SAVIS và Konsentus thúc đẩy ngân hàng mở tại Việt Nam

SAVIS và Konsentus thúc đẩy ngân hàng mở tại Việt Nam

Hà Nội & Luân Đôn, 8 tháng 3 năm 2024: SAVIS và Konsentus hợp tác xây dựng hệ sinh thái ngân hàng mở tại Việt Nam. Đồng hành cùng định hướng phát triển nền kinh tế số, xã hội số, công dân số dựa trên nền tảng công nghệ cao đến năm 2030 của Chính phủ, SAVIS GROUP, một trong những nhà cung cấp nền tảng, giải pháp chuyển đổi số và dịch vụ công nghệ tài chính số hàng đầu Việt Nam, đã hợp tác với Konsentus, thương hiệu toàn cầu về dịch vụ tư vấn ngân hàng mở – Open Banking và cơ sở hạ tầng tin cậy, để cùng nhau xây dựng nguyên tắc hoạt động và mô hình dịch vụ, khung pháp lý cho ngân hàng mở tại thị trường Việt Nam. Cụ thể, kết quả của sự cộng tác giữa Konsentus và SAVIS bao gồm: Bộ tiêu chuẩn và đặc tả kỹ thuật này sẽ cung cấp nền tảng cho ngân hàng mở tại Việt Nam và cho phép thị trường mở rộng hệ sinh thái theo hướng chia sẻ dữ liệu mở. Điều này sẽ góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu thị trường Ngân hàng – Tài chính mở trong khu vực. Konsentus, đơn vị cố vấn cho các ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý và cơ quan phát triển thị trường, tạo uy tín trên toàn thế giới bởi đã hỗ trợ về chuyên môn, giúp các thị trường này định hình hướng đi tương lai của tài chính mở. Konsentus, với kinh nghiệm quốc tế và sự am hiểu địa phương đã giúp mỗi quốc gia đẩy mạnh khả năng tiếp cận, tăng sức cạnh tranh, phát huy tối đa ưu thế của công nghệ, sự đổi mới sáng tạo trong phát triển tài chính toàn diện. Trong khi đó, SAVIS cung cấp các sản phẩm, giải pháp, nền tảng và dịch vụ kỹ thuật số đáng tin cậy, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế trong các lĩnh vực từ Chính phủ số, Y tế, Giáo dục, Ngân hàng – Tài chính – Bảo hiểm, Truyền hình – Truyền thanh số, Viễn thông.  Ông Hoàng Nguyên Vân – Giám đốc Công nghệ của SAVIS GROUP chia sẻ: “Ngân hàng mở có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nó cung cấp cái nhìn toàn diện về tất cả dữ liệu tài chính cho khách hàng và cho phép doanh nghiệp tiếp cận nhiều loại dịch vụ tài chính hơn. Các ngân hàng hợp tác với các nhà cung cấp bên thứ ba để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Với hệ sinh thái ngân hàng mở, người tiêu dùng có thể thực hiện thanh toán trực tiếp cho người bán từ tài khoản ngân hàng của họ, loại bỏ sự ràng buộc của các giao dịch thẻ.  Konsentus là đối tác quan trọng trong việc tìm hiểu các thông lệ toàn cầu và xác định cấu trúc phù hợp cho thị trường Việt Nam. Chúng tôi chắc chắn rằng những gì chúng tôi cùng nhau thực hiện sẽ phù hợp với thị trường và sẽ giúp đất nước đạt được thành công trong tương lai.” Ông Jim Wadsworth, Phó Chủ tịch Phát triển Chiến lược Thị trường của Konsentus khẳng định: “Dấu ấn quốc tế và sự hiểu biết sâu sắc về hệ sinh thái ngân hàng mở toàn cầu giúp chúng tôi hợp lý hóa các quy trình và phát triển một khuôn khổ phù hợp với yêu cầu của thị trường Việt Nam. Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển nhưng 44% vẫn chưa có tài khoản ngân hàng và 70% vẫn sống ở vùng nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa. Ngân hàng mở có thể hỗ trợ tài chính toàn diện và chương trình chuyển đổi số rộng khắp. Konsentus mong muốn được hỗ trợ Việt Nam trên hành trình phát triển ngân hàng mở. Về SAVIS SAVIS Group là nhà cung cấp dịch vụ tin cậy dẫn đầu thị trường và là nằm trong TOP 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam, cung cấp Nền tảng – Dịch vụ – Giải pháp Chuyển đổi số, An toàn thông tin và Fintech. Với 20 năm kinh nghiệm, SAVIS là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế uy tín như Hội đồng Lưu trữ Quốc tế (ICA), Liên minh FIDO, Hiệp hội Ký số trên nền tảng đám mây (CSC) và Hiệp hội các nhà dịch vụ tin cậy tuân thủ các yêu cầu bảo mật theo quy định eIDAS – GO.eIDAS, Hiệp hội tiêu chuẩn Open Timestamp. SAVIS SAVIS sở hữu hệ thống giải pháp do đội ngũ công ty tự nghiên cứu và phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cơ quan nhà nước cũng như tiêu chuẩn bảo mật và chất lượng quốc tế. Về Konsentus Konsentus cung cấp các dịch vụ tư vấn và giải pháp công nghệ nhằm hỗ trợ triển khai hệ sinh thái tài chính mở cấp quốc gia. Các chuyên gia, cố vấn của Konsentus có năng lực được chứng nhận trong việc định hướng phát triển các hệ sinh thái phức tạp, với sự tham gia của nhiều bên liên quan và hiểu rõ các yêu cầu pháp lý và nhu cầu thị trường. Đồng thời, công nghệ cũng là một thế mạnh của Konsentus. Với hướng thiết kế dưới dạng mô-đun và khả năng mở rộng linh hoạt, các giải pháp của chúng tôi cho phép tùy chỉnh theo yêu cầu của mỗi thị trường, cho phép những người tham gia hệ sinh thái định danh lẫn nhau và tương tác liền mạch trong một môi trường an

SAVIS and Konsentus accelerate open banking in Vietnam

SAVIS and Konsentus accelerate open banking in Vietnam

Hanoi and London, 8 March 2024: SAVIS and Konsentus today announce that, together, they have created an operational structure for open banking in Vietnam. SAVIS, one of the country’s leading providers of digital capabilities, and a key supplier of technology services to the Vietnamese financial services community, engaged Konsentus, a global provider of open banking advisory services and trust infrastructure, to collaboratively create a legal and operational framework for open banking.   In support of the country’s vision to develop an advanced and high-quality connected digital society for all individuals by 2030, SAVIS sought support from Konsentus to create a framework for an innovative and cutting-edge open banking infrastructure to enable further growth and development. Konsentus has worked collaboratively with SAVIS to: This open banking framework will provide the foundational bedrock for open banking in Vietnam and will allow the market to take the next step towards an open data sharing ecosystem It puts the nation amongst other market leaders in the region. Konsentus, advisors to central banks, regulators, and market infrastructures, is renown internationally for providing expert support to help jurisdictions shape the future direction of open finance. They work with, and for, the local market to champion accessibility to financial services and drive competition, innovation and financial inclusion. SAVIS provides trusted digital products, solutions, platforms and services in strict compliance with Vietnamese and international standards. Their transformation solutions support all industry verticals ranging from government and healthcare to BFSI and telco.   Mr. Van Hoang Nguyen – CTO, SAVIS GROUP commented: “Open banking can enable economic growth and social development. It provides a comprehensive view of all financial data to customers and enables businesses to access a wider range of financial services. Banks cooperate with third-party providers to optimise the user experience when using financial products and services. With open banking ecosystem, consumers can execute direct payments to merchants from their bank accounts, eliminating the necessity for card-based transactions. Konsentus has been a crucial partner in understanding global best practice and defining the appropriate structure for the Vietnamese market. We are sure that what we’ve delivered together is tailored for the market and will set the country up for future success.” Jim Wadsworth, EVP Strategic Market Development, Konsentus added: “Our international footprint and in-depth understanding of global open banking ecosystems has enabled us to streamline processes and develop a framework tailored to local Vietnamese market requirements. Vietnam is a burgeoning economy but 44% are still unbanked and 70% still live in rural or remote areas. Open banking can support financial inclusion and the broader digital transformation agenda. Konsentus looks forward to supporting Vietnam on its open banking journey.” About SAVIS SAVIS Group is a top-ranked Trust Service Provider and one of the TOP 10 leading Information Technology enterprises in Vietnam providing Platforms – Services – Solutions for Digital Transformation, Information Security, Fintech. With twenty years of experience, SAVIS is an active member of numerous prestigious international organizations such as the International Archives Council (ICA), FIDO Alliance, Cloud Signature Consortium (CSC) and Trusted Service Providers Association that complies with eIDAS regulatory security requirements – GO.eIDAS. SAVIS possesses a host of DX Solutions researched and developed by the SAVIS’s Tech experts-team on the basis of modern technologies fully compliant with Vietnam State Authority requirements as well as the international security and quality standards. About Konsentus Konsentus provides specialist advisory services and technology solutions to support the national implementation of open finance ecosystems. Subject matter experts, Konsentus advisors have a proven track record in navigating complex, multi-stakeholder ecosystems and understanding individual regulatory and market requirements. Konsentus’ award-winning technology powers national open finance infrastructures. Modular and scalable by design, our solutions are tailored to individual market requirements, enabling ecosystem participants seamlessly to identify each other and interact within a safe and trusted environment. Founded in 2018, Konsentus is active across 37 markets and counts many of the largest global financial institutions as clients. Konsentus is ISO 27001 certified. About Konsentus and SAVIS Experts Mr. Jim Wadsworth: EVP, Strategic Market Development Jim Wadsworth leads the expansion of Konsentus’ award-winning technology solutions and advisory services into international markets.  Jim has more than 20 years of experience in the payments industry, and he has been at the forefront of the global Open Banking movement since 2018.  He started Mastercard’s journey into Open Banking, including playing a major role in their acquisitions of Finicity in the US and Aiia in Europe. Prior to his Open Banking role at Mastercard, he led the Vocalink UK product team, as part of which he established the group which created some cutting-edge anti-financial crime solutions.   Earlier in his career, Jim created, built and managed progressive and innovative payments products and services at major brands such as Vodafone, JP Morgan and Barclaycard. Mr. Van Nguyen Hoang, CTO, SAVIS GROUP Mr. Van Nguyen Hoang is a digital transformation expert with more than 20 years of experience in the field of information technology, holding many important positions such as Technology Director, Chief Architect, Director of large-scale digital transformation projects in the fields of Digital Government, Digital Enterprise, Finance – Digital Banking, Television and Digital Media, Smart Healthcare, Education,… He had worked for 13 years at FPT Corporation, once held the position of Deputy General Director of FPT Information System. After that, he held the position of Sales Director for Public Sectors, Telecommunications and Healthcare at HP Vietnam. Currently, he holds the position of Chairman of the Board of Directors and CTO of SAVIS GROUP.

Chuyển đổi số báo chí, xuất bản: Tập trung vào dữ liệu và cá nhân hóa người dùng 

Chuyển đổi số và ứng dụng chữ ký số từ xa trong Giáo dục  

Vừa qua, tại Hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi số các cơ quan báo chí, xuất bản”, ông Hoàng Nguyên Vân – Phó Viện trưởng Viện sáng tạo và chuyển đổi số, Chủ tịch HĐQT SAVIS GROUP đã có những chia sẻ về chuyển đổi số và tương lai kinh doanh báo chí.  Hội thảo với chủ đề Công nghệ số cho hoạt động báo chí, truyền thông và xuất bản trong xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, do Liên Hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) chủ trì với sự phối hợp của Viện sáng tạo và Chuyển đổi số. Đây là cơ hội để các cơ quan báo chí nhìn nhận các chuyển biến trong xu hướng chuyển đổi số của ngành, đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số.  Là chuyên gia công nghệ và hơn 20 năm kinh nghiệm xây dựng hệ thống thông tin cho các cơ quan báo chí, truyền hình quốc gia, ông Hoàng Nguyên Vân – Phó Viện trưởng Viện sáng tạo và chuyển đổi số, Chủ tịch HĐQT SAVIS GROUP đã đưa ra góc nhìn Chuyển đổi số và tương lai kinh doanh báo chí.  Theo ông, với sự phát triển của social media, mô hình kinh doanh báo chí truyền thống hiện nay phải đối mặt với nhiều thách thức khi tỉ lệ mua subcriptions báo chí thấp, doanh thu quảng cáo giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, xu hướng chuyển đổi doanh thu từ quảng cáo sang subcriptions đã rất rõ nét.  Do đó, cơ quan báo chí, xuất bản cần tập trung phát triển thế mạnh cốt lõi, tăng cường khả năng thích ứng linh hoạt và xây dựng mô hình kinh doanh mới. Bên cạnh ứng dụng công nghệ 4.0 như Big Data, AI,… thì các cơ quan báo chí cần tập trung vào dữ liệu và cá nhân hoá người dùng.  Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo mô hình kinh doanh mới dựa trên phân tích dữ liệu người dùng để phân phối nội dung quảng cáo đến đúng đối tượng, đúng thời điểm, đồng thời mở rộng thị trường, tận dụng thế mạnh của các bên như OTT, social media, nhà phân phối bên thứ ba,…  “Khi tập trung vào dữ liệu và cá nhân hóa, cơ quan báo chí sẽ phân phối nội dung hiệu quả và nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng lượng tiếp cận, và đem tới sự hài lòng và trung thành từ phía độc giả, từ đó tăng doanh thu“, ông Hoàng Nguyên Vân khẳng định.  Hiện tại, SAVIS là công ty công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực báo chí truyền thông. Công ty cung cấp hệ giải pháp toà soạn hội tụ, bao gồm các giải pháp được liên thông, kết nối với nhau tạo thành một hệ sinh thái thống nhất. Các giải pháp tiêu biểu như:  Hy vọng những chia sẻ tại hội thảo sẽ giúp các nhà báo, phóng viên cũng như cơ quan báo chí, xuất bản hiểu đúng về chuyển đổi số toàn diện, từ đó có định hướng mới để thúc đẩy chuyển đổi số đang là nhu cầu sống còn hiện nay. 

Chữ ký điện tử và chữ ký số: Những điểm khác biệt cần lưu ý  

chu ky dien tu chu ky so savis

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, chữ ký điện tử và chữ ký số đang ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, doanh nghiệp vẫn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Vậy thực chất hai khái niệm này khác nhau như thế nào? Cùng SAVIS tìm lời giải qua bài viết này nhé!  Chữ ký điện tử là gì?  Theo Khoản 11, Điều 3 của Luật Giao dịch điện tử ban hành năm 2023, chữ ký điện tử (Electronic Signature) được quy định như sau:    “Chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu.”  Hiểu đơn giản, chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video…) nhằm mục đích xác minh thông tin của người sở hữu dữ liệu, đồng thời xác nhận sự thỏa thuận của người này với văn bản đã ký trong các giao dịch điện tử. Hay nói cách khác, trên môi trường điện tử, bất kỳ dạng thông tin nào được sử dụng để nhận biết một con người đều được coi là chữ ký điện tử.  Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử  Chữ ký điện tử phải đảm bảo giá trị pháp lý thì mới đủ điều kiện để ký kết các giao dịch điện tử. Theo Điều 25, Luật giao dịch điện tử sửa đổi 2023, chữ ký điện tử được xem là có giá trị pháp lý khi và chỉ khi chữ ký điện tử đó là chữ ký điện tử chuyên dùng đảm bảo an toàn được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp chứng nhận.   Chữ ký điện tử chuyên dùng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:  1. Xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu;   2. Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chuyên dùng chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông điệp dữ liệu được chấp thuận;   3. Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chuyên dùng chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký;   4. Hiệu lực của chữ ký điện tử chuyên dùng có thể được kiểm tra theo điều kiện do các bên tham gia thỏa thuận.  Như vậy, có thể thấy chữ ký điện tử được đảm bảo về giá trị pháp lý và có khả năng thay thế chữ ký tay hay con dấu của cá nhân, doanh nghiệp khi sử dụng trong các giao dịch điện tử nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn theo quy định của pháp luật. Chữ ký số là gì?  Căn cứ Khoản 12 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) 2023, chữ ký số được định nghĩa như sau:  “Chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ, nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu.”  Nói cách khác, chữ ký số được hiểu là một loại chữ ký điện tử, được hình thành dựa trên công nghệ mã hóa khóa công khai (RSA): bao gồm 1 cặp khóa công khai (public key) và khóa bí mật (private key) nhằm bảo mật, xác thực toàn vẹn và chống chối bỏ tài liệu. Trong đó:  Giá trị pháp lý của chữ ký số  Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số tồn tại giá trị pháp lý khi đáp ứng các điều kiện sau:  1. Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.   2. Chứng thư số cho công dân, doanh nghiệp dùng để ký số sẽ do Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng – CA được cấp phép cung cấp.    3. Đảm bảo khóa bí mật thuộc sở hữu duy nhất của người ký, chỉ người ký mới có thể kích hoạt khóa ký.  >> Xem thêm: Chứng thư số là gì?  Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số  Điểm chung  Về cơ bản, chữ ký số và chữ ký điện tử đều mang lại những lợi ích như:  Điểm khác biệt  Tuy nhiên, về bản chất, chữ ký điện tử và chữ ký số có nhiều điểm khác biệt lớn về cả tính chất, chức năng cũng như cơ chế xác thực.    Chữ ký điện tử  Chữ ký số  Tính chất  Có thể là bất kỳ biểu tượng, hình ảnh nào được đính kèm với văn bản hoặc tài liệu biểu thị danh tính của người ký và sự chấp thuận với nội dung đã ký.  Được hình dung giống như chứng minh thư điện tử, được mã hóa và xác định danh tính người đã ký văn bản, tài liệu đó.  Tiêu chuẩn  Không phụ thuộc vào bất kỳ tiêu chuẩn mã hóa nào   Phụ thuộc vào tiêu chuẩn mã hóa dựa trên hạ tầng khóa công khai PKI  Chức năng  Xác minh nguồn gốc tài liệu  Bảo mật tài liệu, xác minh danh tính người ký số  Cách tạo lập  Có thể là một hình ảnh được tải lên, một cái nhấp chuột, một chữ ký được vẽ trên màn hình, một chữ ký được gõ bằng phông chữ viết tay

Tại sao cần sử dụng chữ ký số? Lợi ích của chữ ký số đối với cá nhân, doanh nghiệp

loi ich cua chu ky so savis

Chữ ký số ngày càng khẳng định được vai trò trong cuộc sống, nhất là khi công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhờ những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại cho cá nhân, doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của chữ ký số.  Lợi ích của chữ ký số đối với cá nhân, doanh nghiệp  Hiện nay, chưa có quy định pháp lý nào yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng chữ ký số và hoàn toàn có quyền lựa chọn việc sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký số trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trong thực tế, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện ký số trong nhiều trường hợp như: ký hóa đơn điện tử, kê khai, nộp thuế và kê khai BHXH điện tử.  >> Xem thêm: Chữ ký số là gì? Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, chữ ký số ra đời như một giải pháp công nghệ tất yếu đối với tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế số, xã hội số bởi những lợi ích thiết thực mà nó mang lại, cụ thể:   Tiết kiệm thời gian, chí phí nhờ tinh gọn quy trình ký  Chữ ký số cho phép việc ký kết giữa các bên hoàn toàn trực tuyến và tự động, giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa quy trình nhờ lược bỏ việc in ấn, gửi bản gốc tài liệu hoặc tương tác trực tiếp với người ký.  Đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch điện tử  Việc sử dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử được coi là cơ sở để khẳng định giá trị pháp lý của những văn bản điện tử có giá trị tương đương với chữ ký tay theo quy định của pháp luật. Hiện nay, chữ ký số được đánh giá là phương thức tốt nhất để xác định tính pháp lý của văn bản điện tử.  An toàn, bảo mật thông tin   Chữ ký số sử dụng mã hóa dữ liệu để bảo vệ thông tin và dữ liệu cá nhân. Mỗi chữ ký số được tạo ra đều có sự kết hợp của một khóa bí mật và công khai. Quyền kiểm soát khóa bí mật thuộc về chủ sở hữu chữ ký và đảm bảo chỉ người này mới có thể kích hoạt khóa ký.   Ngăn chặn khả năng giả mạo  Do tính phức tạp và mã hóa mạnh của chữ ký số, việc giả mạo chữ ký số trở nên vô cùng khó khăn. Đồng thời, công nghệ PKI được cập nhật liên tục, gây khó khăn cho đội ngũ hacker muốn phá khóa, đột nhập hệ thống trái phép.   Dịch vụ chứng thực chữ ký số là loại hình kinh doanh có điều kiện. Các đơn vị cung cấp các dịch vụ này đều phải được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền (ở Việt Nam, cơ quan này là Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia – NEAC – Bộ Thông tin và Truyền thông) và phải đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn về quy trình và kỹ thuật phức tạp, chặt chẽ. Hoạt động cung cấp dịch vụ của các đơn vị phải được cập nhật và báo cáo thường xuyên với đơn vị cấp phép. Giấy phép hoạt động thường chỉ có thời hạn khoảng 5 năm và được kiểm tra, thanh tra hàng năm. Điều này giúp chữ ký số trở nên tin cậy, bảo mật và khó bị giả mạo hơn so với các hình thức định danh, xác thực khác.   Nâng cao hiệu suất công việc  Các tài liệu ký số có thể được lưu trữ trực tuyến và tìm kiếm nhanh chóng, tiết kiệm thời gian quản lý và truy xuất thông tin, từ đó nâng cao hiệu suất công việc.  Bảo vệ môi trường – công nghệ bền vững  Chữ ký số là một công nghệ bền vững với môi trường, là bước khởi đầu cho hành trình nỗ lực giảm thiểu rác thải, giảm tần suất sử dụng giấy, góp phần bảo vệ môi trường.  So sánh chữ ký số và chữ ký tay truyền thống  Chữ ký số và chữ ký tay truyền thống là hai phương thức xác nhận và chứng thực tài liệu hoặc giao dịch. Dưới đây là so sánh giữa chữ ký số và chữ ký tay truyền thống:    Chữ ký tay truyền thống  Chữ ký số  Phương thức thực hiện  Được ký kết trên giấy dạng chữ viết do mỗi người tự tạo nên.   Được ký kết trực tiếp trên các thiết bị điện tử.  Độ tin cậy và bảo mật  Dễ dàng bị giả mạo hoặc sửa chữa tài liệu sau khi ký mà không bị phát hiện.  Được tạo ra bằng cách sử dụng mã hóa và hệ thống khóa công khai, giúp đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của tài liệu.  Quản lý và xử lý  Yêu cầu in tài liệu và chuyển văn bản giấy đến người ký để thực hiện ký, tốn thời gian và chi phí in ấn, chuyển phát.  Được tạo và quản lý trên nền tảng điện tử, có khả năng thực hiện ký kết mọi lúc, mọi nơi, giúp tiết kiệm thời gian và tăng tính tiện lợi trong quản lý và xử lý tài liệu.  Phạm vi và ứng dụng  Thường được sử dụng trong các quy trình pháp lý truyền thống như: tài liệu văn bản, hợp đồng giấy và các giao dịch hành chính công.  Được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch điện tử, các tài liệu và hợp đồng điện tử, các giao dịch trực tuyến và các quy trình chuyển đổi số, phổ biến trong các lĩnh vực như Ngân hàng, Tài chính, Y tế, Chứng khoán, và các dịch

Chữ ký số là gì? Những điều cần biết về chữ ký số 

chu ky so la gi 2 1

Nhờ quy trình tinh gọn, tính bảo mật cao và khả năng chống chối bỏ, chữ ký số đang ngày càng phổ biến và dần được công nhận như một phương thức ký mới trong thời đại số hóa. Vậy chữ ký số là gì? Bài viết này chính là câu trả lời dành cho bạn.   Chữ ký số là gì?  Quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP giải thích chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra dựa trên công nghệ mã hóa công khai. Chữ ký số đóng vai trò như một chữ ký tay cá nhân hoặc con dấu của doanh nghiệp, đảm bảo tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu và được thừa nhận về mặt pháp lý khi giao dịch trên môi trường điện tử như: ký hợp đồng điện tử, ký kê khai thuế, ký phát hành hóa đơn điện tử, ký giao dịch tài chính…    Thông tin được mã hóa bao gồm: tên của doanh nghiệp (mã số thuế, tên công ty…), số hiệu chứng minh thư, tên tổ chức chứng thực chữ ký số…  Giá trị pháp lý của chữ ký số  Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng (có giá trị pháp lý) nếu thông điệp đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn.  Chữ ký số an toàn cần thỏa mãn các điều kiện như sau:  1. Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.  2. Chứng thư số cho công dân, doanh nghiệp dùng để ký số sẽ do Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng – CA được cấp phép cung cấp.   3. Đảm bảo khóa bí mật thuộc sở hữu duy nhất của người ký. Chỉ người ký mới có thể kích hoạt khóa ký.  Cấu tạo của chữ ký số  Chữ ký số được tạo nên từ thuật toán RSA – thuật toán mật mã hóa khóa công khai, bao gồm hệ thống một cặp khóa (Key Pairs) không đối xứng: một khóa công khai (Public Key) và một khóa bí mật (Private Key). Trong đó:   Khóa bí mật: là khóa được sử dụng để tạo ra chữ ký số.  Khóa công khai: có chức năng thẩm định chữ ký và xác thực người dùng, thường được tạo nên từ các cặp khóa bí mật tương ứng.  Người ký: cá nhân sử dụng khóa bí mật để ký một số thông điệp dữ liệu dưới danh nghĩa của mình.  Người nhận: tổ chức hoặc cá nhân nhận được chữ ký số, sau đó tiến hành sử dụng chứng thư số để kiểm tra chữ ký và cuối cùng là tiến hành các hợp đồng, giao dịch liên quan.  Ký số: đưa khóa bí mật vào một phần mềm tự động để tạo nên chữ ký số và gắn vào một thông điệp dữ liệu mà bạn muốn.  Doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân muốn tạo chữ ký số thì cần có chứng thư số trước tiên.  >> Xem thêm: Chứng thư số là gì Đặc điểm của chữ ký số  Chữ ký số có những đặc điểm ưu việt sau đây:  4 loại chữ ký số phổ biến hiện nay  Một số loại chữ ký số được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:   Chữ ký số dùng để làm gì?  Đối tượng sử dụng chữ ký số là mọi công dân, cá nhân trong tổ chức/doanh nghiệp và các cơ quan/tổ chức/doanh nghiệp.Chữ ký số được dùng để thực hiện các giao dịch điện tử, các thủ tục hành chính công, ký kết hợp đồng điện tử, giao dịch điện tử. Cụ thể như sau:  Đối với cá nhân:   Đối với tổ chức, doanh nghiệp:  Đối với cá nhân trong tổ chức, doanh nghiệp:  Trên đây là những giải đáp chi tiết của SAVIS cho câu hỏi chữ ký số là gì. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, khách hàng vui lòng liên hệ tại đây hoặc tổng đài 1900 636 156 để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Chứng thư số là gì? Phân biệt chứng thư số và chữ ký số

chung thu so la gi

Chứng thư số và chữ ký số là hai khái niệm không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các giao dịch điện tử. Tuy nhiên cũng có nhiều hiểu lầm về hai khái niệm này. Chứng thư số và chữ ký số là hai khái niệm độc lập. Hãy cùng SAVIS tìm hiểu, phân biệt chứng thư số và chữ ký số trong bài viết dưới đây.  Chứng thư số là gì?  Chứng thư số được xem là chứng minh thư điện tử của cá nhân, doanh nghiệp sử dụng trên môi trường điện tử.  Chứng thư số được sử dụng để nhận diện một cá nhân hoặc tổ chức, gắn thông tin định danh, bao gồm những trường cơ bản như: họ tên, tên doanh nghiệp, số căn cước công dân, mã số thuế, vị trí, chức vụ của cá nhân trong tổ chức. Chứng thư số được lưu trữ an toàn trong các thiết bị bảo mật như USB Token, SmartCard, HSM hoặc trên nền tảng điện toán đám mây (chữ ký số từ xa).  Thông thường, chứng thư số được cấp có thời hạn, nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro về an toàn thông tin. Thời hạn này có thể là 24 giờ, 6 tháng, 1 năm, 3 năm hoặc 5 năm. Chứng thư số cho cá nhân, tổ chức bắt buộc phải được cấp bởi một Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (viết tắt là CA) do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp phép.  Chữ ký số là gì?  Chữ ký số được hình thành dựa trên công nghệ mã hóa công khai, bao gồm một cặp khóa gồm khóa công khai (public key) và khóa bí mật (private key) trong đó:  – Khoá bí mật: Là khoá được dùng để tạo chữ ký số.  – Khoá công khai: Là khóa được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa.  Chữ ký số được tạo ra từ chứng thư số HSM. Khi ký số, người dùng sẽ tiến hành đăng nhập với username và password/OTP để gọi chứng thư số đang được lưu trong các thiết bị bảo mật.  Ký số là việc đưa khóa bí mật vào một phần mềm để thuật toán tự động tạo và gắn chữ ký số vào thông điệp dữ liệu. Theo đó, người ký sẽ dùng khoá bí mật của mình để ký số vào một thông điệp dữ liệu nhằm xác nhận sự chấp thuận đối với thông điệp dữ liệu đó.  Người nhận là tổ chức hoặc doanh nghiệp, thông qua chữ ký số bằng việc sử dụng chứng thư số của người ký để kiểm tra chữ ký số ở thông điệp dữ liệu nhận được, sau đó tiến hành các hoạt động, giao dịch liên quan.  Mối quan hệ giữa chữ ký số và chứng thư số  Chứng thư số chứa khoá công khai, trong khi đó chữ ký số chứa khoá bí mật. Chứng thư số và chữ ký số khi kết hợp lại sẽ tạo thành cặp khóa. Người dùng sẽ sử dụng cặp khóa này để ký số.  Trong khi chứng thư số là cơ sở để xác định danh tính người ký, giúp người nhận văn bản/tài liệu có thể xác nhận người ký, thì chữ ký số đảm bảo tính xác thực, toàn vẹn và chống chối bỏ của văn bản/tài liệu tại thời điểm ký. Chữ ký số được xem là an toàn khi được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và có thể kiểm tra thông tin chứng thư số.  Tổng kết Như vậy, có thể thấy chứng thư số và chữ ký số có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Hai khái niệm này tuy không tách biệt hoàn toàn, nhưng doanh nghiệp và cá nhân cũng cần phân biệt được rõ để tiện lợi hơn khi ứng dụng. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào khác, vui lòng liên hệ tại đây để được chuyên gia SAVIS tư vấn chi tiết nhất! ___________ SAVIS – Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing đầu tiên tại Việt Nam  SAVIS – Nhà cung cấp Dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian TRUSTCA TIMESTAMP được cấp phép đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam  SAVIS/TrustCA – Nhà cung cấp số 1 Việt Nam về giải pháp – dịch vụ ký số   

SAVIS CDP 360 BIG DATA – Hệ thống thu thập, phân tích dữ liệu khách hàng 

savis cdp360 big data

Dữ liệu khách hàng ngày càng trở thành nguồn tài nguyên quý giá, hữu ích của mọi ngành nghề, lĩnh vực. Trước sự phát triển thần tốc của công nghệ, để sở hữu nguồn data và vẽ chân dung khách hàng là đòi hỏi bắt buộc trong mỗi doanh nghiệp. Từ đây, SAVIS CDP 360 BIG DATA – Hệ thống thu thập, phân tích dữ liệu khách hàng ra đời như một công cụ hỗ trợ đắc lực, giúp các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao lợi thế, khả năng cạnh tranh trên thị trường.  Dữ liệu khách hàng quan trọng như thế nào?  Data-driven, quyết định dựa trên dữ liệu, sử dụng dữ liệu để cung cấp thông tin và ra quyết định nhanh chóng đang dẫn dắt cuộc chơi số. Dữ liệu khách hàng bao gồm thông tin của các đối tượng đã, đang và sẽ sử dụng sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp thu thập được trong hoạt động kinh doanh và marketing, truyền thông. Dữ liệu khách hàng được thu thập qua trang web, ứng dụng di động, khảo sát, phương tiện truyền thông, chiến dịch tiếp thị từ online đến offline khác.   Ngày nay, khi chuyển đổi số, số hóa trong doanh nghiệp phát triển, kéo theo mức độ cạnh tranh trên môi trường số ngày càng khắc nghiệt. Dữ liệu khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng và được xem là tài sản quý giá nhất đặc biệt là đối với doanh nghiệp tiếp thị đa kênh hay các tổ chức truyền thông bởi tệp khách hàng, khán giả lớn, đa dạng và khó nắm bắt. Việc thu thập thông tin và xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức cá nhân hóa tương tác, tăng độ hài lòng trong cách đáp ứng nhu cầu người dùng. Nhờ những dữ liệu thu thập được từ phía khách hàng qua nhiều kênh khác nhau, doanh nghiệp có thể hiểu được khách hàng tiềm năng của mình hiện tại đang quan tâm, thích thú với vấn đề gì, sản phẩm nào từ đó nâng cao khả năng tiếp cận đúng và trúng khách hàng, tăng hiệu quả quảng cáo, doanh thu và chiến thắng đối thủ.  Những thách thức khi thu thập và xử lý dữ liệu khách hàng  Cuộc cạnh tranh dữ liệu khách hàng ngày càng khốc liệt kéo theo sự ra đời của các phương tiện, công cụ, cách thức để khai thác và xử lý dữ liệu khách hàng cũng nhiều và nhanh chóng hơn. Điều này vừa là thuận lợi, vừa là thách thức cho các tổ chức , doanh nghiệp:  – Quá nhiều công cụ để lựa chọn: Trước quá nhiều công cụ với sự khác biệt về giá cả, cách thức hoạt động, tính năng khiến các tổ chức, doanh nghiệp khó khăn trong việc phân biệt và lựa chọn công cụ phù hợp với nhu cầu của mình, gây lãng phí thời gian, nguồn lực.  – Sự quá tải dữ liệu: Đối với tổ chức, doanh nghiệp có tệp khách hàng, khán giả lớn, đa dạng phải sử dụng nhiều công cụ, nền tảng khác nhau để thu thập và xử lý dữ liệu khách hàng.  Từ đó, tổ chức, doanh nghiệp cần trang bị bộ lọc và tìm kiếm dữ liệu mạnh, đồng thời phải duy trì sử dụng cùng lúc nhiều công cụ. Điều này sẽ khiến các tổ chức khó tránh khỏi vấn đề quá tải thông tin, trùng lặp dữ liệu.  Trước những thách thức này, nhu cầu thiết yếu của tổ chức trong xử lý dữ liệu khách hàng là một giải pháp công nghệ mạnh mẽ giúp:  – Hợp nhất dữ liệu từ nhiều nguồn và tạo ra một trang theo dõi khách hàng duy nhất  – Trình bày dữ liệu trên một dashboard tổng quan và chi tiết   – Kích hoạt, khai thác dữ liệu hiệu quả, tự động cho các chiến dịch marketing đa kênh  SAVIS CDP 360 BIG DATA – Hệ thống thu thập, phân tích dữ liệu khách hàng  SAVIS CDP 360 Big Data là giải pháp giúp thu thập, phân tích dữ liệu khách hàng, quản lý, cung cấp định danh người dùng trên toàn bộ các hệ thống quản trị doanh nghiệp, mạng xã hội, các dịch vụ Internet, OTT, cũng như kết nối với hệ thống định danh của bên thứ ba theo thời gian thực.   Những tính năng ưu việt của SAVIS CDP 360 BIG DATA:  – Giao diện thân thiện, trải nghiệm trực quan. Tất cả dữ liệu khách hàng tổng hợp trên một trang tổng quan duy nhất với chế độ xem đa chiều.  – Tạo báo cáo, tương tác với chức năng kéo thả đơn giản.  – Sử dụng công nghệ AI, hỗ trợ trích xuất thông tin, tạo ra thông tin chi tiết từ dữ liệu khách hàng.  – Có chế độ xem khách hàng 360, bắt đầu từ khách truy cập ẩn danh, khách đã biết, khách mua hàng, khách hàng quay lại và khách hàng trung thành.  – Hệ thống quản lý thông tin với đa dạng cấu trúc dữ liệu, tích hợp dữ liệu từ nhiều hệ thống nguồn, hỗ trợ nhiều cấp truy cập dữ liệu.  – Các hệ thống bên ngoài có thể kết nối dễ dàng với SAVIS CDP thông qua các Open API.  SAVIS CDP 360 BIG DATA có khả năng tối ưu những thách thức về quá tải dữ liệu khi cung cấp tính năng thu thập, phân tích và hợp nhất các hoạt động, hành vi người dùng trên đa nền tảng. Từ đó, tổ chức, doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết lập chân dung và thấu hiểu khách hàng toàn diện thông qua dữ liệu từ đa ứng dụng và dịch vụ số, nhằm cải thiện sản phẩm, nội dung, quảng cáo hướng tới tăng trải nghiệm

SAVIS triển khai thành công Hệ thống Hợp đồng điện tử và Chữ ký điện tử cho VietCredit

SAVIS triển khai thành công Hệ thống Hợp đồng điện tử và Chữ ký điện tử cho VietCredit

Để chủ động thích ứng vượt lên mọi thách thức, tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của các tổ chức Tài chính – Ngân hàng. Theo đó, VietCredit bắt đầu hành trình chuyển đổi số từ sớm. Cùng với sự đồng hành của SAVIS, VietCredit thành công áp dụng Hệ thống Hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử, đem đến cho khách hàng sự hài lòng thông qua các trải nghiệm sử dụng nền tảng dữ liệu và công nghệ.  Bài toán cho “mảnh ghép” cuối cùng trong hành trình chuyển đổi số của VietCredit  Với mục tiêu phát triển mạnh mẽ mô hình kinh doanh sáng tạo dựa trên số hóa, không chỉ chú trọng thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới trong quản trị điều hành và tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ, VietCredit cũng đầu tư mạnh cho quy trình số hóa sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. VietCredit xác định “mảnh ghép” cuối cùng tạo nên trải nghiệm liền mạch và trọn vẹn trên kênh số  cho người dùng chính là hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử.  Với đặc thù liên quan đến tiền tệ và tài chính, hệ thống hợp đồng và chữ ký điện tử của ngân hàng bắt buộc phải đảm bảo tính pháp lý, bảo mật và lưu trữ lâu dài để đem đến trải nghiệm an toàn và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. VietCredit tìm kiếm một giải pháp ký điện tử đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật, tiết kiệm chi phí cho hợp đồng vay vốn với cá nhân, tổ chức.   Tuy vậy, VietCredit vẫn loay hoay trong việc tìm kiếm phương án tối ưu khi những khái niệm về chữ ký điện tử, chữ ký số vẫn còn mơ hồ, việc phân biệt các loại chữ ký điện tử vẫn chưa rõ ràng. Đây không phải là vấn đề của riêng VietCredit mà rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam gặp phải khiến họ chưa thể mạnh dạn áp dụng rộng rãi chữ ký số, chữ ký điện tử vào quy trình làm việc.   Giải pháp của SAVIS cho bài toán của VietCredit    Để triển khai dự án này, sau quá trình tìm hiểu kỹ càng, VietCredit đã quyết định hợp tác với SAVIS – Nhà cung cấp số 1 Việt Nam về giải pháp – dịch vụ ký số. Với kinh nghiệm hơn 17 năm triển khai những dự án chuyển đổi số trọng điểm quốc gia, SAVIS có khả năng giải quyết được bài toán của VietCredit khi cung cấp giải pháp tổng thể với giải pháp ký điện tử an toàn kèm dấu thời gian TrustCA Timestamp cho cá nhân ký các hợp đồng vay vốn với giá  trị nhỏ.  Cụ thể, chữ ký điện tử an toàn do SAVIS cung cấp sử dụng các biện pháp xác thực đa yếu tố để cung cấp bằng chứng định danh người ký. Đặc biệt, dấu thời gian Timestamp được kết nối với nguồn thời gian quốc gia đính kèm cùng chữ ký điện tử giúp chống chối bỏ mốc thời gian ký và đảm bảo tính toàn vẹn của tài liệu, mọi thay đổi trên tài liệu sau thời điểm ký đều sẽ bị phát hiện. Chữ ký điện tử an toàn được xác thực hiệu lực lâu dài theo thời hạn của dấu thời gian Timestamp đính kèm (từ 3 năm hoặc 5 năm). Nhờ đó tài liệu được chống gian lận, giả mạo mức độ cao nhất, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin cho khách hàng và đảm bảo tính pháp lý nếu  xảy ra tranh chấp.   Hệ thống Hợp đồng điện tử và Chữ ký điện tử của VietCredit chính thức đi vào hoạt động  Sau 6 tháng triển khai với sự hỗ trợ đắc lực từ đội ngũ SAVIS, hệ thống Hợp đồng điện tử và Chữ ký điện tử của VietCredit chính thức được áp dụng cho toàn bộ các chi nhánh trên cả nước với số lượng hợp đồng ký điện tử khoảng gần 100.000 hợp đồng/năm. Đây là dấu mốc đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của VietCredit nhằm tối ưu mọi trải nghiệm cho khách hàng. Hệ thống được tích hợp ngay trên ứng dụng VietCredit, giúp khách hàng có thể ký xác nhận hợp đồng mở thẻ mọi lúc mọi nơi với thiết bị di động hoặc máy tính bảng, giảm thiểu được chi phí, thời gian đi lại.   Phát biểu tại buổi lễ ra mắt hệ thống Hợp đồng điện tử và Chữ ký điện tử của VietCredit, ông Hoàng Nguyên Vân – Chủ tịch HĐQT SAVIS nhấn mạnh: “Hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử của VietCredit là hệ thống tiên phong đáp ứng tối đa nhu cầu chuyển đổi từ hợp đồng giấy sang hợp đồng điện tử theo đúng quy định Việt Nam và tiêu chuẩn châu Âu. Tại Việt Nam, SAVIS là đơn vị tiên phong và duy nhất cung cấp các dịch vụ hoàn chỉnh nhất về ký số, ký điện tử. Chúng tôi tin rằng sự hợp tác này sẽ góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh của VietCredit trên thị trường tài chính tiêu dùng, tạo ra những làn sóng công nghệ mới và cùng mang lại những tiện ích tốt nhất cho khách hàng”.  VietCredit là tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ tài chính minh bạch – tin cậy chú trọng đầu tư giải pháp công nghệ, nhằm bảo đảm chất lượng giao dịch tốt nhất cho khách hàng. Hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử đã tạo ra nền tảng vững chắc để VietCredit tiếp tục phát triển và bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Đồng thời càng củng cố thêm niềm

Liên hệ với chúng tôi