Tự động hoá và quản lý quy trình số thúc đẩy chính phủ số minh bạch và hiệu quả 

Tu dong hoa va quan ly quy trinh so thuc day chinh phu so minh bach va hieu qua

Nhóm giải pháp tự động hoá và quản lý quy trình số là mũi nhọn trong hệ giải pháp Chính phủ số của SAVIS. Với kinh nghiệm của mình, SAVIS đang đồng hành cùng nhiều cơ quan, tổ chức trên hành trình chuyển đổi số căn bản và toàn diện.   Chuyển đổi số, số hoá quy trình, thủ tục công là nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng Chính phủ điện tử  Mỗi năm tại Việt Nam có tới hàng triệu giấy tờ và thủ tục hành chính cần thực hiện. Sự rườm rà  và “nhiều cửa” trong xử lý giấy tờ, giải quyết thủ tục hành chính làm tăng nguy cơ sai sót, thiếu minh bạch, thời gian xử lý chậm trễ, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp cũng như giảm hiệu suất hoạt động của cơ quan nhà nước.   Trong khi đó, làn sóng chuyển đổi số là xu hướng trên toàn cầu và nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đặc biệt ở khối Chính phủ. Tại thông báo 369/TB-VPCP năm 2024 cũng đã xác định 05 trọng tâm chính trong thực hiện chuyển đổi số, trong đó có Ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số; Quản lý, điều hành dựa trên số hóa, thông minh; Khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách vệ chuyển đổi số theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền.   Thay vì làm việc thủ công, lưu trữ, quản lý dựa trên giấy tờ, sổ sách… kém hiệu quả và dẫn đến nhiều rủi ro trong thông tin, giờ đây, các cơ quan nhà nước đã thực hiện chính sách một cửa, ứng dụng công nghệ và đổi mới quy trình để nâng cao chất lượng quản lý và thực hiện dịch vụ công.  Tự động hóa và quản lý quy trình số hướng tới xây dựng chính phủ số minh bạch và hiệu quả   Với mong muốn góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình sử dụng dịch vụ hành chính công, thực hiện các giao dịch trên môi trường số, SAVIS đã cho ra mắt hệ giải pháp về tự động hoá quy trình, tích hợp cổng dịch vụ công, gồm:   + SAVIS DMP – Nền tảng tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung  + SAVIS eGate 4.0 – Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử tích hợp liên thông  + SAVIS LGSP 2.0 – Giải pháp Nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu  + SAVIS BPM Paperless – Giải pháp Tự động hóa quản lý quy trình số  Bộ giải pháp hướng tới xây dựng nền tảng số phục vụ hoàn thiện hệ thống Chính quyền số, kết nối người dân – doanh nghiệp – cơ quan quản lý nhà nước, đáp ứng năm mục tiêu cơ bản:    Ứng dụng công nghệ hiện đại, giải quyết toàn diện bài toán khách hàng  Tổng hợp, phân tích, tích hợp dữ liệu liên ngành   Đáp ứng bài toán thu thập, tổng hợp dữ liệu từ các nguồn dữ liệu khác nhau đang nằm phân tán tại các đơn vị: Sở, Ban, Ngành, đơn vị của Tỉnh, các đơn vị của Bộ ngành, của tổ chức doanh nghiệp, cũng như tự động phân tích, xử lý dữ liệu tập trung, SAVIS DMP – Nền tảng tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung có thể giải quyết trọn bài toán này.   SAVIS DMP ứng dụng AI, Big Data để phân tích, xử lý và thẩm định dữ liệu tập trung một cách tự động, sau đó tạo các báo cáo thông minh BI và biểu đồ trực quan giúp các đơn vị sở ban ngành của Tỉnh, các đơn vị thuộc Bộ ngành, Tổ chức Doanh nghiệp có thể có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế – xã hội của Tỉnh/Bộ ngành/Doanh nghiệp, đóng góp trực tiếp vào quá trình xem xét và ra quyết định của các cấp Lãnh đạo.  Bên cạnh đó, trong các cơ quan Nhà nước, việc sử dụng nhiều ứng dụng để quản lý giấy tờ, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau là điều không tránh khỏi. SAVIS LGSP 2.0 – Giải pháp nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu giúp rút ngắn thời gian tích hợp các ứng dụng trên nhiều nền tảng khác nhau thông qua các giao diện chuẩn lập trình ứng dụng như API, Web services, REST, XML…   SAVIS LGSP 2.0 còn có thể truyền tệp tin với dung lượng lớn và quản lý được toàn bộ thông tin Metadata, tích hợp Giải pháp số hoá, lưu trữ điện tử tập trung trên nền tảng Big Data – SAVIS e-Archive, cho phép giám sát, quản lý, truyền tải dữ liệu tốc độ cao.  Tích hợp cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa   Tích hợp cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa là một phần quan trọng trong Khung kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh/thành phố.   Được xây dựng trên kiến trúc mở, SAVIS eGate 4.0 có thể liên thông, chia sẻ dữ liệu đa nền tảng với các hệ thống/ứng dụng CNTT của tỉnh/thành phố và các hệ thống/CSDL quốc gia. Song song với đó, SAVIS eGate 4.0 tích hợp công nghệ Big Data, Search Engine – Elastic Search hỗ trợ tìm kiếm chỉ mục nhanh và quản lý dữ liệu theo thời gian thực. SAVIS eGate 4.0 cũng có thể triển khai linh hoạt trên các nền tảng Cloud, bao gồm cả Private Cloud, Public Cloud và Hybrid Cloud từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau, tự kiểm soát chịu tải bằng cách tự động nhân bản ra các cụm máy chủ mới, để cân bằng tải ở các cụm máy chủ hiện có.   Tự động hoá quản lý quy trình số   Giải quyết bài toán về tự

7 tiêu chí lựa chọn giải pháp lưu trữ tài liệu hiệu quả  

7 tieu chi lua chon giai phap luu tru tai lieu hieu qua

Trong quá trình chuyển đổi số, quản lý và lưu trữ tài liệu điện tử hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong mọi tổ chức, ở mọi quy mô. Sử dụng một giải pháp lưu trữ chuyên nghiệp, tuân thủ các quy tắc về an toàn và pháp lý giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý, truy xuất tài liệu và nâng cao hiệu quả hoạt động.   Dưới đây là 07 tiêu chí dựa trên các chức năng quan trọng được coi là chìa khoá của một giải pháp lưu trữ hiệu quả mà mọi doanh nghiệp nên biết.   Giao diện thân thiện    Giao diện thân thiện ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và năng suất làm việc của người sử dụng, bởi khi một nhân sự sử dụng phần mềm một cách dễ dàng, sẽ giúp giảm thiểu thời gian tiếp cận, làm quen với phần mềm mới, giảm sai sót và cải thiện độ chính xác khi lưu trữ, tìm kiếm dữ liệu.   Có rất nhiều cách để tạo nên một giao diện thân thiện:   Khả năng tìm kiếm và truy xuất mạnh mẽ  Các công cụ tìm kiếm nâng cao là yếu tố cần có của mọi giải pháp lưu trữ tài liệu vì ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả truy xuất dữ liệu, đặc biệt trong trường hợp cần tạo báo cáo nhanh, kiểm toán hay truy xuất thông tin kịp thời theo yêu cầu của khách hàng. Tìm kiếm nâng cao cho phép người dùng tìm kiếm chính xác tài liệu trong số hàng ngàn hoặc thậm chí hàng triệu tệp.   Các kiểu tìm kiếm thường thấy Bảo mật và tuân thủ theo các quy định pháp luật   Tuân thủ các luật bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư như Quy định Chung về Bảo vệ Dữ liệu tại châu Âu (GDPR), Đạo luật Bảo vệ Thông tin Y tế Mỹ (HIPAA) hay tại Việt Nam là nghị định số 13/2023/NĐ-CP của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân… là yếu tố quan trọng đảm bảo các tài liệu được lưu trữ theo tiêu chuẩn và đúng pháp luật.   Không tuân thủ các quy định này là hành vi vi phạm pháp luật cũng như giảm uy tín của doanh nghiệp.   Vì vậy, các giải pháp lưu trữ chất lượng cần thực sự tuân thủ và đảm bảo thực hiện theo luật pháp, giúp các tổ chức đáp ứng các yêu cầu pháp lý về quyền riêng tư, đảm bảo lưu trữ và truyền tải an toàn, chia sẻ, truy cập, xóa dữ liệu phù hợp với các quy định pháp luật.  Khả năng mở rộng và quản lý lưu trữ  Càng phát triển, kho dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp càng tăng. Một giải pháp lưu trữ lý tưởng không chỉ đáp ứng mở rộng dung lượng, mà còn cần thích ứng với số lượng người dùng lớn hơn và không làm giảm chất lượng dịch vụ. Tính năng này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tài nguyên và nhân sự, không tốn thêm nguồn lực chuyển sang một hệ thống khác.  Các hình thức mở rộng và quản lý lưu trữ  Lưu trữ đám mây ngày càng được đón nhận nhờ sự linh hoạt cũng như hiệu quả về chi phí; cho phép dễ dàng mở rộng, tăng dung lượng lưu trữ theo nhu cầu mà không cần đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng vật lý, đáp ứng truy cập mọi lúc, mọi nơi.   Đây là phương pháp lưu trữ dữ liệu trên máy chủ hoặc trung tâm dữ liệu cục bộ, thường được sử dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu bảo mật cao hoặc những cần xử lý thông tin nhạy cảm. Bên cạnh nhược điểm về chi phí cho phần cứng, ưu điểm của lưu trữ tại chỗ là tốc độ truy cập dữ liệu nhanh và có thể được tùy chỉnh để đáp ứng các yêu cầu cụ thể.  Phương pháp này kết hợp ưu điểm của cả lưu trữ đám mây và tại chỗ, cho phép các doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu nhạy cảm tại chỗ để đảm bảo bảo mật, trong khi tận dụng công nghệ đám mây để lưu trữ thông tin ít nhạy cảm hơn và có thể truy cập thường xuyên hơn. Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp muốn nâng cao bảo mật bằng cách lưu trữ tại chỗ và có thể khả dụng mở rộng dung lượng khi lưu trữ đám mây.  Không chỉ đơn thuần lưu trữ dữ liệu thông thường, quản lý lưu trữ hiệu quả còn cần tối ưu hóa dữ liệu như loại bỏ dữ liệu trùng lặp, quét virus, nén dữ liệu và phân cấp tự động giúp quản lý chi phí lưu trữ và cải thiện hiệu suất. Bên cạnh đó, tích hợp thêm các công cụ để giám sát và quản lý việc sử dụng dữ liệu cũng sẽ giúp doanh nghiệp nắm được tình trạng lưu trữ của mình.  Tích hợp với các hệ thống hiện có  Tích hợp liền mạch với các phần mềm khác trong hệ thống cũng là một yếu tố quan trọng để tạo ra một quy trình làm việc thống nhất và hiệu quả, cho phép các hệ thống khác nhau có thể “nói chuyện” với nhau, nâng cao năng suất tổng thể, giảm nhập liệu thủ công và lỗi của người dùng do các dữ liệu riêng lẻ.   Tích hợp có nghĩa là hệ thống lưu trữ có thể dễ dàng kết nối với các phần mềm doanh nghiệp đang sử dụng mà không cần tuỳ chỉnh phức tạp hay phải can thiệp thủ công, cho phép dữ liệu tự động luân chuyển giữa các hệ thống, nâng cao hiệu quả vận hành.  Sao lưu và khôi phục dữ liệu sau thảm họa (Disaster Recovery)   Giải pháp lưu trữ tài liệu đóng

Hợp đồng điện tử: Khép lại sự thống trị của hợp đồng giấy 

Hợp đồng điện tử Khép lại sự thống trị của hợp đồng giấy

Chuyển đổi từ hợp đồng giấy sang hợp đồng điện tử giúp việc ký kết trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn bao giờ hết, đồng thời giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí và tăng tối đa hiệu quả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.  Trung bình, một doanh nghiệp thường lưu trữ hàng nghìn hợp đồng khác nhau, trong đó bao gồm các loại hợp đồng như hợp đồng lao động, hợp đồng mua bán, hợp đồng hợp tác, hợp đồng, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng tài trợ… Song, thời đại của những hợp đồng giấy này sắp khép lại khi xu hướng chuyển đổi số bùng nổ trên toàn cầu. Các giải pháp hợp đồng điện tử xuất hiện giúp doanh nghiệp số hoá quy trình ký kết, tăng hiệu quả làm việc mà vẫn đảm bảo tính pháp lý và an toàn, bảo mật.   Hợp đồng điện tử tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả hoạt động nhờ tự động hoá quy trình, giảm thiểu sai sót, quản lý tình trạng hợp đồng và thúc đẩy các bên cùng tuân thủ theo thoả thuận hợp tác.   Tự động và tối ưu hóa quy trình ký kết hợp đồng  Hợp đồng điện tử cho phép doanh nghiệp tự động hóa toàn bộ quá trình ký kết và xử lý hợp đồng. Thay vì phải gặp mặt trực tiếp hoặc gửi hợp đồng qua đường bưu điện, tất cả đều được xử lý trên môi trường mạng, chỉ với vài cú nhấp chuột, giúp giảm thời gian xử lý, tránh các bước thủ công rườm rà, và đồng thời tăng tốc độ hoàn thành công việc. Doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh chính thay vì phải xử lý giấy tờ như phương thức truyền thống.   Quản lý hợp đồng dễ dàng, nhanh chóng Doanh nghiệp có thể lưu trữ, tìm kiếm và theo dõi tình trạng của từng hợp đồng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các chức năng thông minh giúp hệ thống hóa các hợp đồng theo từng tiêu chí, giúp doanh nghiệp nắm rõ tiến độ, trạng thái của từng hợp đồng, giảm thiểu sai sót và đảm bảo tính minh bạch trong quá trình làm việc.  Tích hợp dễ dàng với các hệ thống khác Các giải pháp hợp đồng điện tử hiện nay được thiết kế với giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng, ngay cả những người không am hiểu công nghệ cũng có thể dễ dàng sử dụng. Ngoài việc tùy chỉnh giao diện, các giải pháp hợp đồng điện tử cũng có thể dễ dàng tích hợp với các phần mềm quản lý khác giúp trải nghiệm liền mạch và thông suốt, tối ưu hoá quá trình làm việc.   Cải thiện tính tuân thủ và bảo vệ dữ liệu   Sử dụng hợp đồng điện tử giúp các bên tham gia tuân thủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, nắm được thời gian hiệu lực của hợp đồng và tránh các vấn đề pháp lý liên quan. Bên cạnh đó, sử dụng công nghệ ký số, ký số nâng cao trong hợp đồng điện tử đảm bảo tất cả dữ liệu được lưu trữ an toàn, toàn vẹn, bởi mọi sự thay đổi sau thời điểm ký đều sẽ được phát hiện.  Tăng cường bảo mật, xác thực an toàn  Hiện nay, các giải pháp hợp đồng điện tử đã ứng dụng xác thực đa yếu tố (MFA), yêu cầu người dùng phải xác nhận danh tính qua nhiều bước bảo mật, như mã OTP hoặc xác thực sinh trắc học.   Đồng thời, dữ liệu hợp đồng điện tử được mã hóa ngay từ khi tạo lập và trong suốt quá trình trao đổi và lưu trữ, giúp ngăn chặn các truy cập trái phép hoặc các cuộc tấn công mạng. Công nghệ mã hóa tiên tiến như mã hóa AES (Advanced Encryption Standard) và RSA đảm bảo chỉ các bên được ủy quyền mới có thể giải mã và truy cập vào nội dung của hợp đồng, giúp bảo vệ thông tin quan trọng và giữ cho dữ liệu của doanh nghiệp luôn an toàn trước các mối đe dọa bảo mật.  Bằng cách kết hợp nhiều lớp bảo vệ trong hợp đồng điện tử, các doanh nghiệp không chỉ đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu nội bộ mà còn xây dựng lòng tin vững chắc với đối tác và khách hàng.  Về Smart eContract – Giải pháp hợp đồng điện tử thông minh tối ưu hiệu quả, tiết kiệm chi phí Smart eContract là giải pháp Hợp đồng điện tử thông minh được phát triển bởi SAVIS GROUP nhằm giải quyết bài toán số hóa quy trình ký kết tài liệu của các tổ chức, doanh nghiệp trên đa nền tảng.   Smart eContract còn cung cấp hợp đồng điện tử có tích xanh được chứng thực bởi các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA), doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm về tính an toàn, bảo mật và pháp lý khi giao kết và vận hành kinh doanh từ xa.   Chỉ với một phần mềm duy nhất, doanh nghiệp có thể khởi tạo văn bản, tùy chỉnh quy trình xét duyệt, ký số hợp đồng điện tử, gửi, nhận và lưu trữ điện tử, đảm bảo tính thông suốt, tự động và 100% không giấy tờ.     So với hợp đồng truyền thống, Smart eContract giúp tổ chức, doanh nghiệp giảm tối đa chi phí vận hành, in ấn, vận chuyển, lưu trữ hợp đồng bản giấy. Đặc biệt, nhờ quy trình động, mọi thao tác đều có thể thực hiện trên môi trường điện tử, nhờ đó, quá trình ký kết hợp đồng không bị gián đoạn, hay rủi ro

Đón đầu xu hướng ký số: ký số tốc độ cao, an toàn và bảo mật vượt trội 

Đi cùng sự phát triển không ngừng của công nghệ, các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn với những sản phẩm, dịch vụ số về độ tiện lợi, tiết kiệm thời gian, nhân sự mà vẫn đảm bảo an toàn, bảo mật. Ký số là một trong những hệ thống quan trọng đầu tiên các tổ chức, doanh nghiệp trang bị để từng bước tự động hoá quy trình không giấy tờ.   1. Chữ ký số là gì?   Căn cứ vào Khoản 12, Điều 3, Luật Giao dịch điện tử 2023: Chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu.  2. Nhu cầu ký số của doanh nghiệp hiện nay   Trong bối cảnh chuyển đổi số và số hóa các quy trình kinh doanh, nhu cầu ký số của các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng tăng mạnh.   Theo Báo cáo tinh hình ứng dụng và phát triển chữ ký số tại Việt Nam năm 2023 của Bộ Thông tin và truyền thông, số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có sự tăng trưởng vượt bậc, cụ thể, đến hết quý III năm 2023, cả nước có 25 tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đang hoạt động (CA công cộng).  Theo số liệu từ NEAC (Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia), tại Việt Nam, đến năm 2023, 100% doanh nghiệp đã sử dụng chữ ký số chủ yếu trong các dịch vụ như kê khai thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội,… Tính đến tháng 12/2023, trên toàn quốc, tổng số chứng thư chữ ký số đã cấp đạt 7.880.714, đang hoạt động đạt 2.890.666, tăng 98,53 % so với cùng kỳ năm 2022 (là 1.959.792 chứng thư chữ ký số).  Theo thời gian, các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng có yêu cầu khắt khe hơn với những giải pháp ký số mới:   3. Ưu, nhược điểm của các giải pháp ký số hiện tại   Đi cùng với xu hướng số hoá, các doanh nghiệp cũng liên tục ứng dụng các phương thức ký số phù hợp với nhu cầu và quy mô của mình, trong đó, có thể kể đến một số phương thức ký số như: USB token, HSM và chữ ký số từ xa. Mỗi phương thức này đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.   3.1. Ký số bằng USB Token  Chữ ký số USB token là một dạng chữ ký số được lưu trữ trên thiết bị USB Token.  3.2. Ký số bằng HSM   Chữ ký số HSM là chữ ký số được tạo ra từ chứng thư số HSM. HSM (Hardware Security Module) là một thiết bị điện toán vật lý chuyên dùng có chức năng quản lý, bảo vệ cặp khóa chứng thư số và mã hóa dữ liệu.   Khi ký số HSM, người dùng cuối sẽ không phải mang theo một thiết bị bên ngoài để kết nối với hệ thống ký số như USB Token, mà chỉ cần thao tác đăng nhập với Username/Password, OTP hay Biometrics để gọi chứng thư số đã được lưu và quản lý trong thiết bị HSM.  3.3. Chữ ký số từ xa   Ký số từ xa được hiểu là hành động một cá nhân ký số lên tài liệu thông qua dịch vụ trực tuyến của Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy (TSP – Trust Service Provider) – tức bên được người ký ủy quyền quản lý cặp khóa. Nhà cung cấp dịch vụ ký số từ xa chịu trách nhiệm quản lý cặp khóa thay mặt cho người ký và phải đảm bảo, với mức độ tin cậy cao, rằng cặp khóa chỉ thuộc quyền kiểm soát duy nhất của của người sử dụng, chỉ người dùng mới có thể kích hoạt khóa ký.     4. Hệ giải pháp ký số toàn diện – Đi đầu xu hướng ký số   SAVIS Group là nhà cung cấp dịch vụ tin cậy dẫn đầu thị trường và nằm trong TOP 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam. Với kinh nghiệm 20 năm thành lập và phát triển, SAVIS khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường về Nền tảng – Dịch vụ – Giải pháp Chuyển đổi số và Bảo mật – An toàn thông tin.   Liên tục nghiên cứu để đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ chất lượng nhất, SAVIS được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực cấp điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Timestamp, dịch vụ ký số từ xa – TrustCA Remote Signing và trở thành đơn vị tuân thủ đầy đủ nhất danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc và tiêu chuẩn kỹ thuật ký số nâng cao, ký số xác thực lâu dài (AdES) đáp ứng quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT đối với mô hình ký số từ xa.     Đồng thời, SAVIS là đơn vị đầu tiên đạt chứng nhận Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy EU eIDAS QTSP về dịch vụ ký số về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo. Điều này đồng nghĩa, dịch vụ ký số của SAVIS được cộng nhận tại 27 quốc gia châu Âu, góp phần thúc đẩy giao dịch điện tử xuyên biên giới.     Với vị thế là nhà cung cấp số 1 Việt Nam về dịch vụ giải pháp ký số, đến nay, SAVIS tự hào sở hữu hệ thống giải

Hợp đồng điện tử – Tự tin ký kết hợp đồng trực tuyến, không gián đoạn và không giấy tờ 

Hợp đồng điện tử ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các loại hợp đồng phổ biến như hợp đồng thương mại, hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động… nhờ sự linh hoạt, thao tác dễ dàng, tối ưu thời gian và chi phí.  1. Hợp đồng điện tử là gì?  Luật giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ 1/7/2024) đã có những quy định cụ thể về hợp đồng điện tử. Theo đó, hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Cụ thể các thông tin được tạo ra (thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng giữa các bên tham gia) được gửi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử như:  Đặc biệt, luật Giao dịch điện tử 2023 nhấn mạnh: Hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện.  Nghĩa là, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử được pháp luật công nhận và bảo vệ.  2. Ưu điểm của hợp đồng điện tử so với hợp đồng truyền thống   Hợp đồng điện tử ra đời giúp khắc phục hoàn toàn những hạn chế của hợp đồng giấy truyền thống.    Thời gian ký kết, theo dõi hợp đồng được rút ngắn theo tuần xuống theo phút khi hai bên không phải chờ in ấn, chuyển phát giấy tờ hay phụ thuộc vào lịch công tác, làm việc của người có thẩm quyền ký.    Với hợp đồng điện tử, mọi thao tác được thực hiện hoàn toàn trên phần mềm và trực tuyến. Nhờ đó, các tổ chức, doanh nghiệp có thể giảm tới 90% các chi phí vận hành, in ấn, vận chuyển hay lưu trữ các văn bản giấy tờ truyền thống.   Kết hợp với chữ ký số, hợp đồng điện tử tạo nên môi trường giao dịch an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, mang lại niềm tin cho các bên thực hiện giao kết hợp đồng.  Tất cả các dữ liệu, nội dung hợp đồng được thể hiện bằng văn bản điện tử và lưu trữ trên hệ thống điện tử của doanh nghiệp, giúp quá trình quản lý, tra cứu tài liệu trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn, đồng thời khắc phục những rủi ro thất lạc, cháy nổ…   3. Quy trình ký hợp đồng điện tử   Quy trình ký kết hợp đồng điện tử rất đơn giản. Quy trình được tạo dựng tự động từ khi khởi tạo hợp đồng. Người ký chỉ cần mở hợp đồng và ký ở bất kỳ đâu, trên bất kỳ thiết bị di động nào.    Lựa chọn tài liệu cần ký và thiết lập quy trình ký, vùng ký cho người ký sau. Tự động gửi tài liệu điện tử theo quy trình định sẵn qua email để yêu cầu ký.  Người ký có thể tạo mẫu chữ ký và tùy biến chữ ký theo yêu cầu. Trước khi ký, các bên tham gia đọc và duyệt nội dung nội dung. Thực hiện việc ký nháy và ký duyệt theo quy trình đã thiết lập.  Hệ thống sẽ thông báo hoàn thành sau khi đủ chữ ký của các bên liên quan. Tài liệu sẽ được quản lý và lưu trữ trên cloud hoặc tích hợp với các phần mềm nghiệp vụ khác để đảm bảo an toàn và dễ dàng truy cập khi cần.  4. Hợp đồng điện tử thông minh Smart eContract – sự lựa chọn tin cậy của các tổ chức, doanh nghiệp  4.1.  Về Smart eContract  Smart eContract là giải pháp Hợp đồng điện tử thông minh do SAVIS trực tiếp nghiên cứu và phát triển nhằm phục vụ nhu cầu số hóa, tự động hóa quy trình ký hợp đồng điện tử của các tổ chức, doanh nghiệp trên đa nền tảng (phần mềm, app, web…).   Hơn thế, Smart eContract còn cung cấp hợp đồng điện tử có tích xanh được chứng thực bởi các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA), đảm bảo tính pháp lý, bảo mật, toàn vẹn và chống chối bỏ của hợp đồng điện tử.  4.2.  Tính năng nổi bật của Smart eContract   Chỉ với một phần mềm duy nhất, doanh nghiệp có thể khởi tạo văn bản, tùy chỉnh quy trình xét duyệt, ký số hợp đồng điện tử, gửi, nhận và lưu trữ điện tử, đảm bảo tính thông suốt, tự động và 100% không giấy tờ.    Smart eContract cho phép sử dụng trên nhiều thiết bị di động (laptop, máy tính bảng, điện thoại di động,…), hỗ trợ nhiều hình thức ký số như USB token, ký số từ xa, ký số trên thiết bị di động,… giúp tổ chức, doanh nghiệp thao tác dễ dàng; xử lý tài liệu, ký kết hợp đồng mọi lúc, mọi nơi chỉ trong vài phút.    Smart eContract hỗ trợ các chuẩn ký nâng cao như: CAdES, PadES, XadES…, tích hợp ký số đóng dấu thời gian TrustCA Timestamp và công nghệ xác thực lâu dài chuẩn LTV, LTANS phục vụ lưu trữ lâu dài và chứng thực tài liệu điện tử, đảm bảo tính tin cậy và toàn vẹn của chứng từ điện tử được ký.     Smart eContract có thể kết nối với hệ thống thông tin doanh nghiệp qua API  như phần mềm CRM, HRM…  Smart eContract phù hợp sử dụng trong mọi loại hợp đồng như hợp đồng mua hàng,    cung cấp dịch vụ,  lao động, e-form, PO/CO form,…  Có thể nói, Smart eContract được thiết

Đột phá trong quản lý sản xuất, điều hành đài truyền hình số 

Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền hình – truyền thanh số cùng sự khát khao chinh phục những thách thức của ngành truyền hình, SAVIS đã phát triển hệ thống quản lý sản xuất, điều hành điện tử SAVIS MRP. Không chỉ góp phần giải quyết bài toán chuyển đổi số trong quản lý sản xuất và điều hành, SAVIS MRP ra đời còn mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển bền vững và sáng tạo của ngành Báo chí – Truyền hình.   Ngày nay, người xem ngày càng am hiểu công nghệ, dành nhiều thời gian trên các nền tảng số, ưa thích các nội dung được cá nhân hóa và thích tương tác với các đơn vị sản xuất nội dung. Cuộc cạnh tranh để giành giật thời gian và sự chú ý của người xem ngày càng khốc liệt trên các nền tảng, cả truyền thống và số.   Các đơn vị báo chí, truyền hình cũng không ngừng sáng tạo, tích cực ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ tối ưu trên đa nền tảng để tăng hiệu quả hoạt động, tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giữ chân khán giả của mình.  SAVIS MRP được coi là giải pháp tiềm năng giúp các đơn vị báo chí, truyền hình gạt bỏ mọi nỗi lo về quản lý, sản xuất và điều hành.    1. Về SAVIS MRP SAVIS MRP là một giải pháp tổng thể, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu công việc của người làm truyền hình: từ quản lý, lập kế hoạch sản xuất, quản lý kho tài nguyên số dùng chung, quản lý điều hành sản xuất, quản lý lịch phát sóng, chi phí sản xuất, trao đổi dữ liệu tốc độ cao giữa các đơn vị, quản lý lưu trữ điện tử, chỉ mục và tìm kiếm nội dung,… Từ đó, giúp các đơn vị, tổ chức tăng hiệu quả hoạt động và tối ưu quy trình sản xuất.   2. Tính năng nổi bật của SAVIS MRP SAVIS MRP tích hợp toàn diện các tính năng hiện đại nhất, đáp ứng hoàn hảo mọi yêu cầu của các đơn vị, tổ chức ngành Báo chí – Truyền hình.   3. SAVIS MRP trên hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực Báo chí – Truyền hình  Đầu năm 2023, trong Hội thảo “Phát triển hạ tầng công nghệ kỹ thuật phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền hình” được Trung tâm Tin học và Công nghệ truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, SAVIS MRP được nhấn mạnh là giải pháp toàn diện nằm trong chiến lược chuyển đổi số ngành truyền hình trong bài tham luận của ông Hoàng Nguyên Vân – Phó Viện trưởng Viện Chuyển đổi số.   Song song với đó, SAVIS MRP cũng vinh dự có mặt trong Triển lãm kỹ thuật công nghệ truyền hình được tổ chức trong khuôn khổ Liên hoan Truyền hình toàn quốc (LHTHTQ) lần thứ 41. Triển lãm là dịp để các đơn vị, đại biểu tiếp cận và tìm hiểu thêm về các công nghệ kỹ thuật hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình trong tương lai.    Với vị thế hàng đầu, tiên phong trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, SAVIS đồng hành cùng VTV, các đài truyền hình địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp mang đến những bước đột phá cho ngành truyền hình trong thời đại số hiện nay.   4. SAVIS MRP giải quyết những vướng mắc trong sản xuất, điều hành lĩnh vực Báo chí – Truyền hình  SAVIS MRP tập trung giải quyết những vấn đề cốt lõi của ngành Báo chí – Truyền hình từ việc lập kế hoạch sản xuất, phát sóng tới quản lý điều hành nội bộ, đánh giá chất lượng; rút ngắn thời gian sản xuất – kiểm duyệt – quản lý – lưu trữ.  4.1. Đối với Phóng viên, Biên tập viên  SAVIS MRP giúp các phóng viên, biên tập viên, quay phim, kỹ thuật viên có cái nhìn tổng thể, trực quan về quy trình làm việc, lịch sản xuất, từ đó người dùng chủ động sắp xếp công việc, đăng ký kế hoạch sản xuất, lịch phát sóng hay lịch nghỉ.  4.2. Đối với cấp quản lý, lãnh đạo  SAVIS MRP giúp cấp quản lý, lãnh đạo phòng quản lý quy trình dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và công sức, tối ưu hiệu suất hoạt động của cả đơn vị, tổ chức.    SAVIS MRP là giải pháp tối ưu cho các đơn vị, tổ chức báo chí, truyền hình, đáp ứng xu hướng truyền thông đa kênh, đa điểm và quản trị tập trung.  Kết nối chuyên sâu với chuyên gia của SAVIS để tìm hiểu thêm thông tin về SAVIS MRP cũng như hệ giải pháp toà soạn hội tụ ngay hôm nay TẠI ĐÂY. 

Chuyển đổi số và ứng dụng chữ ký số từ xa trong Giáo dục  

Chuyển đổi số và ứng dụng chữ ký số từ xa trong Giáo dục  

Tại Hội thảo chuyên đề “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học và chuyên nghiệp” trong khuôn khổ Edtech Vietnam 2023, ông Nguyễn Thanh Tùng – Giám đốc sản phẩm SAVIS GROUP đã có những chia sẻ về chuyển đổi số và ứng dụng chữ ký số từ xa trong chuyển đổi số giáo dục.  Hội thảo Chuyển đổi số trong giáo dục đại học và chuyên nghiệp có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, được chủ trì bởi Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) phối hợp với Hội tự động hóa Việt Nam, Viện Công nghệ thông tin – VNU, cùng đại diện các cơ quan liên quan trên địa bàn Hà Nội. Trong bài tham luận Ứng dụng chữ ký số từ xa trong giáo dục, ông Nguyễn Thanh Tùng – Giám đốc sản phẩm SAVIS GROUP đã đề cập đến các thách thức trong chuyển đổi số của ngành giáo dục hiện nay.   Theo ông, sinh viên và cơ sở giáo dục đang phải thực hiện quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính rườm rà, tốn thời gian cho cả hai bên. Sinh viên phải ký tay và đến tận trường để nộp nhiều thủ tục như: xin các giấy xác nhận (giấy xác nhận sinh viên; giấy xác nhận con thương binh, bệnh binh; giấy đăng ký ở ký túc xá;…), mượn/rút hồ sơ, xác nhận để làm thủ tục vay vốn ngân hàng chính sách, thủ tục đề nghị cấp lại/gia hạn Thẻ sinh viên,…  Trường đại học cũng phải in ấn các bảng điểm, học bạ, các thông báo, kế hoạch để ký tay và đóng dấu mộc. Ngoài ra, việc lưu trữ văn bản giấy, scan tài liệu để tạo tài liệu online cũng tốn diện tích lưu trữ, rủi ro mất hoặc hỏng tài liệu không đáng có.   “Một trong những việc đầu tiên cần làm là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, ứng dụng ký số từ xa trong quy trình vận hành của trường đại học. Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc để chuyển đổi số sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.” – Ông nhấn mạnh.    Tại bài tham luận, ông Tùng cũng làm rõ sự khác biệt của chữ ký số truyền thống và chữ ký số từ xa, đồng thời giới thiệu dịch vụ ký số từ xa Remote Signing của SAVIS/TrustCA, ứng dụng cho hệ thống dịch vụ trực tuyến của trường đại học.  Với chữ ký số từ xa, thay vì phải in ấn, ký và đến nộp tài liệu tận nơi, mỗi sinh viên hay giáo viên, cán bộ quản lý có thể khởi tạo tài liệu, tạo quy trình ký, ký số mọi lúc, mọi nơi, ký ngay trên các thiết bị di động phổ biến như laptop, smartphone hoặc tablet,…  Ký số từ xa – TrustCA Remote Signing được tích hợp ký số nâng cao AdES, công nghệ xác thực lâu dài LTV, LTANS, gắn ký đóng dấu thời gian Timestamp cho phép kéo dài hiệu lực xác thực, đảm bảo tính toàn vẹn lâu dài của tài liệu trong 10 năm, 20 năm hay vĩnh viễn. Đây là công nghệ xác thực cao nhất sự tồn tại của dữ liệu tại một mốc thời gian nhất định, để nhà trường dễ dàng quản lý và lưu trữ các hồ sơ, văn bằng, tài liệu một cách khoa học và đầy đủ tính pháp lý trong dài hạn, mà không phải lo lắng về sự hết hạn hay không thể xác thực của chứng thư số. Việc có thể đưa tài liệu vào lưu trữ điện tử lâu dài ngay từ đầu sẽ giúp các cơ sở giáo dục dễ dàng xây dựng một hệ thống làm việc 100% không giấy tờ và tiến xa hơn trên hành trình chuyển đổi số giáo dục toàn diện.   > > Xem thêm: Ứng dụng chữ ký số giúp ngành Giáo dục hoàn thiện cơ sở dữ liệu trong năm 2023 Hy vọng những chia sẻ tại hội thảo của SAVIS sẽ giúp các trường đại học, các cơ sở giáo dục có cái nhìn tổng quan về chuyển đổi số giáo dục, từ đó có những chiến lược phù hợp với thực tiễn cơ sở và đúng định hướng quốc gia.  

Giải pháp eKYC sử dụng nền tảng blockchain HyperLedger Fabric 

Giải pháp eKYC sử dụng nền tảng blockchain HyperLedger Fabric 

Ngân hàng Trung ương Bahrain (CBB) đã ra mắt giải pháp eKYC (Định danh khách hàng điện tử) cho các tổ chức tài chính tại Vương quốc này. Đây là một phần trong nỗ lực của CBB nhằm số hóa ngành tài chính. Giải pháp eKYC do Bahrain BENEFIT phát triển sử dụng nền tảng blockchain Hyperledger Fabric, được xây dựng với sự hợp tác của công ty Avanza Innovation.  Nền tảng eKYC quốc gia, nền tảng hướng tới phục vụ các ngân hàng bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ tài chính và mạng lưới trao đổi tiền tệ, do BENEFIT và Cơ quan Thông tin và Chính phủ Điện tử (iGA) vận hành dưới sự giám sát của CBB. Nền tảng này cung cấp cơ sở dữ liệu định danh số quốc gia cho các tổ chức tài chính nhằm định danh khách hàng điện tử, xác nhận thông tin khách hàng và chia sẻ dữ liệu kỹ thuật số trước khi cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Điều này bao gồm việc truy xuất dữ liệu khách hàng từ các cơ quan chính phủ như iGA. BENEFIT cũng đã phát triển Giao diện Lập trình Ứng dụng (API) cho nền tảng, cho phép tích hợp mượt mà với các hệ thống lõi, các kênh số và ứng dụng di động của các tổ chức tài chính. Việc ra mắt Ngân hàng Mở tại Bahrain cũng giúp các công ty công nghệ tài chính định danh khách hàng thông qua các ứng dụng trực tuyến và di động.  Ông Khalid Al Hamad, Giám đốc Điều hành Giám sát Ngân hàng tại Ngân hàng Trung ương Bahrain (CBB), cho biết: “CBB khuyến khích tất cả các tổ chức tài chính được cấp phép ở Bahrain tận dụng dịch vụ này. Đây là một dịch vụ sáng tạo và tối ưu cho các tổ chức tài chính trong việc xác minh an toàn danh tính của khách hàng cũng như tự động hóa việc bảo trì dữ liệu khách hàng và hồ sơ danh tiếng thông qua việc triển khai tích hợp API eKYC với hệ thống lõi, các kênh số và ứng dụng di động. Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực này để giảm thiểu chi phí đồng thời thúc đẩy đổi mới và tích hợp giữa các tổ chức tài chính và các công ty fintech. Điều này cũng phù hợp với những nỗ lực không ngừng nghỉ của CBB trong việc phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực tài chính dưới áp lực của đại dịch Covid-19 nhằm đảm bảo các giải pháp phù hợp cho hệ thống thanh toán điện tử.”  Ông Abdulwahid Janahi, Tổng giám đốc của BENEFIT cho biết: “Chúng tôi rất vui khi tiếp tục phát triển nền tảng eKYC nhằm thúc đẩy chuyển đổi số các lĩnh vực khác nhau của Vương quốc. Chúng tôi đã thành công trong việc tích hợp nền tảng số này với các hệ thống ngân hàng lõi và ứng dụng trên điện thoại thông minh, và chúng tôi rất hân hạnh được thông báo rằng Ngân hàng Hồi giáo Bahrain đã tích hợp thành công nền tảng này vào hệ thống dịch vụ ngân hàng lõi của mình, trong khi Ngân hàng “ila” cung cấp dịch vụ tiếp nhận khách hàng số một cách tự động thông qua ứng dụng di động, cả hai đều dựa trên tích hợp API eKYC. Chúng tôi mong đợi việc sử dụng các dịch vụ eKYC trên quy mô lớn hơn trong thời gian tới.”  Phó Chủ tịch eTransformation Cơ quan Thông tin và Chính phủ điện tử (iGA), Tiến sĩ Zakareya Ahmed Alkhaja, xác nhận rằng iGA đã hợp tác với BENEFIT thực hiện phát triển kỹ thuật của dự án dưới sự giám sát của Ngân hàng Trung ương Bahrain (CBB). Dự án nhằm mục tiêu cung cấp một hệ thống điện tử tổng thể tiên tiến cho các tổ chức tài chính để định danh khách hàng và xác thực thông tin trước khi cung cấp dịch vụ.  Ông nhấn mạnh rằng iGA đã bắt đầu cung cấp dịch vụ định danh điện tử cho khu vực chính phủ và sẽ bổ sung cung cấp cho các khu vực tư nhân, đặc biệt là khu vực ngân hàng. Thông qua dự án mới, các dịch vụ dữ liệu sẽ trở nên sáng tạo, an toàn, hiệu quả và có khả năng bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mở rộng hoạt động thương mại trong Vương quốc.   Ông rất tự hào rằng dự án (eKYC) là dự án eKYC đầu tiên trong khu vực Trung Đông và cũng là dự án đầu tiên trên thế giới có sự hợp tác giữa chính phủ và khu vực ngân hàng. Trước đây, các dự án tương tự chỉ được thực hiện giữa các ngân hàng trong khu vực tư nhân. Đây cũng là một trong những dự án đầu tiên sử dụng công nghệ blockchain tại Vương quốc Bahrain. 

Hợp đồng điện tử có tích xanh là gì? An toàn, bảo mật với hợp đồng có chứng thực của CeCA

Hợp đồng điện tử có tích xanh là gì? An toàn, bảo mật với hợp đồng có chứng thực của CeCA

Hợp đồng điện tử có chứng thực của CeCA hay hợp đồng điện tử có tích xanh là bước tiến quan trọng thúc đẩy ứng dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam, đảm bảo tính bảo mật, xác thực toàn vẹn và chống chối bỏ cho hợp đồng điện tử.  CeCA là ai?  CeCA (Certified e-Contract Authority) là Tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử được cấp phép bởi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương.  Theo Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử̉, các Tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử có nhiệm vụ xây dựng, quản lý, duy trì, vận hành hệ thống hợp đồng điện tử kết nối với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam. Đồng thời các CeCA cũng chịu trách nhiệm về tính bảo mật, toàn vẹn, không thể chối bỏ của các hợp đồng điện tử mà mình lưu trữ và xác thực.  Hợp đồng điện tử có tích xanh là gì?  Hợp đồng điện tử có tích xanh là hợp đồng được chứng thực bởi các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA), được Bộ Công thương cấp đăng ký.  Khác với hợp đồng điện tử thông thường, hợp đồng điện tử có tích xanh sẽ được gắn chữ ký số của Bộ Công thương. Các bên chủ thể ký hợp đồng có thể tra cứu tính xác thực trên Trục phát triển hợp đồng điện tử, thông qua Cổng xác thực hợp đồng điện tử Việt Nam.  Như vậy, Bộ Công thương sẽ là cơ quan trung gian tin cậy để “làm chứng”, giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện giao kết hợp đồng điện tử. Doanh nghiệp, cá nhân hoàn toàn có thể yên tâm về tính pháp lý cũng như tính toàn vẹn của hợp đồng điện tử có tích xanh.  Lợi ích khi sử dụng hợp đồng điện tử có tích xanh  Tính bảo mật cao  Hệ thống mã hóa công khai cho phép người dùng mã hóa văn bản với khóa bí mật. Hợp đồng sẽ được mã hoá SHA-256 và được truyền lên Trục của Bộ Công thương.  SHA-256 là hình thức mã hóa không thể giải mã ngược lại, đáp ứng tiêu chuẩn về “hàm băm bảo mật” và là một trong những hàm băm an toàn nhất hiện nay. Do đó những hợp đồng được chuyển đến Trục sẽ được bảo mật tối đa.  Đảm bảo tính toàn vẹn  Những văn bản đã ký sẽ không thể chỉnh sửa, do đó đảm bảo 100% tính toàn vẹn của hợp đồng điện tử, không lo bị một bên thứ ba xâm nhập.  Tính chống chối bỏ hợp đồng  Sau khi thực ký hợp đồng được hoàn tất giữa chủ thể ký và đối tác chữ ký số sẽ xác nhận cụ thể và chính xác người ký và không thể xóa bỏ chữ ký.  Hợp đồng điện tử có tích xanh được tích hợp đóng dấu thời gian Timestamp. Đây là giải pháp đảm bảo tính toàn vẹn của hợp đồng điện tử, mọi thao tác nhằm thay đổi, sửa xóa đều bị ghi vết.  Dấu thời gian TrustCA Timestamp sử dụng thời gian tiêu chuẩn quốc gia từ Viện Đo lường Việt Nam, giúp xác thực thời điểm ký hay kéo dài hiệu lực pháp lý của tài liệu được ký mà không phải phụ thuộc vào thời hạn chứng thư số.  Smart eContract – Hợp đồng điện tử có tích xanh của SAVIS  Ngày 15/6 vừa qua, công ty con của SAVIS là SAVIS Digital đã được trao Giấy xác nhận đăng ký cung cấp chứng thực hợp đồng điện tử. Điều này đồng nghĩa với việc SAVIS Digital chính thức trở thành một CeCA, liên kết với Trục phát triển Hợp đồng điện tử của Bộ công thương.  Như vậy, quy trình ký và chứng thực hợp đồng có tích xanh bằng Smart eContract sẽ qua các bước:  Bước 1: Hợp đồng điện tử được 2 chủ thể khởi tạo và ký. Bước 2: SAVIS Digital là một CeCA chứng thực hợp đồng. Bước 3: Hợp đồng điện tử được mã hoá và gửi lên Trục phát triển Hợp đồng điện tử của Bộ công thương để ký số chứng thực, cấp dấu thời gian đảm bảo tính toàn vẹn và chống chối bỏ của hợp đồng.  Bước 4: Cá nhân, doanh nghiệp có thể tra cứu tính xác thực của hợp đồng trên Cổng tra cứu của Bộ Công Thương.  Với Smart eContract, cá nhân và tổ chức/doanh nghiệp có thể khởi tạo, ký hợp đồng trên môi trường điện tử không giấy tờ một cách nhanh chóng nhất, tiết kiệm nhất, an toàn bảo mật tối đa và đầy đủ tính pháp lý. Mọi thao tác trên hợp đồng điện tử đều được ghi vết, đảm bảo sự toàn vẹn của nội dung, xác định chính xác danh tính các bên và lưu trữ an toàn.  Phần mềm hợp đồng điện tử thông minh Smart eContract hỗ trợ các chuẩn ký nâng cao như: CAdES, PadES, XadES…, tích hợp ký số đóng dấu thời gian TrustCA Timestamp và công nghệ xác thực lâu dài chuẩn LTV, LTANS phục vụ lưu trữ lâu dài và chứng thực tài liệu điện tử, từ đó đảm bảo tính tin cậy và toàn vẹn của hợp đồng điện tử được ký.  Kết luận  Như vậy, để đảm bảo tính pháp lý tin cậy của hợp đồng điện tử, tránh những tranh chấp xảy ra, cá nhân và doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp hợp đồng điện tử của các của các Tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA). Để được các chuyên gia SAVIS tư vấn chi tiết nhất, khách hàng vui lòng liên hệ: ___________ SAVIS –

Liên hệ với chúng tôi