Giải thưởng Chuyển đổi Số 2019 tìm được nhiều chủ nhân xứng đáng, lễ trao giải được truyền hình trực tiếp trên VTV2

Ngày 28/08, Hội Truyền thông Số Việt Nam (VDCA) tổ chức sự kiện công bố Lễ trao giải thưởng Chuyển đổi Số Việt Nam – Vietnam Digital Awards 2019. Giải thưởng nhằm tôn vinh các đơn vị có thành tựu xuất sắc trong ứng dụng CNTT và truyền thông số. VTV2 sẽ truyền hình trực tiếp lễ trao giải. Sau 4 tháng tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi, Ban tổ chức Giải thưởng Chuyển đổi Số Việt Nam (VDA) đã nhận được 245 hồ sơ ở tất cả các lĩnh vực và đã chọn lọc ra được 50 đơn vị có các giải pháp xuất sắc nhất để trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2019 Đây là năm thứ hai giải thưởng VDA được tổ chức. Qua 245 hồ sơ gửi về dự thi, có thể thấy giải thưởng năm nay tăng cả về chất lượng và số lượng. Có rất nhiều sản phẩm có tính ứng dụng cao, đem lại lợi ích cho nhà nước và doanh nghiệp. Điều này cho thấy uy tín của Hội Truyền thông Số Việt Nam và giải thưởng VDA ngày một nâng cao. Giải thưởng VDA 2019 được trao cho 4 hạng mục, bao gồm: – Sản phẩm dịch vụ, giải pháp công nghệ số: Trao cho các giải pháp tiêu biểu thuộc các lĩnh vực: Mạng xã hội, ứng dụng di động, dịch vụ TMĐT, Thanh toán điện tử, Giải pháp tiếp thị truyền thông, Giải pháp Chính phủ điện tử và đô thị thông minh, sản phẩm dịch vụ an toàn, an ninh thông tin. – Hạng mục danh nghiệp Chuyển đổi số: Trao cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nông nghiệp, thương mại, giao thông, logistic, du lịch, giải trí, truyền thông quảng cáo đã có chuyển đổi số mạnh mẽ từ mô hình truyền thống sang môi trường làm việc, kinh doanh dựa trên nền tảng số. – Hạng mục Chuyển đổi số cơ quan Nhà nước: Trao cho các cơ quan nhà nước (ở tất cả các cấp) có quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ từ mô hình truyền thống sang môi trường quản lý, làm việc dựa trên nền tảng công nghệ số – Hạng mục về thu hẹp khoảng cách số: Trao cho đơn vị có giải pháp công nghệ số để phục vụ chuyển đổi số tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ông Nguyễn Minh Hồng – Chủ tịch Hội Truyền thông Số Việt Nam Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Truyền thông Số Việt Nam cho biết quá trình làm việc của hội đồng sơ khảo và hội đồng chung khảo giải thưởng VDA rất công tâm. Ban Giám khảo là những giáo sư chuyên gia có uy tín, trong đó phải kể đến GS.TSKH Đỗ Trung Tá – Chủ tịch Hội đồng Chung khảo, Tiến sỹ Nguyễn Thành Phúc – Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo, Tiến sỹ Trần Minh, Viện trưởng Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số, Tiến sỹ Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KHCN… Không chỉ có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp start-up cũng được Hội đồng Giải thưởng đánh giá cao về tính ứng dụng cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai. Ông Trần Minh – Viện trưởng Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Ông Trần Minh – Phó Chủ tịch Hội đồng Chung khảo nói rằng Giải thưởng VDA năm nay có “4 ưu điểm hơn” so với năm ngoái: thứ nhất là nhiều hồ sơ gửi về hơn, thứ hai là sản phẩm dự thi chất lượng hơn, thứ ba là nhiều doanh nghiệp lớn hơn đăng ký dự thi, thứ tư là giải thưởng xét chọn đa dạng hơn, từ đó dẫn đến ban giám khảo cũng phải làm việc vất vả hơn, kỹ càng và khắt khe hơn để chọn lựa các đơn vị xứng đáng nhận giải. Với tư cách đại diện cho một đơn vị tham gia dự thi, ông Phạm Văn Đức, Phó Tổng Giám đốc Công ty SAVIS nhận xét VDA năm nay có quy mô lớn và có tính chuyên nghiệp cao. SAVIS có một sản phẩm được vào vòng chung khảo và các chuyên gia SAVIS đã phải trình bày, luận giải trước Hội đồng giám khảo. Điều này cho thấy sự kỹ càng và công tâm trong công tác chấm giải. Ông Phạm Văn Đức – Phó Tổng Giám đốc Công ty SAVIS Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards 2019 sẽ được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội vào 15h30 ngày 06/09/2019 và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2 – Đài Truyền hình Việt Nam. Chi tiết xem tại http://digitalawards.com.vn. Một số hình ảnh tại buổi họp báo công bố Lễ trao giải VDA 2019: Các thành viên Ban tổ chức giải thưởng VDA 2019 Đại diện các cơ quan báo chí tham dự buổi họp báo Ông Vũ Kiêm Văn, Phó trưởng Ban thường trực Ban tổ chức VDA 2019 Ông Bùi Như Uyên – Chánh văn phòng Hội Truyền thông Số Việt Nam Ông Lê Đức Sảo – Tổng thư ký Hội Truyền thông Số Việt Nam, Phó Tổng biên tập Tạp chí Điện tử VietTimes Ông Vũ Chí Kiên – Tổng biên tập Tạp chí Thông tin và Truyền thông   Bà Nguyễn Thị Bích Lan – Giám đốc Trung tâm Hợp tác Phát triển ICT Theo Tạp chí điện tử VietTimes

SAVIS tham gia Hội thảo Hợp tác phát triển Công nghệ Thông tin Việt Nam lần thứ XXIII tại Phú Yên

Trong khuôn khổ Hội thảo, SAVIS đã có gian hàng giới thiệu hệ thống giải pháp nền tảng chuyển đổi số trong xây dựng Chính phủ điện tử, Kinh tế số, Xã hội số, thu hút sự quan tâm của đông đảo đại biểu tại sự kiện. Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Phú Yên và Hội Tin học Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo Hợp tác phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam lần thứ XXIII tại tỉnh Phú Yên trong 03 ngày (từ 22 – 24/8/2019) với chủ đề “Chuyển đổi số: kết nối, chia sẻ dữ liệu hoàn thiện Chính quyền điện tử”. Hội thảo là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm và tạo cơ hội hợp tác phát triển CNTT-TT của tỉnh Phú Yên, các Bộ, các ngành Trung ương và các tỉnh, thành trong cả nước nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và kết nối, chia sẻ trong xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 góp phần xây dựng Chính quyền điện tử hiện đại, đồng bộ, đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông  Nguyễn Mạnh Hùng đã tham gia tọa đàm và phát biểu chỉ đạo hội thảo. Tại sự kiện, SAVIS tham gia Hội thảo lần này với gian hàng giới thiệu, demo hệ thống sản phẩm – giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu. Những giải pháp nền tảng chuyển đổi số phục vụ Chính phủ điện tử bao gồm: SAVIS LGSP 2.0 – Giải pháp nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu số,  SAVIS e-Gate 3.0 – Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử tích hợp liên thông SAVIS e-Gate 3.0 trên nền tảng số SAVIS Digital Gov 2.0, SAVIS e-Archive – Giải pháp Lưu trữ số hoá điện tử tập trung trên nền tảng Big Data… được nhiều đại biểu đánh giá là có tính sáng tạo, tính thực tiễn cao, phù hợp với yêu cầu của Việt Nam. SAVIS LGSP 2.0 có tính mở trong tương lai, đồng thời đảm bảo an ninh bảo mật cho các lớp tích hợp và chia sẻ dữ liệu. Giải pháp đảm bảo tuân thủ hướng dẫn theo khung pháp lý của Chính phủ, các Bộ, Ngành trung ương như: Nghị quyết số 73/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định 153/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 23/2018/TT-BTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông…  Với SAVIS LGSP 2.0, thực trạng “đám mây” cát cứ dữ liệu, chia sẻ dữ liệu rời rạc hiện nay sẽ cơ bản được giải quyết. SAVIS e-Gate 3.0 là một thành phần quan trọng trong Khung chính quyền điện tử cấp tỉnh/thành phố. Giải pháp thực hiện việc tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống CNTT , đồng thời đồng bộ hồ sơ thủ tục hành chính từ Trung ương đến cấp tỉnh/thành phố. SAVIS e-Gate 3.0 nằm trong danh sách 7 hệ thống phần mềm đáp ứng đầy đủ bộ tiêu chí thống nhất về chức năng, tính năng kỹ thuật trong xây dựng Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử được Bộ ban hành tháng 10/2018. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đến tham quan gian hàng và trao đổi giải pháp Chuyển đổi số với các chuyên gia SAVIS SAVIS e-Archive của SAVIS được xây dựng trên nền tảng công nghệ web tiên tiến, thiết kế theo kiến trúc hướng dịch vụ SOA cho phép khả năng mở rộng không hạn chế cũng như tích hợp dễ dàng với các hệ thống thông tin khác trong tổ chức. Phần mềm đã nhận Danh hiệu Sao Khuê 2018 tại hạng mục sản phẩm tiêu biểu của ngành phần mềm, dịch vụ CNTT Việt Nam. SAVIS cũng là nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đầu tiên tại Việt Nam theo  tiêu chuẩn bảo mật tiên tiến, hiện đại nhất – SHA-2, với thương hiệu TrustCA. TrustCA cùng hệ giải pháp Doanh nghiệp số đã tạo nên hệ sinh thái chuyển đổi số hoàn chỉnh trên mọi lĩnh vực. Điểm nhấn lớn nhất tại gian hàng SAVIS đến từ hệ thống AI camera hiện đại, với khả năng nhận diện khuôn mặt đồng thời số lượng lớn do đội ngũ SAVIS triển khai, thiết lập. Tốc độ nhận diện cực nhanh của AI Camera đã tạo bất ngờ cho các đại biểu. AI Camera được đánh giá sẽ là hệ thống cốt lõi trong xây dựng thành phố thông minh, nhà máy thông minh hiện nay. Chính phủ điện tử là trung tâm của quá trình Chuyển đổi số. Chính phủ điện tử và tiến tới là Chính phủ hành chính không giấy tờ, sẽ đóng vai trò bản lề, kết nối Chuyển đổi số giữa Doanh nghiệp/Tổ chức với lĩnh vực công; thúc đẩy cải cách và đồng bộ chính sách, hướng đến xây dựng nền kinh tế số, xã hội số. SAVIS hy vọng với hệ giải pháp công nghệ cùng những đề xuất của mình sẽ góp phần tạo đà cho sự bứt tốc mạnh mẽ trong Chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực tại Việt Nam.

SAVIS e-Gate 3.0 được Bộ TT&TT công nhận đáp ứng yêu cầu kỹ thuật

Tháng 7/2019, phần mềm “Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử tích hợp liên thông SAVIS e-Gate 3.0 trên nền tảng số SAVIS Digital Gov 2.0” đã được Bộ TT&TT bổ sung vào Danh sách Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử thống nhất cho cấp bộ, cấp tỉnh. Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ tổ chức thẩm định và đánh giá các phần mềm Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử thống nhất cho cấp Bộ, Tỉnh, nhằm thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và Quyết định 985/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 về ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định 61. Theo kết quả đánh giá của Bộ TT&TT, SAVIS e-Gate 3.0 đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chung; yêu cầu về chức năng, hiệu năng và an toàn bảo mật; yêu cầu về khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử; kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia. Tính đến thời điểm hiện tại, có 7 phần mềm được công nhận tuân thủ Bộ tiêu chí kỹ thuật thống nhất xây dựng Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử (phiên bản 1.0) theo Quyết định 1697/QĐ-BTTTT được Bộ ban hành vào tháng 10/2018. SAVIS e-Gate 3.0 được SAVIS xây dựng trên kiến trúc mở SOA/Microservices, cho phép liên thông, chia sẻ dữ liệu đa nền tảng với các hệ thống/ứng dụng CNTT của tỉnh/thành phố và các hệ thống/cơ sở dữ liệu quốc gia. Phần mềm được tích hợp với các hệ thống Quản lý hồ sơ tài liệu điện tử, hệ thống Ký số tập trung, các hệ thống quốc gia như: hệ thống quốc gia về đăng ký kinh doanh, lý lịch, tư pháp, dịch vụ bưu chính công ích,… giúp thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau nhằm phân tích, tổng hợp, lưu trữ, xác thực hồ sơ tài liệu trong quá trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính (TTHC). Cùng với phần mềm này, hệ sinh thái giải quyết hồ sơ, TTHC điện tử hoàn chỉnh  đã  được hình thành: tiếp nhận hồ sơ /TTHC trực tuyến và giải quyết hồ sơ qua hệ thống Một cửa điện tử, tích hợp hệ thống/CSDL Quốc Gia; thanh toán phí, lệ phí qua Cổng Trung gian thanh toán NAPAS và VNPOST; lưu trữ hồ sơ, tài liệu điện tử; khai thác, báo cáo thông qua việc tích hợp với hệ thống  Cổng  thông  tin  điện  tử. Về lợi ích, giải pháp giúp người dân có thể nộp và tra cứu hồ sơ, TTHC trực tuyến ngay trên các thiết bị công nghệ phổ biến như laptop, điện thoại di động, nhận thông báo công việc qua tổng đài SMS, email, Zalo, Facebook  message…, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, gửi/nhận hồ sơ. Đối với cơ quan hành chính nhà nước, phần mềm cho phép cán bộ quản lý thông tin liên tục, sắp xếp hồ sơ có hệ thống và tra cứu nhanh chóng, chính xác. SAVIS e-Gate 3.0 đã được SAVIS triển khai thành công cho rất nhiều cơ quan/tổ chức, như: Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch – Đầu tư; Hệ thống Quản lý quốc gia về đăng ký, cấp phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; Hệ thống thông tin Quản lý khiếu nại tố cáo quốc gia; Sở Thông tin & Truyền thông Hưng Yên, Sở Thông tin & Truyền thông Bắc Giang, Sở Thông tin & Truyền thông Hải Phòng, Sở Thông tin và Truyền thông Lạng Sơn… Việc SAVIS e-Gate 3.0 được Bộ TT&TT công nhận đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đã một lần nữa khẳng định chất lượng sản phẩm – giải pháp cùng uy tín của SAVIS trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin tại Việt Nam và hướng tới chinh phục thị trường khu vực, quốc tế.  

SAVIS trình bày tham luận tại Hội nghị Giám đốc Công nghệ Thông tin ngành Ngân hàng năm 2019

Từ những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác chuyển đổi số ngành Ngân hàng, tại Hội nghị Giám đốc Công nghệ Thông tin ngành Ngân hàng 2019, SAVIS đã trình bày tham luận về thực trạng và giải pháp định danh số trong giao dịch điện tử, hướng tới thanh toán không dùng tiền mặt. Hội nghị Giám đốc Công nghệ Thông tin ngành Ngân hàng (Hội nghị CIO) là một sự kiện thường niên uy tín được Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhằm tổng kết, đánh giá và đề ra phương hướng, chiến lược phát triển công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng. Hội nghị CIO 2019 được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh trực tiếp chủ trì, với sự tham dự của các Bộ/Ngành liên quan, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng quốc tế cùng các doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước. Hội nghị tập trung vào các Báo cáo sơ kết tình hình thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2017-2020 của các TCTD đến hết năm 2018; Tình hình an ninh mạng trong ngành Ngân hàng; Thúc đẩy ứng dụng công nghệ chủ chốt của Cách mạng công nghiệp 4.0; Dự thảo Chiến lược phát triển công nghệ thông tin ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh yêu cầu các tổ chức tín dụng tập trung nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 để từng bước hiện đại hóa, hỗ trợ hiệu quả cho việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật và thông lệ quốc tế, tăng tỷ trọng dịch vụ phi tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng sự minh bạch. Trong phiên tham luận buổi chiều, Tổng Giám đốc SAVIS – ông Hoàng Nguyên Vân đã có bài phát biểu với chủ đề “Mobile Identity – Nền tảng định danh số trong giao dịch điện tử di động hướng tới thanh toán không dùng tiền mặt”. Theo ông, tình trạng gian lận tín dụng đang phát triển nhanh chóng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Theo thống kê chưa đầy đủ, trên thế giới, gian lận thẻ tín dụng đã vượt qua con số 5,5 tỷ USD, số lượng giao dịch online bị hacker tấn công ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam đã xảy ra những vụ việc khách hàng bị mất tiền trong tài khoản tiết kiệm, mất tiền khi thực hiện các giao dịch online cũng như bị rút trộm tiền trong thẻ ATM/thẻ tín dụng với giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng. Nguyên nhân chính của những gian lận tín dụng trên là chưa áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật xác thực mạnh 2FA trên nền tảng chữ ký số điện tử PKI cho phép tất cả các giao dịch phải được ký xác nhận điện tử trên Mobile của khách hàng tuân thủ theo quy định KYC của các ngân hàng. Ông cũng đề cập đến một nguyên nhân quan trọng khác là Việt Nam chưa có Hệ thống định danh điện tử eID và xác thực điện tử quốc gia, Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư chưa được hình thành đầy đủ khiến cho việc thực hiện triển khai ngân hàng số tại Việt Nam chậm chễ hơn so với nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Từ thực tế đó, ông cho rằng định danh số sẽ là nhân tố thay đổi cuộc chơi trong xu hướng chuyển đổi số ngành ngân hàng. Với công nghệ xác thực mạnh mẽ, Mobile Identity được kỳ vọng sẽ trở thành nền tảng định danh số trong giao dịch điện tử di động hướng tới thanh toán không dùng tiền mặt. Mobile Identity sử dụng công nghệ xác thực trên nền tảng PKI, dịch vụ chữ ký số công cộng cho thiết bị di động, với quá trình xác thực kiểm tra bằng chữ ký số cá nhân của khách hàng, khóa bí mật được lưu trên thiết bị HSM tuân thủ tiêu chuẩn xác thực mạnh theo quy định PSD2 của Cơ quan Ngân hàng Trung ương châu Âu, tiêu chuẩn bảo mật FIPS 140-2 level 3 của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ NIST, tiêu chuẩn về định danh điện tử và ký số xác thực điện tử eIDAS của Liên minh châu Âu cũng như các quy định pháp lý của Việt Nam. Giải pháp cho phép khách hàng ngoài xác thực giao dịch điện tử còn có thể ký số các giao dịch điện tử trên nền tảng di động, ký số Remote Signing, ký số HSM Signing, đảm bảo tuân thủ tính pháp lý theo Luật giao dịch điện tử, Nghị định 130 năm 2018 của Chính phủ về thi hành luật giao dịch điện tử và dịch vụ chứng thực chữ ký số điện tử. “Mobile Identity sẽ giúp cho ngân hàng chuyển đổi số, 100% Paperless không giấy tờ trong các giao dịch, cho phép khách hàng cũng như nhân viên ngân hàng ký số điện tử cho các giao dịch, ký số chứng từ điện tử trên nền tảng di động, ký hợp đồng tín dụng điện tử, hóa đơn điện tử; ký xác nhận giao dịch thanh toán, gửi tiền và rút tiền tiết kiếm tại ngân hàng mà không cần phải thực hiện các giao dịch tại quầy.” – ông kết luận. Hiện tại, Mobile ID – hệ thống định danh, xác thực điện tử và ký số điện tử tập trung trên nền tảng di động được SAVIS cung cấp, triển khai, cùng dịch vụ chứng thực

SAVIS giới thiệu Hệ giải pháp nền tảng chuyển đổi số tại Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2019 – Vietnam ICT Summit

Ngày 8/8, SAVIS tham gia Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2019 với gian hàng giới thiệu Hệ thống các giải pháp nền tảng phục vụ Chuyển đổi số trong khối Chính phủ, Tài chính – Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Doanh nghiệp… Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2019 (Vietnam ICT Summit) là diễn đàn chính sách công nghệ quy mô quốc gia và quốc tế do VINASA tổ chức thường niên từ năm 2011, dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng sự quan tâm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Diễn đàn hàng năm đều đưa ra thông điệp về chính sách, công nghệ, khuyến nghị với Đảng, Chính phủ, các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp, xã hội nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT. Với chủ đề “Chuyển đổi số vì một Việt Nam hùng cường”, Vietnam ICT Summit 2019 có sự tham dự của khoảng 800 đại biểu lãnh đạo cấp cao từ các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có mặt và phát biểu chỉ đạo Diễn đàn. Cũng tại ICT Summit 2019, “Liên minh Chuyển đổi số” đã chính thức được ra mắt. Liên minh thành lập với mục đích kết nối, kêu gọi các doanh nghiệp ICT hàng đầu, các chuyên gia đầu ngành, các viện nghiên cứu chung tay hợp tác, đồng hành cùng Chính phủ, các Bộ, Ngành, tổ chức và doanh nghiệp tham gia vào triển khai và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam. SAVIS vinh dự là một trong những thành viên tiên phong và tích cực của Liên minh này. Tham gia gian hàng tại sự kiện, SAVIS giới thiệu Hệ thống Giải pháp nền tảng phục vụ quá trình Chuyển đổi số khối Chính phủ, Doanh nghiệp, Tài chính – Ngân hàng, Truyền hình – Viễn thông… Gian hàng SAVIS nhận được sự quan tâm của đông đảo đại biểu tham gia Diễn đàn. Đặc biệt, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ghé thăm và tìm hiểu những giải pháp Chuyển đổi số tiêu biểu của SAVIS. [singlepic id=53 w= h= float=center] Với kinh nghiệm 15 năm hoạt động và phát triển cùng năng lực công nghệ được công nhận bởi các hãng/tổ chức công nghệ hàng đầu thế giới, SAVIS không ngừng nghiên cứu những sản phẩm – giải pháp tiên tiến góp phần giúp công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, hiệu quả và toàn diện. [singlepic id=52 w= h= float=center] Hiện tại, SAVIS đang là một trong những nhà cung cấp các giải pháp phục vụ xây dựng Chính phủ số hàng đầu tại Việt Nam, với các giải pháp tiêu biểu như: SAVIS e-Archive – Giải pháp Lưu trữ số hoá điện tử tập trung trên nền tảng Big Data, SAVIS DEP – Giải pháp nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu số, SAVIS BPM Paperless – Giải pháp Tự động hóa quy trình và Quản lý tài liệu số… Tháng 7/2019 vừa qua, Sản phẩm SAVIS e-Gate 3.0 – “Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử tích hợp liên thông SAVIS e-Gate 3.0 trên nền tảng số SAVIS Digital Gov 2.0” do đội ngũ SAVIS nghiên cứu và phát triển đã được Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận là một trong 7 hệ thống phần mềm đáp ứng đầy đủ bộ tiêu chí thống nhất về chức năng, tính năng kỹ thuật trong xây dựng Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử được Bộ ban hành tháng 10/2018. Đối với Doanh nghiệp, Go Invoice – Giải pháp Hóa đơn điện tử, Go Accounting – Phần mềm Kế toán, SAVIS Signing Server – Hệ thống ký số bảo mật, … giúp mỗi doanh nghiệp tự động hóa quy trình, tiến tới không dùng giấy tờ trong hoạt động nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài. SAVIS Mobile ID – hệ thống định danh, xác thực điện tử và ký số điện tử tập trung trên nền tảng di động được SAVIS cung cấp, triển khai, cùng dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng TrustCA của SAVIS đem lại sự bảo mật, tin cậy, thuận lợi cho hệ thống Tài chính – Ngân hàng. [singlepic id=50 w= h= float=center] Ngoài ra, đối với lĩnh vực Truyền hình, SAVIS PPM Media – Hệ thống Quản lý và lập kế hoạch sản xuất tài nguyên truyền hình số của SAVIS được đánh giá là bước phát triển vượt bậc trong hoạch định và quản lý truyền hình, mang lại những thay đổi căn bản trong cách làm truyền hình. Giải pháp đã vinh dự đạt Danh hiệu Sao khuê 2019 tại hạng mục sản phẩm tiêu biểu ngành phần mềm, dịch vụ CNTT. Từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ, không ngừng nghiên cứu, phát triển hệ thống giải pháp sáng tạo là cách SAVIS đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy, nhằm góp phần đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số quốc gia, mở ra cơ hội hội nhập lớn cho Việt Nam. [ngg src=”galleries” ids=”2″ display=”basic_thumbnail”]   

SAVIS tham gia Hội thảo cấp quốc gia về “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam”

Ngày 24/6, tham gia Hội thảo với gian hàng trưng bày và demo sản phẩm, SAVIS đã giới thiệu những giải pháp tiêu biểu phục vụ công cuộc chuyển đổi số trong các tổ chức/cơ quan thuộc khối Chính phủ và Doanh nghiệp. Hội thảo cấp quốc gia về “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” được Bộ Tư pháp tổ chức, với sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành cùng đại diện các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là diễn đàn để các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức xã hội cùng nhận diện những vấn đề pháp lý đặt ra của cuộc CMCN 4.0 và tác động của nó đến hệ thống pháp luật Việt Nam; chia sẻ quan điểm và tham gia thảo luận, góp phần tìm ra giải pháp chính sách, thiết kế quy định pháp luật để Việt Nam tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bài phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Rõ ràng, một trong những yêu cầu cấp bách trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là xây dựng, đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật”. Chúng ta cần nhận diện chính xác những vấn đề pháp lý phát sinh để kịp thời điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thực tế hàng ngày đang diễn biến nhanh chóng, phức tạp và thay đổi không ngừng. Đặc biệt, khi công nghệ đang làm mờ dần ranh giới giữa các quốc gia, cách mạng công nghiệp 4.0 biến những vấn đề pháp lý quốc tế trở thành những vấn đề pháp lý của quốc gia và ngược lại. Chính vì vậy, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy nhanh tốc độ thiết kế và thực thi hiệu quả các chính sách, quy định pháp luật. Có thế mới phát huy được năng lực sáng tạo, chủ động của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể xã hội khác trong kinh tế số và xã hội số. Đây chính là cơ hội lịch sử mà những người làm công tác pháp luật cần tích cực dấn thân, còn không đó là sự cản trở. Trong khuôn khổ sự kiện, gian hàng có sự tham gia của SAVIS đã nhận được nhiều sự quan tâm của các vị đại biểu. Dưới sức ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0, xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong cả lĩnh vực dịch vụ công và doanh nghiệp tại Việt Nam. Trước thực tiễn đó, SAVIS đã không ngừng phát triển những giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại, SAVIS là một trong 12 đơn vị cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng tại Việt Nam, với thương hiệu TrustCA. Đây cũng là dịch vụ đầu tiên được cấp phép theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay. Ngoài ra, Hóa đơn điện tử Go Invoice, Giải pháp nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu số; Giải pháp tự động hóa quy trình và Quản lý tài liệu số (SAVIS E-Document Approal & Workflow), Giải pháp ký số bảo mật (SAVIS Signing Server), Giải pháp nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu số, Giải pháp lưu trữ số hóa điện tử tập trung trên nền tảng Big Data… là những giải pháp phục vụ chuyển đổi số hiệu quả đã và đang được SAVIS triển khai cho nhiều tổ chức/đơn vị trên cả nước. Tiêu biểu như: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Thông tin Truyền thông, Thanh tra Chính phủ, Cục Văn thư lưu trữ nhà nước, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty Cổ phần Licogi 16… Với kinh nghiệm và sự phấn đấu không mệt mỏi, SAVIS hy vọng sẽ đồng hành cùng các cơ quan, doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, đồng thời mong muốn đóng góp ý kiến xây dựng nhằm cải thiện các vấn đề pháp lý của Việt Nam trước bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 tác động đến mọi lĩnh vực và trên phạm vi toàn cầu.  

SAVIS trình bày tham luận tại Triển lãm Quốc tế Phim và Phát thanh Truyền hình lần thứ 7 – Telefilm Việt Nam 2019

Với tư cách là đại diện của một trong những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu đang cung cấp những giải pháp phục vụ ngành Phát thanh – Truyền hình , ông Hoàng Nguyên Vân – Tổng Giám đốc Công ty SAVIS đã có bài phát biểu chia sẻ góc nhìn về chuyển đổi số trong lĩnh vực Phát thanh, Truyền hình. Cùng với Triển lãm Quốc tế Sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và Truyền thông 2019 (VIETNAM ICTCOMM 2019), Triển lãm Quốc tế Phim và Công nghệ phát thanh, truyền hình (TELEFILM 2019) đã được khai mạc vào sáng ngày 6/6 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn SECC. Đây là sự kiện thường niên do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì và bảo trợ. TELEFILM 2019 quy tụ sự tham gia của hơn 300 doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực phim và công nghệ truyền hình từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài việc trải nghiệm các sản phẩm, công nghệ và dịch vụ Viễn thông, Truyền thông đa dạng như công nghệ phát sóng, giải pháp phần mềm, cáp, công nghệ giải mã, Big data, AI,… thì triển lãm cũng là nơi để các nhà sản xuất phim trong nước có cơ hội giao lưu học hỏi, tiếp cận nền công nghệ phim, truyền hình 4.0, công nghệ kỹ xảo quốc tế, cập nhât xu thế truyền hình mới nhất cùng các thiết bị hiện đại và dịch vụ tiền kì và hậu kì thú vị và gặp gỡ trao đổi các đối tác tiềm năng, mua bán bản quyền phim truyền hình,… Trong khuôn khổ sự kiện, Hội thảo “Sự chuyển dịch của lĩnh vực Phát thanh, Truyền hình trong kỷ nguyên số” diễn ra vào chiều ngày 6/6. Với kinh nghiệm hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, Viễn thông – Truyền hình trên nhiều cương vị quản lý cấp cao tại các công ty công nghệ trong nước và quốc tế, ông Hoàng Nguyên Vân đã có bài phát biểu đóng góp ý kiến cho Hội thảo với chủ đề “Chuyển đổi số trong lĩnh vực Phát thanh, Truyền hình”. Theo ông, Internet và công nghệ đã và đang làm thay đổi căn bản lĩnh vực truyền hình truyền thống. Công nghệ Internet di động tốc độ cao 3G, 4G-LTE và tới đây là 5G; eSIM với khả năng kết nối mọi thiết bị, mọi lúc mọi nơi, trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo AR, thực tế tăng cường VR và Machine Learning/Deep Learning sẽ là những công nghệ tác động mạnh mẽ tới ngành công nghiệp truyền hình trong thời gian tới. “Các ứng dụng OTT như Netflix, Youtube, HBO Now, YOUKU… là đối thủ và cơn ác mộng của truyền hình truyền thống với nền tảng kỹ thuật số toàn cầu. AI/AI bots đang làm thay đổi cách tiếp cận và phân phối nội dung đến khán giả. Những kẻ đi sau đang áp đảo thế hệ đi trước. Vì vậy, những người làm truyền hình không thay đổi tư duy sẽ đánh mất khán giả/khách hàng và giảm sức hấp dẫn trong mắt các nhà quảng cáo.” – Ông nhấn mạnh. Tư duy lại về sản xuất, phân phối nội dung, khán giả và xây dựng mạng lưới khách hàng trung thành, tư duy lại về cạnh tranh và lên chiến lược xây dựng nền tảng tương lai là nhiệm vụ cốt yếu của các đơn vị truyền thông – truyền hình hiện nay. Mô hình đường ống truyền thống đã dần đi đến hồi kết, thay vào đó là sự bành trướng và trỗi dậy mãnh mẽ của mô hình nền tảng. Nền tảng là mô hình kinh doanh tạo ra giá trị bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các tương tác trực tiếp giữa hai hoặc nhiều nhóm khách hàng khác nhau. “5G sẽ là hạ tầng dịch vụ trong tương lai. Các nhà cung cấp nền tảng với 5G Network sẽ kết nối các nhà sản xuất, phân phối nội dung tiếp cận đến hàng tỷ khách hàng trong tương lai. Không xây dựng và hoạt động theo mô hình nền tảng thì những đơn vị làm phát thanh truyền hình khó lòng thoát khỏi sự suy thoái và bị thay thế bởi những kẻ đến sau đầy mạnh mẽ”. Ông Hoàng Nguyên Vân kết luận. SAVIS, với tư cách là một công ty công nghệ hàng đầu đã và đang không ngừng nghiên cứu, cung cấp những giải pháp công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực Phát thanh, Truyền hình. Các giải pháp như: Giải pháp lưu trữ cho truyền hình, Hệ thống truyền tải dữ liệu cao, Quản lý dữ liệu tập trung, Hệ thống quản lý và lập kế hoạch sản xuất tài nguyên truyền hình số… do SAVIS phát triển đã được ứng dụng thành công và đem lại những thay đổi vượt bậc trong hoạt động tại Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh – Truyền hình thành phố Cần Thơ, Tạp chí ICT – Bộ Thông tin và Truyền thông… SAVIS mong muốn kinh nghiệm và sức sáng tạo của mình sẽ góp phần đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực Phát thanh, Truyền hình tại Việt Nam. Xem thêm: https://ictnews.vn/cntt/chuyen-doi-so/khai-mac-trien-lam-vietnam-ictcomm-viet-nam-2019-183686.ict https://vnexpress.net/khoa-hoc/450-don-vi-gioi-thieu-cong-nghe-so-tai-vietnam-ict-comm-2019-3934792.html https://www.techz.vn/trien-lam-vietnam-ictcomm-va-telefim-2019-chinh-thuc-khai-mac-thu-hut-hang-nghin-khach-tham-quan-ylt74688.html      

SAVIS – Mobifone công bố hợp tác chiến lược cho Hệ thống Sản phẩm – Giải pháp lĩnh vực Chính phủ số, Doanh nghiệp số

Tối ngày 16/5/2019, tại Khách Sạn Petro Thái Bình – tỉnh Thái Bình đã diễn ra Lễ Công bố Hợp tác chiến lược SAVIS – Mobifone cho Hệ thống Sản phẩm – Giải pháp lĩnh vực Chính phủ số, Doanh nghiệp số. Lễ công bố hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS và Tổng Công ty Viễn thông Mobifone có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng, cùng hơn 200 đại biểu là cán bộ cấp cao của các cơ quan, ban, ngành thuộc Chính phủ, các Bộ, các Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện các doanh nghiệp về công nghệ thông tin cùng các chuyên gia hàng đầu về công nghệ thông tin trong và ngoài nước. Đây là lễ ký kết có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu sự phát triển trong việc đẩy mạnh hợp tác giữa SAVIS và Mobifone. Nội dung của Bản ghi nhớ hợp tác lần này đề cập đến việc hợp tác phát triển giữa SAVIS và Mobifone. Hai bên sẽ cùng phối hợp, phát triển và mở rộng mạng lưới khách hàng cho các sản phẩm – giải pháp công nghệ chuyển đổi số do SAVIS và Mobifone phát triển, phục vụ khối Chính phủ và Doanh nghiệp. SAVIS và Mobifone kỳ vọng Lễ công bố sẽ giúp hai bên mở rộng quan hệ hợp tác, nâng cao vị thế của mình tại thị trường Việt Nam và khu vực. Đại diện SAVIS, ông Phạm Văn Đức – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ SAVIS và ông Dư Thế Hùng – Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin của Tổng Công ty Viễn thông Mobifone đã đại diện hai bên thực hiện nghi lễ trao Biên bản Ghi nhớ hợp tác, trước sự chứng kiến của: ông Vũ Tiến Khoái, Giám đốc sở TTTT tỉnh Thái Bình, ông Hoàng Nguyên Vân – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS, ông Nguyễn Đình Tuấn – Thành viên HĐTV Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, ông Tô Văn Hà – Phó TGĐ Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS, ông Vũ Quốc Huy – Phó TGĐ Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS, ông Nguyễn Tuấn Huy – TB CNTT Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, ông Hồ Hữu Thắng – Giám đốc Công nghệ Cisco. Hệ thống Sản phẩm – Giải pháp lĩnh vực Chính phủ số, Doanh nghiệp số đều được hai bên xây dựng trên nền tảng công nghệ cloud platform tiên tiến, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của Việt Nam cũng như thế giới. Tại sự kiện, các Sản phẩm – Giải pháp được công bố, giới thiệu bao gồm: Phần mềm một cửa điện tử liên thông và dịch vụ công; Giải pháp lưu trữ số hóa điện tử tập trung trên nền tảng BigData; Giải pháp nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liếu số; Hệ thống; Giải pháp Tự động hóa Quy trình & Quản lý tài liệu số; Hóa đơn điện tử Go Invoice; Dịch vụ ký số điện tử TrustCA… Ngày 18/01/2019, SAVIS đã chính thức trở thành Nhà cung cấp dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng thứ 10 tại Việt Nam với thương hiệu TrustCA. TrustCA là dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng đầu tiên được cấp phép theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay, do SAVIS trực tiếp xây dựng và triển khai. Hệ thống Sản phẩm – Giải pháp trên đều là những giải pháp được SAVIS và Mobifone triển khai thành công tại các cơ quan, tổ chức khối Chính phủ, Tài chính – Ngân hàng, Giáo dục, Y tế, Truyền hình… cũng như các doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Với hệ sinh thái giải pháp Chuyển đổi số hợp tác của hai công ty hàng đầu về viễn thông và công nghệ thông tin, bài toán chuyển đổi số trong các cơ quan/tổ chức thuộc Chính phủ và Doanh nghiệp sẽ được giải quyết một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.

SAVIS phối hợp tổ chức hội thảo “Chính phủ số – Giải pháp nền tảng kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu các hệ thống thông tin – Hướng tới doanh nghiệp số, công dân số”

Thái Bình, ngày 16/5/2019, tại Khách Sạn Petro Thái Bình đã diễn ra hội thảo “ Chính phủ số – Giải pháp nền tảng kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu các hệ thống thông tin – Hướng tới doanh nghiệp số, công dân số”. Chương trình được bảo trợ bởi Bộ Thông tin và Truyền thông và UBND Tỉnh Thái Bình. Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS và Tổng công ty Viễn thông Mobifone vinh dự là hai đơn vị phối hợp tổ chức hội thảo dưới sự chủ trì của Cục An toàn Thông tin – Bộ TT&TT và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Bình. Hội thảo có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng, cùng hơn 300 đại biểu là cán bộ cấp cao của các cơ quan, Bộ, ban, ngành thuộc Chính phủ, các Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ quan thông tấn báo chí trên cả nước, đại diện các doanh nghiệp về công nghệ thông tin cùng các chuyên gia hàng đầu về công nghệ thông tin trong và ngoài nước. Việc xây dựng Chính phủ số là một nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực dịch vụ công ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, việc triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng công nghệ thông tin làm nền tảng phát triển Chính phủ số trong các cơ quan nhà nước đang tồn tại nhiều bất cập. Việc chia sẻ, kết nối, liên thông dữ liệu giữa các cơ quan/tổ chức còn hạn chế và thiếu đồng bộ. Mỗi cơ quan có một hệ thống thông tin khác nhau, không liên thông với nhau mà chỉ chia sẻ một số trường thông tin liên quan. Thêm vào đó, hệ thống thông cơ sở dữ liệu quốc gia chưa hoàn thiện. Đặc biệt, một số hệ thống dữ liệu quốc gia quan trọng, là cốt lõi của Chính phủ số như Cơ sở dữ liệu dân cư, Hệ thống mã số định danh cá nhân, Hệ thống xác thực định danh quốc gia vẫn chưa được triển khai thực hiện đầy đủ. Từ thực tiễn đó, Hội thảo được tổ chức với chủ đề: “Chính phủ số – Giải pháp nền tảng kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu các hệ thống thông tin – Hướng tới công dân số, doanh nghiệp số”. Trong khuôn khổ Hội thảo, ông Nguyễn Thành Hưng – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã nêu rõ định hướng phát triển chính phủ số. Theo ông, một trong những nút thắt lớn cần được tháo gỡ để thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số là vấn đề chia sẻ dữ liệu. Dữ liệu cần được chia sẻ, hệ thống thông tin cần phải được kết nối, liên thông, để từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp và hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành trong nội bộ của Chính phủ. Dữ liệu cần phải được chia sẻ, hệ thống thông tin cần phải được kết nối, liên thông để từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân, doanh nghiệp và hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành trong nội bộ của Chính phủ. Đại diện lãnh đạo Sở TTTT tỉnh Thái Bình – ông Vũ Tiến Khoái – Giám đốc Sở TT&TT Thái Bình – đã tổng kết, đánh giá kết quả triển khai các hệ thống thông tin của Tỉnh kết nối liên thông qua LGSP và kết nối liên thông với các hệ thống thông tin Quốc Gia qua NGSP. Ông Trần Quốc Tuấn – Trưởng phòng Tích hợp Hệ thống – Cục Tin học hóa – Bộ TT&TT đã hướng dẫn các đơn vị triển khai Thông tư số 23/2018/TT-BTTTT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ TTTT về việc hướng dẫn thực hiện CTMT về CNTT giai đoạn 2016-2020. Ông tập trung trình bày về nội dung triển khai LGSP cấp Bộ, cấp Tỉnh. Ngoài ra, liên quan đến Dự thảo Nghị định định danh và xác thực điện tử, ông Phạm Quốc Hoàn – Phó Giám đốc Trung tâm Chứng thực Điện tử Quốc Gia – Bộ TT&TT đã nêu rõ những định hướng chính được đề cập trong Dự thảo Nghị định. Ông khẳng định: “Nghị định sẽ pháp lý hóa “định danh pháp lý” của người dùng, pháp nhân (tổ chức) thông qua quy trình để trở thành “định danh điện tử có pháp lý” phục vụ cho việc giao dịch điện tử trên mạng (những giao dịch được pháp luật bảo vệ)”. Với hiện trạng Việt Nam hiện nay, Nghị định xác định các bên tham gia hệ thống cung cấp dịch vụ đinh danh và xác thực điện tử bao gồm: người dùng, nhà cung cấp định danh và các ứng dụng/dịch vụ, xác thực/nền tảng trung gian. Đại diện Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS, ông Hoàng Nguyên Vân – Tổng Giám đốc công ty đã có những ý kiến phát biểu về Các giải pháp ứng dụng nền tảng số – Digital Gov 2.0, giúp kết nối, chia sẻ liên thông các hệ thống thông tin Chính phủ, hướng tới Chính phủ số, Chính phủ không giấy tờ. Theo ông rào cản chính của quá trình chuyển đổi số và kết nối các cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực dịch vụ công chính là thiếu tính kết nối, chia sẻ, tin cậy bền vững giữa các cơ quan, tổ chức. Ngoài ra, những khó khăn trong cải cách thủ tục hành chính, thiếu những hướng dẫn về pháp lý cũng như chính sách còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, khiến công cuộc chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước chậm và thiếu

Liên hệ với chúng tôi