ tài liệu điện tử, xác thực tài liệu dài hạn, tin cậy cả sau khi chứng thư số hết hạn – đây là những điều chữ ký số thông thường không thể đáp ứng.   Trở thành Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy (QTSP) về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing đầu tiên tại Việt Nam   Tháng 07/2021, trải qua những bài đánh giá nghiêm ngặt, SAVIS đã chính thức trở thành Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đáp ứng Quy định eIDAS do một cơ quan kiểm định tuân thủ của Uỷ ban châu Âu cấp phép. Kết quả này đồng nghĩa với việc 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu hoàn toàn công nhận dịch vụ chữ ký số, con dấu điện tử đảm bảo của SAVIS.  Được cấp phép cung cấp Dịch vụ Ký số từ xa Remote Signing đầu tiên tại Việt Nam  Tháng 11/2021, SAVIS GROUP là một trong những đơn vị đầu tiên được cấp phép cung cấp Dịch vụ ký số từ xa – TrustCA Remote Signing. Mô hình ký số từ xa do SAVIS cung cấp chính thức đi vào hoạt động sẽ là bước phát triển lớn cho thị trường chữ ký số, đưa việc sử dụng ký số trong giao dịch điện tử, số hoá tài liệu trở nên phổ biến hơn nữa tại Việt Nam. Bởi, đúng như tên gọi của nó, với ký số từ xa, người dùng hoàn toàn có thể ký số mọi lúc, mọi nơi, trên bất kỳ thiết bị nào như laptop, máy tính bảng hay điện thoại thông minh với mức độ tin cậy, an toàn vượt trội so với những phương thức truyền thống.  Trở thành Tổ chức Chứng thực hợp đồng điện tử CeCA  Tháng 06/2023, SAVIS Digital thuộc SAVIS GROUP được cấp Giấy xác nhận đăng ký cung cấp chứng thực hợp đồng điện tử CeCA. Theo đó, các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA – Certified eContract Authority) sẽ được cấp đăng ký, triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, được chứng thực bởi Bộ Công Thương. SAVIS GROUP chịu trách nhiệm về tính bảo mật và toàn vẹn, khả năng xác định nguồn gốc, tính chống chối bỏ của các chứng từ điện tử, hợp đồng điện tử lưu trữ và xác thực.    Ra mắt SAM Appliance – Giải pháp ký số, mã hóa dữ liệu tất cả trong một đạt tiêu chuẩn FIPS 140-2 level 3  Tháng 07/2023, SAVIS GROUP ra mắt SAM Appliance – Giải pháp mã hoá dữ liệu, chứng thực chữ ký số all-in-one và định danh mobile trên nền tảng Cloud HSM, đạt chứng nhận sản phẩm mật mã dân sự đã qua kiểm định của Ban Cơ yếu Chính phủ, đồng thời đạt

Xem chi tiết »

Liên hệ với chúng tôi