SỰ KHÁC NHAU GIỮA KÝ SỐ CƠ BẢN VÀ KÝ SỐ NÂNG CAO
Bạn đã hiểu rõ về khái niệm ký số cơ bản và ký số nâng cao chưa? Chúng có điểm gì giống và khác nhau? Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt chữ ký số cơ bản và chữ ký số nâng cao để có thể lựa chọn phương thức ký số tối ưu cho mình. Phân biệt chữ ký số cơ bản và chữ ký số nâng cao Chữ ký số là một dạng của chữ ký điện tử có khả năng xác thực, định danh danh tính người ký, đảm bảo tính toàn vẹn và chống chối bỏ của tài liệu thông qua chứng thư số và công nghệ PKI. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và những yêu cầu về lưu trữ cũng như mục đích ký tài liệu, chữ ký số phát triển thành những loại ký số với những tính năng khác nhau, tạm gọi là ký số cơ bản và ký số nâng cao. Sự khác nhau giữa chúng như sau: SAVIS là đơn vị duy nhất hiện nay có thể cung cấp trọn bộ những công nghệ ký số nâng cao Những vấn đề hạn chế của ký số cơ bản trong xác thực và lưu trữ tài liệu đã dẫn đến nhu cầu cần một giải pháp ký số nâng cao, gắn kèm dấu thời gian và công nghệ xác thực lâu dài LTV, giúp xác minh chính xác thời gian ký và tính toàn vẹn của tài liệu dài hạn, độc lập với thời hạn của chứng thư số. SAVIS là đơn vị duy nhất hiện nay có thể cung cấp trọn bộ những công nghệ ký số nâng cao này và chúng được tích hợp sẵn trong các giải pháp ký số của chúng tôi. TrustCA Timestamp do SAVIS cung cấp là dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT được cấp phép tại Việt Nam. Với TrustCA Timestamp, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu tối đa các rủi ro đối với tài liệu, giao dịch nhạy cảm về thời gian, văn bản cần lưu trữ theo quy định pháp luật; đảm bảo tính xác thực, toàn vẹn, chống chối bỏ dữ liệu. TrustCA Timestamp sử dụng thời gian chuẩn quốc gia cho máy chủ bằng giao thức NTP (Network Time Protocol) của Viện Đo lường Việt Nam với độ chính xác và tin cậy tuyệt đối. Hơn nữa, dấu thời gian TrustCA Timestamp kết hợp cùng công nghệ xác thực lâu dài LTV/LTANS sẽ giúp chữ ký số đáp ứng cao nhất về chống gian lận, giả mạo trong giao dịch điện tử, đảm bảo tính pháp lý cũng như lưu trữ lâu dài 5 năm, 10 năm hay thâm chí là vĩnh viễn mà không bị ràng buộc bởi hiệu lực của Chứng thư số công cộng. Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn TẠI ĐÂY!
SAVIS ký hợp tác phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công thương
Tại Hội nghị Phát triển Hợp đồng điện tử tại Việt Nam – Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP, SAVIS và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển hợp đồng điện tử. Ngày 25/9/2021, Nghị định 85/2021/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, các điều kiện, nghĩa vụ và quy trình đăng ký hoạt động đối với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA). Ngày 18/01/2022, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BCT hướng dẫn đối với quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, hình thức công bố danh sách các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam. Với hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam đã hoàn thiện, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức Hội nghị “Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam – Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP”. Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân – Thứ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh, việc phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam cần phải bám sát nhu cầu xây dựng và phát triển quy trình ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả, giảm thiểu được việc lãng phí giấy tờ, tiết kiệm thời gian và tạo môi trường điều hành chuyên nghiệp. Tại sự kiện, SAVIS đã tham gia Lễ ra mắt Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam và ký thỏa thuận hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để phát triển hợp đồng điện tử, xác thực hợp đồng điện tử. Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam là hệ thống được Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương xây dựng, vận hành nhằm hỗ trợ 100% các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ứng dụng hợp đồng điện tử trong việc kiểm tra, xử lý thông tin về hợp đồng điện tử trong giao dịch và hoạt động thương mại tại Việt Nam. Trong khi đó, CeCA (Certified e-Contract Authority) sẽ là tổ chức xác thực hợp đồng điện tử được cấp phép bởi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, chịu trách nhiệm về tính bảo mật và toàn vẹn, khả năng xác định nguồn gốc, tính chống chối bỏ của các chứng từ điện tử mà các CeCA lưu trữ và xác thực. Với vai trò là nhà cung cấp số 01 Việt Nam về giải pháp – dịch vụ ký số, nhà cung cấp dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, SAVIS sẽ tích hợp, kết nối Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Qualified Timestamp, dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử SAVIS eContract trên Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam, hợp tác, tư vấn triển khai các giải pháp về định danh, xác thực điện tử. Hiện tại, SAVIS sở hữu hệ giải pháp ký số hoàn thiện nhất với khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Những năm qua, SAVIS đã hợp tác chặt chẽ với những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới về ký số, thiết bị bảo mật HSM nhằm đưa ra những giải pháp ký số với những tính năng ưu việt số 1 thị trường. SAVIS là đơn vị duy nhất tuân thủ đầy đủ danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc và tiêu chuẩn kỹ thuật ký số nâng cao, ký số xác thực lâu dài (AdES) đáp ứng quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT đối với mô hình ký số từ xa. Dịch vụ, hệ thống ký số của SAVIS đảm bảo mức độ an ninh bảo mật cao nhất, chống giả mạo, chống chối bỏ trong giao dịch điện tử, phục vụ lưu trữ tài liệu điện tử lâu dài đến vĩnh viễn, kể cả khi chứng thư số hết hạn hay nhà cung cấp ngừng dịch vụ. Những tài liệu, hợp đồng điện tử quan trọng, có giá trị bằng chứng, chứng cứ hay cần lưu trữ lâu dài trong các tổ chức Chính phủ, Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Y tế, Giáo dục, Viễn thông… cần được chứng thực và áp dụng những tiêu chuẩn ký số nâng cao trên mới đảm bảo giá trị bằng chứng, chứng cứ. Việc hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để phát triển hệ thống hợp đồng điện tử sẽ tạo đà cho chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, phát triển thị trường của các tổ chức, doanh nghiệp.
SAVIS phối hợp tổ chức Hội thảo ứng dụng chữ ký số, lưu trữ và liên thông điện tử trong chuyển đổi số lĩnh vực Y tế thành phố Hải Phòng
Sáng ngày 18/5, Hội thảo Ứng dụng chữ ký số, lưu trữ và liên thông điện tử trong chuyển đổi số lĩnh vực Y tế thành phố Hải Phòng được tổ chức và kết nối rộng rãi tới tận hơn 270 điểm tại các phòng, Trung tâm Y tế quận, huyện, các Trạm Y tế xã, phường. Sự kiện có sự tham gia, phát biểu của đại diện Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế thành phố Hải Phòng. Hội thảo là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy chuyển đổi số sâu rộng ngành Y tế thành phố Hải Phòng. Ông Nguyễn Trường Nam – Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế chia sẻ về tầm nhìn cùng những nhiệm vụ trọng tâm trong Y tế: “Tầm nhìn của chuyển đổi số ngành y tế tới năm 2030 là việc ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành y tế, hình thành nền y tế thông minh với ba nội dung chính là phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh. Cụ thể, Y tế hướng tới những giải pháp trọng tâm và toàn diện, bao gồm: phát triển nền tảng chuyển đổi số, phát triển chính phủ số trong Y tế, phát triển kinh tế số trong Y tế, phát triển xã hội số trong Y tế, chuyển đối số trong chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh, chuyển đổi số bệnh viện. Trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số toàn diện (AI, Big Data, ký số, IoMT, điện toán đám mây…), xây dựng bệnh viện điện tử, không giấy tờ, y tế từ xa.” Các giao dịch điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Và hạn chế lớn nhất trong các giao dịch điện tử chính là việc ràng buộc trách nhiệm của các bên liên quan cũng như đảm bảo tính xác thực của các giao dịch. Chữ ký điện tử, chữ ký số ra đời dùng để ký các văn bản điện tử nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử. Để bệnh án điện tử, bảo hiểm y tế điện tử thực sự có thể trao đổi, giao dịch trên môi trường số hay lưu trữ điện tử trong tổ chức thì cần có công cụ xác thực, bảo đảm tính đúng đắn, chính xác, toàn vẹn của dữ liệu. Đó chính là vai trò của ký số. Vì vậy, chữ ký số, lưu trữ điện tử là những hệ thống chuyển đổi số quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, giúp hình thành quy trình số hoàn chỉnh. Trong phần trình bày về Ứng dụng chữ ký số, lưu trữ và liên thông điện tử trong chuyển đổi số lĩnh vực Y tế, ông Hoàng Nguyên Vân – Chủ tịch Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS, ông nhấn mạnh:“Ký số thông thường không thể đáp ứng nhu cầu về lưu trữ tài liệu trong dài hạn bởi tài liệu sẽ không thể xác thực được sau thời điểm chứng thư số hết hạn, bị thu hồi hay nhà cung cấp ngừng dịch vụ. Tính toàn vẹn, chống chối bỏ về nội dung cũng không được đảm bảo. Những tài liệu nhạy cảm về thời gian trong Y tế như hồ sơ, bệnh án điện tử, hợp đồng điện tử, bảo hiểm y tế điện tử… đối mặt với những rủi ro về pháp lý và mất giá trị bằng chứng, chứng cứ.” Giải pháp trong trường hợp này là phát triển hệ thống ký số theo tiêu chuẩn ký số nâng cao AdES, công nghệ xác thực lâu dài LTV, LTANS, gắn ký đóng dấu thời gian Timestamp cho phép kéo dài hiệu lực xác thực, đảm bảo tính toàn vẹn lâu dài của tài liệu trong 10 năm, 20 năm hay vĩnh viễn với mức độ chống gian lận cao nhất. Kết hợp với những phương thức ký số mới như ký số từ xa, các tổ chức có thể ký số an toàn theo tiêu chuẩn châu Âu từ bất kỳ đâu, trên bất kỳ thiết bị di động nào mà không phải kết nối thủ công với USB token như trước. Đây sẽ là tương lai của ký số. Để Hội thảo có thêm những góc nhìn thực tế và đa chiều hơn, ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đức Giang – một bệnh viện tuyến đầu tại Hà Nội chia sẻ mô hình chuyển đổi số và ứng dụng chữ ký số của Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Trong khuôn khổ sự kiện, những ý kiến trao đổi thẳng thắn, những thắc mắc từ các điểm cầu đã được các diễn giả, các chuyên gia giải đáp dưới góc nhìn đa chiều và phù hợp với thực tế triển khai tại mỗi cơ sở y tế.
Hải Phòng đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số, lưu trữ và liên thông điện tử trong chuyển đổi số lĩnh vực Giáo dục & đào tạo
Ngày 17/5, Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng, Sở Giáo dục & Đào tạo và công ty SAVIS đã phối hợp tổ chức Hội thảo Ứng dụng chữ ký số, lưu trữ và liên thông điện tử trong chuyển đổi số lĩnh vực Giáo dục & đào tạo thành phố Hải Phòng. Hội thảo được tổ chức dưới cả hai hình thức là trực tiếp và trực tuyến, kết nối đến 200 điểm cầu với hơn 800 trường Đại học, Cao đẳng, THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non, các Phòng Giáo dục quận, huyện. Hội thảo có sự tham gia, phát biểu của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ, lãnh đạo UBND thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng. Hải Phòng đang thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số với mục tiêu đến năm 2025, thành phố nằm trong nhóm tỉnh, thành dẫn đầu về chuyển đổi số, theo xu hướng dựa vào đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển 03 trụ cột chủ yếu: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển – logistics, du lịch – thương mại. Trên cơ sở đó, đổi mới hệ thống chính trị và xây dựng nền hành chính hiện đại; phát triển kinh tế – xã hội dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức sản xuất ở trình độ cao. Trong đó, Giáo dục và Đào tạo là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Trong quá trình chuyển đổi số, chữ ký số và lưu trữ, liên thông điện tử đóng vai trò là xương sống. Tài liệu được ký số giúp hình thành tài liệu điện tử có giá trị pháp lý, sau đó được đưa vào lưu trữ, chia sẻ, kết nối, liên thông trên các hệ thống giao dịch điện tử, dịch vụ công trực tuyến giúp tạo nên những quy trình số hoàn chỉnh. Trước sự phát triển của công nghệ, các công cụ số thay thế dần giấy tờ truyền thống. Trong Giáo dục, hệ thống hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử, học bạ điển tử, bảng điểm điện tử, chứng chỉ, chứng nhận điện tử… trở thành những thay đổi căn bản và thiết yếu. Vì thế, xây dựng hệ thống ký số, lưu trữ điện tử sẽ tạo nền tảng vững chắc để chuyển đổi số sâu rộng trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Trong khuôn khổ Hội thảo, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Tô Hồng Nam – Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin đã trình bày những thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đối số trên cả nước, định hướng chuyển đổi số Giáo dục – đào tạo cùng những khuyến nghị dành riêng cho Hải Phòng. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến quan điểm cốt lõi trong chuyển đổi số Giáo dục và Đào tạo. Đó là: Khai thác tối đa tiến bộ công nghệ để giúp thầy dạy tốt hơn, trò học dễ hơn, quản lý nhẹ nhàng hơn, lấy con người là trung tâm, đổi mới nhận thức và tư duy, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới quản lý là thước đo mức độ thành công của chuyển đổi số, hình thành những nền tảng giáo dục mở phục vụ cộng đồng, dựa trên sức mạnh cộng đồng. Cùng với đó là những vấn đề đặt ra về chuyển đổi số trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo được ông Bùi Văn Kiệm – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng chia sẻ thẳng thắn. Trong bài trình bày Tổng quan chuyển đổi số, chữ ký số và lưu trữ điện tử trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, ông Hoàng Nguyên Vân – Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số, Chủ tịch HĐQT công ty SAVIS đã có những góc nhìn toàn diện về tiêu chuẩn ký số gắn liền với lưu trữ điện tử lâu dài trong tổ chức. Ông cho rằng: “Với những phương thức ký số thông thường đang được sử dụng phổ biến hiện nay, tài liệu điện tử không được bảo vệ. Chứng thư số thường chỉ có giá trị trong khoảng từ 3 năm. Sau thời gian này, nếu không được ký lại thì tài liệu sẽ không thể xác thực được và trở thành file rác. Trong trường hợp yêu cầu lưu trữ dài hạn, toàn vẹn dữ liệu, tra cứu xác thực lâu dài thì việc triển khai chữ ký số cơ bản sẽ ko đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Thêm nữa, thời gian ký số là thời gian của thiết bị hoặc server ký số, có thể dễ dàng bị thay đổi bởi những công cụ đơn giản, khiến những tài liệu, chứng từ nhạy cảm về thời gian như học bạ điện tử, hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử, chứng chỉ, chứng nhận điện tử… có khả năng dễ bị giả mạo, gian lận, dẫn đến việc không chứng minh được mốc thời gian tài liệu chính xác về hiệu lực chữ ký số khi xảy ra tranh chấp bất cứ vấn đề gì về pháp luật.” Để giải quyết bài toán này, chúng ta cần chú trọng xây dựng hệ thống ký số, lưu trữ điện tử chuẩn chỉnh ngay từ đầu để tránh lãng phí thời gian và chi phí khắc phục hậu quả. Đó là ký số theo tiêu chuẩn ký số nâng cao AdES, công nghệ xác thực lâu dài LTV, LTANS, gắn ký đóng dấu thời gian Timestamp cho phép kéo dài hiệu lực xác thực, đảm bảo tính toàn vẹn lâu dài của tài liệu trong 10 năm, 20 năm
SAVIS phối hợp tổ chức Hội thảo “Chữ ký số và Lưu trữ điện tử tập trung – Nền tảng xây dựng Chính quyền số và Công dân số”
Hội thảo Chữ ký số và Lưu trữ điện tử tập trung – Nền tảng xây dựng Chính quyền số và Công dân số tổ chức tại Hải Phòng ngày 24/02/2022. Sự kiện nhằm thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số, xây dựng dữ liệu số toàn diện, liên thông trong toàn bộ hệ thống chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng. Hội thảo được tổ chức bởi Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số cùng Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS với sự tham gia của đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng lãnh đạo thành phố Hải Phòng. Chuyển đổi số là động lực trong phát triển thành phố Hải Phòng, là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trong toàn bộ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp nhằm phục vụ tốt nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội thành phố. Trong đó, dữ liệu số là nguồn tài nguyên, kết quả quan trọng của quá trình làm việc số, cần được xây dựng, lưu trữ, thống nhất, chia sẻ trên toàn bộ hệ thống, đồng thời bảo đảm tính bảo mật, xác thực lâu dài. Công tác lưu trữ đang ở thời khắc chuyển đổi vô cùng quan trọng mang tính cách mạng. Khác biệt với việc lưu trữ văn bản giấy, lưu trữ văn bản điện tử cần đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và đặc biệt là yêu cầu định danh, xác thực người dùng thông qua hệ thống chữ ký số, chứng thư số chuyên dùng nhằm đảm bảo tính an toàn, bảo mật và giá trị pháp lý khi thực hiện trên môi trường điện tử. Chữ ký số và lưu trữ tài liệu điện tử giúp hình thành những kho lưu trữ số đáp ứng tiêu chuẩn sẽ tạo nền tảng xây dựng Chính quyền số, công dân số. Tại Hội thảo, các diễn giả từ Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hậu Giang, Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS chia sẻ về các vấn đề nền tảng xây dựng Chính quyền số, Công dân số như: Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước; Thời cơ, thách thức và định hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế, Giáo dục; Ký số, lưu trữ điện tử lâu dài và xác thực tài liệu điện tử; Ứng dụng chữ ký số trong dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử. Theo đó, các ý kiến tại Hội thảo tập trung chia sẻ về những quan điểm mới, mục tiêu về lưu trữ lịch sử, lưu trữ chuyên ngành, trách nhiệm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chia sẻ về các vấn đề phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trong y tế; chuyển đổi số trong chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh; chuyển đổi số bệnh viện; đồng thời đưa ra một số khuyến nghị trong công tác chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo Hải Phòng. Về lưu trữ điện tử, ông Hoàng Nguyên Vân – Phó viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số, Chủ tịch HĐQT công ty SAVIS nhấn mạnh: “Ký số, lưu trữ điện tử lâu dài và xác thực tài liệu điện tử – Nền tảng xây dựng Chính quyền số, Doanh nghiệp số và Công dân số”. Ông khẳng định: “Để xây dựng kho lưu trữ số tập trung cần đồng thời hoàn thiện hai vấn đề cốt lõi: khung pháp lý và khung kỹ thuật. Hiện nay, luật lưu trữ và các nghị định, thông tư liên quan chưa theo kịp các nhu cầu về hình thành, quản lý văn bản điện tử trong thực tiễn. Khung kỹ thuật chưa đầy đủ, chưa có quy định khung kiến trúc cho lưu trữ điện tử. Ký số và ký điện tử trên tài liệu gặp rủi ro: làm sao xác thực được nếu thời hạn chữ ký số hết hiệu lực (do bị thu hồi hay hết hạn), làm sao xác minh được tài liệu điện tử gốc không bị giả mạo sau 5 năm, 15 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa”. Với quá trình nghiên cứu và tham khảo mô hình lưu trữ của châu Âu, Mỹ, ông đề xuất xây dựng Khung kiến trúc lưu trữ số Việt Nam áp dụng mô hình OAIS – ISO 14721:2012 và ISO 14721:2012. Lưu trữ điện tử là một ngành đặc thù. Lưu trữ điện tử luôn song hành với hệ thống chứng thực điện tử, ký số đóng dấu thời gian Timestamp, ký số lưu trữ lâu dài LTANS, LTV,.. đảm bảo tính toàn vẹn, xác thực và khả năng truy cập phục vụ lưu trữ lâu dài, lưu trữ vĩnh viễn.” Hội thảo cũng chia sẻ kinh nghiệm thực tế đã triển khai tại tỉnh Hậu Giang, tính pháp lý của hồ sơ nộp trực tuyến, khó khăn, vướng mắc và những giải pháp. Để ứng dụng chữ ký số hiệu quả trong thực tế, địa phương đã kết hợp hai giải pháp ký số truyền thống USB token và ký số từ xa, đề xuất doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ giải pháp ký số trong giai đoạn thí điểm, tài trợ chi phí cho người dân sử dụng chữ ký số giúp hình thành thói quen, triển khai ký số hồ sơ dịch vụ công trực tuyến trên điện thoại thông minh. Hội thảo được tổ chức tại Hải Phòng là cơ hội để các Sở, ngành, quận, huyện và các đơn vị liên quan trên địa bàn thành phố được nghe và chia sẻ
VietCredit chính thức ra mắt hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử do SAVIS phát triển
Lễ Ra mắt Hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử của Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit) đã chính thức được tổ chức vào ngày 18/01/2022 tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện là một phần trong chiến lược cải tiến mô hình kinh doanh, hướng tới chuyển đổi số toàn diện, tài chính số minh bạch, chia sẻ, bảo mật và tối ưu trải nghiệm dịch vụ tài chính số cho khách hàng. Hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử chính thức đi vào hoạt động tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong của VietCredit trong cung cấp những sản phẩm tài chính sáng tạo, áp dụng công nghệ hiện đại, nhằm tối ưu sự hài lòng của khách hàng. Bối cảnh dịch bệnh kéo dài khiến cho mọi tổ chức doanh nghiệp đều đang đẩy nhanh việc xây dựng môi trường làm việc số, làm việc từ xa, tự động hóa quy trình, không giấy tờ và hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Điều này muốn thực hiện được thì việc đầu tiên và bắt buộc là số hóa giấy tờ, chuyển đổi từ bản giấy sang bản điện tử, sử dụng chữ ký điện tử trong ký kết, từ đó để hình thành môi trường làm việc số hoàn chỉnh. Hợp đồng là một tài liệu quan trọng bậc nhất trong quá trình kinh doanh và sẽ là tài liệu xếp thứ tự ưu tiên số một khi số hoá quy trình. Sự phổ biến của những công cụ làm việc trực tuyến và thói quen người dùng đang hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của hồ sơ điện tử, hợp đồng điện tử. Đây sẽ là xu hướng không thể đổi chiều. Nhận thức rõ điều này cùng định hướng chuyển đổi số toàn diện hoạt động kinh doanh, VietCredit đã hợp tác với Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS xây dựng hệ thống Hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử dành cho khách hàng, được triển khai trên toàn quốc. SAVIS là một thương hiệu số 01 Việt Nam trong phát triển và cung cấp các sản phẩm – dịch vụ toàn diện về ký số và chứng thực điện tử, với năng lực công nghệ vượt trội, có khả năng cung cấp hệ giải pháp toàn diện tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Tại sự kiện, ông Hồ Minh Tâm – Tổng Giám đốc của VietCredit phát biểu: “Ra mắt hệ thống hợp đồng và chữ ký số khẳng định quyết tâm chuyển đổi số của VietCredit với mong muốn “kiến tạo” hành trình trải nghiệm dịch vụ tài chính trên môi trường điện tử của khách hàng một cách trọn vẹn.”. “Mặt khác, đây cũng là bước tiến quan trọng giúp VietCredit nâng cao năng lực vận hành, quản trị rủi ro và giảm thiểu hàng loạt chi phí như in ấn, vận chuyển và lưu trữ, góp phần tạo cơ hội giúp người tiêu dùng được thuận lợi, nhanh chóng tiếp cận và sử dụng sản phẩm tài chính chính thống với chi phí hợp lý. Từ đó, chung tay cùng toàn ngành tài chính ngân hàng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam.”, ông Hồ Minh Tâm chia sẻ thêm. Hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử của VietCredit được xây dựng với những tính năng vượt trội: Tính năng ký số nâng cao AdES với ký số đóng dấu thời gian Timestamp, công nghệ xác thực lâu dài LTV, LTANS giúp chống gian lận, giả mạo tài liệu mức độ cao nhất, đồng thời tối ưu khi lưu trữ điện tử lâu dài, lên đến 14 năm trong tổ chức, đáp ứng yêu cầu lưu trữ của Ngân hàng nhà nước và pháp luật Việt Nam. Với hệ thống này của VietCredit, chỉ với những thiết bị di động phổ biến như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay, người dùng cá nhân và tổ chức có thể ký số bất kỳ khi nào và ở đâu, loại bỏ hoàn toàn những rắc rối về tương thích cổng kết nối, hệ điều hành, chỉ cần mở lên và ký. Nhờ khả năng tự động hóa từ khởi tạo văn bản, ký, lưu trữ, vận chuyển và trích xuất tài liệu, hệ thống của VietCredit cho phép xây dựng hợp đồng trên môi trường điện tử không giấy tờ. Mọi thao tác trên hợp đồng đều được ghi vết, đảm bảo sự toàn vẹn của nội dung, xác định chính xác danh tính các bên và lưu trữ an toàn. Ông Hoàng Nguyên Vân, Chủ tịch HĐQT công ty SAVIS nhấn mạnh: “Hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử của VietCredit do SAVIS phát triển là hệ thống tiên phong đáp ứng tối đa nhu cầu chuyển đổi từ hợp đồng giấy sang hợp đồng điện tử cả về tính năng phần mềm và yêu cầu bảo mật thông tin, áp dụng ký đóng dấu thời gian timestamp, ký xác thực lâu dài, ký số từ xa Remote Signing đáp ứng theo quy định Việt Nam và tiêu chuẩn châu Âu eIDAS. SAVIS tin rằng sự hợp tác này sẽ góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh của VietCredit trên thị trường tài chính tiêu dùng, tạo ra những làn sóng công nghệ mới và cùng mang lại những tiện ích tốt nhất cho khách hàng.” VietCredit áp dụng hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử trong quy trình cấp tín dụng cho khách hàng là một phần trong chiến lược cải tiến mô hình kinh doanh, hướng tới chuyển đổi số toàn diện, tài chính số minh bạch, chia sẻ, bảo mật và tối ưu trải nghiệm dịch vụ tài chính số cho người tiêu dùng.
Chứng nhận QTSP – Khác biệt của Dịch vụ ký số theo mô hình ký số từ xa Remote Signing từ một nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP theo quy định EU eIDAS
Chứng nhận QTSP – là một trong những chứng nhận quan trọng nhất thuộc Quy định về Định danh điện tử và Dịch vụ tin cậy của Liên minh châu Âu (eIDAS) và cũng là tiền đề cho việc hợp pháp hóa các hợp đồng điện tử, văn bản điện tử, chứng từ điện tử ký kết giữa các cá nhân, tổ chức Việt Nam với đối tác EU. Dịch vụ ký số theo mô hình ký số từ xa Remote Signing từ một nhà cung cấp dịch vụ QTSP có rất nhiều khác biệt. 1. Chứng nhận QTSP Quy định số 910/2014 của Liên minh châu Âu (còn được gọi là Quy định eIDAS) về định danh điện tử và dịch vụ tin cậy là khung pháp lý toàn diện nhất cho chữ ký điện tử, con dấu điện tử, dấu thời gian điện tử, vận chuyển điện tử và chứng thực trang điện tử. Theo đó, eIDAS công nhận tính hợp pháp của các dịch vụ tin cậy và văn bản điện tử, cho phép ứng dụng dịch vụ tin cậy điện tử, chữ ký điện tử, con dấu điện tử, dấu thời gian điện tử xuyên biên giới giữa toàn bộ các quốc gia thành viên EU. Các cá nhân, tổ chức, cơ quan chức năng của châu Âu không thể từ chối tính bằng chứng của các chứng cứ chỉ vì chúng ở dạng điện tử. Để tạo dựng niềm tin giữa các tổ chức, cá nhân trong thị trường chung châu Âu, quy định eIDAS áp dụng chứng nhận Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo (QTSP) như một tiêu chuẩn cao nhất về sự an toàn, tin cậy, bảo mật trong giao dịch điện tử. Hiện nay, chỉ có chữ ký điện tử đảm bảo QES cho cá nhân, con dấu điện tử đảm bảo cho tổ chức QSeal cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo QTSP được công nhận trên toàn lãnh thổ EU về hiệu lực pháp lý tương đương chữ ký tay hoặc dấu mộc của tổ chức mà không phải trải qua bất cứ thủ tục đánh giá hay giải trình nào khác. Để trở thành Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo QTSP, các tổ chức bắt buộc trải qua các cơ chế kiểm định, đánh giá nghiêm ngặt của Cơ quan giám sát quốc gia – Supervisory Body (SB) từ khâu chuẩn bị đánh giá đến khâu hậu kiểm và duy trì dịch vụ sau đánh giá. Tất cả các danh mục quy định bởi eIDAS phải được tuân thủ tuyệt đối trước khi chính thức cung cấp dịch vụ. Trong quá trình hoạt động, nhằm duy trì mức độ tín nhiệm, các QTSP được yêu cầu thực hiện đánh giá tính tuân thủ bởi các cơ quan kiểm định – Conformity Assessment Body (CAB) của EU ít nhất 2 năm/lần. >>> Những thế mạnh giúp SAVIS dẫn đầu thị trường chữ ký số tại Việt Nam >>> Ký hợp đồng điện tử: Làm thế nào để giảm rủi ro pháp lý cho cả hai bên? >>> Những quy định pháp lý trong giao dịch điện tử của Việt Nam 2. Sự khác biệt của Dịch vụ ký số theo mô hình ký số từ xa Remote Signing từ một nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP theo quy định EU eIDAS – TrustCA Qualified Remote Signing Tháng 7/2021, SAVIS chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing, ký số HSM đầu tiên tại Việt Nam theo quy định EU eIDAS. Nghĩa là toàn bộ 27 nước châu Âu hoàn toàn công nhận dịch vụ chữ ký số,con dấu đảm bảo theo mô hình ký số từ xa do SAVIS cung cấp. Hoạt động theo cơ chế xác thực bảo mật SCAL2, hệ thống đảm bảo chỉ người ký mới có quyền kích hoạt khóa ký lưu bảo mật trên thiết bị mã hóa HSM, kiểm soát duy nhất khóa ký, tuân thủ đầy đủ yêu cầu về Module SAM với chứng nhận CC EAL4+ với EN 419 241-2. So sánh với các quy định pháp luật Việt Nam như Nghị định 130/2018/NĐ-CP và Thông tư 16/2019/TT-BTTTT, SAVIS đủ năng lực cung cấp dịch vụ ký số theo mô hình ký số từ xa, đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc về dịch vụ chứng thực điện tử và chữ ký số, đồng thời vượt trội hơn ở quy trình quản lý, vận hành, an ninh hệ thống theo các tiêu chuẩn cao nhất của Quy định eIDAS và ISO/IEC 27001. Do đó, các dịch vụ ký số do SAVIS cung cấp được chấp nhận rộng rãi không những ở Việt Nam mà cả thị trường EU cho thương mại xuyên biên giới. >>> TrustCA – Thương hiệu cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của SAVIS >>> Lưu trữ điện tử, lưu trữ số – Nền tảng xây dựng quy trình số hoàn chỉnh cho mọi doanh nghiệp >>> Đảm bảo tính pháp lý, bằng chứng chứng cứ cho tài liệu trong lưu trữ điện tử Với những đơn vị cung cấp các dịch vụ, nền tảng về thanh toán điện tử, giao dịch điện tử như các tổ chức Tài chính – Ngân hàng, việc Việt Nam có một QTSP sẽ giúp giải quyết nút thắt lớn của hệ sinh thái tài chính số, ngân hàng số, ngân hàng mở hướng đến mở rộng thị trường và hội nhập sân chơi quốc tế, đó chính là sự thống nhất, liên thông trong quy trình định danh, xác thực điện tử an toàn, tạo ra một thị trường giao dịch điện tử đồng bộ theo một tiêu chuẩn kỹ thuật chung, giảm bớt tình
Lưu trữ điện tử, lưu trữ số – Nền tảng xây dựng quy trình số hoàn chỉnh cho mọi doanh nghiệp
Bên cạnh những phần mềm quản trị công việc, tự động hóa quy trình, phần mềm ký số thì xây dựng những kho lưu trữ điện tử, lưu trữ số sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp hoàn thiện quy trình số, môi trường làm việc số của mình. 1. Lưu trữ điện tử – Hệ thống quan trọng trong mọi lĩnh vực Tương tự như quy trình giấy tờ truyền thống, sau bước tạo lập sẽ đến trình ký, ký – đóng dấu, hoàn thiện và đưa vào kho lưu trữ, thì khi chuyển đổi thành quy trình điện tử cũng bao gồm những bước cơ bản: tạo lập văn bản, ký số theo quy trình, đưa vào kho lưu trữ điện tử. Một tổ chức với đầy đủ các công cụ quản lý công việc, quy trình tự động, ký điện tử, ký số nhưng lại thiếu một hệ thống lưu trữ điện tử chuyên biệt sẽ giống như thiếu những tủ lưu trữ, kho lưu trữ hồ sơ, tài liệu giấy. Hệ quả có thể nhìn thấy rõ là tài liệu lưu trữ rời rạc, cát cứ, thiếu tập trung, thống nhất, dễ thất lạc, đánh cắp, gây khó khăn trong quản lý, tìm kiếm, truy xuất, thanh tra, kiểm tra… >>> Xác thực tài liệu điện tử lưu trữ lâu dài như thế nào? Hiện nay, mọi thứ đều đang hướng tới môi trường số, những tài liệu quan trọng của doanh nghiệp như hoá đơn, hợp đồng, sao kê ngân hàng, đề nghị mua bán… đang dần chuyển sang dạng thức điện tử. Hợp đồng điện tử, hoá đơn điện tử, sao kê điện tử, chứng từ điện tử đã trở nên quen thuộc với mỗi tổ chức và sẽ còn phổ biến mạnh mẽ hơn trong tương lai gần. Những hệ thống lưu trữ điện tử, kho lưu trữ số, theo đó, cũng sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng, giúp hoàn thiện quy trình số không giấy tờ, thay thế những kho lưu trữ vật lý tốn kém và khó kiểm soát. Dần dần, lưu trữ điện tử sẽ là công cụ số bắt buộc trong mọi tổ chức, mọi lĩnh vực, từ các tổ chức Tài chính – Ngân hàng, các bệnh viện, phòng khám, trường học, cơ sở giáo dục, cơ quan Chính phủ đến các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề,… 2. Rủi ro khi sử dụng những hệ thống lưu trữ điện tử không đạt chuẩn Khác với tài liệu giấy, sau khi ký đóng dấu có thể đưa vào lưu trữ 10 năm, 50 năm, 100 năm hoặc vĩnh viễn mà vẫn đảm bảo tính pháp lý thì theo quy định pháp luật hiện hành, các phương thức xác thực điện tử như ký số có giá trị tối đa trong vòng 3 năm đến 5 năm, nghĩa là sau khoảng thời gian đó tất cả các file điện tử nếu không được gia hạn hoặc có những giải pháp cho lưu trữ lâu dài, lưu trữ vĩnh viễn thì sẽ trở thành file rác. >>> Chứng thư số hết hạn thì tài liệu còn giá trị pháp lý không? Đồng thời, với lưu trữ điện tử, rủi ro lạc hậu công nghệ cũng hiện hữu khi những định dạng file phổ biến như PDF không phải là những định dạng cho lưu trữ lâu dài. Tổ chức không chú ý điều này ngay từ đầu sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí để chuyển đổi trong tương lai. Thêm nữa, lưu trữ điện tử cũng đi kèm với vấn đề bảo mật thông tin, dữ liệu, tổ chức sẽ phải trả giá trước nguy cơ rò rỉ, đánh cắp dữ liệu trên môi trường điện tử nếu không quan tâm đến vấn đề an ninh thông. >>>Định dạng lưu trữ điện tử lâu dài như thế nào? 3. Trusted Archive – Giải pháp lưu trữ điện tử đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế Với vai trò quan trọng của mình, xây dựng hệ thống lưu trữ điện tử cần được đầu tư xây dựng chuẩn chỉnh ngày từ đầu nhằm tránh những rủi ro hay chi phí nâng cấp, chuyển đổi tốn kém. Là một chuyên gia về ký số và lưu trữ điện tử, SAVIS đã phát triển thành công Giải pháp lưu trữ tài liệu điện tử Trusted Archive. Đây là giải pháp lưu trữ điện tử đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tuân thủ khung kiến trúc lưu trữ mở OAIS – ISO 14721:2012, ký số xác thực lâu dài LTV, LTANS phục vụ lưu trữ lâu dài theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời đáp ứng Thông tư số 02/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn dữ liệu đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử. >>> SAVIS eArchive giành Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020 Tổ chức sử dụng giải pháp này sẽ không phải lo lắng về tính pháp lý, xác thực của tài liệu điện tử nhờ được hỗ trợ các chuẩn ký nâng cao như CAdES, PadES, XadES,… cũng như gắn đóng dấu thời gian TrustCA Timestamp, công nghệ xác thực lâu dài LTV, LTANS cho phép lưu trữ, quản lý tài liệu chất lượng cao từ 10 năm, 20 năm, 50 năm hoặc vĩnh viễn. >>> Dấu thời gian Timestamp là gì? Tại sao cần sử dụng dấu thời gian? Ngoài ra, Trusted Archive còn có khả năng tích hợp không giới hạn với các hệ thống thông tin sẵn có của tổ chức qua API, khả năng mở rộng linh hoạt. Với quy trình động được hỗ trợ cài đặt sẵn, người dùng có thể dễ dàng xây dựng luồng quy trình làm việc, phân quyền truy cập, quản lý và theo dõi tình trạng của tài liệu theo thời gian thực từ khi
Ký hợp đồng điện tử: Làm thế nào để giảm rủi ro pháp lý cho cả hai bên?
Ký hợp đồng điện tử bằng chữ ký số đang ngày càng được áp dụng rộng rãi nhằm giảm thời gian chờ đợi, chuyển phát, giảm tiếp xúc và khả năng lây lan dịch bệnh. Nhưng hợp đồng điện tử vẫn là một loại hình văn bản còn khá mới mẻ và vẫn tồn tại những rủi ro nếu như các phương thức ký số đi kèm không thực sự tối ưu. 1. Hợp đồng điện tử là xu hướng không thể đổi chiều Bối cảnh dịch bệnh kéo dài khiến cho mọi tổ chức doanh nghiệp đều đang đẩy nhanh việc xây dựng môi trường làm việc số, làm việc từ xa, tự động hóa quy trình, không giấy tờ, không tiếp xúc. Điều này muốn thực hiện được thì việc số hóa giấy tờ, hồ sơ, chuyển đổi từ bản giấy sang bản điện tử, sử dụng chứng thư số, chữ ký số trong ký kết sẽ là điều kiện đầu tiên và bắt buộc để hình thành môi trường làm việc số hoàn chỉnh. Hợp đồng là một tài liệu quan trọng bậc nhất trong quá trình kinh doanh. Vì thế hợp đồng điện tử sẽ là tài liệu xếp thứ tự ưu tiên số 1 khi số hoá quy trình. Đây chắc chắn không phải là biện pháp thay thế tạm thời và chỉ chuyển đổi mạnh mẽ trong thời kỳ dịch bệnh mà sẽ là xu hướng phát triển tương lai trong mọi ngành nghề. Bởi công nghệ, công cụ làm việc online và thói quen người dùng đang hỗ trợ tối đa cho sự phát triển của hồ sơ điện tử, hợp đồng điện tử. Đây sẽ là xu hướng không thể đổi chiều. >>> Tìm hiểu Giải pháp hợp đồng điện tử và số hóa quy trình phù hợp nhất >>> Giải pháp Hợp đồng điện tử đầu tiên tích hợp ký số từ xa Remote Signing tại Việt Nam 2. Sử dụng hợp đồng điện tử có an toàn không? Sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số, chứng thư số trong ký kết hợp đồng điện tử để thay thế chữ ký tay và con dấu đỏ giúp tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu những gián đoạn do quá trình chuyển phát. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của hợp đồng điện tử có thể nhìn thấy rõ đó thì hình thức này vẫn đang tồn tại nhiều rủi ro pháp lý cho cả hai bên. Không thể chứng minh tính hợp lệ của tài liệu trong dài hạn Hầu hết các chứng thư số hiện này có thời hạn tối đa là 03 năm, chứng thư số 24h sẽ hết hạn sau 1 ngày. Với những phương thức ký số, phần mềm ký số thông thường được sử dụng phổ biến hiện nay, các cá nhân, hợp đồng sẽ không thể chứng minh tính hợp lệ sau khi chứng thư số hết hạn. Tài liệu khi không thể chứng minh được tính hợp lệ, tức là không còn giá trị sử dụng, không có giá trị bằng chứng, chứng cứ. >>> Chứng thư số hết hạn thì tài liệu còn giá trị pháp lý không? Không thể loại bỏ giấy tờ ra khỏi quy trình Ký số thông thường, không bao gồm những tính năng nâng cao khác khiến hợp đồng không thể xác thực, không đảm bảo tính toàn vẹn, chống chối bỏ sau khi chứng thư số hết hạn khiến hợp đồng điện tử không đủ tiêu chuẩn để đưa vào lưu trữ lâu dài, lưu trữ vĩnh viễn. Để tránh rủi ro này, các tổ chức vẫn phải in chứng từ, tài liệu cuối ngày, vẫn phải lưu kho, bảo quản tài liệu giấy gây tổn kém chi phí và nguồn lực. Nguy cơ gian lận, giả mạo Nếu chỉ ký số thông thường, không kèm đóng dấu thời gian Timestamp, LTV, hợp đồng điện tử có thể dễ dàng bị làm giả, thay đổi thời gian ký. Điều này có thể dẫn đến những cuộc chiến pháp lý tốn kém trong giải quyết tranh chấp kéo dài khi các bên nỗ lực phủ nhận bằng chứng của nhau. >>> Ký số đóng dấu thời gian Timestamp là gì? Đánh mất khách hàng vào tay đối thủ Khi hợp đồng không đảm bảo tin cậy, dễ dàng bị thao túng, chỉnh sửa; khách hàng sẽ không thể tin tưởng thực hiện những giao dịch có giá trị lớn với các tổ chức, doanh nghiệp. Điều này đặt các tổ chức trước rủi ro đánh mất khách hàng vào tay đối thủ. 3. Giải pháp giúp giảm rủi ro pháp lý đối với hợp đồng điện tử Câu hỏi làm thế nào để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng hợp đồng điện tử là một vấn đề quan trọng với mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Hiện nay, ký số đóng dấu thời gian timestamp cùng với công nghệ xác thực lâu dài LTV được đánh giá là giải pháp công nghệ đáp ứng cao nhất về chống gian lận, giả mạo trong giao dịch điện tử và đảm bảo giá trị pháp lý khi lưu trữ điện tử đối với hợp tài liệu điện tử nói chung và hợp đồng điện tử nói riêng. -Không phục thuộc vào thời hạn chứng thư số, có thể xác thực được kể cả khi chứng thư số/chữ ký số hết hạn -Ký số xác thực lâu dài LTV giúp gia hạn thời gian lưu trữ, xác thực tài liệu điện tử trong 5 năm, 10 năm, 20 năm, 50 năm hoặc vĩnh viễn -Xác thực tin cậy thời gian hiệu lực của văn bản, tài liệu, hợp đồng, giao dịch điện tử -Tích hợp tính năng ký số đóng dấu thời gian timestamp, ký số nâng cao AdES, công nghệ xác thực lâu dài LTV, chống