Dịch vụ tin cậy và đảm bảo niềm tin trong giao dịch điện tử khi pháp lý thay đổi

Hội thảo quốc tế với chủ đề “Cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên lượng tử” do NEAC tổ chức đã mang đến những thảo luận và chia sẻ nghiêm túc về dịch vụ tin cậy. Trong đó, nhấn mạnh đến sự chủ động cập nhật và nâng cao tính tuân thủ của giải pháp công nghệ từ các nhà cung cấp khi những văn bản pháp lý mới được ban hành. Hội thảo là diễn đàn chuyên sâu nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chuyên gia về những nguy cơ, thách thức đặt ra trong kỷ nguyên lượng tử đối với bảo mật và dịch vụ xác thực điện tử; đồng thời cập nhật chính sách pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế mới do Liên minh châu Âu (EU) thiết lập cùng xu hướng triển khai các mô hình dịch vụ tin cậy hiện đại, xuyên biên giới, đảm bảo an toàn, tuân thủ và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Tô Thị Thu Hương, Giám đốc NEAC nhấn mạnh: “Trong kỷ nguyên mà dữ liệu trở thành tài nguyên mới và giao dịch số trở nên phổ biến, việc đảm bảo niềm tin số là điều kiện tiên quyết. Tại Việt Nam, chúng tôi xác định chữ ký số và các dịch vụ tin cậy không chỉ là công cụ kỹ thuật, mà là nền tảng để đảm bảo niềm tin trong các giao dịch điện tử, định hình kinh tế số, chính phủ số và xã hội số”. Tại đây, chuyên gia từ SAVIS GROUP, ông Phạm Văn Đức đã mang đến góc nhìn của nhà cung cấp dịch vụ tin cậy TrustCA QTSP hàng đầu tại Việt Nam với hơn 20 năm kinh nghiệm triển khai các giải pháp PKI, định danh và xác thực điện tử, ký số bảo mật. Ông trao đổi tại hội nghị với Ascertia cũng như các đơn vị cung cấp dịch vụ câu hỏi về sự đáp ứng toàn diện các quy định mới về an toàn, bảo mật khi cung cấp dịch vụ trực tuyến ngành ngân hàng. Những tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đã được Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể tại Thông tư số 50/2024/TT-NHNN, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Điều này đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ tin cậy hàng đầu trong nước và quốc tế trong chứng thực thông điệp dữ liệu, xác thực tính toàn vẹn của giao dịch điện tử như SAVIS, Utimaco, Thales, Ascertia,… phải đáp ứng những tiêu chuẩn của Việt Nam như mã hóa dữ liệu hai chiều E2EE, ký giao dịch Transaction Signing, tính năng RASP đối với các ứng dụng di động, SDK. Chia sẻ tại hội thảo, chuyên gia của Ascertia cũng cam kết sẽ nghiên cứu kỹ quy định Thông tư 50 để đáp ứng các thành phần bắt buộc như mã hóa dữ liệu hai chiều end-to-end, ký giao dịch Transaction Signing,…. trên thiết bị xác thực của khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đây cũng là cột mốc pháp lý quan trọng, phản ánh sứ mệnh tiên phong của SAVIS trong việc phát triển các hệ sinh thái tin cậy, an toàn, tuân thủ theo các Thông tư, Nghị định trong nước. SAVIS với kinh nghiệm hơn 20 năm cung cấp các giải pháp bảo mật cho lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng là nhà cung cấp dịch vụ tin cậy TrustCA QTSP đầu tiên ở Việt Nam, tự tin dịch vụ ký số từ xa Remote Signing, Secure Payment tuân thủ đầy đủ không chỉ quy định của Việt Nam mà còn đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
SAVIS sở hữu Hệ giải pháp ký số, định danh, mã hóa dữ liệu tuân thủ pháp lý nghiêm ngặt

SAVIS GROUP liên tục giữ vững vị trí tiên phong trong lĩnh vực ký số và chứng thực điện tử tại Việt Nam, cung cấp hệ sinh thái giải pháp toàn diện, đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn pháp lý trong nước và quốc tế. Bằng chuyên môn, chất lượng dịch vụ và tiêu chuẩn công nghệ được công nhận tại Việt Nam và thế giới, SAVIS có những bước đi chắc chắn để khẳng định vị thế dẫn đầu: Các giải pháp ký số và chứng thực điện tử của SAVIS cũng đáp ứng trọn vẹn yêu cầu, quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, như Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy, Luật giao dịch điện tử 2023, Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Thông tư 16/2019/TT-BTTTT quy định danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa và Thông tư 22/2020/TT-BTTTT quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số. Đồng thời, với những quy định mới về bảo mật, an toàn thông tin ngành Ngân hàng tại Thông tư số 50/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, hệ giải pháp của SAVIS sẵn sàng đáp ứng đầy đủ và cao hơn. Cùng với đó, SAVIS cũng là Public CA, cung cấp và triển khai nhiều hệ thống CA nội bộ chuyên dùng đảm bảo và ký số từ xa, ký số HSM, ký số Mobile, Signing Portal, WebRA quản lý chứng thư số ở quy mô lớn. SAVIS tự hào là đơn vị triển khai RootCA quốc gia đạt tiêu chuẩn quốc tế WebTrust cho Bộ Thông tin và Truyền thông (NEAC); cung cấp giải pháp, cấp chứng nhận QTSP eIDAS cho hệ thống chữ ký số từ xa Viettel Remote Signing cho Viettel CA; cung cấp RootCA cho Ngân hàng Nhà nước, Agribank, BIDV, Sacombank, CoopBank… Qua từng năm, SAVIS Group đã mở rộng thành công hệ sinh thái về ký số bảo mật, giao dịch điện tử, hợp đồng điện tử, mã hóa dữ liệu với những tính năng nổi bật tuân thủ cả quy định Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm: SAVIS tự tin mang đến hệ sinh thái ký số toàn diện, bảo mật vượt trội, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số an toàn và hiệu quả tại Việt Nam và trên toàn cầu.
Savis & Entrust: Hợp tác xây dựng sản phẩm và giải pháp tiên phong đáp ứng quy định về giao dịch điện tử và an ninh bảo mật trong lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam

Trong bối cảnh giao dịch trực tuyến ngày càng phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, yêu cầu về an toàn, bảo mật thông tin đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Sự ra đời và hiệu lực của hàng loạt quy định pháp lý quan trọng như Nghị định 23/2025/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Giao dịch Điện tử năm 2023 về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy, Thông tư 50/2024/TT-NHNN về an toàn hệ thống thông tin trong cung cấp dịch vụ trực tuyến và Thông tư 64/2024/TT-NHNN quy định về triển khai giao diện lập trình ứng dụng mở trong ngành Ngân hàng đã đặt ra những yêu cầu khắt khe về mặt kỹ thuật và pháp lý trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Với gần 20 năm hợp tác và là đối tác cao nhất của Entrust tại Việt Nam, SAVIS và Entrust đã cùng phát triển các giải pháp bảo mật tiên tiến, đáp ứng đầy đủ các các quy định pháp luật hiện hành: Hệ giải pháp của SAVIS và Entrust không chỉ giúp các tổ chức tín dụng và khách hàng tại Việt Nam đảm bảo an toàn hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên, đáp ứng trọn vẹn yêu cầu của Thông tư 64/2024/TT-NHNN, Thông tư 50/2024/TT-NHNN và Nghị định 23/2025/NĐ-CP về dịch vụ tin cậy và chữ ký điện tử, mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như PSD2/PSD3, FAPI 2.0 API security profile, CIBA, OIDC/OAuth2 và PCI/DSS. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh mạng và bảo mật thông tin, sự hợp tác giữa hai đơn vị không chỉ mang lại các giải pháp an toàn, đáng tin cậy cho giao dịch trực tuyến và Ngân hàng Mở tại Việt Nam, mà còn là nền tảng vững chắc để SAVIS và Entrust vươn tầm, chinh phục thị trường khu vực và toàn cầu.
Trusted Archive BOX: Bước tiến mới trong bảo mật lưu trữ tài liệu điện tử

Khi lưu trữ tài liệu điện tử trở thành xu thế trong kỷ nguyên Dữ liệu số, vấn đề về bảo mật cũng được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, vẫn còn những lỗ hổng trong bảo mật lưu trữ tài liệu điện tử, nếu doanh nghiệp chủ quan, sẽ ảnh hưởng đến tính toàn vẹn và an toàn của dữ liệu. Lỗ hổng trong bảo mật lưu trữ tài liệu điện tử Với khối lượng tài liệu khổng lồ, sở hữu hệ thống lưu trữ điện tử an toàn trở thành điều kiện tiên quyết để bảo vệ giá trị pháp lý, tính toàn vẹn và tính bảo mật của dữ liệu. Nhưng thực tế cho thấy, nhiều hệ thống lưu trữ hiện nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí bảo mật, tiềm ẩn những rủi ro nghiêm trọng, có thể gây ra những nguy hại cho dữ liệu – tài sản của doanh nghiệp. Rủi ro về kỹ thuật Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất an toàn trong lưu trữ tài liệu số là do hệ thống kỹ thuật chưa đảm bảo tiêu chuẩn bảo mật cao, có thể kể đến một số rủi ro như: Rủi ro về hạ tầng Hạ tầng công nghệ thông tin đóng vai trò nền tảng cho việc lưu trữ tài liệu an toàn. Tuy nhiên, nhiều tổ chức hiện nay vẫn đối mặt với các vấn đề như: Rủi ro về pháp lý Dù Việt Nam đã ban hành nhiều quy định liên quan đến lưu trữ tài liệu điện tử, nhưng việc triển khai tuân thủ vẫn còn khá hạn chế: Đứng trước những lỗ hồng bảo mật này, một giải pháp lưu trữ điện tử toàn diện, bảo mật cao, tuân thủ đầy đủ quy định pháp lý trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều tổ chức. Trusted Archive BOX: Bước tiến mới trong bảo mật lưu trữ tài liệu điện tử Trusted Archive BOX là giải pháp lưu trữ điện tử toàn diện tất cả trong một, do SAVIS nghiên cứu và phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về bảo mật, tuân thủ và hiệu quả vận hành trong lưu trữ tài liệu số. Với mục tiêu giúp các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng hệ thống lưu trữ độc lập trong vận hành và tích hợp, Trusted Archive BOX đánh dấu một bước tiến đột phá trong việc thiết lập hạ tầng lưu trữ an toàn và bền vững với kiến trúc bảo mật đa tầng, gồm trọn bộ: Trusted Archive BOX được trang bị toàn diện chức năng để giải quyết trọn vẹn các bài toán về rủi ro bảo mật lưu trữ điện tử: Không chỉ nâng tầm bảo mật lưu trữ tài liệu điện tử, Trusted Archive BOX còn được đánh giá cao bởi trang bị các công nghệ hàng đầu hiện nay: Với Trusted Archive BOX, SAVIS không chỉ cung cấp một nền tảng công nghệ, mà còn mang đến một giải pháp tổng thể giúp doanh nghiệp chủ động bảo vệ tài liệu và tối ưu khai thác dữ liệu. Kết nối ngay với các chuyên gia của SAVIS để tăng cường bảo mật lưu trữ điện tử ngay hôm nay.
SAVIS ký hợp tác phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công thương

Tại Hội nghị Phát triển Hợp đồng điện tử tại Việt Nam – Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP, SAVIS và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển hợp đồng điện tử. Ngày 25/9/2021, Nghị định 85/2021/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, các điều kiện, nghĩa vụ và quy trình đăng ký hoạt động đối với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA). Ngày 18/01/2022, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BCT hướng dẫn đối với quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, hình thức công bố danh sách các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam. Với hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam đã hoàn thiện, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức Hội nghị “Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam – Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP”. Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân – Thứ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh, việc phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam cần phải bám sát nhu cầu xây dựng và phát triển quy trình ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả, giảm thiểu được việc lãng phí giấy tờ, tiết kiệm thời gian và tạo môi trường điều hành chuyên nghiệp. Tại sự kiện, SAVIS đã tham gia Lễ ra mắt Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam và ký thỏa thuận hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để phát triển hợp đồng điện tử, xác thực hợp đồng điện tử. Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam là hệ thống được Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương xây dựng, vận hành nhằm hỗ trợ 100% các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ứng dụng hợp đồng điện tử trong việc kiểm tra, xử lý thông tin về hợp đồng điện tử trong giao dịch và hoạt động thương mại tại Việt Nam. Trong khi đó, CeCA (Certified e-Contract Authority) sẽ là tổ chức xác thực hợp đồng điện tử được cấp phép bởi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, chịu trách nhiệm về tính bảo mật và toàn vẹn, khả năng xác định nguồn gốc, tính chống chối bỏ của các chứng từ điện tử mà các CeCA lưu trữ và xác thực. Với vai trò là nhà cung cấp số 01 Việt Nam về giải pháp – dịch vụ ký số, nhà cung cấp dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, SAVIS sẽ tích hợp, kết nối Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Qualified Timestamp, dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử SAVIS eContract trên Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam, hợp tác, tư vấn triển khai các giải pháp về định danh, xác thực điện tử. Hiện tại, SAVIS sở hữu hệ giải pháp ký số hoàn thiện nhất với khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Những năm qua, SAVIS đã hợp tác chặt chẽ với những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới về ký số, thiết bị bảo mật HSM nhằm đưa ra những giải pháp ký số với những tính năng ưu việt số 1 thị trường. SAVIS là đơn vị duy nhất tuân thủ đầy đủ danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc và tiêu chuẩn kỹ thuật ký số nâng cao, ký số xác thực lâu dài (AdES) đáp ứng quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT đối với mô hình ký số từ xa. Dịch vụ, hệ thống ký số của SAVIS đảm bảo mức độ an ninh bảo mật cao nhất, chống giả mạo, chống chối bỏ trong giao dịch điện tử, phục vụ lưu trữ tài liệu điện tử lâu dài đến vĩnh viễn, kể cả khi chứng thư số hết hạn hay nhà cung cấp ngừng dịch vụ. Những tài liệu, hợp đồng điện tử quan trọng, có giá trị bằng chứng, chứng cứ hay cần lưu trữ lâu dài trong các tổ chức Chính phủ, Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Y tế, Giáo dục, Viễn thông… cần được chứng thực và áp dụng những tiêu chuẩn ký số nâng cao trên mới đảm bảo giá trị bằng chứng, chứng cứ. Việc hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để phát triển hệ thống hợp đồng điện tử sẽ tạo đà cho chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, phát triển thị trường của các tổ chức, doanh nghiệp.
Những quy định pháp lý trong giao dịch điện tử của Việt Nam

Những biến động từ đại dịch đã khiến nhu cầu chuyển đổi các giao dịch trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sang dạng thức điện tử. Đi cùng với đó là rất nhiều những quy định pháp lý trong giao dịch điện tử nhằm đảm bảo tính tin cậy, toàn vẹn và chống chối bỏ của tài liệu, thông điệp điện tử sinh ra khi giao dịch điện tử. 1. Hệ thống pháp luật về giao dịch điện tử Hiện tại, hành lang pháp lý tại Việt Nam về giao dịch điện tử, số hóa quy trình paperless trong tổ chức, ký điện tử, ký số và lưu trữ điện tử đã có với cao nhất là Luật giao dịch điện tử 2005, Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định thi hành luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và chứng thực chữ ký số. Cùng với đó là các quy định từ Bộ Thông tin và Truyền thông: Thông tư 06/2015/TT-BTTTT, Thông tư 16/2019/TT-BTTTT, Thông tư 22/2020/TT-BTTTT về các tiêu chuẩn về ký số, phần mềm ký số và phần mềm ứng dụng chữ ký số và những luật chuyên ngành như Nghị định 165/2018/NĐ-CP, Nghị định 35/2007/NĐ-CP cho Tài chính – Ngân hàng, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, Thông tư 02/2019/TT-BNV, Nghị định 30/2020/NĐ-CP về lưu trữ điện tử. Tuy nhiên để triển khai, áp dụng đầy đủ còn nhiều vướng mắc. Bài toán khó đối với các tổ chức là cân bằng giữa trải nghiệm người dùng, đơn giản, dễ dùng với tính tin cậy, tuân thủ pháp lý và hiệu quả về chi phí. Về tính tin cậy, các giao dịch điện tử phải đảm bảo liên kết danh tính, định danh người ký, đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu cả quá trình khởi tạo, truyền gửi, lưu trữ dữ liệu, lưu trữ bằng chứng, chứng cứ điện tử trong tranh tụng, tranh chấp pháp lý. Đặc biệt là vấn đề xác thực tài liệu điện tử không phụ thuộc vào công nghệ, thời gian lưu trữ, cũng như không phụ thuộc vào chứng thư số bị hết hạn hay bị thu hồi. Dù quy định đã có nhưng phần lớn các tổ chức đều chưa có đầy đủ hệ thống đảm bảo đáp ứng tính tin cậy và tuân thủ đầy đủ pháp luật. Thậm chí, những đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan cũng chưa nhận thức thấu đáo. Việc áp dụng chữ ký số, chữ ký điện tử, con dấu điện tử lên tài liệu điện tử, thông điệp điện tử nhằm định danh người ký, thay thế dần chữ ký tay, con dấu đỏ đã trở nên thông dụng nhưng đảm bảo tính tin cậy, toàn vẹn, chống chối bỏ, bất kỳ thay đổi, sửa xóa nào trên tài liệu đều bị phát hiện, tuân thủ quy định pháp luật thì hầu hết các giải pháp ký số chưa đáp ứng được. Trong khi đây là yêu cầu bắt buộc và tối quan trọng khi giao dịch điện tử. 2. Rủi ro của tài liệu điện tử, thông điệp điện tử trong lưu trữ điện tử dài hạn Phần lớn chữ ký số, chữ ký điện tử hiện nay đang sử dụng nguồn thời gian là nguồn thời gian của máy tính, máy chủ ký số, máy chủ ứng dụng chữ ký số gây rủi ro về tính bằng chứng, chứng cứ của tài liệu, thông điệp điện tử. Thông điệp dữ liệu gắn kèm dấu thời gian timestamp theo quy định tại Điều 30, Nghị định 130/2018/NĐ-CP là điều kiện đảm bảo tính tin cậy, chống chối bỏ cao nhất trong giao dịch điện tử. Việc triển khai, áp dụng thiếu triệt để các quy định pháp luật của người dùng và các đơn vị cung cấp dịch vụ đã gây ra những bất lợi trong lưu trữ điện tử lâu dài khi tài liệu không thể xác thực trong dài hạn, không thể chứng minh được giá trị pháp lý khi chứng thư số hết hạn hoặc bị thu hồi. Chữ ký số cơ bản sẽ có vòng đời phụ thuộc vào thời hạn chứng thư số và chỉ đáp ứng giao dịch điện tử cơ bản, có thời hạn lưu trữ ngắn hạn. Trong trường hợp yêu cầu lưu trữ dài hạn, toàn vẹn dữ liệu, tra cứu xác thực lâu dài thì việc triển khai chữ ký số cơ bản sẽ ko đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Trong trường hợp áp dụng ký số đóng dấu thời gian timestamp từ nguồn thời gian tin cậy đáp ứng Thông tư 06/2015/TT-BTTTT, tài liệu điện tử sẽ có thể đưa vào lưu trữ dài hạn trong 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc vĩnh viễn, dễ dàng kiểm tra trạng thái chứng thư số tại thời điểm ký mà không phụ thuộc vào thời hạn chứng thư số. Tuy nhiên, hơn 90% các tổ chức, doanh nghiệp vẫn chưa áp dụng dấu thời gian timestamp trong ký số tài liệu. Rất ít nhà cung cấp dịch vụ tin cậy tại Việt Nam có hiểu biết và triển khai các dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn về chữ ký số lâu dài, áp dụng ký số đóng dấu thời gian timestamp, cung cấp thông tin về dấu thời gian, thông tin về thu hồi chứng thư số phục vụ lưu trữ, xác thực tài liệu điện tử. 3. Giải pháp hoàn chỉnh cho ký số lâu dài, lưu trữ điện tử dài hạn SAVIS là tổ chức đầu tiên và duy nhất có khả năng cung cấp đồng thời cả hai dịch vụ quan trọng nhất trong ký số đó là: Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian TrustCA Timestamp và Dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo từ mô hình ký số từ xa Remote Signing theo tiêu chuẩn EU eIDAS QTSP –