Hệ giải pháp ký số SAVIS: Khẳng định vị thế dẫn đầu 

Trong nhiều năm liền, SAVIS GROUP tiếp tục khẳng định vị thế chắc chắn trên thị trường ký số Việt Nam nhờ các giải pháp, dịch vụ ký số tiên phong đáp ứng nghiêm ngặt pháp luật Việt Nam và các tiêu chuẩn khắt khe trên thế giới.  Tầm quan trọng của ký số   Những năm gần đây, thị trường chữ ký số quốc tế và trong nước phát triển cực sôi động. Theo Báo cáo “Tình hình ứng dụng và phát triển chữ ký số tại Việt Nam năm 2023” của Bộ Thông tin và Truyền thông, gần như 100% doanh nghiệp sử dụng chữ ký số trong các dịch vụ như kê khai thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội… Tính đến tháng 12/2023, tỷ lệ chứng thư chữ ký số tại Việt Nam tăng 98,53% so với cùng kỳ năm 2022.   Chữ ký số được các tổ chức, cá nhân sử dụng rộng rãi phổ biến nhờ một loạt các ưu điểm:   Bên cạnh những giá trị trên, các tổ chức, cá nhân cũng ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn về chữ ký số nhằm đảm bảo an toàn và tăng cường tính hợp pháp hay giá trị pháp lý của các tài liệu điện tử trong giao dịch. Chính vì vậy, các dịch vụ, giải pháp ký số liên tục được cập nhật để đáp ứng những yêu cầu cao nhất của người dùng.   Vị thế của SAVIS GROUP trên thị trường ký số  Liên tục nghiên cứu và phát triển để đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ chất lượng nhất, SAVIS GROUP khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường ký số bằng chuyên môn, chất lượng dịch vụ và tiêu chuẩn công nghệ được công nhận tại Việt Nam và trên thế giới.   Trở thành Nhà cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng   Tháng 01/2019 tại Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, SAVIS GROUP được cấp giấy phép Cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng, chính thức trở thành Nhà cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng thứ 10 tại Việt Nam với thương hiệu TrustCA.   Là đơn vị đầu tiên được cấp phép theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.  Cung cấp Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Timestamp đầu tiên tại Việt Nam  Tháng 3/2021, SAVIS ra mắt Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Timestamp đầu tiên tại Việt Nam.  TrustCA Timestamp ứng dụng công nghệ có giá trị cao nhất về chống gian lận, giả mạo trong giao dịch điện tử, đảm bảo tính pháp lý khi lưu trữ tài liệu điện tử, xác thực tài liệu dài hạn, tin cậy cả sau khi chứng thư số hết hạn – đây là những điều chữ ký số thông thường không thể đáp ứng.   Trở thành Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy (QTSP) về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing đầu tiên tại Việt Nam   Tháng 07/2021, trải qua những bài đánh giá nghiêm ngặt, SAVIS đã chính thức trở thành Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đáp ứng Quy định eIDAS do một cơ quan kiểm định tuân thủ của Uỷ ban châu Âu cấp phép. Kết quả này đồng nghĩa với việc 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu hoàn toàn công nhận dịch vụ chữ ký số, con dấu điện tử đảm bảo của SAVIS.  Được cấp phép cung cấp Dịch vụ Ký số từ xa Remote Signing đầu tiên tại Việt Nam  Tháng 11/2021, SAVIS GROUP là một trong những đơn vị đầu tiên được cấp phép cung cấp Dịch vụ ký số từ xa – TrustCA Remote Signing. Mô hình ký số từ xa do SAVIS cung cấp chính thức đi vào hoạt động sẽ là bước phát triển lớn cho thị trường chữ ký số, đưa việc sử dụng ký số trong giao dịch điện tử, số hoá tài liệu trở nên phổ biến hơn nữa tại Việt Nam. Bởi, đúng như tên gọi của nó, với ký số từ xa, người dùng hoàn toàn có thể ký số mọi lúc, mọi nơi, trên bất kỳ thiết bị nào như laptop, máy tính bảng hay điện thoại thông minh với mức độ tin cậy, an toàn vượt trội so với những phương thức truyền thống.  Trở thành Tổ chức Chứng thực hợp đồng điện tử CeCA  Tháng 06/2023, SAVIS Digital thuộc SAVIS GROUP được cấp Giấy xác nhận đăng ký cung cấp chứng thực hợp đồng điện tử CeCA. Theo đó, các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA – Certified eContract Authority) sẽ được cấp đăng ký, triển khai cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, được chứng thực bởi Bộ Công Thương. SAVIS GROUP chịu trách nhiệm về tính bảo mật và toàn vẹn, khả năng xác định nguồn gốc, tính chống chối bỏ của các chứng từ điện tử, hợp đồng điện tử lưu trữ và xác thực.    Ra mắt SAM Appliance – Giải pháp ký số, mã hóa dữ liệu tất cả trong một đạt tiêu chuẩn FIPS 140-2 level 3  Tháng 07/2023, SAVIS GROUP ra mắt SAM Appliance – Giải pháp mã hoá dữ liệu, chứng thực chữ ký số all-in-one và định danh mobile trên nền tảng Cloud HSM, đạt chứng nhận sản phẩm mật mã dân sự đã qua kiểm định của Ban Cơ yếu Chính phủ, đồng thời đạt

Đón đầu xu hướng ký số: ký số tốc độ cao, an toàn và bảo mật vượt trội 

Đón đầu xu hướng ký số ký số tốc độ cao, an toàn và bảo mật vượt trội

Đi cùng sự phát triển không ngừng của công nghệ, các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn với những sản phẩm, dịch vụ số về độ tiện lợi, tiết kiệm thời gian, nhân sự mà vẫn đảm bảo an toàn, bảo mật. Ký số là một trong những hệ thống quan trọng đầu tiên các tổ chức, doanh nghiệp trang bị để từng bước tự động hoá quy trình không giấy tờ.   1. Chữ ký số là gì?   Căn cứ vào Khoản 12, Điều 3, Luật Giao dịch điện tử 2023: Chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu.  2. Nhu cầu ký số của doanh nghiệp hiện nay   Trong bối cảnh chuyển đổi số và số hóa các quy trình kinh doanh, nhu cầu ký số của các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng tăng mạnh.   Theo Báo cáo tinh hình ứng dụng và phát triển chữ ký số tại Việt Nam năm 2023 của Bộ Thông tin và truyền thông, số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có sự tăng trưởng vượt bậc, cụ thể, đến hết quý III năm 2023, cả nước có 25 tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đang hoạt động (CA công cộng).  Theo số liệu từ NEAC (Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia), tại Việt Nam, đến năm 2023, 100% doanh nghiệp đã sử dụng chữ ký số chủ yếu trong các dịch vụ như kê khai thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội,… Tính đến tháng 12/2023, trên toàn quốc, tổng số chứng thư chữ ký số đã cấp đạt 7.880.714, đang hoạt động đạt 2.890.666, tăng 98,53 % so với cùng kỳ năm 2022 (là 1.959.792 chứng thư chữ ký số).  Theo thời gian, các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng có yêu cầu khắt khe hơn với những giải pháp ký số mới:   3. Ưu, nhược điểm của các giải pháp ký số hiện tại   Đi cùng với xu hướng số hoá, các doanh nghiệp cũng liên tục ứng dụng các phương thức ký số phù hợp với nhu cầu và quy mô của mình, trong đó, có thể kể đến một số phương thức ký số như: USB token, HSM và chữ ký số từ xa. Mỗi phương thức này đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.   3.1. Ký số bằng USB Token  Chữ ký số USB token là một dạng chữ ký số được lưu trữ trên thiết bị USB Token.  3.2. Ký số bằng HSM   Chữ ký số HSM là chữ ký số được tạo ra từ chứng thư số HSM. HSM (Hardware Security Module) là một thiết bị điện toán vật lý chuyên dùng có chức năng quản lý, bảo vệ cặp khóa chứng thư số và mã hóa dữ liệu.   Khi ký số HSM, người dùng cuối sẽ không phải mang theo một thiết bị bên ngoài để kết nối với hệ thống ký số như USB Token, mà chỉ cần thao tác đăng nhập với Username/Password, OTP hay Biometrics để gọi chứng thư số đã được lưu và quản lý trong thiết bị HSM.  3.3. Chữ ký số từ xa   Ký số từ xa được hiểu là hành động một cá nhân ký số lên tài liệu thông qua dịch vụ trực tuyến của Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy (TSP – Trust Service Provider) – tức bên được người ký ủy quyền quản lý cặp khóa. Nhà cung cấp dịch vụ ký số từ xa chịu trách nhiệm quản lý cặp khóa thay mặt cho người ký và phải đảm bảo, với mức độ tin cậy cao, rằng cặp khóa chỉ thuộc quyền kiểm soát duy nhất của của người sử dụng, chỉ người dùng mới có thể kích hoạt khóa ký.     4. Hệ giải pháp ký số toàn diện – Đi đầu xu hướng ký số   SAVIS Group là nhà cung cấp dịch vụ tin cậy dẫn đầu thị trường và nằm trong TOP 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam. Với kinh nghiệm 20 năm thành lập và phát triển, SAVIS khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường về Nền tảng – Dịch vụ – Giải pháp Chuyển đổi số và Bảo mật – An toàn thông tin.   Liên tục nghiên cứu để đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ chất lượng nhất, SAVIS được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực cấp điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Timestamp, dịch vụ ký số từ xa – TrustCA Remote Signing và trở thành đơn vị tuân thủ đầy đủ nhất danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc và tiêu chuẩn kỹ thuật ký số nâng cao, ký số xác thực lâu dài (AdES) đáp ứng quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT đối với mô hình ký số từ xa.     Đồng thời, SAVIS là đơn vị đầu tiên đạt chứng nhận Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy EU eIDAS QTSP về dịch vụ ký số về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo. Điều này đồng nghĩa, dịch vụ ký số của SAVIS được cộng nhận tại 27 quốc gia châu Âu, góp phần thúc đẩy giao dịch điện tử xuyên biên giới.     Với vị thế là nhà cung cấp số 1 Việt Nam về dịch vụ giải pháp ký số, đến nay, SAVIS tự hào sở hữu hệ thống giải

[Hỏi nhanh – Đáp gọn] Giải đáp 08 thắc mắc thường gặp về hợp đồng điện tử  

Giải đáp 08 thắc mắc thường gặp về hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử giúp các doanh nghiệp, tổ chức tăng hiệu suất kinh doanh và thúc đẩy chuyển đổi số, song, xung quanh việc sử dụng hợp đồng điện tử luôn có rất nhiều thắc mắc về giá trị hay tính pháp lý của hợp đồng. Dưới đây là tổng hợp 08 câu hỏi về hợp đồng điện tử mà các doanh nghiệp, tổ chức thường gặp phải.   Câu hỏi 1: Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không?  Câu trả lời: Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý.   Theo luật Giao dịch điện tử 2023: Hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện. Nghĩa là, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử được pháp luật công nhận và bảo vệ.  Đọc thêm: Hợp đồng điện tử – Tự tin ký kết hợp đồng trực tuyến, không gián đoạn và không giấy tờ  Câu hỏi 2: Hợp đồng điện tử và hợp đồng điện tử có tích xanh khác nhau như nào?   Hợp đồng điện tử có tích xanh là hợp đồng được chứng thực bởi các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA), được Bộ Công thương cấp đăng ký.  Các bên chủ thể ký có thể tra cứu tính xác thực của hợp đồng trên Cổng xác thực hợp đồng điện tử Việt Nam.  Hợp đồng điện tử có chứng thực của CeCA sẽ đảm bảo tính pháp lý, tính bảo mật, tính toàn vẹn và chống chối bỏ của hợp đồng điện tử.  Câu hỏi 3: Doanh nghiệp kiểm tra tính toàn vẹn của hợp đồng điện tử có tích xanh bằng cách nào?    Câu trả lời: Doanh nghiệp, tổ chức truy cập trang web https://xacthuc.ceca.gov.vn/ và upload file hợp đồng để kiểm tra.   Đọc thêm: Hợp đồng điện tử có tích xanh là gì? An toàn, bảo mật với hợp đồng có chứng thực của CeCA  Câu hỏi 4: Hợp đồng giấy chuyển đổi sang hợp đồng điện tử và ngược lại có giá trị pháp lý không?   Câu trả lời:   Căn cứ tại khoản 1 và 2, Điều 12 Luật Giao dịch điện tử 2023, hợp đồng giấy có thể chuyển đổi sang hợp đồng điện tử miễn thông điệp dữ liệu đáp ứng đủ các yêu cầu:  a) Thông tin trong thông điệp dữ liệu/văn bản giấy được bảo đảm toàn vẹn như văn bản giấy/thông điệp dữ liệu;  b) Thông tin trong thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu; Hoặc có thông tin để xác định được hệ thống thông tin và chủ quản hệ thống thông tin tạo lập, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu gốc để tra cứu;  c) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi;  d) Trường hợp văn bản giấy là giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành thì việc chuyển đổi phải đáp ứng ba yêu cầu trên và phải có chữ ký số của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi phải có tính năng chuyển đổi từ văn bản giấy/thông điệp dữ liệu sang thông điệp dữ liệu/văn bản giấy.  Đáp ứng được các yêu cầu trên, văn bản giấy chuyển đổi từ hợp đồng điện tử và ngược  lại được công nhận giá trị pháp lý.   Câu hỏi 5: Các bên tham gia ký kết hợp đồng điện tử có thể sử dụng các chữ ký số từ các đơn vị cung cấp ký số khác nhau được không?    Câu trả lời: Được.   Các bên tham gia ký kết hợp đồng điện tử có thể sử dụng chữ ký số của một hoặc nhiều đơn vị cung cấp ký số mà vẫn được pháp luật bảo vệ về mặt pháp lý.   Câu số 6: Sự khác nhau giữa chữ ký điện tử và chữ ký số trên hợp đồng điện tử là gì?  Câu trả lời: Theo Luật Giao dịch điện tử 2023, “chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu.”  Hiểu đơn giản, chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video…) nhằm mục đích xác minh thông tin của người sở hữu dữ liệu, đồng thời xác nhận sự thỏa thuận của người này với văn bản đã ký trong các giao dịch điện tử. Hay nói cách khác, trên môi trường điện tử, bất kỳ dạng thông tin nào được sử dụng để nhận biết một con người đều được coi là chữ ký điện tử.  Trong khi đó, “chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ, nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu.” (theo Luật Giao dịch điện

Chuyển đổi số và ứng dụng chữ ký số từ xa trong Giáo dục  

Chuyển đổi số và ứng dụng chữ ký số từ xa trong Giáo dục  

Tại Hội thảo chuyên đề “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học và chuyên nghiệp” trong khuôn khổ Edtech Vietnam 2023, ông Nguyễn Thanh Tùng – Giám đốc sản phẩm SAVIS GROUP đã có những chia sẻ về chuyển đổi số và ứng dụng chữ ký số từ xa trong chuyển đổi số giáo dục.  Hội thảo Chuyển đổi số trong giáo dục đại học và chuyên nghiệp có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chủ trì bởi Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) phối hợp với Hội tự động hóa Việt Nam, Viện Công nghệ thông tin – VNU, cùng đại diện các cơ quan liên quan trên địa bàn Hà Nội. Trong bài tham luận Ứng dụng chữ ký số từ xa trong giáo dục, ông Nguyễn Thanh Tùng – Giám đốc sản phẩm SAVIS GROUP đã đề cập đến các thách thức trong chuyển đổi số của ngành giáo dục hiện nay.   Theo ông, sinh viên và cơ sở giáo dục đang phải thực hiện quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính rườm rà, tốn thời gian cho cả hai bên. Sinh viên phải ký tay và đến tận trường để nộp nhiều thủ tục như: xin các giấy xác nhận (giấy xác nhận sinh viên; giấy xác nhận con thương binh, bệnh binh; giấy đăng ký ở ký túc xá;…), mượn/rút hồ sơ, xác nhận để làm thủ tục vay vốn ngân hàng chính sách, thủ tục đề nghị cấp lại/gia hạn Thẻ sinh viên,…  Trường đại học cũng phải in ấn các bảng điểm, học bạ, các thông báo, kế hoạch để ký tay và đóng dấu mộc. Ngoài ra, việc lưu trữ văn bản giấy, scan tài liệu để tạo tài liệu online cũng tốn diện tích lưu trữ, rủi ro mất hoặc hỏng tài liệu không đáng có.   “Một trong những việc đầu tiên cần làm là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, ứng dụng ký số từ xa trong quy trình vận hành của trường đại học. Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc để chuyển đổi số sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.” – Ông nhấn mạnh.    Tại bài tham luận, ông Tùng cũng làm rõ sự khác biệt của chữ ký số truyền thống và chữ ký số từ xa, đồng thời giới thiệu dịch vụ ký số từ xa Remote Signing của SAVIS/TrustCA, ứng dụng cho hệ thống dịch vụ trực tuyến của trường đại học.  Với chữ ký số từ xa, thay vì phải in ấn, ký và đến nộp tài liệu tận nơi, mỗi sinh viên hay giáo viên, cán bộ quản lý có thể khởi tạo tài liệu, tạo quy trình ký, ký số mọi lúc, mọi nơi, ký ngay trên các thiết bị di động phổ biến như laptop, smartphone hoặc tablet,…  Ký số từ xa – TrustCA Remote Signing được tích hợp ký số nâng cao AdES, công nghệ xác thực lâu dài LTV, LTANS, gắn ký đóng dấu thời gian Timestamp cho phép kéo dài hiệu lực xác thực, đảm bảo tính toàn vẹn lâu dài của tài liệu trong 10 năm, 20 năm hay vĩnh viễn. Đây là công nghệ xác thực cao nhất sự tồn tại của dữ liệu tại một mốc thời gian nhất định, để nhà trường dễ dàng quản lý và lưu trữ các hồ sơ, văn bằng, tài liệu một cách khoa học và đầy đủ tính pháp lý trong dài hạn, mà không phải lo lắng về sự hết hạn hay không thể xác thực của chứng thư số. Việc có thể đưa tài liệu vào lưu trữ điện tử lâu dài ngay từ đầu sẽ giúp các cơ sở giáo dục dễ dàng xây dựng một hệ thống làm việc 100% không giấy tờ và tiến xa hơn trên hành trình chuyển đổi số giáo dục toàn diện.   > > Xem thêm: Ứng dụng chữ ký số giúp ngành Giáo dục hoàn thiện cơ sở dữ liệu trong năm 2023 Hy vọng những chia sẻ tại hội thảo của SAVIS sẽ giúp các trường đại học, các cơ sở giáo dục có cái nhìn tổng quan về chuyển đổi số giáo dục, từ đó có những chiến lược phù hợp với thực tiễn cơ sở và đúng định hướng quốc gia.  

Chứng thư số là gì? Phân biệt chứng thư số và chữ ký số

Chứng thư số và chữ ký số là hai khái niệm không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các giao dịch điện tử. Tuy nhiên cũng có nhiều hiểu lầm về hai khái niệm này. Chứng thư số và chữ ký số là hai khái niệm độc lập. Hãy cùng SAVIS tìm hiểu, phân biệt chứng thư số và chữ ký số trong bài viết dưới đây.  Chứng thư số là gì?  Chứng thư số được xem là chứng minh thư điện tử của cá nhân, doanh nghiệp sử dụng trên môi trường điện tử.  Chứng thư số được sử dụng để nhận diện một cá nhân hoặc tổ chức, gắn thông tin định danh, bao gồm những trường cơ bản như: họ tên, tên doanh nghiệp, số căn cước công dân, mã số thuế, vị trí, chức vụ của cá nhân trong tổ chức. Chứng thư số được lưu trữ an toàn trong các thiết bị bảo mật như USB Token, SmartCard, HSM hoặc trên nền tảng điện toán đám mây (chữ ký số từ xa).  Thông thường, chứng thư số được cấp có thời hạn, nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro về an toàn thông tin. Thời hạn này có thể là 24 giờ, 6 tháng, 1 năm, 3 năm hoặc 5 năm. Chứng thư số cho cá nhân, tổ chức bắt buộc phải được cấp bởi một Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (viết tắt là CA) do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp phép.  Chữ ký số là gì?  Chữ ký số được hình thành dựa trên công nghệ mã hóa công khai, bao gồm một cặp khóa gồm khóa công khai (public key) và khóa bí mật (private key) trong đó:  – Khoá bí mật: Là khoá được dùng để tạo chữ ký số.  – Khoá công khai: Là khóa được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa.  Chữ ký số được tạo ra từ chứng thư số HSM. Khi ký số, người dùng sẽ tiến hành đăng nhập với username và password/OTP để gọi chứng thư số đang được lưu trong các thiết bị bảo mật.  Ký số là việc đưa khóa bí mật vào một phần mềm để thuật toán tự động tạo và gắn chữ ký số vào thông điệp dữ liệu. Theo đó, người ký sẽ dùng khoá bí mật của mình để ký số vào một thông điệp dữ liệu nhằm xác nhận sự chấp thuận đối với thông điệp dữ liệu đó.  Người nhận là tổ chức hoặc doanh nghiệp, thông qua chữ ký số bằng việc sử dụng chứng thư số của người ký để kiểm tra chữ ký số ở thông điệp dữ liệu nhận được, sau đó tiến hành các hoạt động, giao dịch liên quan.  Mối quan hệ giữa chữ ký số và chứng thư số  Chứng thư số chứa khoá công khai, trong khi đó chữ ký số chứa khoá bí mật. Chứng thư số và chữ ký số khi kết hợp lại sẽ tạo thành cặp khóa. Người dùng sẽ sử dụng cặp khóa này để ký số.  Trong khi chứng thư số là cơ sở để xác định danh tính người ký, giúp người nhận văn bản/tài liệu có thể xác nhận người ký, thì chữ ký số đảm bảo tính xác thực, toàn vẹn và chống chối bỏ của văn bản/tài liệu tại thời điểm ký. Chữ ký số được xem là an toàn khi được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và có thể kiểm tra thông tin chứng thư số.  Tổng kết Như vậy, có thể thấy chứng thư số và chữ ký số có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Hai khái niệm này tuy không tách biệt hoàn toàn, nhưng doanh nghiệp và cá nhân cũng cần phân biệt được rõ để tiện lợi hơn khi ứng dụng. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào khác, vui lòng liên hệ tại đây để được chuyên gia SAVIS tư vấn chi tiết nhất! ___________ SAVIS – Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing đầu tiên tại Việt Nam  SAVIS – Nhà cung cấp Dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian TRUSTCA TIMESTAMP được cấp phép đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam  SAVIS/TrustCA – Nhà cung cấp số 1 Việt Nam về giải pháp – dịch vụ ký số   

SAVIS triển khai thành công Hệ thống Hợp đồng điện tử và Chữ ký điện tử cho VietCredit

SAVIS triển khai thành công Hệ thống Hợp đồng điện tử và Chữ ký điện tử cho VietCredit

Để chủ động thích ứng vượt lên mọi thách thức, tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của các tổ chức Tài chính – Ngân hàng. Theo đó, VietCredit bắt đầu hành trình chuyển đổi số từ sớm. Cùng với sự đồng hành của SAVIS, VietCredit thành công áp dụng Hệ thống Hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử, đem đến cho khách hàng sự hài lòng thông qua các trải nghiệm sử dụng nền tảng dữ liệu và công nghệ.  Bài toán cho “mảnh ghép” cuối cùng trong hành trình chuyển đổi số của VietCredit  Với mục tiêu phát triển mạnh mẽ mô hình kinh doanh sáng tạo dựa trên số hóa, không chỉ chú trọng thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới trong quản trị điều hành và tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ, VietCredit cũng đầu tư mạnh cho quy trình số hóa sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. VietCredit xác định “mảnh ghép” cuối cùng tạo nên trải nghiệm liền mạch và trọn vẹn trên kênh số  cho người dùng chính là hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử.  Với đặc thù liên quan đến tiền tệ và tài chính, hệ thống hợp đồng và chữ ký điện tử của ngân hàng bắt buộc phải đảm bảo tính pháp lý, bảo mật và lưu trữ lâu dài để đem đến trải nghiệm an toàn và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. VietCredit tìm kiếm một giải pháp ký điện tử đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật, tiết kiệm chi phí cho hợp đồng vay vốn với cá nhân, tổ chức.   Tuy vậy, VietCredit vẫn loay hoay trong việc tìm kiếm phương án tối ưu khi những khái niệm về chữ ký điện tử, chữ ký số vẫn còn mơ hồ, việc phân biệt các loại chữ ký điện tử vẫn chưa rõ ràng. Đây không phải là vấn đề của riêng VietCredit mà rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam gặp phải khiến họ chưa thể mạnh dạn áp dụng rộng rãi chữ ký số, chữ ký điện tử vào quy trình làm việc.   Giải pháp của SAVIS cho bài toán của VietCredit    Để triển khai dự án này, sau quá trình tìm hiểu kỹ càng, VietCredit đã quyết định hợp tác với SAVIS – Nhà cung cấp số 1 Việt Nam về giải pháp – dịch vụ ký số. Với kinh nghiệm hơn 17 năm triển khai những dự án chuyển đổi số trọng điểm quốc gia, SAVIS có khả năng giải quyết được bài toán của VietCredit khi cung cấp giải pháp tổng thể với giải pháp ký điện tử an toàn kèm dấu thời gian TrustCA Timestamp cho cá nhân ký các hợp đồng vay vốn với giá  trị nhỏ.  Cụ thể, chữ ký điện tử an toàn do SAVIS cung cấp sử dụng các biện pháp xác thực đa yếu tố để cung cấp bằng chứng định danh người ký. Đặc biệt, dấu thời gian Timestamp được kết nối với nguồn thời gian quốc gia đính kèm cùng chữ ký điện tử giúp chống chối bỏ mốc thời gian ký và đảm bảo tính toàn vẹn của tài liệu, mọi thay đổi trên tài liệu sau thời điểm ký đều sẽ bị phát hiện. Chữ ký điện tử an toàn được xác thực hiệu lực lâu dài theo thời hạn của dấu thời gian Timestamp đính kèm (từ 3 năm hoặc 5 năm). Nhờ đó tài liệu được chống gian lận, giả mạo mức độ cao nhất, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin cho khách hàng và đảm bảo tính pháp lý nếu  xảy ra tranh chấp.   Hệ thống Hợp đồng điện tử và Chữ ký điện tử của VietCredit chính thức đi vào hoạt động  Sau 6 tháng triển khai với sự hỗ trợ đắc lực từ đội ngũ SAVIS, hệ thống Hợp đồng điện tử và Chữ ký điện tử của VietCredit chính thức được áp dụng cho toàn bộ các chi nhánh trên cả nước với số lượng hợp đồng ký điện tử khoảng gần 100.000 hợp đồng/năm. Đây là dấu mốc đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của VietCredit nhằm tối ưu mọi trải nghiệm cho khách hàng. Hệ thống được tích hợp ngay trên ứng dụng VietCredit, giúp khách hàng có thể ký xác nhận hợp đồng mở thẻ mọi lúc mọi nơi với thiết bị di động hoặc máy tính bảng, giảm thiểu được chi phí, thời gian đi lại.   Phát biểu tại buổi lễ ra mắt hệ thống Hợp đồng điện tử và Chữ ký điện tử của VietCredit, ông Hoàng Nguyên Vân – Chủ tịch HĐQT SAVIS nhấn mạnh: “Hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử của VietCredit là hệ thống tiên phong đáp ứng tối đa nhu cầu chuyển đổi từ hợp đồng giấy sang hợp đồng điện tử theo đúng quy định Việt Nam và tiêu chuẩn châu Âu. Tại Việt Nam, SAVIS là đơn vị tiên phong và duy nhất cung cấp các dịch vụ hoàn chỉnh nhất về ký số, ký điện tử. Chúng tôi tin rằng sự hợp tác này sẽ góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh của VietCredit trên thị trường tài chính tiêu dùng, tạo ra những làn sóng công nghệ mới và cùng mang lại những tiện ích tốt nhất cho khách hàng”.  VietCredit là tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ tài chính minh bạch – tin cậy chú trọng đầu tư giải pháp công nghệ, nhằm bảo đảm chất lượng giao dịch tốt nhất cho khách hàng. Hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử đã tạo ra nền tảng vững chắc để VietCredit tiếp tục phát triển và bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Đồng thời càng củng cố thêm niềm

Ứng dụng chữ ký số giúp ngành Giáo dục hoàn thiện cơ sở dữ liệu trong năm 2023

Quyết tâm hoàn thiện cơ sở dữ liệu trong năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD – ĐT) đặt ra mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành giáo dục… Việc ứng dụng công nghệ số nói chung và chữ ký số nói riêng sẽ đem lại những kết quả giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý của ngành Giáo dục.  Ngành Giáo dục đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở dữ liệu trong năm 2023  Cũng như nhiều lĩnh vực khác, Giáo dục đang chuyển mình mạnh mẽ vào công cuộc chuyển đổi số của quốc gia, từ nhận thức rõ hơn về thực hiện dạy học trên môi trường số đến sử dụng các phần mềm quản trị nhà trường. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học cũng được chú trọng thực hiện. Bộ GD – ĐT đã xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu toàn ngành, triển khai những phần mềm công cụ khác nhau như phần mềm quản lý cán bộ công chức, viên chức; phần mềm quản lý học sinh; phần mềm cơ sở dữ liệu; phần mềm quản lý bài dạy;…  Hồ sơ sổ sách điện tử như sổ họp điện tử, học bạ điện tử, sổ điểm điện tử, sổ liên lạc điện tử, giáo án điện tử,…giúp giáo viên và cán bộ quản lý giảm bớt  gánh nặng sổ sách, chủ động, linh hoạt hơn trong công việc của mình. Công tác quản lý, dạy học từ đó được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, giảm trung gian, thời gian và chi phí.  Ứng dụng ký số cho ngành Giáo dục và thách thức  Để những tài liệu điện tử nêu trên có thể được thực hiện, trao đổi trên môi trường số thì cần có công cụ xác thực, bảo đảm tính đúng đắn chính xác, toàn vẹn của dữ liệu, sử dụng chữ ký số là phương án tối ưu nhất. Ký số giúp hình thành tài liệu điện tử, định danh người ký, đảm bảo tính tin cậy, toàn vẹn của tài liệu điện tử. Khi tích hợp ký số với những phần mềm quản lý khác của cơ sở giáo dục sẽ tạo thành quy trình số hoàn chỉnh, 100% không giấy tờ, không in ấn trong tổ chức.  Tuy nhiên, chữ ký số thông thường lại tiềm ẩn nhiều rủi ro trong việc xác thực tài liệu lâu dài bởi chứng thư số chỉ có hạn tối đa 3 – 5 năm. Sau khi chứng thư số hết hạn hoặc nhà cung cấp ngừng hoạt động thì dữ liệu điện tử sẽ trở thành dữ liệu rác, không có giá trị. Đặc biệt với những tài liệu nhạy cảm như học bạ điện tử, sổ điểm điện tử nếu không được đảm bảo bảo mật tuyệt đối chống sửa xóa và lưu trữ lâu dài thì rất khó để thực hiện triệt để mục tiêu số hóa dữ liệu. Do đó, vấn đề lưu trữ dữ liệu lâu dài mà vẫn đảm bảo tính pháp lý là vướng mắc trong tiến trình hoàn thiện cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục.  Vì vậy, để đảm bảo hệ thống dữ liệu số mạnh với giá trị pháp lý lâu dài, ngành Giáo dục cần một giải pháp công nghệ toàn diện hơn giải pháp ký số thông thường đang được sử dụng rộng rãi.  Giải pháp ký số toàn diện hỗ trợ lưu trữ lâu dài của SAVIS  SAVIS là nhà cung cấp số 1 Việt Nam về giải pháp – dịch vụ ký số. Điều tạo nên sự khác biệt và trở thành thế mạnh của SAVIS khi so sánh với những nhà cung cấp khác đến từ giải pháp ký số nâng cao, xác thực lâu dài, phục vụ lưu trữ lâu dài trong 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc vĩnh viễn.   Ký số nâng cao tích hợp dấu thời gian TrustCA Timestamp, công nghệ xác thực lâu dài LTV, LTANS, tuân thủ cao nhất tiêu chuẩn châu Âu và đáp ứng chặt chẽ quy định pháp luật Việt Nam. Điều này đem lại những giá trị lớn cho tài liệu điện tử:  TrustCA Timestamp – Dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam của SAVIS đã đánh dấu một mốc quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia nói chung và sẽ đặt nền tảng quan trọng cho chuyển đổi số ngành giáo dục nói riêng. Ký số đóng dấu thời gian TrustCA Timestamp kết hợp cùng công nghệ LTV sẽ đáp ứng cao nhất cho bài toán lưu trữ tài liệu lâu dài.  Đồng thời, SAVIS có thể triển khai đồng thời các giải pháp, dịch vụ ký số khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu của mọi khách hàng, bao gồm ký số từ xa, ký số HSM, Signing Server, ký số trên nền tảng cloud SigningHub, ký số all-in-one – SAM Appliance…   SAVIS sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng ngành Giáo dục thực hiện mục tiêu hoàn thiện cơ sở dữ liệu trong năm 2023 và chuyển đổi số toàn diện.  Liên hệ với chùng tôi để được tư vấn chi tiết TẠI ĐÂY!  SAVIS – Dẫn đầu thị trường với Hệ giải pháp Chuyển đổi số toàn diện   SAVIS/TrustCA – Nhà cung cấp số 1 Việt Nam về giải pháp – dịch vụ ký số  SAVIS – Chuyên gia về ký số và lưu trữ điện tử 

Remote Signing – Ký số từ xa – Đồng hành cùng năm dữ liệu số 2023

Năm 2023 được Bộ Thông tin và Truyền thông xác định là năm của dữ liệu số Việt Nam. Để thực hiện chuyển dịch theo hướng hiện đại, thông minh và số hóa phù hợp với xu thế 2023, cần có những giải pháp công nghệ giúp quản lý dữ liệu số hiệu quả. Trong đó chữ ký số, đặc biệt là ký số từ xa sẽ là giải pháp công nghệ quan trọng phục vụ nhu cầu hình thành, số hóa tài liệu, dữ liệu điện tử  Theo Bộ TTTT,  năm 2023 sẽ là năm về dữ liệu số trong đó về chuyển đổi số, sẽ tập trung nâng cao tỷ lệ hồ sơ thực sự giải quyết trực tuyến, nâng tỷ lệ tài khoản sử dụng các nền tảng số Make in Viet Nam. Năm dữ liệu số quốc gia thúc đẩy số hoá quy trình, giúp 100% quy trình đều được thực hiện trên nền tảng số, từ số hóa chứng từ, văn bản, trình phê duyệt đến phê duyệt, ký số.   Do đó, cùng với quá trình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, trao đổi dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp, việc tích hợp ký số nói chung và ký số từ xa nói riêng sẽ là bước tiến quan trọng để tiến tới mục tiêu xây dựng văn phòng không giấy tờ 100%. Lúc này, dữ liệu được khởi tạo, ký và vận chuyển hoàn toàn trên môi trường số, loại bỏ hoàn toàn việc in ấn, scan giấy tờ, tốn kém thời gian và chi phí.   Remote Signing – Giải pháp công nghệ đáp ứng xu hướng chuyển đổi số 2023  Ký số từ xa giải quyết bất tiện của chữ ký số kiểu cũ, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng khi hoạt động trên môi trường điện tử.    Tối ưu hóa quy trình  Với phương thức ký số kiểu cũ, người sử dụng luôn phải mang theo USB Token hoặc SIM. Điều này gây ra nhiều bất tiện khi người dùng bắt buộc phải có máy tính có cài phần mềm ký số USB Token thì mới ký được. Đồng thời việc khó tích hợp với những phần mềm ký số và quy trình ký tự động buộc người dùng phải ký số theo thứ tự lần lượt, thủ công từng trang và tốc độ ký chậm.  Thay vào đó, ký số từ xa có khả năng ký mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị mà không cần mang theo bất kì thiết bị phần cứng nào cũng như tốc độ xử lý chứng từ nhanh chóng, ký theo lô, người dùng có thể ký cùng lúc nhiều văn bản, tài liệu điện tử, chứng từ điện tử, hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử… theo quy trình tự động với tốc độ cao. Với những lợi thế này ký số từ xa hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu nâng cao tỷ lệ giải quyết hồ sơ trực tuyến, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong năm dữ liệu số quốc gia.  Tiết kiệm chi phí và nguồn lực   Ký số từ xa cho phép người dùng số hoá hoàn toàn mọi loại văn bản, tài liệu, chứng từ. Vì vậy, không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các thao tác in ấn mà việc ký, duyệt hợp đồng, tài liệu cũng trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn.    An toàn – Bảo mật cao  Đối với phương thức ký số cũ, trong quá trình sử dụng, trường hợp hỏng hóc hay thất lạc thiết bị ký rất dễ xảy ra, không đảm bảo độ bảo mật. Trong khi đó, ký số từ xa đảm bảo cặp khóa chỉ thuộc quyền kiểm soát duy nhất của của người sử dụng, chỉ người dùng mới có thể kích hoạt khóa ký. Đồng thời, ký số từ xa dễ dàng tích hợp với công nghệ ký số nâng cao với ký số đóng dấu thời gian timestamp, ký số xác thực lâu dài LTV/LTANS, đảm bảo tính toàn vẹn của tài liệu, phục vụ nhu cầu lưu trữ lâu dài, lưu trữ vĩnh viễn trong tổ chức.   Hiện tại, ở Việt Nam, SAVIS là đơn vị duy nhất tuân thủ đầy đủ danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc và tiêu chuẩn kỹ thuật ký số nâng cao, ký số xác thực lâu dài (AdES) đáp ứng quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT đối với mô hình ký số từ xa.  Cùng với Dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Qualified Timestamp và chứng nhận Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy EU eIDAS QTSP, TrustCA Remote Signing do SAVIS phát triển hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất về sự an toàn, tin cậy, bảo mật trong giao dịch điện tử theo quy chuẩn quốc tế và pháp luật Việt Nam.   SAVIS tự hào là đơn vị tiên phong mang đến những giá trị cụ thể đồng hành cùng tổ chức và doanh nghiệp trên chặng đường chuyển đổi số quốc gia.  Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết TẠI ĐÂY!  SAVIS – Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing đầu tiên tại Việt Nam  SAVIS – Nhà cung cấp Dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian TRUSTCA TIMESTAMP được cấp phép đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam  SAVIS/TrustCA – Nhà cung cấp số 1 Việt Nam về giải pháp – dịch vụ ký số   

SAM Appliance là gì? Tại sao thiết bị này phù hợp với nhu cầu ký số của nhiều tổ chức?

Với sự phát triển của công nghệ, ký số cần đáp ứng nhu cầu về tốc độ, sự tiện lợi cũng như độ bảo mật cao. SAM Appliance ra đời với mục đích giúp tổ chức xây dựng hệ thống ký số độc lập, tiện lợi, bảo mật với quy trình ký tự động, tốc độ ký nhanh và loại bỏ sự phục thuộc vào các thiết bị ký số đã lỗi thời như USB token hay smart card.  SAM Appliance là gì?  SAM Appliance là thiết bị quản lý khóa và sinh chữ ký số theo tiêu chuẩn ký số từ xa, Blockchain, tiền số cryptocurrency, thanh toán trên di động mobile payment, ví điện tử, mã hóa dữ liệu – mã hóa giao dịch, timestamping… SAM Appliance bao gồm: máy chủ, thiết bị phần cứng mã hóa HSM, phần mềm ký số và quản lý chứng thư số, ứng dụng ký số, xác thực mạnh trên di động SAVIS Mobile mSign.   Đối tượng sử dụng  Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng hệ thống ký số độc lập, bảo mật tuyệt đối nhưng không muốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phức tạp, chi phí cao cũng như nguồn nhân lực lớn để vận hành. Sam Appliance có thể đáp ứng nhu cầu ký số cao, ký nhiều giao dịch cùng lúc, ký theo lô, thiết lập và cài đặt quy trình ký tự động.   Những ưu điểm vượt trội của SAM Appliance  SAM Appliance chính là sự lựa chọn tối ưu về ký số dành cho các tổ chức , doanh nghiệp so với các giải pháp khác, bởi:  SAM Appliance có khả năng đáp ứng nhu cầu ký số cao  • Ký số tốc độ cao, hỗ trợ tốc độ ký lên đến hàng chục nghìn TPS.  • Mở rộng không giới hạn theo quy mô doanh nghiệp: Từ 100, 200, 300, 500, 1000, 10000… đến không hạn chế số lượng người dùng.  • Không giới hạn dung lượng lưu trữ chứng thư số trên HSM.  • Ký mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị di động: Cho phép ký số HSM trên mọi thiết bị di động phổ biến như điện thoại di động, máy tính bảng, laptop,…  Hạn chế tối đa lỗ hổng bảo mật, bảo vệ an toàn cho hệ thống thông tin   • Cài đặt và sử dụng ngay lập tức nhờ tích hợp tất cả trên một thiết bị duy nhất, chủ động, tự vận hành và quản lý, bảo mật tuyệt đối mà không phụ thuộc vào bên thứ ba.  • Timestamp: Tích hợp ký đóng dấu thời gian TrustCA Timestamp để xác thực thời gian ký và tính toàn vẹn, chống chối bỏ của tài liệu. • Lưu trữ điện tử: Tích hợp chứng thực điện tử phục vụ lưu trữ lâu dài LTV/LTANS  cho phép lưu trữ, quản lý tài liệu chất lượng cao từ 10 năm, 20 năm, 50 năm hoặc vĩnh viễn.  • Bao gồm các phương thức xác thực mạnh: SAML2, OIDC, OAuth…, xác thực đa yếu tố 2FA, email OTP/SMS OTP, Push OTP, OTP Token trên thiết bị di động Mobile App.  Tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí đầu tư   • Tiết kiệm thời gian triển khai: So với các giải pháp ký số khác, SAM Appliance chỉ mất 1 ngày thay vì 1 đến 2 tuần để triển khai.    • Tiết kiệm không gian lưu trữ vật lý nhờ tích hợp all-in-one gồm: máy chủ, thiết bị phần cứng mã hóa HSM, phần mềm ký số và quản lý chứng thư số, ứng dụng ký số, xác thực mạnh trên di động SAVIS Mobile mSign.  • Giải phóng nhân sự và tăng năng suất lao động: Yêu cầu số lượng nhân sự triển khai nhỏ, có thể kiêm nhiệm và thời gian đào tạo chỉ 0,5 ngày.  • Tiết kiệm chi phí và dung lượng lưu trữ tài liệu điện tử nhờ tích hợp hệ thống lưu trữ điện tử lâu dài chuẩn kiến trúc lưu trữ mở OAIS – ISO 14721:2012, ISO 16363:2012.  SAVIS là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam cung cấp SAM Appliance đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn trong nước và quốc tế   SAM Appliance thuộc hệ sinh thái ký số và định danh, xác thực điện tử do SAVIS phát triển đảm bảo đáp ứng Thông tư số 06/2015/TT-BTTTT, Thông tư số 22/2020/TT-BTTTT, Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về Quy định danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa. SAVIS là nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng với thương hiệu TrustCA, đồng thời là nhà cung cấp dịch vụ – giải pháp ký số bảo mật số 1 Việt Nam.   Liên hệ để được tư vấn chi tiết TẠI ĐÂY! 

Liên hệ với chúng tôi