SAVIS trở thành thành viên của Hội đồng Lưu trữ Quốc tế

Kể từ tháng 6 năm 2017, Công ty Cố phần Giải pháp Công nghệ SAVIS Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên của Hội đồng Lưu trữ Quốc tế (ICA).

Trở thành thành viên trong mạng lưới toàn cầu của ICA, SAVIS sẽ có thêm nhiều cơ hội để nghiên cứu và hợp tác. Ngoài quyền truy cập không giới hạn các tài nguyên số hiện tại của ICA, SAVIS còn sẽ được tham khảo, tiếp thu những mô hình lưu trữ tiên tiến nhất trên thế giới và tham gia những sự kiện thường niên do Hội đồng tổ chức tại khu vực cũng như quốc tế.
Là một doanh nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ, SAVIS Việt Nam đã và đang triển khai các hệ thống phần mềm quản lý và lưu trữ tài nguyên số. Điển hình có thể đề cập tới giải pháp e-Archive DMS của SAVIS được phát triển trên khung kiến trúc mở theo chuẩn mở ISO 14721:2012 OAIS (Open Archival Information System) không những triển khai cho các hệ thống lưu trữ quốc gia Việt Nam, lưu trữ của các cơ quan tổ chức mà còn đáp ứng các chuẩn mực thế giới. Đây là cơ hội để sản phẩm e-Archive DMS của SAVIS vươn xa ra tầm quốc tế.
Trong cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, việc gia nhập ICA khẳng định những nỗ lực không ngừng của công ty trong việc nghiên cứu, sáng tạo, đưa đến những sản phẩm tốt nhất để phục vụ cho ngành lưu trữ nói riêng và thực hiện sứ mệnh lưu giữ và bảo tồn những giá trị của nhân loại nói chung.
Hội đồng Lưu trữ Quốc tế, viết tắt là ICA (International Council on Archives) là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận quốc tế hoạt động trong lĩnh vực lưu trữ và ứng dụng của nó.
ICA thành lập ngày 9 tháng 6 năm 1948, hướng đến việc quản lý hiệu quả các hồ sơ, bảo quản, chăm sóc và sử dụng di sản lưu trữ của thế giới. ICA hiện có 1400 thành viên tại 199 quốc gia và vùng lãnh thổ. ICA có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với UNESCO và Hội đồng châu Âu, đồng thời là một đối tác trong Ủy ban Lá chắn Lam quốc tế (ICBS, International Committee of the Blue Shield) – tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ các di sản văn hóa.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Translate »