Top 3 lợi ích ngân hàng mở mang tới cho các doanh nghiệp cung cấp giải pháp kế toán 

Top 3 lợi ích ngân hàng mở mang tới cho các doanh nghiệp cung cấp giải pháp kế toán 

Trong thập kỷ qua, công nghệ số đã tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng trên toàn cầu. Sự ra đời của ngân hàng mở mang đến vô số cơ hội tích cực cho các doanh nghiệp cung cấp giải pháp kế toán, lập ngân sách, tư vấn đầu tư cho doanh nghiệp.  Những năm gần đây, quy mô thị trường phần mềm kế toán có sự tăng trưởng vượt bậc. Theo báo cáo Thị trường phần mềm kế toán toàn cầu 2024 do The Business Research Company thực hiện, năm 2023, thị trường này được định giá 16,98 tỷ USD và nhanh chóng tăng lên 18,82 tỷ USD vào năm 2024, dự kiến đạt 29,36 tỷ USD vào năm 2028. Trong kỷ nguyên số hoá, ngân hàng mở mang lại động lực đáng kể tới thị trường phần mềm kế toán đang phát triển theo cấp số nhân này. Mọi đơn vị cung cấp giải pháp kế toán đều có thể được hưởng lợi từ ngân hàng mở, từ một doanh nghiệp kế toán xử lý nghiệp vụ cho hàng trăm doanh nghiệp SME cho đến phần mềm kế toán nội bộ được sử dụng ở một tập đoàn với chi nhánh trên khắp thế giới. Nhờ khả năng tự động hoá các tác vụ có tính chất phức tạp và lặp đi lặp lại, các công cụ hỗ trợ bởi ngân hàng mở có thể tối ưu hoá quy trình kế toán ở mọi cấp độ.    Bài viết dưới đây tổng hợp 03 lợi ích lớn nhất mà các công ty cung cấp giải pháp kế toán nhận được từ ngân hàng mở.    Nhập dữ liệu ngân hàng tự động Thực tế là, các quy trình kế toán vẫn bị phụ thuộc khá nhiều vào excel. Các kế toán viên vẫn phải trích xuất sao kê ngân hàng dạng excel hay PDF từ các ngân hàng khác nhau, sau đó, đưa số liệu vào phần mềm kế toán. Việc nhập liệu dù là thủ công hay bán thủ công đều tốn khá nhiều thời gian và dễ xảy ra sai sót. Vì thế, sử dụng dữ liệu ngân hàng trực tiếp trở thành kết nối số quan trọng nhất trong hoạt động kế toán. Tận dụng những ưu điểm từ ngân hàng mở, các công ty cung cấp giải pháp kế toán có thể truy cập tức thì vào dữ liệu của khách hàng từ bất kỳ ngân hàng ở bất kỳ quốc gia nào một cách dễ dàng và có tuân thủ pháp luật. Đặc biệt, tất cả dữ liệu này đều đã được chuẩn hóa theo một định dạng thống nhất mà không cần phải thông qua bước chuyển đổi như trước. Nhờ tải dữ liệu tự động, doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa nguy cơ sai sót, nhầm lẫn do lỗi của con người, từ đó, tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và cải thiện hiệu suất lao động.  Bên cạnh đó, thay vì phải nhập bằng tay từng thông tin, tự động cập nhật dữ liệu từ ngân hàng giúp quá trình thêm mới khách hàng diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn. Những thông tin được cập nhật thường là thông tin KYC, số tài khoản và dữ liệu cá nhân, từ đó, giúp đơn giản hóa quy trình làm quen với hệ thống, tạo trải nghiệm người dùng liền mạch và giảm các thao tác thủ công.  Và cuối cùng, các công ty cung cấp giải pháp kế toán có thể xem được lịch sử giao dịch trong nhiều năm chỉ trong vài nhấp chuột mà không cần phải thao tác phức tạp trên các bảng tính. Tự động hóa công tác kế toán đảm bảo tính minh bạch, báo cáo theo thời gian thực và nâng cao khả năng thanh khoản.   Tự động hoá lập hóa đơn, thanh toán và đối chiếu   Số hoá các giao dịch trực tiếp giúp đơn giản hóa việc tính thuế nhờ dữ liệu được thêm và phân loại tự động từ bất kỳ tài khoản hay ngân hàng nào. Hoàn thiện hoá đơn hay đối chiếu tài khoản ngân hàng thủ công đều có thể được tự động hoá thông qua ngân hàng mở, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót.   Ngoài ra, nhờ các thuật toán thông minh, các thông tin dữ liệu người dùng và thị trường liên tục được cập nhật mới nhất, các dữ liệu ngân hàng được xử lý tốt hơn và có thể ứng dụng vào các phần mềm kế toán để lập ngân sách, dự báo, báo cáo tài chính và phân tích dòng tiền. Trong giai đoạn kinh tế thế giới nhiều biến động, việc lập ngân sách và hoạch định tài nguyên  giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định và định hướng kinh doanh rõ ràng. Nắm rõ tình hình tài chính, khả năng thanh khoản đối với từng khoản chi là một yếu tố tối trọng để một doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định.   Thanh toán trực tiếp qua phần mềm kế toán Tham gia vào ngân hàng mở, doanh nghiệp có thể thanh toán tiền lương, thuế hay bất kỳ hóa đơn nào qua phần mềm kế toán. Doanh nghiệp có thể lựa chọn thanh toán ngay từ ứng dụng kế toán qua tài khoản ngân hàng, thay cho việc thanh toán truyền thống. Tích hợp thanh toán trong phần mềm kế toán giúp rút ngắn thời gian thanh toán và gia tăng khách hàng trung thành. Thanh toán tức thời (instant payments) đánh dấu bước nhảy vọt từ các quy trình lỗi thời, tốn kém sang các tác vụ thanh toán nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn.   Chức năng khởi tạo thanh toán cũng có thể hoạt động hiệu quả hơn bằng cách tự động thanh toán các hoá đơn định kỳ, gói trả góp hoặc

Xem chi tiết »
Open API Mở ra kỷ nguyên ngân hàng mở

Open API: Mở ra kỷ nguyên ngân hàng mở 

Open API đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi số của ngành tài chính ngân hàng. Open API thúc đẩy sự đổi mới của ngân hàng truyền thống, hứa hẹn mang đến các giao dịch tài chính an toàn, hiệu quả và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.    1. Quy mô thị trường ngân hàng mở và open API có thể vượt 200 tỷ đô vào năm 2033  Ngân hàng mở là sự phát triển của một hệ sinh thái tài chính mới dựa trên kết nối giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp – đơn vị cung cấp dịch vụ thứ ba, được hỗ trợ bởi API. Thông qua hệ sinh thái ngân hàng mở, các ngân hàng sẽ giúp khách hàng trải nghiệm những dịch vụ ưu việt và linh hoạt hơn; đồng thời cho phép khách hàng quản lí tài chính cá nhân, đưa ra quyết định tài chính tốt hơn.  Tuy còn khá mới mẻ, song, các ngân hàng và tổ chức tài chính tham gia vào hệ sinh thái ngân hàng mở cực sôi nổi. Theo báo cáo và dự đoán của Market.us, thị trường ngân hàng mở toàn cầu sẽ có tốc độ tăng trưởng đều đặn qua các năm. Dự đoán tới năm 2033, quy mô thị trường sẽ lên đến 203.8 tỉ đô.   Dự đoán quy mô thị trường ngân hàng mở toàn cầu theo hình thức triển khai giai đoạn 2024 – 2033 (Nguồn: Market.us)  Ngày 13/01/2018, Chỉ thị về dịch vụ thanh toán của Liên minh châu Âu (PSD2) được ban hành, yêu cầu các ngân hàng cung cấp cho bên thứ ba quyền truy cập vào tài khoản của khách hàng thông qua API có sẵn, công khai nếu được khách hàng cho phép.  Thông qua việc sử dụng API, bên thứ ba có thể truy cập dữ liệu ngân hàng. Do đó, ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ (bên thứ ba) đáng tin cậy có thể phục vụ khách hàng hiệu quả hơn.  Từ khi PSD2 ra đời, lĩnh vực thanh toán đã trải qua một cuộc cách mạng công nghệ thực sự, nổi bật là sự ra đời của ngân hàng mở và các open API. Ngân hàng mở và open API đã tạo động lực giúp các ngân hàng phát triển và chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh mới. Việc sử dụng ngân hàng mở và các open API mang đến cơ hội cho các ngân hàng phát triển dịch vụ mới, cá nhân hóa dịch vụ và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.  Đọc thêm:   2. Lợi ích khi ứng dụng open API vào ngân hàng mở   3. Thách thức khi ứng dụng Open API vào ngân hàng mở Bên cạnh những lợi ích có thể kể trên, ứng dụng open API vào ngân hàng mở, vẫn còn tồn tại một số thách thức đi kèm. Chinh phục được những thách thức này là điều cực quan trọng để đảm bảo sự bền vững và an toàn trong quá trình thúc đẩy ngân hàng mở dựa trên open API.   Mặc dù open API mang lại nhiều lợi ích tiềm năng cho hệ sinh thái ngân hàng mở, song các bên tham gia cần vượt qua những thách thức về kỹ thuật, bảo mật, quản lý và hợp tác để thực sự khai thác được toàn bộ tiềm năng của công nghệ này.  4. Ứng dụng Open API trong SAVIS Open Banking Platform: Hệ giải pháp toàn diện cho Ngân hàng mở đầu tiên tại Việt Nam  4.1. Về SAVIS Open Banking Platform  SAVIS Open Banking Platform là hệ giải pháp được SAVIS Group thiết kế chuyên biệt dành riêng cho ngành Tài chính – Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu về pháp lý – công nghệ tạo ra sự kết nối và xây dựng hệ sinh thái tài chính số. Với cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc và kinh nghiệm về triển khai và vận hành, SAVIS cung cấp cho khách hàng công nghệ tiên tiến cùng trải nghiệm người dùng tốt nhất.  4.2. SAVIS bắt tay với các “ông lớn” quốc tế trong cung cấp các giải pháp về Open API và Open Banking   SAVIS bắt tay hợp tác với Konsentus – thương hiệu toàn cầu về tư vấn ngân hàng mở và cơ sở hạ tầng, để cùng xây dựng nguyên tắc hoạt động và mô hình dịch vụ, khung pháp lý cho ngân hàng mở tại Việt Nam.     Qua các phiên làm việc, hai bên sẽ cùng nhau xây dựng một bộ nguyên tắc giúp vận hành hệ sinh thái ngân hàng mở ở Việt Nam, tạo lập quy trình vận hành để triển khai các hệ thống công nghệ và phát triển bộ tài liệu đặc tả kỹ thuật.     SAVIS đẩy mạnh hợp tác với WSO2 về việc cung cấp các giải pháp về Open API. Trong đó, WSO2 được biết đến là một đơn vị hàng đầu thế giới, cung cấp các công nghệ API và tư vấn chiến lược toàn diện cho nhiều tổ chức thuộc lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, Giáo dục, Y tế, Chính phủ số.    WSO2 hiện là đối tác hàng đầu của SAVIS trong cung cấp các giải pháp quản lý API (API Manager), Identity Server, Open Banking, Open Healthcare, nhằm phát triển các nền tảng mở bảo mật và thuận tiện cho cả ba bên: Khách hàng – Nhà cung cấp – Cơ quan quản lý.     Salt Edge Inc được biết đến là công ty công nghệ tài chính hàng đầu thế giới khởi tạo thanh toán thông qua cổng API thống nhất và phát triển công nghệ giúp các ngân hàng tuân thủ tối đa các yêu cầu của Chỉ thị thanh toán sửa đổi PSD2 và Open Banking.   Kết hợp với những giải pháp công nghệ tiên phong

Xem chi tiết »

Top 10 lợi ích ngân hàng mở mang đến cho người dùng, ngân hàng và các đơn vị cung cấp dịch vụ bên thứ ba 

Sự ra đời của ngân hàng mở làm thay đổi cuộc chơi vốn có của các ngân hàng truyền thống. Thay vì các giải pháp tài chính end-to-end, giờ đây, các ngân hàng chuyển đổi sang hình thức dịch vụ (banking as a service), trong đó, các dịch vụ tài chính được phát triển linh hoạt đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm. Vậy ngân hàng mở mang lại lợi ích gì cho các bên tham gia: ngân hàng, các đơn vị cung cấp và người dùng? Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.  Ngân hàng mở được hiểu là sự phát triển của một hệ sinh thái tài chính mới dựa trên kết nối giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp – đơn vị cung cấp dịch vụ thứ ba, được hỗ trợ bởi API. Các ngân hàng, tổ chức tài chính cho phép các công ty fintech và các doanh nghiệp khác tích hợp các dịch vụ tài chính vào đề xuất cho khách hàng của họ, cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng và cung cấp dịch vụ tài chính thông qua API.  Theo thống kê từ Statista, ngành công nghiệp này đang phát triển lớn mạnh qua từng năm, cụ thể, số lượng người dùng tham gia hệ sinh thái ngân hàng mở tăng cực nhanh từ 28.4 triệu vào năm 2022 lên đến 42.6 triệu vào năm 2023. Giá trị giao dịch trên toàn thế giới đạt 57 tỷ đô la Mỹ vào năm 2023, dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo.   1. Thách thức khi phát triển Ngân hàng mở  Phát triển Ngân hàng mở là xu hướng toàn cầu. Nhưng song hành với xu hướng này, hệ sinh thái ngân hàng mở vẫn có thể gặp một số thách thức có thể kể đến như:  Tiếp cận ngân hàng mở có thể mang đến những thách thức ban đầu, tuy nhiên giá trị mà nó mang lại cho toàn thị trường tài chính – ngân hàng là bao trùm và không thể thay thế.   2. Lợi ích ngân hàng mở mang tới cho các bên tham gia  Trong việc thúc đẩy ngân hàng mở, tất cả các bên tham gia như người dùng, ngân hàng hay các đơn vị cung cấp dịch vụ đều được hưởng những quyền lợi tích cực.   2.1. Lợi ích cho người dùng, khách hàng sử dụng  – Tiếp cận với nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính phù hợp: Được hưởng lợi nhiều nhất từ hệ sinh thái ngân hàng mở, người dùng cùng một lúc được tiếp xúc với nhiều ngân hàng cũng như các đơn vị cung cấp khác nhau. Do đó, người dùng có đa dạng sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ và có thể tìm thấy các giải pháp tài chính phù hợp hơn với nhu cầu cá nhân.  – Trải nghiệm dịch vụ tối ưu: Các dịch vụ được tích hợp đồng bộ trên nhiều nền tảng và trình duyệt, giúp người dùng lựa chọn kênh sử dụng phù hợp, tiết kiệm thời gian và dễ dàng hơn.  – Quản lý tài chính cá nhân thông minh và an toàn: Với việc sử dụng API, người dùng có thể đặt giới hạn về thời gian truy cập, phạm vi truy cập của bên thứ ba, kiểm soát và sở hữu nhiều hơn đối với dữ liệu tài chính của mình.  Bên cạnh đó, để thanh toán, người dùng cũng cần trải qua các giao thức xác thực mạnh (SCA). Từ đó, có thể tránh được gian lận, các tài khoản cũng được bảo vệ an toàn và quản lý hiệu quả hơn.  2.2. Lợi ích cho ngân hàng cung cấp   Các ngân hàng tham gia vào ngân hàng mở này cũng nhận được nhiều giá trị:  2.3. Lợi ích cho các đơn vị cung cấp dịch vụ bên thứ ba  Các đơn vị cung cấp dịch vụ bên thứ ba cũng có khả năng nhận được nhiều lợi ích về lâu dài khi cộng tác với các ngân hàng trong ngân hàng mở, đặc biệt ngân hàng lớn:  Có thể nói, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, và ngân hàng mở là một trong những điểm sáng nhất trên thị trường hiện nay.  3.    Dẫn đầu xu hướng Ngân hàng mở cùng SAVIS Open Banking Platform    SAVIS Open Banking Platform là hệ giải pháp được SAVIS Group thiết kế chuyên biệt dành riêng cho ngành Tài chính – Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu về pháp lý – công nghệ tạo ra sự kết nối và xây dựng hệ sinh thái tài chính số. Với cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc và kinh nghiệm về triển khai và vận hành, SAVIS cung cấp cho khách hàng công nghệ tiên tiến cùng trải nghiệm người dùng tốt nhất.  SAVIS Open Banking Platform hội tụ đầy đủ các tính năng để trở thành nền tảng tiêu chuẩn uy tín trong lĩnh vực Tài chính – Công nghệ:    Vui lòng liên hệ ngay để kết nối với các chuyên gia hàng đầu về ngân hàng mở tại Việt Nam. 

Xem chi tiết »
Top 10 lợi ích ngân hàng mở mang đến cho người dùng, ngân hàng và các đơn vị cung cấp dịch vụ thứ ba

Top 10 lợi ích ngân hàng mở mang đến cho người dùng, ngân hàng và các đơn vị cung cấp dịch vụ bên thứ ba 

Sự ra đời của ngân hàng mở làm thay đổi cuộc chơi vốn có của các ngân hàng truyền thống. Thay vì các giải pháp tài chính end-to-end, giờ đây, các ngân hàng chuyển đổi sang hình thức dịch vụ (banking as a service), trong đó, các dịch vụ tài chính được phát triển linh hoạt đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm. Vậy ngân hàng mở mang lại lợi ích gì cho các bên tham gia: ngân hàng, các đơn vị cung cấp và người dùng? Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.  Ngân hàng mở được hiểu là sự phát triển của một hệ sinh thái tài chính mới dựa trên kết nối giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp – đơn vị cung cấp dịch vụ thứ ba, được hỗ trợ bởi API. Các ngân hàng, tổ chức tài chính cho phép các công ty fintech và các doanh nghiệp khác tích hợp các dịch vụ tài chính vào đề xuất cho khách hàng của họ, cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng và cung cấp dịch vụ tài chính thông qua API.  Theo thống kê từ Statista, ngành công nghiệp này đang phát triển lớn mạnh qua từng năm, cụ thể, số lượng người dùng tham gia hệ sinh thái ngân hàng mở tăng cực nhanh từ 28.4 triệu vào năm 2022 lên đến 42.6 triệu vào năm 2023. Giá trị giao dịch trên toàn thế giới đạt 57 tỷ đô la Mỹ vào năm 2023, dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo.   1. Thách thức khi phát triển Ngân hàng mở  Phát triển Ngân hàng mở là xu hướng toàn cầu. Nhưng song hành với xu hướng này, hệ sinh thái ngân hàng mở vẫn có thể gặp một số thách thức có thể kể đến như:  Tiếp cận ngân hàng mở có thể mang đến những thách thức ban đầu, tuy nhiên giá trị mà nó mang lại cho toàn thị trường tài chính – ngân hàng là bao trùm và không thể thay thế.   2. Lợi ích ngân hàng mở mang tới cho các bên tham gia  Trong việc thúc đẩy ngân hàng mở, tất cả các bên tham gia như người dùng, ngân hàng hay các đơn vị cung cấp dịch vụ đều được hưởng những quyền lợi tích cực.   2.1. Lợi ích cho người dùng, khách hàng sử dụng  – Tiếp cận với nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính phù hợp: Được hưởng lợi nhiều nhất từ hệ sinh thái ngân hàng mở, người dùng cùng một lúc được tiếp xúc với nhiều ngân hàng cũng như các đơn vị cung cấp khác nhau. Do đó, người dùng có đa dạng sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ và có thể tìm thấy các giải pháp tài chính phù hợp hơn với nhu cầu cá nhân.  – Trải nghiệm dịch vụ tối ưu: Các dịch vụ được tích hợp đồng bộ trên nhiều nền tảng và trình duyệt, giúp người dùng lựa chọn kênh sử dụng phù hợp, tiết kiệm thời gian và dễ dàng hơn.  – Quản lý tài chính cá nhân thông minh và an toàn: Với việc sử dụng API, người dùng có thể đặt giới hạn về thời gian truy cập, phạm vi truy cập của bên thứ ba, kiểm soát và sở hữu nhiều hơn đối với dữ liệu tài chính của mình.  Bên cạnh đó, để thanh toán, người dùng cũng cần trải qua các giao thức xác thực mạnh (SCA). Từ đó, có thể tránh được gian lận, các tài khoản cũng được bảo vệ an toàn và quản lý hiệu quả hơn.  2.2. Lợi ích cho ngân hàng cung cấp   Các ngân hàng tham gia vào ngân hàng mở này cũng nhận được nhiều giá trị:  2.3. Lợi ích cho các đơn vị cung cấp dịch vụ bên thứ ba  Các đơn vị cung cấp dịch vụ bên thứ ba cũng có khả năng nhận được nhiều lợi ích về lâu dài khi cộng tác với các ngân hàng trong ngân hàng mở, đặc biệt ngân hàng lớn:  Có thể nói, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, và ngân hàng mở là một trong những điểm sáng nhất trên thị trường hiện nay.  3.    Dẫn đầu xu hướng Ngân hàng mở cùng SAVIS Open Banking Platform    SAVIS Open Banking Platform là hệ giải pháp được SAVIS Group thiết kế chuyên biệt dành riêng cho ngành Tài chính – Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu về pháp lý – công nghệ tạo ra sự kết nối và xây dựng hệ sinh thái tài chính số. Với cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc và kinh nghiệm về triển khai và vận hành, SAVIS cung cấp cho khách hàng công nghệ tiên tiến cùng trải nghiệm người dùng tốt nhất.  SAVIS Open Banking Platform hội tụ đầy đủ các tính năng để trở thành nền tảng tiêu chuẩn uy tín trong lĩnh vực Tài chính – Công nghệ:    Vui lòng liên hệ ngay để kết nối với các chuyên gia hàng đầu về ngân hàng mở tại Việt Nam. 

Xem chi tiết »
SAVIS GROUP và chiến lược thúc đẩy ngân hàng mở tại Việt Nam-3

SAVIS GROUP và chiến lược thúc đẩy ngân hàng mở tại Việt Nam

Tại Việt Nam, xây dựng ngân hàng mở đang nhận được sự quan tâm lớn của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, để ngân hàng mở thực sự cất cánh và phát huy hết giá trị của nó cần sự hợp tác và nỗ lực nhiều hơn của tất cả các bên liên quan. Trong đó, SAVIS Group đã và đang ghi dấu những cột mốc đầu tiên về ngân hàng mở, hứa hẹn mang đến nhiều đột phá trên thị trường tài chính.   1. Về ngân hàng mở – open banking  1.1. Ngân hàng mở là gì?    Thuật ngữ ngân hàng mở (open Banking) được nhắc tới lần đầu trong Chỉ thị dịch vụ thanh toán sửa đổi (Revised Payment Services Directive – PSD2) của Liên minh châu Âu (EU, 2015). Theo đó, ngân hàng mở là mô hình kết nối, xử lý các giao diện lập trình ứng dụng mở (Open Application Programming Interface – Open API) cho phép các bên thứ ba cung cấp dịch vụ được quyền truy cập thông tin dữ liệu ngân hàng của khách hàng dựa trên sự chấp thuận của khách hàng. Bên thứ ba thường là các doanh nghiệp công nghệ hoặc các nhà cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến. Người dùng có thể tiếp cận với nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính liên thông trực tiếp với cơ sở dữ liệu tài chính của các ngân hàng.   1.2. Vì sao ngân hàng mở lại mang tới nhiều lợi ích các bên tham gia?   Kỷ nguyên ngân hàng mở (open banking) đã tạo thành làn sóng mới ở nhiều quốc gia và châu lục trên thế giới, mang đến những lợi ích tích cực cho tất cả các bên tham gia.   Đọc thêm: Lợi ích của Open Banking trong ngân hàng bán lẻ  2.  Những cột mốc đầu tiên của SAVIS Open Banking Platform trên thị trường   2.1. Tiên phong hợp tác với WSO2 đẩy mạnh Open API   SAVIS đẩy mạnh hợp tác với WSO2 về việc cung cấp các giải pháp về Open API. Trong đó, WSO2 được biết đến là một đơn vị hàng đầu thế giới, cung cấp các công nghệ API và tư vấn chiến lược toàn diện cho nhiều tổ chức thuộc lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, Giáo dục, Y tế, Chính phủ số.   WSO2 hiện là đối tác hàng đầu của SAVIS trong cung cấp các giải pháp quản lý API (API Manager), Identity Server, Open Banking, Open Healthcare, nhằm phát triển các nền tảng mở bảo mật và thuận tiện cho cả ba bên: Khách hàng – Nhà cung cấp – Cơ quan quản lý.    2.2. Hợp tác với Konsentus xây dựng nguyên tắc hoạt động và mô hình dịch vụ, khung pháp lý cho ngân hàng mở tại thị trường Việt Nam  SAVIS bắt tay hợp tác với Konsentus – thương hiệu toàn cầu về tư vấn ngân hàng mở và cơ sở hạ tầng, để cùng xây dựng nguyên tắc hoạt động và mô hình dịch vụ, khung pháp lý cho ngân hàng mở tại Việt Nam.   Qua các phiên làm việc, hai bên sẽ cùng nhau xây dựng một bộ nguyên tắc giúp vận hành hệ sinh thái ngân hàng mở ở Việt Nam, tạo lập quy trình vận hành để triển khai các hệ thống công nghệ và phát triển bộ tài liệu đặc tả kỹ thuật.   Bên cạnh đó, SAVIS cũng hợp tác với Salt Edge, Fiorano… Đây là những công ty hàng đầu cung cấp giải pháp thanh toán, giải pháp tích hợp qua API, phát triển công nghệ tuân thủ tối đa các yêu cầu của Chỉ thị thanh toán sửa đổi PSD2, PDS3 và open banking cũng như Ping Identity – cung cấp công nghệ đăng nhập một lần (SSO) cho người dùng quyền truy cập vào các ứng dụng liên quan đến Dữ liệu doanh nghiệp.  3. Về SAVIS Open Banking Platform  3.1. SAVIS Open Banking Platform  SAVIS Group là nhà cung cấp dịch vụ tin cậy dẫn đầu thị trường và nằm trong TOP 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam. Với kinh nghiệm 20 năm thành lập và phát triển, SAVIS khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường về Nền tảng – Dịch vụ – Giải pháp Chuyển đổi số, An toàn thông tin và Fintech.   SAVIS Open Banking Platform là hệ giải pháp được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho ngành Tài chính – Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu về pháp lý – công nghệ tạo ra sự kết nối và xây dựng hệ sinh thái tài chính số. Với cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc và kinh nghiệm về triển khai và vận hành, SAVIS cung cấp cho khách hàng công nghệ tiên tiến cùng trải nghiệm người dùng tốt nhất.  3.2. Tính năng nổi bật của SAVIS Open Banking Platform   SAVIS Open Banking Platform hội tụ đầy đủ các tính năng để trở thành nền tảng tiêu chuẩn uy tín trong lĩnh vực Tài chính – Công nghệ:   Với lộ trình hợp tác cùng giải pháp sáng tạo, SAVIS tự tin góp phần đưa Việt Nam ghi dấu trên thị trường Ngân hàng – Tài chính mở trong khu vực.  Vui lòng liên hệ ngay để kết nối với các chuyên gia hàng đầu về ngân hàng mở tại Việt Nam!  

Xem chi tiết »
SAVIS và Konsentus thúc đẩy ngân hàng mở tại Việt Nam

SAVIS và Konsentus thúc đẩy ngân hàng mở tại Việt Nam

Hà Nội & Luân Đôn, 8 tháng 3 năm 2024: SAVIS và Konsentus hợp tác xây dựng hệ sinh thái ngân hàng mở tại Việt Nam. Đồng hành cùng định hướng phát triển nền kinh tế số, xã hội số, công dân số dựa trên nền tảng công nghệ cao đến năm 2030 của Chính phủ, SAVIS GROUP, một trong những nhà cung cấp nền tảng, giải pháp chuyển đổi số và dịch vụ công nghệ tài chính số hàng đầu Việt Nam, đã hợp tác với Konsentus, thương hiệu toàn cầu về dịch vụ tư vấn ngân hàng mở – Open Banking và cơ sở hạ tầng tin cậy, để cùng nhau xây dựng nguyên tắc hoạt động và mô hình dịch vụ, khung pháp lý cho ngân hàng mở tại thị trường Việt Nam. Cụ thể, kết quả của sự cộng tác giữa Konsentus và SAVIS bao gồm: Bộ tiêu chuẩn và đặc tả kỹ thuật này sẽ cung cấp nền tảng cho ngân hàng mở tại Việt Nam và cho phép thị trường mở rộng hệ sinh thái theo hướng chia sẻ dữ liệu mở. Điều này sẽ góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu thị trường Ngân hàng – Tài chính mở trong khu vực. Konsentus, đơn vị cố vấn cho các ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý và cơ quan phát triển thị trường, tạo uy tín trên toàn thế giới bởi đã hỗ trợ về chuyên môn, giúp các thị trường này định hình hướng đi tương lai của tài chính mở. Konsentus, với kinh nghiệm quốc tế và sự am hiểu địa phương đã giúp mỗi quốc gia đẩy mạnh khả năng tiếp cận, tăng sức cạnh tranh, phát huy tối đa ưu thế của công nghệ, sự đổi mới sáng tạo trong phát triển tài chính toàn diện. Trong khi đó, SAVIS cung cấp các sản phẩm, giải pháp, nền tảng và dịch vụ kỹ thuật số đáng tin cậy, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế trong các lĩnh vực từ Chính phủ số, Y tế, Giáo dục, Ngân hàng – Tài chính – Bảo hiểm, Truyền hình – Truyền thanh số, Viễn thông.  Ông Hoàng Nguyên Vân – Giám đốc Công nghệ của SAVIS GROUP chia sẻ: “Ngân hàng mở có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nó cung cấp cái nhìn toàn diện về tất cả dữ liệu tài chính cho khách hàng và cho phép doanh nghiệp tiếp cận nhiều loại dịch vụ tài chính hơn. Các ngân hàng hợp tác với các nhà cung cấp bên thứ ba để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Với hệ sinh thái ngân hàng mở, người tiêu dùng có thể thực hiện thanh toán trực tiếp cho người bán từ tài khoản ngân hàng của họ, loại bỏ sự ràng buộc của các giao dịch thẻ.  Konsentus là đối tác quan trọng trong việc tìm hiểu các thông lệ toàn cầu và xác định cấu trúc phù hợp cho thị trường Việt Nam. Chúng tôi chắc chắn rằng những gì chúng tôi cùng nhau thực hiện sẽ phù hợp với thị trường và sẽ giúp đất nước đạt được thành công trong tương lai.” Ông Jim Wadsworth, Phó Chủ tịch Phát triển Chiến lược Thị trường của Konsentus khẳng định: “Dấu ấn quốc tế và sự hiểu biết sâu sắc về hệ sinh thái ngân hàng mở toàn cầu giúp chúng tôi hợp lý hóa các quy trình và phát triển một khuôn khổ phù hợp với yêu cầu của thị trường Việt Nam. Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển nhưng 44% vẫn chưa có tài khoản ngân hàng và 70% vẫn sống ở vùng nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa. Ngân hàng mở có thể hỗ trợ tài chính toàn diện và chương trình chuyển đổi số rộng khắp. Konsentus mong muốn được hỗ trợ Việt Nam trên hành trình phát triển ngân hàng mở. Về SAVIS SAVIS Group là nhà cung cấp dịch vụ tin cậy dẫn đầu thị trường và là nằm trong TOP 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam, cung cấp Nền tảng – Dịch vụ – Giải pháp Chuyển đổi số, An toàn thông tin và Fintech. Với 20 năm kinh nghiệm, SAVIS là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế uy tín như Hội đồng Lưu trữ Quốc tế (ICA), Liên minh FIDO, Hiệp hội Ký số trên nền tảng đám mây (CSC) và Hiệp hội các nhà dịch vụ tin cậy tuân thủ các yêu cầu bảo mật theo quy định eIDAS – GO.eIDAS, Hiệp hội tiêu chuẩn Open Timestamp. SAVIS SAVIS sở hữu hệ thống giải pháp do đội ngũ công ty tự nghiên cứu và phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cơ quan nhà nước cũng như tiêu chuẩn bảo mật và chất lượng quốc tế. Về Konsentus Konsentus cung cấp các dịch vụ tư vấn và giải pháp công nghệ nhằm hỗ trợ triển khai hệ sinh thái tài chính mở cấp quốc gia. Các chuyên gia, cố vấn của Konsentus có năng lực được chứng nhận trong việc định hướng phát triển các hệ sinh thái phức tạp, với sự tham gia của nhiều bên liên quan và hiểu rõ các yêu cầu pháp lý và nhu cầu thị trường. Đồng thời, công nghệ cũng là một thế mạnh của Konsentus. Với hướng thiết kế dưới dạng mô-đun và khả năng mở rộng linh hoạt, các giải pháp của chúng tôi cho phép tùy chỉnh theo yêu cầu của mỗi thị trường, cho phép những người tham gia hệ sinh thái định danh lẫn nhau và tương tác liền mạch trong một môi trường an

Xem chi tiết »

Ngân hàng mở và chiến lược tài chính toàn diện 

1. Ngân hàng mở là gì?  Ngân hàng mở cho phép bên thứ ba truy cập vào dữ liệu tài chính như tài khoản vãng lai, tài khoản thẻ, tài khoản tiết kiệm, thông tin vay và thông tin KYC. Ở một số thị trường như châu Âu, ngân hàng mở còn cho phép truy cập vào tài khoản ngân hàng để khởi tạo thanh toán, hay còn gọi là thanh toán mở.  Ngân hàng mở thường gắn liền với các yêu cầu pháp lý cho phép bên thứ ba truy cập vào tài khoản ngân hàng. Điều này nổi bật nhất ở Vương quốc Anh, nơi “Ngân hàng Mở là chương trình quốc gia thực hiện các yêu cầu pháp lý về quyền truy cập vào tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, ngân hàng mở (hay rộng hơn là tài chính mở) cũng được hiểu là sự phát triển của một hệ sinh thái tài chính mới dựa trên kết nối giữa các tổ chức tài chính và doanh nghiệp, được hỗ trợ bởi API. Các tổ chức tài chính đang cho phép các công ty fintech và các doanh nghiệp khác tích hợp các dịch vụ tài chính vào đề xuất cho khách hàng của họ, cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu ngân hàng và cung cấp toàn bộ dịch vụ ngân hàng thông qua API.  2. Ý nghĩa của Ngân hàng mở và các yếu tố thúc đẩy Ngân hàng mở  Ý nghĩa của Ngân hàng mở  Ngân hàng mở tập trung phục vụ người tiêu dùng, lấy công nghệ API hoặc SDK làm nền tảng cốt lõi và hoạt động trong hệ sinh thái tài chính. Dựa trên định nghĩa, ngân hàng mở có ba đặc điểm chính là tính di động dữ liệu, quyền tự chủ của khách hàng và trách nhiệm của bên nhận.   Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) định nghĩa tính di động dữ liệu là “khả năng dễ dàng chuyển dữ liệu từ hệ thống này sang hệ thống khác mà không cần nhập lại dữ liệu.” Dựa trên định nghĩa này, trong ngân hàng mở, người tiêu dùng có thể chia sẻ dữ liệu ngân hàng liên quan của họ với các bên cung cấp dịch vụ thứ ba (TPP), phù hợp với “tính di động dữ liệu”. Tính di động dữ liệu trong ngân hàng mở được hỗ trợ bởi công nghệ dữ liệu chuẩn hóa và tương thích, chủ yếu là các API.  Quyền tự chủ của khách hàng là khả năng suy xét và hành động dựa trên những lý do phù hợp với bối cảnh thị trường. Đây là một nguyên tắc nền tảng của nền dân chủ tự do, trong đó các nhà tiếp thị được phép tác động đến khách hàng nhưng phải tôn trọng quyền tự chủ của họ. Ngân hàng mở trao quyền cho khách hàng kiểm soát việc chia sẻ dữ liệu ngân hàng của họ, và quyền này được hỗ trợ bởi các quyền hợp pháp của khách hàng trong việc chia sẻ dữ liệu thông qua ngân hàng mở.  Ngân hàng mở yêu cầu các bên nhận dữ liệu ngân hàng của khách hàng (TPPs) phải chịu trách nhiệm trước khách hàng. Do đó, các công ty Fintech nhận được dữ liệu ngân hàng phải có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu này khỏi bị rò rỉ, đánh cắp, v.v… Chính vì vậy, việc quản lý chặt chẽ các TPP thông qua quy định là rất quan trọng. Nhìn chung, ba đặc điểm này của ngân hàng mở đều phản ánh mục tiêu cải thiện tính cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và tăng cường bảo vệ người tiêu dùng.  Các yếu tố thúc đẩy ngân hàng mở  – Kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao  – Kết nối Open API ngày càng phổ biến  – Định danh khách hàng trở thành yếu tố cốt lõi trong chiến lược kinh doanh – Các cơ quan quản lý đang thúc đẩy việc tăng cường cạnh tranh và đổi mới trong thị trường tài chính, với chiến lược tài chính toàn diện  Open Banking được chọn là bước đi đầu tiên hướng tới mục tiêu này của nhiều quốc gia. Theo Ngân hàng Thế giới đã đề cập, tài chính toàn diện “giúp thuận lợi cho cuộc sống hàng ngày và hỗ trợ các gia đình, doanh nghiệp lên kế hoạch cho mọi thứ, từ mục tiêu dài hạn đến các trường hợp khẩn cấp, bất ngờ.” Thêm vào đó, “với tư cách là chủ tài khoản, mọi người có khả năng sử dụng các dịch vụ tài chính khác, chẳng hạn như tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm, khởi nghiệp và mở rộng kinh doanh, đầu tư vào giáo dục hoặc sức khỏe, quản lý rủi ro và vượt qua những cú sốc tài chính, tất cả đều giúp cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể của họ.”  3. Cách tiếp cận ngân hàng mở toàn cầu  Các sáng kiến ​​ngân hàng mở đang xuất hiện ở khắp mọi nơi. Một số được dẫn dắt bởi quy định, chính sách (ví dụ: EU, Vương quốc Anh) và một số được điều khiển bởi thị trường, ví dụ: Hoa Kỳ. Phạm vi của các sáng kiến ​​là khác nhau: Một số được giới hạn trong các dịch vụ ngân hàng (EU) và một số khác được mở rộng đến các lĩnh vực ngoài tài chính như Bảo hiểm, Chứng khoán, Thương mại điện tử…(Úc). Ở châu Âu, các yêu cầu truy cập dữ liệu không đối xứng, có nghĩa là các ngân hàng phải cung cấp cho TPP quyền truy cập vào tài khoản thanh toán, nhưng các ngân hàng không có quyền truy cập vào dữ liệu mà TPP nắm giữ (trừ khi chính các tài khoản này được mở bởi ngân hàng đó). Ở một số khu vực pháp lý khác,

Xem chi tiết »
bảo mật trong ngân hàng mở

Thách thức về bảo mật trong Ngân hàng mở (Open Banking) và giải pháp

Việc phát triển Ngân hàng mở (Open banking) mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng là thách thức đối với ngành ngân hàng, đặc biệt trong vấn đề bảo mật. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề bảo mật trong ngân hàng mở? Cùng SAVIS tìm hiểu trong bài viết dưới đây.  Theo dự báo của Financial Brand, Open Banking là một trong 8 xu hướng fintech sẽ làm thay đổi ngành ngân hàng. Tại Việt Nam, Ngân hàng mở đang trở thành xu hướng tất yếu và là hướng phát triển then chốt của các ngân hàng.  Ngân hàng mở là một mô hình thống nhất cho phép chia sẻ dữ liệu tài chính giữa hai hoặc nhiều bên thứ ba thông qua công nghệ mã nguồn mở API (Open API). Trong mô hình này, ngân hàng sẽ hợp tác với các đối tác công nghệ sở hữu hệ thống dịch vụ mới mẻ, cung cấp các nền tảng công nghệ để xây dựng hệ sinh thái tài chính số đáp ứng nhu cầu của khách hàng.   Rủi ro bảo mật trong ngân hàng mở  Chính sự cởi mở của mô hình Open API đặt ra nhiều thách thức cho ngành ngân hàng. Trong đó quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu là thách thức lớn nhất.  Khung pháp lý chưa hoàn thiện  Ngân hàng mở đang phát triển mạnh tại các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, hành lang pháp lý về ngân hàng mở lại chưa hoàn chỉnh và còn chậm so với tốc độ phát triển của công nghệ. Hiện nay chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về Open API (những dữ liệu nào được phép chia sẻ, các đối tác được sử dụng dữ liệu như thế nào, theo tiêu chuẩn ra sao,…), chưa có tiêu chuẩn chung về hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin, lưu trữ, bảo mật.  Do đó, các ngân hàng thương mại hiện đang áp dụng triển khai các giao thức bảo mật API khác nhau. Trong hệ sinh thái, nếu một vài bên sử dụng giao thức API chưa đủ mạnh, thì khả năng bị rò rỉ, đánh cắp dữ liệu là rất cao. Đồng thời, khách hàng cũng không thể biết rõ thông tin cá nhân, dữ liệu tài chính của mình được bảo mật và sử dụng như thế nào.   Rủi ro từ đối tác phi ngân hàng  Open Banking cho phép các bên cung cấp dịch vụ thứ ba truy cập vào dữ liệu tài chính của người dùng. Do đó, để mở rộng hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ, các ngân hàng sẽ liên kết với các đối tác là công ty công nghệ sở hữu hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ mới mẻ.  Các đối tác này thường cung cấp các phương án bảo mật để hợp tác với ngân hàng, nhưng thực tế có rất ít phương án khả quan. Hệ thống hạ tầng vững chắc, kinh nghiệm và năng lực công nghệ để triển khai, khả năng kiểm soát rủi ro là những tiêu chí mà đối tác công nghệ cần đáp ứng được. Tuy nhiên thực tế không phải công ty công nghệ nào cũng có thể đáp ứng được tất cả tiêu chuẩn kể trên.   DX Open Banking Platform – Hệ giải pháp toàn diện cho Ngân hàng mở đầu tiên tại Việt Nam  Việc lựa chọn được đối tác tin cậy và triển vọng là bài toán mà các ngân hàng cần giải quyết. Thấu hiểu được các vấn đề mà ngành ngân hàng đang gặp phải, SAVIS triển khai giải pháp nền tảng ngân hàng mở DX Open Banking Platform, đáp ứng nhu cầu về pháp lý – công nghệ để kết nối và xây dựng hệ sinh thái tài chính số.  Tiêu chuẩn Bảo mật Financial-grade API  Giải pháp DX Open Banking Platform ứng dụng các giải pháp bảo mật xác thực mạnh như OAuth (RFC 6749, RFC 6750), tiên phong cung cấp các giao thức Financial API với cấu trúc dữ liệu bảo mật JSON Data Schemas đáp ứng:  Định danh xác thực mạnh SCA – Quản lý định danh và Truy cập IAM  Với giải pháp, các tổ chức – doanh nghiệp tài chính định danh, xác thực người dùng cuối nhanh chóng, bảo mật, đa kênh trên mọi nền tảng, giúp giảm thiểu tối đa rủi ro trong giao dịch điện tử:  Thiết kế và phát triển các API (API Design Service) theo nhu cầu doanh nghiệp  DX Open Banking Platform mang tới giải pháp cho các tổ chức và doanh nghiệp tài chính tối ưu hóa tài nguyên API, Cung cấp hệ giải pháp toàn diện, đầu – cuối theo nhu cầu đa dạng của các tổ chức, doanh nghiệp Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam.  Kết luận  Ứng dụng Open Banking là chìa khoá giúp ngân hàng Việt Nam bứt tốc tăng trưởng, dẫn đầu thị trường chuyển đổi số ngành ngân hàng. Ngoài việc chuẩn bị tốt các kịch bản ứng phó rủi ro đầu vào, ngân hàng cần nghiên cứu và lựa chọn được đối tác phù hợp, sở hữu hệ thống bảo mật cao nhất theo tiêu chuẩn quốc tế.   Vui lòng liên hệ ngay để được đội ngũ chuyên gia SAVIS hỗ trợ nhanh nhất!   

Xem chi tiết »

Open API – Chìa khoá thúc đẩy ngân hàng mở

Open API đã thay đổi cách các ngân hàng phục vụ khách hàng, nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Điều này thúc đẩy sự phát triển của những mô hình hoạt động mới trong ngành Tài chính – Ngân hàng, tiêu biểu là Ngân hàng mở.   Tại sao Open API là chìa khóa thúc đẩy Ngân hàng mở?  Hiện tại, người dùng đang phải sử dụng quá nhiều ứng dụng để thanh toán, quản lý tài chính, mua sắm, xác thực,… Nói cách khác việc phải tải một lúc hàng loạt ứng dụng khác nhau khiến người dùng gặp nhiều phiền toái và phức tạp trong chia sẻ dữ liệu, quản lý báo cáo hay truy xuất thông tin. Vì vậy, điều đó đã dẫn tới việc sử dụng API cũng như các ứng dụng tích hợp ngày càng rộng rãi cụ thể là Ngân hàng mở.  Mục đích chính của API hoạt động trong Ngân hàng mở (Open Banking) là tạo ra một mô hình thống nhất cho phép chia sẻ dữ liệu tài chính giữa hai hoặc nhiều bên thứ ba. Sử dụng rộng rãi Open API, các tổ chức ngân hàng tạo thành một hệ sinh thái API thực sự; cung cấp những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời nhất nhờ khả năng kết hợp các dịch vụ số của nhiều nhà cung cấp trong một ứng dụng. Người dùng có thể tiếp cận với nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính liên thông trực tiếp với cơ sở dữ liệu tài chính của các ngân hàng.  Cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ Fintech. Do đó, thay vì cạnh tranh, việc hợp tác với các công ty Fintech là điều cần thiết để ngân hàng đón đầu được những công nghệ mới nhằm cung cấp các dịch vụ hấp dẫn cho khách hàng của mình. Cách tiếp cận này buộc các ngân hàng phải thiết lập một kiến trúc API mở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp nhanh chóng (plug-and-play) các dịch vụ của ngân hàng và Fintech, cuối cùng là tạo ra các cửa hàng ứng dụng ngân hàng với đa tiện ích và dịch vụ.  “Ngân hàng mở” – Open Banking sử dụng các Open API đang trở thành một xu hướng mới. Ngân hàng mở tạo ra cơ hội để hình thành các dịch vụ tài chính và phi tài chính tích hợp đa dạng, tạo nguồn thu mới cho các tổ chức tài chính và mở rộng tập khách hàng với hệ sinh thái ứng dụng chia sẻ dữ liệu an toàn.   Ứng dụng Open API cho DX Open Banking Solution: Hệ giải pháp toàn diện cho Ngân hàng mở đầu tiên tại Việt Nam.  Tiên phong và bứt tốc mạnh mẽ trên cuộc đua chuyển đổi số, SAVIS đã đón đầu xu hướng Ngân hàng mở. Bên cạnh việc ra mắt DX Open Banking Platform được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho ngành Tài chính – Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu về pháp lý – công nghệ để kết nối và xây dựng hệ sinh thái tài chính số, SAVIS còn kết nối và hợp tác với những tổ chức, doanh nghiệp uy tín về Open API ở Việt Nam và trên thế giới để phát triển hệ sinh thái mở với Open API như DX Open Healthcare Platform (Y tế mở), DX Open Gov (Chính phủ mở),…   Một số đối tác hàng đầu của SAVIS trong cung cấp các giải pháp về Open  API và Open Banking:  WSO2: WSO2 hiện là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp công nghệ mã nguồn mở trên thế giới. WSO2 là một đơn vị có thế mạnh vượt trội trong cung cấp các công nghệ API và tư vấn chiến lược toàn diện cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, Giáo dục, Y tế, Chính phủ số. WSO2 hiện là đối tác hàng đầu của SAVIS trong cung cấp các giải pháp quản lý API (API Manager), Identity Server, Open Banking, Open Healthcare, nhằm phát triển các nền tảng mở bảo mật và tiện lợi cho cả 3 bên Khách hàng – Nhà cung cấp – Cơ quan quản lý.    SAVIS hợp tác với WS02 cung cấp hệ giải pháp về Open API Salt Edge: Salt Edge Inc là một công ty công nghệ tài chính hàng đầu thế giới khởi tạo thanh toán thông qua cổng API thống nhất và phát triển công nghệ giúp các ngân hàng tuân thủ tối đa các yêu cầu của Chỉ thị thanh toán sửa đổi PSD2 và Open Banking. Kết hợp với những giải pháp công nghệ tiên phong từ Salt Edge, SAVIS đang từng bước hiện đại ngành Ngân hàng, thay đổi cách những tổ chức tài chính vận hành và cải thiện trải nghiệm người dùng.   Ping Identity: Ping Identity là một công ty cung cấp công nghệ đăng nhập một lần (SSO) cho người dùng quyền truy cập vào các ứng dụng liên quan đến Dữ liệu công ty. Ping đã được KuppingerCole vinh danh là tổ chức dẫn đầu về quản lý truy cập và nhận dạng khách hàng trong ba năm liên tiếp và đạt Giải thưởng An ninh mạng xuất sắc vào năm 2018. Những giải pháp về bảo mật, định danh, quản lý truy cập, API với sự hợp tác giữa SAVIS và Ping Identity đang phục vụ số lượng khách hàng lớn trong những lĩnh vực trọng điểm đầu tư chuyển đổi số tại Việt Nam: Chính phủ, Tài chính – Ngân hàng, Sản xuất, Bán lẻ, Y tế, Giáo dục…  Với nền tảng và cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc cùng các đối tác có kinh nghiệm triển khai, vận hành Open API hàng đầu thế giới,

Xem chi tiết »

Liên hệ với chúng tôi