Say “Hi!” với nàng thơ SAVIS và các thành viên có sinh nhật tháng Mười 

Không cần những lời nói hoa mỹ, chỉ cần một lời chúc chân thành, một không gian xinh yêu để thoả sức làm nail, uốn mi.. cũng đủ làm chị em SAVIS “rung rinh” trong ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.   Đúng như thông điệp “Harmony of Heart” – hài hòa, kết nối những cảm xúc, suy nghĩ từ trái tim, chị em SAVIS đã có một ngày 20/10 thật vui và ngập tràn ý nghĩa bắt đầu bằng khoảng thời gian thật chill với bữa tiệc nail, mi đầy màu sắc. Tới buổi chiều, bên cạnh những minigame vui nhộn và quà tặng bất ngờ dành cho các chị em, SAVIS cũng tổ chức bữa tiệc ấm cúng với bánh sinh nhật ngọt ngào để chúc mừng các thành viên có sinh nhật tháng Mười.   Chúc các chị em SAVIS có một dịp lễ 20/10 vui vẻ, tràn ngập yêu thương. Chúc các thành viên có sinh nhật tháng 10 tuổi mới dồi dào sức khỏe, phong độ thành công, thăng tiến trong sự nghiệp và hạnh phúc viên mãn trong cuộc sống.   Cùng xem lại khoảnh khắc ý nghĩa trong ngày đặc biệt này nhé!  

SAVIS cùng các đối tác Google Cloud, Scality, Media5, CDNetworks thúc đẩy chuyển đổi số truyền hình 

SAVIS CÙNG CÁC ĐỐI TÁC GOOGLE CLOUD, SCALITY, MEDIA5, CDNETWORKS THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ TRUYỀN HÌNH

Ngày 09/10, tại chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia do Đài THVN tổ chức, SAVIS cùng các đối tác công nghệ Google Cloud, Scality, Media5, CDNetworks đã thu hút sự chú ý của đông đảo đơn vị truyền hình trong nước và quốc tế với hệ giải pháp chuyển đổi số truyền hình đột phá.   Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10 và thực hiện kế hoạch Chuyển đổi số của Đài THVN năm 2024, Đài THVN đã tổ chức chuỗi sự kiện: Triển lãm công nghệ, kỹ thuật “Ứng dụng công nghệ mới thúc đẩy Chuyển đổi số trong truyền hình”, lễ Công bố Nền tảng truyền hình số trực tuyến Quốc gia VTVGo và hội thảo công nghệ “Xây dựng hạ tầng và ứng dụng công nghệ trong Chuyển đổi số tại Đài Truyền hình Việt Nam”.   Công nghệ mới thúc đẩy chuyển đổi số trong truyền hình  Thấu hiểu bài toán mà các đơn vị truyền hình thường gặp phải, bằng năng lực quốc tế và chuyên môn trong ngành, tại sự kiện, SAVIS cùng các đối tác phát triển giải pháp là Google Cloud, Scality, Media5 và CDNetworks đã mang tới giải pháp chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực truyền hình: Media ERP – Nền tảng quản lý điều hành sản xuất và phân phối nội dung Cloud CDN và Media CDN – Nền tảng phân phối nội dung thông minh.  Media ERP là nền tảng quản lý điều hành sản xuất và phân phối nội dung, được xây dựng và phát triển nhằm giải quyết toàn diện bài toán ứng dụng công nghệ ngành truyền hình, từ lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch phát sóng, sản xuất tiền kỳ, sản xuất hậu kỳ, phát sóng, đánh giá chất lượng sản xuất, xếp hạng lao động, phân phối nội dung đa kênh, tới lưu trữ và khai thác dữ liệu.   Media ERP hội tụ những thành phần quan trọng nhất trong phân phối nội dung truyền hình, bao gồm:   Bộ giải pháp mà SAVIS cùng các đối tác mang đến triển lãm được kỳ vọng sẽ chinh phục được các khách hàng, đơn vị làm truyền hình trong nước và quốc tế bởi đây là giải pháp tối ưu trước xu hướng truyền thông đa kênh, đa điểm và quản trị tập trung.  Năng lực quốc tế, công nghệ hiện đại   Với 20 năm kinh nghiệm cùng chuyên môn sắc bén trong cung cấp Nền tảng – Dịch vụ – Giải pháp Chuyển đổi số, An toàn thông tin và Fintech, SAVIS tự tin cùng các đối tác quốc tế cung cấp các giải pháp công nghệ tối ưu giải quyết triệt để những tồn đọng mà các đơn vị truyền hình thường vướng mắc.    Được ví như “mỏ dầu” trong các đài truyền hình, tư liệu sản xuất và dữ liệu hình ảnh là vô cùng quý giá và ngày một đồ sộ theo thời gian. Chính vì vậy, một giải pháp lưu trữ mạnh mẽ là điều mà các đơn vị truyền hình luôn tìm kiếm. Google Cloud và Scality là những nhà cung cấp nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới. Với khả năng mở rộng linh hoạt và bảo mật cao, Google Cloud giúp doanh nghiệp, tổ chức tối ưu hóa hiệu suất hoạt động và phát triển các giải pháp công nghệ tiên tiến, từ AI/ML đến quản lý cơ sở hạ tầng IT. Scality nổi tiếng với hệ thống lưu trữ phi tập trung,  cung cấp các giải pháp lưu trữ quy mô lớn với hiệu suất cao, giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý lượng dữ liệu khổng lồ một cách hiệu quả và an toàn. Giải pháp của Scality đặc biệt phù hợp với các đơn vị có nhu cầu lưu trữ dữ liệu lâu dài và cho phép mở rộng theo thời gian.  Cùng với đó, SAVIS cũng hợp tác với CDNetworks là doanh nghiệp hàng đầu châu Á về Mạng phân phối nội dung (Content Delivery Network) với hơn 20 năm kinh nghiệm. CDNetworks giúp các đơn vị cải thiện tốc độ truy cập và đảm bảo hiệu suất tối ưu trong truyền tải nội dung nhờ hệ thống máy chủ toàn cầu.  Tại sự kiện, SAVIS cùng Google Cloud, Scality, Media5 và CDNetworks đã tạo dấu ấn mạnh mẽ tới các lãnh đạo Bộ TTTT, Đài THVN, các trung tâm, ban ngành trong Đài THVN cùng các đơn vị báo chí – truyền thông, khẳng định vị thế tiên phong trong cung cấp giải pháp công nghệ hiện đại.   Cái “bắt tay” giữa các nhà cung cấp lớn mở ra những cơ hội mới, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình số hóa truyền hình.   Một số hình ảnh tại sự kiện:  

Cục An toàn thông tin – Bộ TT&TT lên ngôi vô địch ngay lần đầu tham dự giải SAVIS OPEN 2024 

SAVIS OPEN 2024 là giải đá bóng nằm trong chuỗi chương trình hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập SAVIS GROUP (04/11/2023 – 04/11/2024). Năm nay, Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin Truyền thông đã xuất sắc giành chức vô địch nhờ lối chơi đẹp mắt, bất bại với 13 bàn thắng.   Nhằm tạo ra một sân chơi giải trí, bổ ích, nâng cao tinh thần thể thao và giao lưu học hỏi giữa các khối công nghệ thông tin của các doanh nghiệp khách hàng, đối tác, giải bóng đá SAVIS OPEN 2024 đã được tổ chức vào sáng ngày 12/10.  Giải đấu năm nay có sự góp mặt của 08 đội bóng: Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin Truyền thông), Ngân hàng Agribank, Cục Công nghệ thông tin – ITDB (Ngân hàng Nhà nước), viện Công nghệ thông tin Bộ quốc phòng, Trung tâm kỹ thuật VTV, VTV Office cùng hai đội chủ nhà là SAVIS và SAVYINT.   SAVIS OPEN 2024 thi đấu theo thể thức đấu loại trực tiếp, bốn đội thắng sau vòng loại sẽ bước tiếp vào loạt penalty để chọn ra hai đội xuất sắc nhất đá trận chung kết, hai đội còn lại tham gia tranh giải Ba – Tư.  Không chỉ hết mình trong công việc mà còn trong những hoạt động thể thao, các đội đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính với lối chơi đầy kỹ thuật. Sau vòng loại đầy gay cấn, các đội Ngân hàng Agribank, cục An toàn thông tin (Bộ TTTT), cục Công nghệ thông tin ITDB và viện CNTT Bộ Quốc phòng đã có những bàn thắng cách biệt để đi vào vòng chung kết tranh giải Nhất – Nhì và Ba – Tư.   Chung cuộc, hai đội xuất sắc nhất là Cục An toàn thông tin (Bộ TTTT) và Cục Công nghệ thông tin ITDB (Ngân hàng Nhà nước) đã bước vào trận chung kết, nơi mà khán giả được chứng kiến những pha bóng đẹp mắt và các màn phối hợp đỉnh cao.  Với thực lực vượt trội, Cục An toàn thông tin (Bộ TTTT) nhanh chóng làm chủ hoàn toàn thế trận trước Cục Công nghệ thông tin ITDB (Ngân hàng Nhà nước). Nhà vô địch của giải SAVIS Open 2024 tấn công áp đảo, ghi đến 8 bàn vào lưới đối thủ.  Giải SAVIS OPEN 2024 đã chính thức khép lại, nhưng tinh thần thể thao và sự gắn kết giữa các đội bóng sẽ còn đọng lại mãi. Hẹn gặp lại các đội tuyển cũng như các vận động viên đam mê bộ môn thể thao vua ở các mùa giải SAVIS Open tiếp theo, nơi thăng hoa cảm xúc với những trận cầu mãn nhãn!   Điểm lại hình ảnh đáng nhớ trong giải đá SAVIS OPEN 2024:  

SAVIS giới thiệu giải pháp công nghệ và chia sẻ trong tọa đàm tại sự kiện Chuyển đổi số Đài Truyền hình Việt Nam 2024  

Ngày 09/10, Đài THVN đã tổ chức chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia. SAVIS đã tham gia giới thiệu những giải pháp chuyển đổi số truyền hình tại triển lãm công nghệ và trao đổi trong toạ đàm “Xây dựng hạ tầng và ứng dụng công nghệ trong Chuyển đổi số tại Đài Truyền hình Việt Nam”.   Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10 và thực hiện kế hoạch Chuyển đổi số của Đài THVN năm 2024, Đài THVN đã tổ chức chuỗi sự kiện: Triển lãm công nghệ, kỹ thuật “Ứng dụng công nghệ mới thúc đẩy Chuyển đổi số trong truyền hình”, lễ Công bố Nền tảng truyền hình số trực tuyến Quốc gia VTVGo và hội thảo công nghệ “Xây dựng hạ tầng và ứng dụng công nghệ trong Chuyển đổi số tại Đài Truyền hình Việt Nam”.   Sự kiện có sự tham gia của Bộ TTTT, Đài THVN, các trung tâm, ban ngành trong Đài THVN, các đơn vị báo chí – truyền thông cùng các tổ chức cung cấp giải pháp công nghệ hàng đầu trong nước và quốc tế.   Ứng dụng công nghệ mới thúc đẩy chuyển đổi số trong truyền hình  Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ số, tại triển lãm, SAVIS cùng các đối tác phát triển giải pháp Google Cloud, Scality, Media5, CDNetwork mang tới hệ sinh thái chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền hình: Media ERP – Nền tảng quản lý điều hành sản xuất và phân phối nội dung, Smart CMS Portal – Hệ thống quản trị, phân phối nội dung thông minh, SAVIS MRP – Hệ thống quản lý điều hành điện tử và Cloud CDN và Media CDN – Nền tảng phân phối nội dung thông minh.  Trong đó, Media ERP – Nền tảng quản lý điều hành sản xuất và phân phối nội dung, được xây dựng và phát triển nhằm giải quyết toàn diện bài toán ứng dụng công nghệ ngành truyền hình, từ lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch phát sóng, sản xuất tiền kỳ, sản xuất hậu kỳ, phát sóng, đánh giá chất lượng sản xuất, xếp hạng lao động, phân phối nội dung đa kênh, tới lưu trữ và khai thác dữ liệu.   Media ERP hội tụ những thành phần quan trọng nhất trong phân phối nội dung truyền hình, bao gồm: Hệ thống quản lý phân phối tài nguyên truyền hình MAM, Hệ thống xử lý đồ hoạ và phát sóng đồng bộ Media Mix, Hệ thống quản lý điều hành sản xuất, hệ thống phân phối nội dung trên nền tảng số Smart CMS Portal cho phép tích hợp phát sóng đa nền tảng trên OTT, TikTok, Facebook, Youtube hay nền tảng truyền hình số trực tuyến VTVGo… và tích hợp với hệ thống phân phối nội dung thông minh CDN.   Hơn thế, Media ERP còn ứng dụng các công nghệ 4.0 hiện đại như Big Data, AI, Data Warehouse, Data Lake, Chatbot, Machine Learnning,… giúp tự động hoá xây dựng quy trình sản xuất, xây dựng chính xác chân dung khán giả, cá nhân hoá nội dung giúp tiếp cận quảng cáo tới đúng người, đúng thời điểm.   Media ERP được kỳ vọng sẽ chinh phục được các khách hàng, đơn vị làm truyền hình trong nước và quốc tế bởi đây là giải pháp tối ưu trước xu hướng truyền thông đa kênh, đa điểm và quản trị tập trung.  Bên cạnh Media ERP, SAVIS cũng giới thiệu tới các các đơn vị truyền thông, truyền hình về Smart CMS Portal – Hệ thống quản trị, phân phối nội dung thông minh và SAVIS MRP – Hệ thống quản lý điều hành điện tử.   Trong đó, Smart CMS Portal được xây dựng theo định hướng của một Headless CMS và Content Platform, đồng thời tích hợp các công nghệ hiện đại như Streaming, editing, AI (Chat GPT), Chatbot, AR, VR, Live Chat,… giúp nâng cao giá trị và trải nghiệm người dùng. SAVIS MRP hỗ trợ sản xuất và tác nghiệp điều hành như: lập kế hoạch và phê duyệt để cương tin bài, đăng ký, gửi/nhận tin bài giữa các đơn vị/bộ phận, tích hợp với hệ thống sản xuất tin tức, lập vỏ bản tin, quản lý điều hành nội bộ… cho các đơn vị sử dụng.  Các giải pháp SAVIS cùng các đối tác giới thiệu trong triển lãm lần này đều là những giải pháp tối ưu mang hơi thở của thời đại, tích hợp công nghệ 4.0 tiên tiến và đã được triển khai thành công cho nhiều đơn vị báo chí trong nước.    Hướng tới xây dựng hạ tầng và ứng dụng công nghệ trong Chuyển đổi số tại Đài Truyền hình Việt Nam  Toạ đàm “Xây dựng mô hình hạ tầng kỹ thuật phục vụ Chuyển đổi số trong truyền hình” được tổ chức trong khuôn khổ chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia của Đài THVN. Tại đây, ông Hoàng Nguyên Vân, Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI), Giám đốc Công nghệ SAVIS GROUP cùng các chuyên gia công nghệ khác trong lĩnh vực truyền hình đã có buổi trao đổi mở với ban lãnh đạo Đài THVN.   Theo tầm nhìn đến năm 2030, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ hoàn thành chuyển đổi số toàn diện, vận hành theo mô hình cơ quan số, triệt để ứng dụng công nghệ và sử dụng dữ liệu số trong mọi hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành, sản xuất, phân phối và kinh doanh đa nền tảng; góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng trở thành cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, là đơn vị dẫn đầu ngành truyền hình về đổi mới sáng tạo, chiếm lĩnh cộng đồng rộng lớn; giữ vai trò thông tin chủ đạo, định hướng dư luận và

SAVIS tham gia Ngày hội Công nghệ số tỉnh Khánh Hòa 2024 

Trong khuôn khổ Ngày hội Công nghệ số tỉnh Khánh Hòa năm 2024, SAVIS đã trình diễn và giới thiệu các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số trọng tâm: kho dữ liệu điện tử số hoá trên nền tảng Big Data, hệ thống quản trị phân phối nội dung, hệ sinh thái chứng thực điện tử và ký số.   Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10-10, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức ngày hội công nghệ số tỉnh Khánh Hòa năm 2024 nhằm trưng bày, giới thiệu về các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, tiếp cận những giải pháp thông minh để thúc đẩy, gắn kết các bên liên quan trong công cuộc chuyển đổi số, đóng góp vào sự phát triển toàn diện của tỉnh.  Tại sự kiện này, SAVIS có vinh dự giới thiệu về hệ sinh thái công nghệ số toàn diện bao gồm: Kho dữ liệu điện tử và số hoá trên nền tảng Big Data, Smart CMS Portal – Hệ thống quản trị, phân phối nội dung thông minh và hệ sinh thái chứng thực điện tử và ký số: TrustCA Remote Signing – Dịch vụ ký số từ xa, TrustCA Timestamp – Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian, SAM Appliance – Giải pháp mã hoá dữ liệu, chứng thực chữ ký số All-in-one và định danh Mobile, Smart eContract – Giải pháp hợp đồng điện tử thông minh, SAVIS eCertify – Giải pháp chứng chỉ, chứng nhận điện tử, SAVIS Signing Server – Hệ thống ký số bảo mật.  Kho dữ liệu điện tử và số hoá trên nền tảng Big Data   Big Data là chủ đề nhận được khá nhiều sự quan tâm của người tham dự Ngày hội Công nghệ số tỉnh Khánh Hoà bởi tính ứng dụng rộng lớn của nó.   Đặc biệt, kho dữ liệu điện tử và số hoá trên nền tảng Big Data của SAVIS ứng dụng AI, Big Data, Big Lake, và Robotic giúp chuẩn hoá dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác. Các công cụ BI trực quan hỗ trợ phân tích, báo cáo và dự báo chi tiết, cung cấp cái nhìn toàn diện về dữ liệu. Bên cạnh đó, tính năng tìm kiếm nhanh và công nghệ OCR cho phép bóc tách, xử lý dữ liệu lớn một cách hiệu quả, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất công việc.   Công nghệ này được SAVIS ứng dụng trong phát triển giải pháp SAVIS LGSP 2.0 – Giải pháp Nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu, Trusted Archive 2.0 – Giải pháp lưu trữ tài liệu điện tử tin cậy, SAVIS DMS – Giải pháp quản lý tài liệu điện tử,… Nhóm giải pháp được kỳ vọng là bước ngoặt cho công cuộc chuyển đổi số, giúp giải quyết các vấn đề số hoá, tự động hoá quy trình làm việc, liên thông dữ liệu trong tổ chức tối ưu và hiệu quả.   Smart CMS Portal – Hệ thống quản trị, phân phối nội dung thông minh   Chứng minh được sức hút của mình, Smart CMS Portal cũng được các đơn vị truyền thông, truyền hình,… chú ý. Smart CMS Portal là hệ thống quản trị, phân phối nội dung do SAVIS phát triển, gồm hệ thống quản lý nội dung (CMS) và nền tảng nội dung, được xây dựng theo định hướng của một Headless CMS và Content Platform.   Thêm vào đó, Smart CMS Portal còn tích hợp các công nghệ hiện đại như Streaming, editing, AI (Chat GPT), Chatbot, AR, VRR, Live Chat,… nhằm nâng cao giá trị và trải nghiệm người dùng.   Sử dụng Smart CMS Portal là giải pháp tối ưu cho các nhà phát triển nội dung, các đơn vị truyền thành, truyền hình,… bứt tốc dẫn đầu trong thời đại truyền thông đa kênh, tiếp thị đa điểm và quản trị tập trung. Hệ sinh thái chứng thực điện tử và ký số toàn diện   Với bề dày 20 năm kinh nghiệm, chính hệ giải pháp, dịch vụ ký số tiên phong đã giúp SAVIS GROUP liên tục giữ vững vị thế số 01 trên thị trường ký số Việt Nam.   Với tinh thần làm việc nghiêm túc, không ngừng chinh phục những thử thách mới, tạo ra những sản phẩm công nghệ đột phá và sáng tạo, SAVIS GROUP liên tục gặt hái những thành tựu “đáng nể’ trên thị trường ký số:  Hệ sinh thái chứng thực điện tử và ký số toàn diện là minh chứng cho những nỗ lực xuất sắc của SAVIS trong nghiên cứu, xây dựng và phát triển dịch vụ, chinh phục mọi tiêu chuẩn, yêu cầu của thời đại mới.   Tại ngày hội Công nghệ số tỉnh Khánh Hòa năm 2024, người tham gia có thể đăng ký và trải nghiệm trực tiếp các dịch vụ của SAVIS.   Một số hình ảnh tại sự kiện: 

SAVIS trình bày tham luận tại hội thảo “Hà Nội – Thành phố thông minh và hệ sinh thái ngân hàng mở”

Sáng ngày 02/10, ông Hoàng Nguyên Vân, Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI), Giám đốc Công nghệ SAVIS GROUP, đã có bài tham luận với chủ đề “Lợi ích mang lại khi triển khai hệ sinh thái ngân hàng mở và thách thức khi triển khai” trình bày tại hội thảo. Hội thảo “Hà Nội – Thành phố thông minh và hệ sinh thái ngân hàng mở” nằm trong chuỗi sự kiện Ngày Thẻ Việt Nam 2024. Hội thảo có sự hiện diện của ban lãnh đạo thành phố Hà Nội, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cùng các đại diện các doanh nghiệp đứng đầu lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng để cùng bàn luận, trao đổi vì một Hà Nội thông minh: sạch và số. Phát biểu tại hội thảo, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, giữa bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xây dựng một thành phố Hà Nội thông minh là điều tất yếu và cấp thiết. Đây là nền tảng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tối ưu hóa quản lý đô thị và phát triển xanh, toàn diện, bao trùm, bền vững. Cùng chung nhận định này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng cho rằng tiến đến thành phố thông minh và chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng có mối quan hệ vô cùng mật thiết, trong đó, phải kể đến sự xuất hiện của hệ sinh thái ngân hàng mở – một khái niệm còn khá mới mẻ. Sự chuyển đổi này gắn liền với việc kết nối và tích hợp các nền tảng công nghệ, giải pháp thanh toán, chia sẻ dữ liệu, nhằm phát triển một hệ sinh thái số và hệ sinh thái ngân hàng mở vững mạnh. Tiếp nối ý kiến này, ông Hoàng Nguyên Vân đã chia sẻ về lợi ích mà ngân hàng mở mang lại và thách thức khi triển khai tại Việt Nam. Theo ông, những năm gần đây, khi trào lưu ngân hàng số phát triển, các ngân hàng lại có các nhu cầu cao hơn về phát triển khách hàng mới, giảm chi phí vận hành, thúc đẩy sáng tạo khởi nghiệp…Chính những nhu cầu này đã tạo ra một hệ sinh thái mới có tên là ngân hàng mở. Các bên thứ ba ra đời giúp ngân hàng giải quyết bài toán về tăng lượng khách mới, tăng chất lượng dịch vụ chăm sóc, liên kết hệ sinh thái,.. với chi phí tối ưu nhất. Trong hệ sinh thái ngân hàng mở, tất cả các bên tham gia đều có lợi. Trong khi ngân hàng và các bên thứ ba có thêm nguồn thu mới nhờ tận dụng thế mạnh của hai bên, có cơ sở để phát triển các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo; người dùng cá nhân được lựa chọn các dịch vụ cá nhân hoá cũng như nâng cao bảo mật dữ liệu của chính mình thì cả các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi nhờ dễ tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng lưới khách hàng và đối tác, tối ưu hiệu quả hoạt động. Tuy mang lại nhiều lợi ích, song triển khai ngân hàng mở tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức bởi tại Việt Nam tuy đã có các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Nghị định 13/2023/NĐ-CP) hay các quy định của NHNN (Quyết định 2345/QĐ-NHNN) song vẫn còn thiếu các quy định rõ ràng về các tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối API mở cũng như quy cách vận hành,.. Sau khi chỉ ra các quốc gia đã ban hành luật, áp dụng và triển khai ngân hàng mở khá mạnh tại châu Á như Ấn Độ, Singapore hay Hàn Quốc, ông nhấn mạnh: “Chỉ có một hành lang pháp lý rõ ràng mới có thể tạo điều kiện thuật lợi để hệ sinh thái ngân hàng mở phát triển, đồng thời mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.” Kết thúc bài tham luận, ông Vân cũng đề xuất mô hình 04 bước triển khai khuyến nghị cho các ngân hàng, từ phân tích, đánh giá ban đầu, mô hình triển khai (Khung pháp lý triển khai, mô hình dịch vụ, bộ template) cho đến áp dụng các quy định và quy trình, cuối cùng là lên thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật. Mô hình này sẽ là kim chỉ nam cho các ngân hàng khi tham gia vào hệ sinh thái ngân hàng mở. Qua hai phiên làm việc, đại diện tử SAVIS cũng như các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề liên quan đến quản lý đô thị, xử lý các vấn đề công nghệ và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hệ sinh thái ngân hàng mở. Xây dựng thành phố thông minh không chỉ là công nghệ và kỹ thuật mà còn cần có sự đồng hành của Nhà nước về thể chế, luật pháp và cách thức quản lý.  Đặc biệt, tại thành phố Hà Nội – nơi có quy mô kinh tế và dân cư lớn, các thách thức này cần được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Với 20 năm kinh nghiệm về xây dựng và phát triển, SAVIS không ngừng nghiên cứu, cung cấp những giải pháp công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực Chuyển đổi số, An toàn thông tin và Fintech. Trong đó, với lĩnh vực mới như Ngân hàng mở, SAVIS cung cấp SAVIS Open Banking Platform – hệ giải pháp chuyên biệt dành riêng cho ngành Tài chính – Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu về pháp lý – công nghệ, tạo ra sự kết nối và xây dựng hệ sinh

7 tiêu chí lựa chọn giải pháp lưu trữ tài liệu hiệu quả  

Trong quá trình chuyển đổi số, quản lý và lưu trữ tài liệu điện tử hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong mọi tổ chức, ở mọi quy mô. Sử dụng một giải pháp lưu trữ chuyên nghiệp, tuân thủ các quy tắc về an toàn và pháp lý giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý, truy xuất tài liệu và nâng cao hiệu quả hoạt động.   Dưới đây là 07 tiêu chí dựa trên các chức năng quan trọng được coi là chìa khoá của một giải pháp lưu trữ hiệu quả mà mọi doanh nghiệp nên biết.   Giao diện thân thiện    Giao diện thân thiện ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và năng suất làm việc của người sử dụng, bởi khi một nhân sự sử dụng phần mềm một cách dễ dàng, sẽ giúp giảm thiểu thời gian tiếp cận, làm quen với phần mềm mới, giảm sai sót và cải thiện độ chính xác khi lưu trữ, tìm kiếm dữ liệu.   Có rất nhiều cách để tạo nên một giao diện thân thiện:   Khả năng tìm kiếm và truy xuất mạnh mẽ  Các công cụ tìm kiếm nâng cao là yếu tố cần có của mọi giải pháp lưu trữ tài liệu vì ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả truy xuất dữ liệu, đặc biệt trong trường hợp cần tạo báo cáo nhanh, kiểm toán hay truy xuất thông tin kịp thời theo yêu cầu của khách hàng. Tìm kiếm nâng cao cho phép người dùng tìm kiếm chính xác tài liệu trong số hàng ngàn hoặc thậm chí hàng triệu tệp.   Các kiểu tìm kiếm thường thấy Bảo mật và tuân thủ theo các quy định pháp luật   Tuân thủ các luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư như Quy định Chung về Bảo vệ Dữ liệu tại châu Âu (GDPR), Đạo luật Bảo vệ Thông tin Y tế Mỹ (HIPAA) hay tại Việt Nam là nghị định số 13/2023/NĐ-CP của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân… là yếu tố quan trọng đảm bảo các tài liệu được lưu trữ theo tiêu chuẩn và đúng pháp luật.   Không tuân thủ các quy định này là hành vi vi phạm pháp luật cũng như giảm uy tín của doanh nghiệp.   Vì vậy, các giải pháp lưu trữ chất lượng cần thực sự tuân thủ và đảm bảo thực hiện theo luật pháp, giúp các tổ chức đáp ứng các yêu cầu pháp lý về quyền riêng tư, đảm bảo lưu trữ và truyền tải an toàn, chia sẻ, truy cập, xóa dữ liệu phù hợp với các quy định pháp luật.  Khả năng mở rộng và quản lý lưu trữ  Càng phát triển, kho dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp càng tăng. Một giải pháp lưu trữ lý tưởng không chỉ đáp ứng mở rộng dung lượng, mà còn cần thích ứng với số lượng người dùng lớn hơn và không làm giảm chất lượng dịch vụ. Tính năng này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tài nguyên và nhân sự, không tốn thêm nguồn lực chuyển sang một hệ thống khác.  Các hình thức mở rộng và quản lý lưu trữ  Lưu trữ đám mây ngày càng được đón nhận nhờ sự linh hoạt cũng như hiệu quả về chi phí; cho phép dễ dàng mở rộng, tăng dung lượng lưu trữ theo nhu cầu mà không cần đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng vật lý, đáp ứng truy cập mọi lúc, mọi nơi.   Đây là phương pháp lưu trữ dữ liệu trên máy chủ hoặc trung tâm dữ liệu cục bộ, thường được sử dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu bảo mật cao hoặc những cần xử lý thông tin nhạy cảm. Bên cạnh nhược điểm về chi phí cho phần cứng, ưu điểm của lưu trữ tại chỗ là tốc độ truy cập dữ liệu nhanh và có thể được tùy chỉnh để đáp ứng các yêu cầu cụ thể.  Phương pháp này kết hợp ưu điểm của cả lưu trữ đám mây và tại chỗ, cho phép các doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu nhạy cảm tại chỗ để đảm bảo bảo mật, trong khi tận dụng công nghệ đám mây để lưu trữ thông tin ít nhạy cảm hơn và có thể truy cập thường xuyên hơn. Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp muốn nâng cao bảo mật bằng cách lưu trữ tại chỗ và có thể khả dụng mở rộng dung lượng khi lưu trữ đám mây.  Không chỉ đơn thuần lưu trữ dữ liệu thông thường, quản lý lưu trữ hiệu quả còn cần tối ưu hóa dữ liệu như loại bỏ dữ liệu trùng lặp, quét virus, nén dữ liệu và phân cấp tự động giúp quản lý chi phí lưu trữ và cải thiện hiệu suất. Bên cạnh đó, tích hợp thêm các công cụ để giám sát và quản lý việc sử dụng dữ liệu cũng sẽ giúp doanh nghiệp nắm được tình trạng lưu trữ của mình.  Tích hợp với các hệ thống hiện có  Tích hợp liền mạch với các phần mềm khác trong hệ thống cũng là một yếu tố quan trọng để tạo ra một quy trình làm việc thống nhất và hiệu quả, cho phép các hệ thống khác nhau có thể “nói chuyện” với nhau, nâng cao năng suất tổng thể, giảm nhập liệu thủ công và lỗi của người dùng do các dữ liệu riêng lẻ.   Tích hợp có nghĩa là hệ thống lưu trữ có thể dễ dàng kết nối với các phần mềm doanh nghiệp đang sử dụng mà không cần tuỳ chỉnh phức tạp hay phải can thiệp thủ công, cho phép dữ liệu tự động luân chuyển giữa các hệ thống, nâng cao hiệu quả vận hành.  Sao lưu và khôi phục dữ liệu sau thảm họa (Disaster Recovery)   Giải pháp lưu trữ tài liệu đóng

Hợp đồng điện tử: Khép lại sự thống trị của hợp đồng giấy 

Hợp đồng điện tử Khép lại sự thống trị của hợp đồng giấy

Chuyển đổi từ hợp đồng giấy sang hợp đồng điện tử giúp việc ký kết trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn bao giờ hết, đồng thời giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí và tăng tối đa hiệu quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.  Trung bình, một doanh nghiệp thường lưu trữ hàng nghìn hợp đồng khác nhau, trong đó bao gồm các loại hợp đồng như hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán, hợp đồng hợp tác, hợp đồng, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng tài trợ… Song, thời đại của những hợp đồng giấy này sắp khép lại khi xu hướng chuyển đổi số bùng nổ trên toàn cầu. Các giải pháp hợp đồng điện tử xuất hiện giúp doanh nghiệp số hoá quy trình ký kết, tăng hiệu quả làm việc mà vẫn đảm bảo tính pháp lý và an toàn, bảo mật.   Hợp đồng điện tử tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả hoạt động nhờ tự động hoá quy trình, giảm thiểu sai sót, quản lý tình trạng hợp đồng và thúc đẩy các bên cùng tuân thủ theo thoả thuận hợp tác.   Tự động và tối ưu hóa quy trình ký kết hợp đồng  Hợp đồng điện tử cho phép doanh nghiệp tự động hóa toàn bộ quá trình ký kết và xử lý hợp đồng. Thay vì phải gặp mặt trực tiếp hoặc gửi hợp đồng qua đường bưu điện, tất cả đều được xử lý trên môi trường mạng, chỉ với vài cú nhấp chuột, giúp giảm thời gian xử lý, tránh các bước thủ công rườm rà, và đồng thời tăng tốc độ hoàn thành công việc. Doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh chính thay vì phải xử lý giấy tờ như phương thức truyền thống.   Quản lý hợp đồng dễ dàng, nhanh chóng Doanh nghiệp có thể lưu trữ, tìm kiếm và theo dõi tình trạng của từng hợp đồng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các chức năng thông minh giúp hệ thống hóa các hợp đồng theo từng tiêu chí, giúp doanh nghiệp nắm rõ tiến độ, trạng thái của từng hợp đồng, giảm thiểu sai sót và đảm bảo tính minh bạch trong quá trình làm việc.  Tích hợp dễ dàng với các hệ thống khác Các giải pháp hợp đồng điện tử hiện nay được thiết kế với giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng, ngay cả những người không am hiểu công nghệ cũng có thể dễ dàng sử dụng. Ngoài việc tùy chỉnh giao diện, các giải pháp hợp đồng điện tử cũng có thể dễ dàng tích hợp với các phần mềm quản lý khác giúp trải nghiệm liền mạch và thông suốt, tối ưu hoá quá trình làm việc.   Cải thiện tính tuân thủ và bảo vệ dữ liệu   Sử dụng hợp đồng điện tử giúp các bên tham gia tuân thủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, nắm được thời gian hiệu lực của hợp đồng và tránh các vấn đề pháp lý liên quan. Bên cạnh đó, sử dụng công nghệ ký số, ký số nâng cao trong hợp đồng điện tử đảm bảo tất cả dữ liệu được lưu trữ an toàn, toàn vẹn, bởi mọi sự thay đổi sau thời điểm ký đều sẽ được phát hiện.  Tăng cường bảo mật, xác thực an toàn  Hiện nay, các giải pháp hợp đồng điện tử đã ứng dụng xác thực đa yếu tố (MFA), yêu cầu người dùng phải xác nhận danh tính qua nhiều bước bảo mật, như mã OTP hoặc xác thực sinh trắc học.   Đồng thời, dữ liệu hợp đồng điện tử được mã hóa ngay từ khi tạo lập và trong suốt quá trình trao đổi và lưu trữ, giúp ngăn chặn các truy cập trái phép hoặc các cuộc tấn công mạng. Công nghệ mã hóa tiên tiến như mã hóa AES (Advanced Encryption Standard) và RSA đảm bảo chỉ các bên được ủy quyền mới có thể giải mã và truy cập vào nội dung của hợp đồng, giúp bảo vệ thông tin quan trọng và giữ cho dữ liệu của doanh nghiệp luôn an toàn trước các mối đe dọa bảo mật.  Bằng cách kết hợp nhiều lớp bảo vệ trong hợp đồng điện tử, các doanh nghiệp không chỉ đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu nội bộ mà còn xây dựng lòng tin vững chắc với đối tác và khách hàng.  Về Smart eContract – Giải pháp hợp đồng điện tử thông minh tối ưu hiệu quả, tiết kiệm chi phí Smart eContract là giải pháp Hợp đồng điện tử thông minh được phát triển bởi SAVIS GROUP nhằm giải quyết bài toán số hóa quy trình ký kết tài liệu của các tổ chức, doanh nghiệp trên đa nền tảng.   Smart eContract còn cung cấp hợp đồng điện tử có tích xanh được chứng thực bởi các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA), doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm về tính an toàn, bảo mật và pháp lý khi giao kết và vận hành kinh doanh từ xa.   Chỉ với một phần mềm duy nhất, doanh nghiệp có thể khởi tạo văn bản, tùy chỉnh quy trình xét duyệt, ký số hợp đồng điện tử, gửi, nhận và lưu trữ điện tử, đảm bảo tính thông suốt, tự động và 100% không giấy tờ.     So với hợp đồng truyền thống, Smart eContract giúp tổ chức, doanh nghiệp giảm tối đa chi phí vận hành, in ấn, vận chuyển, lưu trữ hợp đồng bản giấy. Đặc biệt, nhờ quy trình động, mọi thao tác đều có thể thực hiện trên môi trường điện tử, nhờ đó, quá trình ký kết hợp đồng không bị gián đoạn, hay rủi ro

[Hỏi nhanh – Đáp gọn] Giải đáp 08 thắc mắc thường gặp về hợp đồng điện tử  

Giải đáp 08 thắc mắc thường gặp về hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử giúp các doanh nghiệp, tổ chức tăng hiệu suất kinh doanh và thúc đẩy chuyển đổi số, song, xung quanh việc sử dụng hợp đồng điện tử luôn có rất nhiều thắc mắc về giá trị hay tính pháp lý của hợp đồng. Dưới đây là tổng hợp 08 câu hỏi về hợp đồng điện tử mà các doanh nghiệp, tổ chức thường gặp phải.   Câu hỏi 1: Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không?  Câu trả lời: Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý.   Theo luật Giao dịch điện tử 2023: Hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện. Nghĩa là, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử được pháp luật công nhận và bảo vệ.  Đọc thêm: Hợp đồng điện tử – Tự tin ký kết hợp đồng trực tuyến, không gián đoạn và không giấy tờ  Câu hỏi 2: Hợp đồng điện tử và hợp đồng điện tử có tích xanh khác nhau như nào?   Hợp đồng điện tử có tích xanh là hợp đồng được chứng thực bởi các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA), được Bộ Công thương cấp đăng ký.  Các bên chủ thể ký có thể tra cứu tính xác thực của hợp đồng trên Cổng xác thực hợp đồng điện tử Việt Nam.  Hợp đồng điện tử có chứng thực của CeCA sẽ đảm bảo tính pháp lý, tính bảo mật, tính toàn vẹn và chống chối bỏ của hợp đồng điện tử.  Câu hỏi 3: Doanh nghiệp kiểm tra tính toàn vẹn của hợp đồng điện tử có tích xanh bằng cách nào?    Câu trả lời: Doanh nghiệp, tổ chức truy cập trang web https://xacthuc.ceca.gov.vn/ và upload file hợp đồng để kiểm tra.   Đọc thêm: Hợp đồng điện tử có tích xanh là gì? An toàn, bảo mật với hợp đồng có chứng thực của CeCA  Câu hỏi 4: Hợp đồng giấy chuyển đổi sang hợp đồng điện tử và ngược lại có giá trị pháp lý không?   Câu trả lời:   Căn cứ tại khoản 1 và 2, Điều 12 Luật Giao dịch điện tử 2023, hợp đồng giấy có thể chuyển đổi sang hợp đồng điện tử miễn thông điệp dữ liệu đáp ứng đủ các yêu cầu:  a) Thông tin trong thông điệp dữ liệu/văn bản giấy được bảo đảm toàn vẹn như văn bản giấy/thông điệp dữ liệu;  b) Thông tin trong thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu; Hoặc có thông tin để xác định được hệ thống thông tin và chủ quản hệ thống thông tin tạo lập, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu gốc để tra cứu;  c) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi;  d) Trường hợp văn bản giấy là giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành thì việc chuyển đổi phải đáp ứng ba yêu cầu trên và phải có chữ ký số của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi phải có tính năng chuyển đổi từ văn bản giấy/thông điệp dữ liệu sang thông điệp dữ liệu/văn bản giấy.  Đáp ứng được các yêu cầu trên, văn bản giấy chuyển đổi từ hợp đồng điện tử và ngược  lại được công nhận giá trị pháp lý.   Câu hỏi 5: Các bên tham gia ký kết hợp đồng điện tử có thể sử dụng các chữ ký số từ các đơn vị cung cấp ký số khác nhau được không?    Câu trả lời: Được.   Các bên tham gia ký kết hợp đồng điện tử có thể sử dụng chữ ký số của một hoặc nhiều đơn vị cung cấp ký số mà vẫn được pháp luật bảo vệ về mặt pháp lý.   Câu số 6: Sự khác nhau giữa chữ ký điện tử và chữ ký số trên hợp đồng điện tử là gì?  Câu trả lời: Theo Luật Giao dịch điện tử 2023, “chữ ký điện tử là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu.”  Hiểu đơn giản, chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video…) nhằm mục đích xác minh thông tin của người sở hữu dữ liệu, đồng thời xác nhận sự thỏa thuận của người này với văn bản đã ký trong các giao dịch điện tử. Hay nói cách khác, trên môi trường điện tử, bất kỳ dạng thông tin nào được sử dụng để nhận biết một con người đều được coi là chữ ký điện tử.  Trong khi đó, “chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ, nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu.” (theo Luật Giao dịch điện

Liên hệ với chúng tôi