Khách hàng và 6 kỳ vọng từ ngân hàng số

Nhóm khách hàng sử dụng ngân hàng số đang có những thay đổi giữa các độ tuổi và mức thu nhập. Người dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm, dịch vụ tài chính số. Các ngân hàng cần làm gì để đón đầu xu hướng này? Bài viết liên quan1. Tăng trưởng doanh thu từ Ngân hàng số: Cơ hội lớn từ đại dịch2. Open Banking – Nhân tố thay đổi cuộc chơi ngành Ngân hàng3. Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn trong giao dịch và thanh toán điện tử4. Chữ ký số – Yếu tố thay đổi ngành Tài chính5. Thị trường Chứng thư số TLS toàn cầu – Những phân tích chủ đạo cho khách hàng doanh nghiệp 1. Khách hàng thật sự kỳ vọng những gì từ các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng số? Một khảo sát với hơn 1.000 người tiêu dùng ở các độ tuổi từ 18 – 45 với các mức thu nhập từ $50,000 – $150,000/năm để xác định các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng số nào hiện đang chiếm ưu thế đã được thực hiện và rút ra 06 kết luận dưới đây: 1. Nhóm khách hàng trung tuổi với tài chính ổn định sẵn sàng hơn đối với các dịch vụ số từ ngân hàng 2. Ngoài những khó khăn, COVID-19 cũng đã tạo ra những cơ hội mới để đầu tư và quản lý dòng tiền hiệu quả 3. Khách hàng với độ tuổi thanh thiếu niên có xu hướng chi trả nhiều hơn đối với các dịch vụ ngân hàng Do dành nhiều thời gian ở nhà hơn trong thời gian xảy ra đại dịch, khách hàng có xu hướng sử dụng thiết bị di động của họ thường xuyên để giao dịch ngân hàng. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng kể từ giai đoạn đầu của COVID-19, những khách hàng  thu nhập cao đã hạn chế tối đa việc trực tiếp tới chi nhánh. Họ sẵn sàng đăng ký sản phẩm/dịch vụ ngân hàng số hơn. Mức độ sẵn sàng đăng ký sản phẩm/dịch vụ ngân hàng số tăng 15% đối với khách hàng trong độ tuổi trên 45. 64% phân khúc KH này đã sử dụng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm trực tuyến. Thời kỳ dịch bệnh đã chứng kiến tỷ lệ chấp nhận sử dụng các dịch vụ ngân hàng số cao nhất trong mọi độ tuổi. Các sản phẩm/dịch vụ quản lý đầu tư và quản lý tài chính điện tử trở nên ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở phân khúc khách hàng dưới 45 tuổi. Tỷ lệ đồng ý sử dụng dịch vụ này đạt 39%, tăng 13% trong vòng chưa đầy một năm. Những khách hàng thu nhập cao, trên 150 nghìn đô la Mỹ/năm có xu hướng đầu tư nhiều hơn và tỷ lệ chấp nhận sử dụng với các dịch vụ quản lý đầu tư và tài chính số cao nhất với 53%. Tổng quan, có khoảng 61% khách hàng sẵn sàng trả tiền cho các dịch vụ ngân hàng số. Trung bình, khách hàng sẵn sàng trả 13 đô la Mỹ phí một lần cho tính năng ngân hàng số mà họ mong muốn và 9 đô la phí duy trì hàng tháng. Khách hàng trẻ hơn với độ tuổi từ 18 – 24 sẵn sàng trả nhiều hơn: trung bình 15 đô la Mỹ phí một lần và 10 đô la Mỹ với phí thanh toán thuê bao hàng tháng. Điều này có ý nghĩa gì? Trước đây, dịch vụ số từng chỉ tập trung vào những khách hàng trẻ, yêu thích công nghệ và sẵn sàng chấp nhận cái mới. Đứng trước những biến đổi khách quan, nhu cầu từ người dùng đã trải dài trên các phân khúc lớn tuổi hơn với tài chính tốt hơn, làm tăng áp lực cho hệ thống ngân hàng trong việc nâng cao trải nghiệm dịch vụ số. Một số ngân hàng như Ellevest và Monument Bank đang dẫn đầu, nhắm mục tiêu vào phân khúc khách hàng cao cấp. Điều này có ý nghĩa gì? Ngân hàng số không chỉ tạo ra trải nghiệm trực tuyến hay di động đối với dịch vụ tiết kiệm và cho vay; nó bao gồm các gợi ý thông minh cho phép người tiêu dùng quản lý tài chính hiệu quả hơn. Điều này có ý nghĩa gì?Tận dụng nhu cầu mạnh mẽ từ Gen Z và Millennials đối với các dịch vụ ngân hàng số sẽ tạo ra cơ hội tăng trưởng doanh thu cho các ngân hàng. 04. Các dịch vụ theo mô hình thuê bao (Subcription) phải minh bạch và cho phép hủy dịch vụ linh hoạt  05. Các lợi ích bổ sung dành cho khách hàng thân thiết và các chương trình quà tặng 06. Khách hàng trẻ tuổi đánh giá cao những tác động tích cực với xã hội và môi trường khi trải nghiệm ngân hàng số của họ Trong số khách hàng sẵn sàng thanh toán cho các dịch vụ số, 59% thích thanh toán một lần, trong khi 41% thích mô hình thuê bao. Mối quan tâm chính của họ đối với mô hình Subscriptions này là phí và lệ phí ẩn (55%), quên hủy đăng ký (52%) và không còn tìm thấy các tính năng hữu ích trong tương lai (48%). Kết quả này là như nhau giữa độ tuổi và khung thu nhập. Kết quả chỉ ra, 35% khách hàng vẫn trung thành với dịch vụ ngân hàng hiện tại, chờ đợi các tính năng cải tiến và có mức độ sẵn sàng tương đối thấp đối với thanh toán cho dịch vụ trả phí theo cả hai mô hình thanh toán một lần và mô hình thuê bao subscriptions.Tuy nhiên, những Challenger Banks đã nhanh chóng nắm bắt tâm lý khách hàng đối với chương trình quà tặng bằng cách tung ra các

Tăng trưởng doanh thu từ Ngân hàng số: Cơ hội lớn từ đại dịch

COVID-19 đã thúc đẩy các ngân hàng phải chuyển hướng, tập trung vào trải nghiệm người dùng, khả năng sinh lời và cân đối tài chính. Sự thay đổi nhu cầu khách hàng và những thách thức đối với giao dịch ký quỹ đã thúc đẩy quá trình số hóa các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm của các ngân hàng. COVID-19 thay đổi bối cảnh ngành Ngân hàng Đại dịch COVID-19 đang thay đổi bối cảnh ngành ngân hàng, buộc các ngân hàng đối diện với áp lực phải chủ động đổi mới và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của mình. Khách hàng từ mọi lứa tuổi và mọi mức thu nhập chưa bao giờ sẵn sàng với ngân hàng số như hiện tại khi nhu cầu đăng ký các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng số đang tăng đáng từ sau thời điểm dịch bệnh bùng phát. Hơn bao giờ hết, chuyển đổi số là lựa chọn sống còn để nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa chi phí của các ngân hàng.  Định hình các dịch vụ số hấp dẫn với nền kinh tế bền vững và các chiến lược kinh doanh đúng đắn là một thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng lớn trong nước và khu vực. Làm thế nào để các ngân hàng có thể định hình mô hình kinh doanh ngân hàng số nhằm thu hút khách hàng và có lợi nhuận dài hạn? Dưới đây là một số mô hình kinh doanh điển hình của những ngân hàng số thành công, cũng như những xu hướng trong nhu cầu của khách hàng đối với hệ sinh thái dịch vụ mới mẻ này. 77% CEOs nói rằng hành trình Chuyển đổi số của công ty họ đã được tăng tốc đáng kể, kể từ COVID-19. Bối cảnh ngân hàng số toàn cầu với nhiều biến động Bối cảnh ngành ngân hàng đang thay đổi, với sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp Fintech  và các công ty công nghệ lớn mở rộng hoạt động sang các dịch vụ tài chính. Điều này tạo ra những thách thức không nhỏ đối với những ngân hàng truyền thống. Tại thị trường Hoa Kỳ, những ngân hàng quốc tế như N26, đang phải tích cực nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách cung cấp tới khách hàng các dịch vụ khác biệt. Trong khi đó, những ngân hàng nội địa như Varo cũng đang phải mở rộng danh mục dịch vụ của mình để cung cấp hệ thống dịch vụ ngân hàng số ngày càng phong phú theo nhu cầu khách hàng.  Các công ty công nghệ hàng đầu như Google và Apple đã gia nhập cuộc chơi tài chính số với mục tiêu chiếm được lòng  khách hàng thông qua các sản phẩm và trải nghiệm dịch vụ tài chính hấp dẫn. Nhu cầu chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, cùng với sự thúc đẩy từ những ảnh hưởng do COVID-19 gây ra, đã đưa nhiệm vụ phát triển ngân hàng số lên vị trí hàng đầu trong kế hoạch phát triển của các ngân hàng truyền thống.  Đại dịch bắt đầu đã khiến khách hàng ở mọi phân khúc có xu hướng chuyển sang các dịch vụ ngân hàng số để hạn chế tối đa tiếp xúc vật lý. Tháng 5 năm 2020, PNC báo cáo doanh số bán hàng đã tăng từ 25% lên 75% nhờ sự gia tăng nhu cầu số, rút ngắn thời gian chuyển đổi sang các nền tảng số từ 10 năm xuống chỉ còn 60 ngày. Với các biện pháp giãn cách xã hội trong  giai đoạn dịch bệnh, việc áp dụng ngân hàng số đang tăng tốc trên mọi phân khúc khách hàng, không dừng lại ở tệp khách hàng thông thạo kỹ năng số như Millennials và Gen Z, mà còn tấn công mạnh mẽ sang các thế hệ người dùng có độ tuổi lớn hơn. Thông thường, nếu sản phẩm vừa ra mắt có thể giành được sự quan tâm khách hàng càng nhanh càng tốt thì khả năng tồn tại của mô hình kinh doanh đó sẽ càng thuận lợi. Nhu cầu của khách hàng về trải nghiệm xuyên suốt và ổn định thường đòi hỏi những công nghệ chuyển đổi số tốn kém.  Ngoài ra, kỳ vọng đáp ứng nhanh chóng những nhu cầu của khách hàng có thể khiến các ngân hàng đưa ra những quyết định vội vàng, thiếu tầm nhìn dài hạn. Xây dựng một kế hoạch phát triển ngân hàng số hấp dẫn và khả thi, với mục tiêu rõ ràng qua từng giai đoạn sẽ là cách giúp các ngân hàng thành công bền vững. Làm thế nào để chiến thắng trên không gian số? Sự xuất hiện của những “người chơi” mới trên thị trường đang phá vỡ bối cảnh ngân hàng bằng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số hấp dẫn – “Challenger Banks” – đang gây áp lực lên lợi nhuận của những ngân hàng truyền thống, thông qua việc thu hút khách hàng nhanh chóng và các dịch vụ đa dạng, cạnh tranh.  Challenger banks là những ngân hàng hoạt động chủ yếu trên môi trường trực tuyến, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ tài chính được thực hiện thông qua các trang web hoặc ứng dụng di động, cắt giảm các hoạt động bàn giấy và đơn giản hóa quy trình làm việc. Challenger bank cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng truyền thống lâu đời.  Phân tích các mô hình kinh doanh của hơn 100 Challenger banks đã chỉ ra ba giai đoạn trong chiến lược tăng doanh thu của họ như sau: Giai đoạn 1: Thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu *Lượng khách hàng và tiền gửi của các Challenger Banks có xu hướng tăng trưởng vượt bậc. Theo dự đoán, năm 2025

Neo Bank – Tái định hình ngành Tài chính – Ngân hàng

Neobanking Virtual Banking BG.bk

Neo Bank ngày càng trở thành một từ khóa phổ biến trong thế giới Fintech tại thị trường Mỹ, châu Âu và tạo tiếng vang lớn tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới, Ấn Độ. Trong nhiều năm, các ngân hàng đã phải vật lộn để đáp ứng những nhu cầu từ doanh nghiệp.  Các cơ quan quản lý trên toàn cầu đã và đang hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng để cung cấp những trải nghiệm ngân hàng xuyên suốt. Những sáng kiến của sự hợp tác này đã dẫn đến đến sự xuất hiện của các “Neo Banks”. Neo Banks – Từ góc nhìn toàn cầu Khi nói đến ngân hàng số, Anh quốc đang là quốc gia dẫn đầu. Những ngân hàng số đầu tiên tại đây được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của những “gã khổng lồ” công nghệ  trong bong bóng Dotcom vào cuối những năm 90. Điều giúp họ có lợi thế dẫn đầu trong xây dựng ngân hàng số đến từ sự ra đời của các quy định, tiêu chuẩn chung cho ngành ngân hàng thuộc khối Liên minh châu Âu. Từ đây, hệ thống Neo Banks ở Anh đã nhanh chóng phát triển đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong khi vẫn đảm bảo được tính tuân thủ pháp lý nghiêm ngặt. Các Neo Banks đầu tiên xuất hiện tại châu Âu bao gồm Revolut, N26, Starling Bank, Monzo, Atom Bank và Tandem. Theo báo cáo ngân hàng số của Accenture, trong vài năm qua, các Neo Banks đã tăng gần gấp ba lượng khách hàng sử dụng, từ 7,7 triệu khách hàng vào năm 2018 lên hơn 20 triệu chỉ sau 2 năm. Tốc độ tăng trưởng của các Neo Banks lên đến 150% vượt xa so với tốc độ tăng trưởng của các Challenger banks (25%) và ngân hàng truyền thống (1%). Số hóa thông qua mối quan hệ hợp tác Trên khắp thế giới, số hoá là xu hướng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt đối với lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng hiện đang thúc đẩy hoạt động hợp tác với các tổ chức Fintech nhằm khám phá và cung cấp những tính năng hoàn toàn mới tới khách hàng. Dưới đây là 03 cách thức hợp tác phổ biến: Tại sao những quan hệ đối tác lại cần thiết với các ngân hàng? Với những quan hệ đối tác này, khách hàng và doanh nghiệp sẽ có quyền tiếp cận với nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính được cá nhân hóa nhiều hơn – từ giao dịch, thanh toán, đến tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm. Dưới đây là một số thách thức mà các tổ chức tài chính trên toàn thế giới đang nỗ lực giải quyết bằng cách hợp tác với các công ty Fintech: Hợp tác và phát triển bền vững Từ lâu, các Neo Banks đã hợp tác với các ngân hàng Fintech hay Neo Banks khác để mở rộng bộ sản phẩm – dịch vụ cho khách hàng với chi phí được giảm tối thiểu. Họ đã đặt cược vào những mối quan hệ đối tác như vậy với tầm nhìn xây dựng một thị trường dịch vụ tập trung vào các hoạt động ngân hàng. Do các tiêu chuẩn về Ngân hàng Mở của Anh quốc và Chi thị thanh toán PSD2 của Liên minh Châu Âu hiện đã có hiệu lực, nên rất nhiều challenger banks tích cực tìm kiếm quan hệ đối tác với Fintech. Trên thực tế, Starling Bank, một challenger bank có trụ sở tại Anh, đã hợp tác với 25 công ty khởi nghiệp Fintech để ra mắt cổng Open API vào năm 2019. Tái định hình ngành Tài chính – Ngân hàng Sự xuất hiện của các Neo Banks đã định hình lại toàn bộ bối cảnh ngân hàng bằng nhiều dịch vụ tài chính số độc đáo, sáng tạo và thực tế: Neo Banks – Không chỉ là tái định hình ngành Tài chính – ngân hàng Với cơ sở người dùng ước tính khoảng 39 triệu người dùng trên toàn cầu và số lượng cơ hội hấp dẫn ngày càng gia tăng, định giá của các Neo Banks đã tăng vọt. Dự tính, trong 5 năm tới, bối cảnh ngân hàng trên toàn cầu sẽ chứng kiến ​​sự ra đời của hàng loạt Neo Banks và rất nhiều dịch vụ tài chính mới. Một số xu hướng chính sẽ hình thành ngành Neo Banks trong 5 năm tới: Trong tương lai gần, Neo Banks sẽ tiếp tục phát triển và ngày càng nhận được sự tin tưởng từ khách hàng. Hiện nay, với sự bùng nổ của đại dịch COVID-19, việc xây dựng các dịch vụ ngân hàng số đã có sự gia tăng đáng kể. Neo Banks đã và đang cung cấp giải pháp sáng tạo trên mặt trận này, nâng cao vị thế ngân hàng truyền thống, tối thiểu chi phí cho cả ngân hàng – khách hàng – bên thứ 3, và tăng trải nghiệm người dùng. Nguồn: https://medium.com/bankopen/how-neo-banking-has-changed-the-banking-space-for-better-bc4b9c9f2a13 Xem thêm những bài viết cùng chủ đề: Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn trong giao dịch và thanh toán điện tử Giải pháp xác thực và ký số trên nền tảng di động trong giao dịch điện tử ngành ngân hàng Nếu bạn là một khách hàng khối Tài chính – Ngân hàng? Hay một technician luôn yêu thích công nghệ và có những mong muốn được trao đổi, chia sẻ về những chuyển biến mới nhất của Ngân hàng Mở tại Việt Nam và trên thế giới? Open Banking Magazine số đầu tiên do đội ngũ chuyên gia từ SAVIS lên ý tưởng đã chính thức được xuất bản theo dạng online, đón đọc tại: 

Open Banking – Nhân tố thay đổi cuộc chơi ngành Ngân hàng

Open Banking

Ngân hàng mở (Open Banking) – Cuộc cách mạng đang diễn ra trên khắp thế giới và sẽ là nhân tố thay đổi cuộc chơi ngành Ngân hàng, đem đến sự linh hoạt, thông minh cho các hoạt động tài chính, thân thiện hơn với khách hàng thế hệ Millennials và thế hệ Z – thế hệ hiện tại và tương lai của tiêu dùng thế giới. Cùng với đó, ứng dụng giao diện lập trình mở Open API cũng đang là từ khóa hot được giới công nghệ, hoạch định chính sách Tài chính – Ngân hàng đặc biệt quan tâm. API, Open API là gì? Theo Daniel Jacobson, Greg Brail và Dan Woods trong cuốn sách “A Strategy Guide: Creating Channels with Application Programming Interface”, API được hiểu là “phương thức để các ứng dụng trên nhiều máy tính khác nhau sử dụng cùng một ngôn ngữ trong việc trao đổi dữ liệu qua hạ tầng mạng”. Với API, các tổ chức, doanh nghiệp không phải lãng phí thời gian và tài nguyên để tìm phương pháp tích hợp, kết nối riêng lẻ. Thay vào đó, các ứng dụng có chung một ngôn ngữ để chia sẻ, kết nối và trao đổi dữ liệu liên thông.  Theo tổ chức McKinsey, API được chia làm 3 dạng: API nội bộ được sử dụng trong khuôn khổ của doanh nghiệp, tổ chức; API đối tác để trao đổi dữ liệu với những đối tác quan trọng nhằm đẩy mạnh kết nối, và API công khai – còn gọi là API mở là giao thức được dùng để chia sẻ dữ liệu hoặc tính năng với các bên thứ ba.  Open API là một tiêu chuẩn mới, còn được biết với tên Restful API. Chúng cho phép người dùng tích hợp ứng dụng thông qua nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau, bao gồm cả những ngôn ngữ lập trình trong quá khứ – đã bị lãng quên bởi các nhà lập trình và kỹ sư phần mềm. Các ngôn ngữ lập trình cũ rất khó để tích hợp bởi các API thường không tồn tại vào thời điểm đó. Với Open API có khả năng xử lý những ngôn ngữ lập trình đã lỗi thời đó, người dùng sẽ giảm tối đa các rào cản và rủi ro mất dữ liệu từ các ứng dụng không còn được hỗ trợ. Open Banking – Ngân hàng mở là gì? Cũng theo McKinsey, Ngân hàng mở (Open Banking) là một mô hình thống nhất cho phép chia sẻ dữ liệu tài chính giữa hai hoặc nhiều bên thứ ba thông qua API. Ngân hàng mở tạo ra cơ hội để hình thành các dịch vụ tài chính và phi tài chính tích hợp đa dạng. Người dùng có thể tiếp cận với nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính liên thông trực tiếp với cơ sở dữ liệu tài chính của các ngân hàng. Trên lý thuyết, ngân hàng mở cho phép kết nối không giới hạn các nhà cung cấp sản phẩm – dịch vụ với hệ thống tài chính truyền thống. Sự ra đời các bộ luật về Ngân hàng mở – Open Banking Những lợi ích của mô hình Ngân hàng mở đã thúc giục các Chính phủ cho ra đời những tiêu chuẩn và các quy định liên quan. Cụ thể, PSD2 – Chỉ thị về thanh toán điện tử sửa đổi của liên minh Châu Âu bao gồm các điều khoản, quy định giúp định hình vai trò, trách nhiệm cũng như hoạt động của Ngân hàng mở.  Những quy định về Ngân hàng mở này là động cơ để thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tạo điều kiện để các tổ chức – doanh nghiệp ngoài ngân hàng tham gia vào sân chơi tài chính. Các chuyên gia dự đoán số lượng người dùng tham gia vào hệ sinh thái Ngân hàng mở sẽ vượt 40 triệu người cuối năm 2021, với lưu lượng giao dịch vượt ngưỡng 9 tỷ USD trước năm 2024. Phá vỡ thế bị động của Ngân hàng với Ngân hàng mở – Open Banking Cụm từ “ngân hàng mở” đã được sử dụng phổ biến trên các phương tiện truyền thông như một viễn cảnh thiên đường – nơi mà các ngân hàng và các tổ chức Fintech cùng hợp tác phát triển vì lợi ích chung của người sử dụng. Tuy nhiên, hệ sinh thái ngân hàng mở vẫn chỉ đang ở giai đoạn sơ khai, ngay cả tại Lục địa già – nơi khai sinh và phát triển công nghệ ngân hàng mở mạnh mẽ nhất. Thực tế cho thấy, giai đoạn hiện tại của ngân hàng mở tại châu Âu được thúc đẩy bởi quy định pháp luật, chưa phải vì lợi ích sản phẩm. Các ngân hàng buộc phải cung cấp Open API theo lộ trình chuyển đổi đặt ra bởi quy định PSD2 thay vì một động lực mạnh mẽ vì lợi ích chung của thị trường. Tại Châu Âu, PSD2 định hình rõ hai vai trò mới: Nhà cung cấp dịch vụ quản lý thông tin tài khoản (Account Information Service Providers – AISP) và Nhà cung cấp dịch vụ khởi tạo thanh toán (PISP). Các ngân hàng truyền thống phải cho phép những Nhà cung cấp dịch vụ nói trên truy cập dữ liệu tài chính của khách hàng và thực hiện ủy nhiệm chi. Mặc dù PSD2 ra đời với mục đích cải thiện sự minh bạch và tạo sân chơi mới cho những tổ chức, doanh nghiệp phi Ngân hàng, những quy định mới này cũng mang tới nhiều mặt trái: Mặc dù các quy định về pháp lý là đòn bẩy cần thiết, lợi ích kinh tế mới là thông điệp then chốt để mở ra sự phát triển, cạnh tranh về chất lượng API. Chẳng hạn như Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) đang đẩy

6 lý do thúc đẩy các ngân hàng phát triển Ngân hàng Mở – Open Banking

6 lisdo thúc đẩy Ngân hàng Mở - Open Banking

Open Banking – Cuộc cách mạng trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng  Open Banking là một mô hình cho phép các công ty dịch vụ tài chính từ bên thứ 3 truy cập vào dữ liệu ngân hàng của người dùng thông qua việc sử dụng API. Mục tiêu lớn nhất là trao cho người dùng quyền lựa chọn, khả năng đánh giá, cho phép họ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính từ bên thứ 3 một cách an toàn, dựa trên dữ liệu và các tính năng ngân hàng cung cấp. Với sự ra đời của Chỉ thị thanh toán điện tử lần hai của Liên minh Châu Âu (PSD2), nhiều ngân hàng hiện bắt buộc phải “mở cửa” cho phép các bên thứ ba quyền truy cập vào dữ liệu của khách hàng. Thực tế, có rất nhiều lý do cho thấy nhờ Open Banking, các ngân hàng hiện nay nhận được những ưu đãi tài chính hấp dẫn. Dưới đây là 6 lý do cho những chuyển biến tích cực này: 1. Những bộ luật, quy định mới Đương nhiên, lý do chính mà các ngân hàng hiện đang triển khai thực hiện Open Banking là để đảm bảo tuân thủ theo các quy định của cơ quan quản lý nhà nước, PSD2 là một ví dụ điển hình. Những quy định này yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện chia sẻ các dữ liệu khách hàng với các bên thứ ba (X2SA – Access to account). Tương tự, Hongkong đã ban hành khung kiến trúc Hongkong Open API Framework, Australia ban hành Quyền dữ liệu người dùng (CDR Act). Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng đã đưa ra những khuyến nghị và quy định đối với hoạt động chia sẻ dữ liệu tài chính, bất chấp nền kinh tế thị trường tự do của nước này. 2. Khả năng thích ứng mạnh mẽ Một trong những thách thức lớn nhất của Open Banking là có thể cung cấp tính năng chia sẻ dữ liệu bảo mật, nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy, rất nhiều ngân hàng hiện nay đang cố gắng thiết kế lại toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở dữ liệu theo cấu trúc Microservices dựa trên API với mục đích truy cập vào dữ liệu dễ dàng hơn. Vì thế, nắm bắt nhanh chóng xu hướng, nhu cầu số vừa là nhu cầu vừa là lợi ích của Ngân hàng Mở. Khả năng thích ứng, chuyển đổi mạnh mẽ, đồng nghĩa với lợi ích sẽ gia tăng. Ngân hàng Mở không chỉ tăng cường tính bảo mật và tốc độ chuyển đổi, mà còn hỗ trợ các ngân hàng truy cập dữ liệu dễ dàng hơn và từ đó có thể xây dựng những giao diện, ứng dụng phù hợp nhất với trải nghiệm người dùng tuyệt vời. 3. Phát triển API cao cấp Một lợi ích đặc biệt thú vị của Open Banking là nó giúp tạo ra các sản phẩm API mới. Ví dụ, đối với Ngân hàng Phần Lan Nordea, với bàn đạp là những lợi ích từ Open Banking, họ đã tạo ra các API ngân hàng trả phí cho khách hàng doanh nghiệp. Những dịch vụ thanh toán, báo cáo tài chính, công cụ phong phú từ nước ngoài, những sản phẩm API cao cấp này hiện còn mang tính đáp ứng vượt xa so với những gì được pháp luật hiện hành quy định. 4. Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu cao nhất Open Banking mang tới những thay đổi tích cực đối các dịch vụ tài chính: sự tự do, linh hoạt, đông về số lượng và rộng trong phạm vi hoạt động. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói chung nhưng cũng là tín hiệu tiêu cực đối với các ngân hàng truyền thống nói riêng, do theo quy định, các ngân hàng này buộc phải cho phép các tổ chức bên thứ ba tận dụng dữ liệu người dùng, việc mà trước đây là lợi ích độc quyền của hệ thống ngân hàng truyền thống. Tuy nhiên, các ngân hàng cần hiểu rằng, thay đổi là xu thế tất yếu với mục đích là cải thiện trải nghiệm người dùng và giữ chân khách hàng. Câu nói “thủy triều dâng sẽ đưa tất cả thuyền ra khơi” rất đúng trong bối cảnh này. Các bên cùng hợp tác, tích hợp, chia sẻ và tận dụng cơ hội sẽ mang tới hệ sinh thái giải pháp phong phú và đa dạng hơn, hiệu quả hơn cho khách hàng. 5. Mở ra xu hướng đồng hành – hợp tác – cùng phát triển Như đã biết, Open Banking được thiết kế với mục đích hỗ trợ tối đa các bên thứ ba có quyền truy cập vào dữ liệu tài chính khi nhận được sự đồng ý từ khách hàng.  Nếu các Ngân hàng Mở phát triển đến mức độ cao, họ hoàn toàn có thể nhận được rất nhiều lợi ích từ các bên thứ ba. Ví dụ, các ngân hàng có thể cung cấp các tính năng bổ sung, hỗ trợ chuyên sâu, hoặc thậm chí là hợp tác cùng phát triển với bất cứ bên thứ ba nào nếu có nhu cầu. Đổi lại, các bên thứ ba này mang lại cho các ngân hàng những lợi ích phi tiền mặt khác nhau, chẳng hạn như chức năng mở rộng cho ngân hàng và hoạt động truyền thông chéo. Bằng việc thiết lập những mối quan hệ hợp tác với các công ty dịch vụ tài chính bên thứ ba, các ngân hàng có thể phát triển những ý tưởng hợp tác độc đáo, thúc đẩy sử dụng các chiến lược marketing sáng tạo và phù hợp, nhờ đó giành được ưu ái và cơ hội từ các khách hàng mới tiềm

Mô hình Ngân hàng Mở – Open Banking hiện đại – cuộc đua tới vị trí dẫn đầu

SAVIS DX Open Banking - Giải pháp ngân hàng mở

Hành trình chuyển đổi sang Ngân hàng Mở đang ngày càng chứng minh được tính tích cực cũng như những ảnh hưởng sâu rộng trong ngành ngân hàng nói chung, tăng trải nghiệm khách hàng nói riêng trên thị trường. Những ngân hàng như: BBVA, Deutsche Bank, Ngân hàng Nhà nước Ai Cập, DBS và bunq, hiện là những ngân hàng đi đầu trong chuyển đổi cũng như cung cấp các công cụ và nền tảng cho Ngân hàng Mở. Ngân hàng Mở, hiện hướng tới việc cho phép các nhà cung cấp dịch vụ từ bên thứ 3 truy cập vào các dữ liệu tài chính bảo mật của người tiêu dùng ngân hàng trong tương lai. Các tổ chức khởi nghiệp công nghệ với khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ, những bên thứ 3 này có thể truy cập dữ liệu ngân hàng theo cách an toàn và bảo mật, với thời gian thực được lưu lại thông qua mã hoá dữ liệu duy nhất, còn được biết tới với giao diện lập trình ứng dụng (APIs).  Trong tương lai, Ngân hàng Mở đóng vai trò là quy tắc cho phép các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba truy cập vào dữ liệu tài chính của người dùng. Bên thứ ba, thường là các startups công nghệ với hệ dịch vụ mới mẻ và đột phá, nay có thể truy cập một cách an toàn vào dữ liệu tài chính của người dùng, theo thời gian thực – thông qua những đoạn mã, được biết đến với tên gọi Giao diện lập trình ứng dụng (APIs). Nhờ có những lợi ích từ Ngân hàng Mở, trải nghiệm khách hàng ngày càng được nâng cao và chú trọng.  Từ đó, người dùng hoàn toàn có thể quản lý và giám sát những tài khoản ngân hàng của mình, trong khi các ngân hàng và bên thứ 3 có thể sử dụng dữ liệu về giao dịch tài chính để tối ưu hóa dịch vụ và thông điệp truyền thông phù hợp với từng khách hàng. Tại Amsterdam (Hà Lan), Innopay là một doanh nghiệp tư vấn chuyên sâu về các giao dịch điện tử, về định dạng điện tử, chia sẻ dữ liệu và Ngân hàng Mở. Hệ thống Giám sát Ngân hàng Mở (OBM) của Innopay, tận dụng kinh nghiệm chuyên sâu cùng mạng lưới khách hàng toàn cầu, đã công bố những  phương thức áp dụng Ngân hàng Mở hiệu quả nhất, sau nửa năm tổng hợp phân tích. Ở những giai đoạn khác nhau của hành trình chuyển đổi sang Ngân hàng Mở, hiện rất nhiều tổ chức tài chính mới chỉ đang ở những giai đoạn sơ khai, cung cấp quyền truy cập cho các công cụ lập trình và APIs, trong khi, cá bên khác đã và đang thành công trong việc phát triển chiến lược toàn diện và dài hơi với mục tiêu thiết lập cộng đồng Ngân hàng Mở. Dựa trên những tìm hiểu về quy trình và năng lực vận hành Ngân hàng Mở, Innopay đã chia các tổ chức nói trên theo 4 nhóm chính: (1) Bước đầu thực hiện; (2) Đổi mới chức năng; (3) Dẫn đầu về kinh nghiệm; và (4) Chuyên gia. Thực tế cho thấy, ngân hàng mở vẫn còn trong giai đoạn sơ khai do hầu hết các ngân hàng đều đang ở giai đoạn (1). Có thể nói, một số ngân hàng trên thế giới đang đạt được những đột phá khi khai thác những khía cạnh khác nhau từ hệ sinh thái Ngân hàng Mở. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang phát triển danh mục API toàn diện, tạo điều kiện phát triển hàng loạt hệ sinh thái chức năng Ngân hàng Mở. Dẫn đầu trong lĩnh vực này là Ngân hàng OCBC (Singapore), tiếp theo là Ngân hàng DBS và ICICI. Đồng thời, các ngân hàng khác đã thu thập lượng lớn tài liệu về API, cung cấp các thông tin cần thiết về cách thức triển khai và ứng dụng APIs. Ngân hàng Capital One (tại Mỹ) hiện đang là đơn vị dẫn đầu, tiếp theo là Ngân hàng ABN Amro và Ngân hàng Deutsche. Theo các nhà nghiên cứu, nhiều ngân hàng đã thể hiện xuất sắc trong việc phát triển và xây dựng sự gắn bó giữa các tổ chức trong cộng đồng ngân hàng Mở Ngân hàng Deutsche cũng nằm trong top 3, về lĩnh vực nói trên, sau bunq và trước BBVA. Bản báo cáo đã chỉ ra những ngân hàng hiện đã cung cấp bộ công cụ tối ưu và dễ dàng sử dụng theo nhu cầu của nhà phát triển. Về phương diện này, hiện Ngân hàng nhà nước Ai Cập đang dẫn đầu, tiếp theo sau đó là Ngân hàng Nordea (Phần Lan) và bunq. Như vậy, các ngân hàng tại Châu Âu và trên khắp thế giới đang nỗ lực cải thiện những liên kết trong chuỗi giá trị Ngân hàng Mở. Theo Innopay, bước tiếp theo này có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực ngân hàng toàn cầu, vì những tác động tích cực lên bối cảnh tài chính vốn nhiều thách thức và đầy biến động. “Theo quan điểm của chúng tôi, các ngân hàng đã triển khai chiến lược Ngân hàng Mở phù hợp sẽ tạo dựng được uy tín và chỗ đứng nhất định trong nền kinh tế dữ liệu – là bước đệm hướng tới các mô hình kinh doanh mới trong tương lai”,  Mounaim Cortet (Giám đốc cấp cao tại Innopay và đồng sáng lập Hệ thống Giám sát Ngân hàng Mở) nhận định. Xem thêm các bài viết cùng chủ đề: API Banking/Open API – “Làm quen” với Ngân hàng Mở Open Banking – Bước nhảy vọt từ đại dịch Covid-19 Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn trong giao dịch và thanh toán điện tử

API Banking/Open API – “Làm quen” với Ngân hàng Mở

API Banking/Open API - "Làm quen" với Ngân hàng Mở

Mỗi tiến bộ của công nghệ lại giảm tải thời gian và khoản đầu tư mà các tổ chức tài chính cần thực hiện. Giao diện lập trình ứng dụng, hay còn gọi là API, là một trong số những tiến bộ vượt bậc ấy. Thế giới tin rằng API là một phần không thể thiếu của cuộc cách mạng tự động hóa. Mặc dù công nghệ tương tự đã tồn tại cách đây mười năm, chúng ta đã thấy rằng Open API đã thay đổi cách các Ngân hàng đang phục vụ người dùng. Ngân hàng Mở (Open Banking), dựa trên khái niệm tương tự, là minh chứng rằng các Tổ chức Tài chính có thể cung cấp các dịch vụ mới, đầy sáng tạo cho khách hàng. Cách mạng Ngân hàng số: Xu hướng mới của ngành Công nghiệp Tài chính Hãng Deloitte cho rằng Ngân hàng Mở và API Banking đã mở ra một kỷ nguyên kỹ thuật số mới tốt đẹp hơn. Deloitte nhận thấy rằng các nước như Úc, Anh, và Liên minh Châu Âu đã đón nhận những tiến bộ công nghệ nói trên để cải tiến dịch vụ thanh toán cho người dùng. Hãng Iflexion ước tính, có tới 78% công dân trẻ của nước Mỹ sẽ sử dụng ngân hàng số. Vậy API là gì? API là một tổ hợp các giao thức và công cụ để xây dựng nên một ứng dụng, thực hiện một chức năng độc lập. Mục đích của API là để tạo ra một đầu mối đón nhận thông tin từ một ứng dụng khác hoặc chia sẻ thông tin ra ngoài. Các công cụ của API khi sử dụng cùng nhau được gọi là các thành phần (components). Người dùng có thể tích hợp các thành phần này với các ứng dụng sẵn có. Một số Ngân hàng lớn hiện nay đang sử dụng tới hơn 1000 ứng dụng khác nhau. Điều này tạo nên sự phức tạo vô cùng lớn để có thể chia sẻ dữ liệu, quản lý báo cáo hay điều phối thông tin. Trong vòng 10 năm vừa qua, con người đã nỗ lực để giảm tải các kho dữ liệu (data silos). Vì vậy, điều đó đã dẫn tới việc sử dụng API cũng như các ứng dụng tích hợp ngày càng rộng rãi. Các ứng dụng mới ngày nay có thể chia sẻ dữ liệu một cách tự động thông qua chuẩn Open API như Swagger. Đây thực sự là điều cứu cánh cho các doanh nghiệp đang nắm quá nhiều ứng dụng và hoạt động phân tán. Người dùng có thể kiểm soát các loại hình thông tin cần chia sẻ cũng như thành phần gửi. Chỉ cần một API để thực hiện điều này và kiến tạo các kết nối tương ứng. Đầu nối API (API Connector) là gì? Đầu nối API đóng vai trò như một biện pháp đảm bảo an ninh và chuyển tiếp thông tin. Nếu không có API, dữ liệu sẽ được lưu trữ trong một khu vực nhất định (container) hoặc một cơ sở dữ liệu mà không có khả năng chia sẻ an toàn với những ứng dụng khác. Một trong những rủi ro lớn đối với hệ thống thông tin đến từ các vi phạm chính sách bảo mật, khiến doanh nghiệp dễ bị tin tặc tấn công. Khi người dùng bổ sung giao diện lập trình ứng dụng, công tác bảo mật và tích hợp được chuẩn hóa .Người dùng cũng có thể sử dụng nhiều giao diện lập trình để thêm vào các lớp bảo mật cho dữ liệu. Hãy thử tưởng tượng khi tích hợp Gmail, LinkedIn và Office 365: người dùng có thể chia sẻ thông tin giữa các ứng dụng, dù các chương trình này hoàn toàn khác nhau. API cho phép người dùng trao đổi dữ liệu nhanh chóng và tiết kiệm đáng kể thời gian. Các API nội bộ được tạo cho người dùng nội bộ và các thành phần số hóa khác. Chúng cho phép cho phép người dùng trao đổi dữ liệu một cách an toàn giữa các ứng dụng cấp thấp, giữa đồng nghiệp và các phòng ban. Thông thường, chúng có thể được tùy chỉnh cho nhu cầu kinh doanh cá nhân. Các công ty phần mềm như Virtus Flow còn tạo ra các API nội bộ để tối ưu hóa khả năng chia sẻ dữ liệu quan trọng trên nền tảng của họ. Các API đối tác được tạo cho các doanh nghiệp mà người dùng cộng tác. Họ được gọi là các đối tác bên ngoài vì về cơ bản, họ không thuộc danh sách người dùng trong công ty. Tuy nhiên, các API này không công khai và có nhiều hạn chế giúp giảm nguy cơ mất an toàn dữ liệu. Người dùng có thể quyết định loại dữ liệu được chia sẻ để cài đặt API cho phù hợp. Các API công cộng là loại API mà bất cứ ai cũng có thể truy cập, thông qua tài khoản xác thực bằng mật khẩu. Một ví dụ cơ bản là màn hình đăng nhập bằng Facebook hoặc đăng nhập bằng Google trên các website điện tử. API đó sẽ chuyển hướng người dùng sang cửa sổ đăng nhập của Facebook hoặc Google. Các trang điện tử tài chính như Paypal cũng cho phép loại hình đăng nhập nói trên. Một điểm bất lợi của phương thức này là mức độ bảo mật không được cao, tuy nhiên người dùng lại có được sự tiện lợi. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng tích hợp các API công cộng vào nền tảng số của họ. Open API là gì? Open API là một tiêu chuẩn mới, còn được biết với tên Restful API. Chúng cho phép người dùng tích hợp ứng dụng thông qua nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau, bao

Liên hệ với chúng tôi