Neo Banking – Dịch vụ Ngân hàng vượt qua những rào cản vật lý
Neo Bank là gì? Neo Bank là loại hình ngân hàng không thành lập bất cứ chi nhánh, văn phòng vật lý nào. Thay vào đó, Neo Bank cung cấp tất cả các dịch vụ thông qua các kênh kỹ thuật số như Điện thoại thông minh hoặc giao diện Web. Theo Wikipedia – khái niệm Neo Banking lần đầu được biết đến vào năm 2017 nhằm mô tả các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Fintech đang cạnh tranh trực tiếp với các Ngân hàng truyền thống. Vậy, Neo bank là: Dịch vụ Ngân hàng vượt qua những rào cản vật lý Neo Bank là cánh tay vươn dài của các tổ chức tài chính truyền thông, trên nền tảng Web/Mobile của người dùng. Neo Banks/ Challenger Banks nhận diện Khách hàng/ Thị trường rất nhanh chóng để giải quyết các bài toán hàng ngày thông qua nền tảng dịch vụ thanh toán – ngân hàng tích hợp. Một ví dụ điển hình là các dịch vụ Ngân hàng cho cộng đồng người Do Thái/Cộng đồng nhập cư, sinh viên hoặc MSME/SMB. Đối với nhóm khách hàng này, các dịch vụ Ngân hàng thường phải đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu gửi nhận tiền từ nước ngoài, sử dụng trong khuôn viên trường, vay mượn của các sinh viên ngoại quốc… tới những người nhập cư với nhu cầu chuyển tiền về nước dễ dàng cũng như quy trình định danh/sử dụng dịch vụ nhanh chóng. Đây cũng chính là những giá trị mấu chốt mà Neo Bank mang lại cho người sử dụng, cũng như đối với các tổ chức tài chính. Dịch vụ Ngân hàng Số Mọi hoạt động cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho người dùng được Neo Bank thực hiện 100% trên nền tảng số; từ đó các chi phí được cắt giảm tối đa, mang tới trải nghiệm khách hàng tối ưu. Với nền tảng số hóa toàn diện, Neo Bank hoạt động với khả năng ghi vết giao dịch tốt hơn, cho phép Ngân hàng phát triển các hệ thống sản phẩm và dịch vụ sáng tạo theo đa dạng nhóm khách hàng. Ngân hàng tiện lợi, 24/7, đơn giản và đa chiều Thế mạnh của Neo Bank chính là sự phong phú trong lựa chọn của Khách hàng, khả năng tiếp cận dễ dàng và các dịch vụ luôn sẵn sàng 24/7. Ngân hàng Tiết kiệm Với việc giảm CAPEX (chi phí tài sản cố định), khách hàng được hưởng mức giá cạnh tranh với chi phí được tiết kiệm đáng kể. Thúc đẩy sự phát triển công nghệ Neo Banks mở ra cánh cửa để tích hợp liền mạch các API mở (Open API) do các nền tảng khác cung cấp cũng như phơi các API từ nền tảng Neo Banking cho các tổ chức khác, tạo thành giải pháp hoàn chỉnh cho mọi nhu cầu của ngân hàng. Neo Bank hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý Bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào muốn cung cấp Neo Banking đều phải đảm bảo tính hợp pháp thông qua một trong các phương thức sau: Được cấp giấy phép Với một doanh nghiệp/tổ chức khởi nghiệp muốn cung cấp dịch vụ ngân hàng Neo Banking, chủ doanh nghiệp cần có giấy phép (ví dụ như Paytm tại Ấn Độ, Atom Bank và Revolut Ltd tại Anh và N26 tại EU) để bắt đầu những hoạt động đầu tiên. Hợp tác với một ngân hàng đã được cấp phép Không bỏ lỡ thời điểm vàng là kim chỉ nam đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp/tổ chức chưa kịp/ không muốn xin giấy phép hoạt động dịch vụ ngân hàng (vì những lí do khách quan), lựa chọn tối ưu là hợp tác với một cơ quan tài chính đang hoạt động trên thị trường đã được cấp phép. Ngân hàng Monese tại Anh là một ví dụ điển hình. Tuy không có giấy phép hoạt động dịch vụ ngân hàng nhưng Monese là đối tác quan trọng của các ngân hàng trên khắp Châu Âu, đồng thời sở hữu giấy phép cung cấp dịch vụ tiền điện tử (e-money) được cấp bởi Cơ quan Kiểm soát Tài chính của Anh. “Thông qua giấy phép cung cấp dịch vụ tiền điện tử, chúng tôi có thể thể hiện mình là đối tác ngân hàng chứ không phải là đối thủ cạnh tranh”, đại diện của Monese nhận định. Một lựa chọn khác, đó là khi ngân hàng mẹ đã được cấp phép cung cấp dịch vụ Neo Bank, thì chi nhánh hoặc đơn vị liên doanh của nó hoàn toàn có thể ra mắt dịch vụ Neo Banking mà ko cần phải xin giấy phép. Điển hình như Simple – một công ty khởi nghiệp tại Portland, bang Oregon, đã được mua lại bởi BBVA, hiện đang cung cấp các dịch vụ ngân hàng số trên khắp nước Mỹ. Neo Bank và những lợi ích lâu dài Trong khi một số chuyên gia cho rằng các dịch vụ tại quầy mang tới sự tin cậy cho các dịch vụ ngân hàng, Neo Bank – Ngân hàng với nền tảng số ngày càng phát huy những điểm mạnh, mang tới những lợi ích không nhỏ như: Quản lý tài chính theo thời gian thực mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị thông minh Không cần phải đợi đến vài ngày để kiểm tra số dư tài khoản, thay vào đó, thông qua hình thức chuyển tiền nhanh 24/7, khách hàng hoàn toàn có thể theo dõi tài khoản ngân hàng hay các khoản đầu tư tài chính theo thời gian thực, vào bất cứ thời gian và địa điểm nào. Giảm thiểu chi phí Neo Bank có thể giúp các dịch vụ ngân hàng hoạt động hiệu mà không cần đầu tư mở văn phòng, trụ sở giao dịch. Vì thế,
Mô hình Ngân hàng Mở – Open Banking hiện đại – cuộc đua tới vị trí dẫn đầu
Hành trình chuyển đổi sang Ngân hàng Mở đang ngày càng chứng minh được tính tích cực cũng như những ảnh hưởng sâu rộng trong ngành ngân hàng nói chung, tăng trải nghiệm khách hàng nói riêng trên thị trường. Những ngân hàng như: BBVA, Deutsche Bank, Ngân hàng Nhà nước Ai Cập, DBS và bunq, hiện là những ngân hàng đi đầu trong chuyển đổi cũng như cung cấp các công cụ và nền tảng cho Ngân hàng Mở. Ngân hàng Mở, hiện hướng tới việc cho phép các nhà cung cấp dịch vụ từ bên thứ 3 truy cập vào các dữ liệu tài chính bảo mật của người tiêu dùng ngân hàng trong tương lai. Các tổ chức khởi nghiệp công nghệ với khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ, những bên thứ 3 này có thể truy cập dữ liệu ngân hàng theo cách an toàn và bảo mật, với thời gian thực được lưu lại thông qua mã hoá dữ liệu duy nhất, còn được biết tới với giao diện lập trình ứng dụng (APIs). Trong tương lai, Ngân hàng Mở đóng vai trò là quy tắc cho phép các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba truy cập vào dữ liệu tài chính của người dùng. Bên thứ ba, thường là các startups công nghệ với hệ dịch vụ mới mẻ và đột phá, nay có thể truy cập một cách an toàn vào dữ liệu tài chính của người dùng, theo thời gian thực – thông qua những đoạn mã, được biết đến với tên gọi Giao diện lập trình ứng dụng (APIs). Nhờ có những lợi ích từ Ngân hàng Mở, trải nghiệm khách hàng ngày càng được nâng cao và chú trọng. Từ đó, người dùng hoàn toàn có thể quản lý và giám sát những tài khoản ngân hàng của mình, trong khi các ngân hàng và bên thứ 3 có thể sử dụng dữ liệu về giao dịch tài chính để tối ưu hóa dịch vụ và thông điệp truyền thông phù hợp với từng khách hàng. Tại Amsterdam (Hà Lan), Innopay là một doanh nghiệp tư vấn chuyên sâu về các giao dịch điện tử, về định dạng điện tử, chia sẻ dữ liệu và Ngân hàng Mở. Hệ thống Giám sát Ngân hàng Mở (OBM) của Innopay, tận dụng kinh nghiệm chuyên sâu cùng mạng lưới khách hàng toàn cầu, đã công bố những phương thức áp dụng Ngân hàng Mở hiệu quả nhất, sau nửa năm tổng hợp phân tích. Ở những giai đoạn khác nhau của hành trình chuyển đổi sang Ngân hàng Mở, hiện rất nhiều tổ chức tài chính mới chỉ đang ở những giai đoạn sơ khai, cung cấp quyền truy cập cho các công cụ lập trình và APIs, trong khi, cá bên khác đã và đang thành công trong việc phát triển chiến lược toàn diện và dài hơi với mục tiêu thiết lập cộng đồng Ngân hàng Mở. Dựa trên những tìm hiểu về quy trình và năng lực vận hành Ngân hàng Mở, Innopay đã chia các tổ chức nói trên theo 4 nhóm chính: (1) Bước đầu thực hiện; (2) Đổi mới chức năng; (3) Dẫn đầu về kinh nghiệm; và (4) Chuyên gia. Thực tế cho thấy, ngân hàng mở vẫn còn trong giai đoạn sơ khai do hầu hết các ngân hàng đều đang ở giai đoạn (1). Có thể nói, một số ngân hàng trên thế giới đang đạt được những đột phá khi khai thác những khía cạnh khác nhau từ hệ sinh thái Ngân hàng Mở. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang phát triển danh mục API toàn diện, tạo điều kiện phát triển hàng loạt hệ sinh thái chức năng Ngân hàng Mở. Dẫn đầu trong lĩnh vực này là Ngân hàng OCBC (Singapore), tiếp theo là Ngân hàng DBS và ICICI. Đồng thời, các ngân hàng khác đã thu thập lượng lớn tài liệu về API, cung cấp các thông tin cần thiết về cách thức triển khai và ứng dụng APIs. Ngân hàng Capital One (tại Mỹ) hiện đang là đơn vị dẫn đầu, tiếp theo là Ngân hàng ABN Amro và Ngân hàng Deutsche. Theo các nhà nghiên cứu, nhiều ngân hàng đã thể hiện xuất sắc trong việc phát triển và xây dựng sự gắn bó giữa các tổ chức trong cộng đồng ngân hàng Mở Ngân hàng Deutsche cũng nằm trong top 3, về lĩnh vực nói trên, sau bunq và trước BBVA. Bản báo cáo đã chỉ ra những ngân hàng hiện đã cung cấp bộ công cụ tối ưu và dễ dàng sử dụng theo nhu cầu của nhà phát triển. Về phương diện này, hiện Ngân hàng nhà nước Ai Cập đang dẫn đầu, tiếp theo sau đó là Ngân hàng Nordea (Phần Lan) và bunq. Như vậy, các ngân hàng tại Châu Âu và trên khắp thế giới đang nỗ lực cải thiện những liên kết trong chuỗi giá trị Ngân hàng Mở. Theo Innopay, bước tiếp theo này có vai trò rất lớn đối với lĩnh vực ngân hàng toàn cầu, vì những tác động tích cực lên bối cảnh tài chính vốn nhiều thách thức và đầy biến động. “Theo quan điểm của chúng tôi, các ngân hàng đã triển khai chiến lược Ngân hàng Mở phù hợp sẽ tạo dựng được uy tín và chỗ đứng nhất định trong nền kinh tế dữ liệu – là bước đệm hướng tới các mô hình kinh doanh mới trong tương lai”, Mounaim Cortet (Giám đốc cấp cao tại Innopay và đồng sáng lập Hệ thống Giám sát Ngân hàng Mở) nhận định. Xem thêm các bài viết cùng chủ đề: API Banking/Open API – “Làm quen” với Ngân hàng Mở Open Banking – Bước nhảy vọt từ đại dịch Covid-19 Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn trong giao dịch và thanh toán điện tử
API Banking/Open API – “Làm quen” với Ngân hàng Mở
Mỗi tiến bộ của công nghệ lại giảm tải thời gian và khoản đầu tư mà các tổ chức tài chính cần thực hiện. Giao diện lập trình ứng dụng, hay còn gọi là API, là một trong số những tiến bộ vượt bậc ấy. Thế giới tin rằng API là một phần không thể thiếu của cuộc cách mạng tự động hóa. Mặc dù công nghệ tương tự đã tồn tại cách đây mười năm, chúng ta đã thấy rằng Open API đã thay đổi cách các Ngân hàng đang phục vụ người dùng. Ngân hàng Mở (Open Banking), dựa trên khái niệm tương tự, là minh chứng rằng các Tổ chức Tài chính có thể cung cấp các dịch vụ mới, đầy sáng tạo cho khách hàng. Cách mạng Ngân hàng số: Xu hướng mới của ngành Công nghiệp Tài chính Hãng Deloitte cho rằng Ngân hàng Mở và API Banking đã mở ra một kỷ nguyên kỹ thuật số mới tốt đẹp hơn. Deloitte nhận thấy rằng các nước như Úc, Anh, và Liên minh Châu Âu đã đón nhận những tiến bộ công nghệ nói trên để cải tiến dịch vụ thanh toán cho người dùng. Hãng Iflexion ước tính, có tới 78% công dân trẻ của nước Mỹ sẽ sử dụng ngân hàng số. Vậy API là gì? API là một tổ hợp các giao thức và công cụ để xây dựng nên một ứng dụng, thực hiện một chức năng độc lập. Mục đích của API là để tạo ra một đầu mối đón nhận thông tin từ một ứng dụng khác hoặc chia sẻ thông tin ra ngoài. Các công cụ của API khi sử dụng cùng nhau được gọi là các thành phần (components). Người dùng có thể tích hợp các thành phần này với các ứng dụng sẵn có. Một số Ngân hàng lớn hiện nay đang sử dụng tới hơn 1000 ứng dụng khác nhau. Điều này tạo nên sự phức tạo vô cùng lớn để có thể chia sẻ dữ liệu, quản lý báo cáo hay điều phối thông tin. Trong vòng 10 năm vừa qua, con người đã nỗ lực để giảm tải các kho dữ liệu (data silos). Vì vậy, điều đó đã dẫn tới việc sử dụng API cũng như các ứng dụng tích hợp ngày càng rộng rãi. Các ứng dụng mới ngày nay có thể chia sẻ dữ liệu một cách tự động thông qua chuẩn Open API như Swagger. Đây thực sự là điều cứu cánh cho các doanh nghiệp đang nắm quá nhiều ứng dụng và hoạt động phân tán. Người dùng có thể kiểm soát các loại hình thông tin cần chia sẻ cũng như thành phần gửi. Chỉ cần một API để thực hiện điều này và kiến tạo các kết nối tương ứng. Đầu nối API (API Connector) là gì? Đầu nối API đóng vai trò như một biện pháp đảm bảo an ninh và chuyển tiếp thông tin. Nếu không có API, dữ liệu sẽ được lưu trữ trong một khu vực nhất định (container) hoặc một cơ sở dữ liệu mà không có khả năng chia sẻ an toàn với những ứng dụng khác. Một trong những rủi ro lớn đối với hệ thống thông tin đến từ các vi phạm chính sách bảo mật, khiến doanh nghiệp dễ bị tin tặc tấn công. Khi người dùng bổ sung giao diện lập trình ứng dụng, công tác bảo mật và tích hợp được chuẩn hóa .Người dùng cũng có thể sử dụng nhiều giao diện lập trình để thêm vào các lớp bảo mật cho dữ liệu. Hãy thử tưởng tượng khi tích hợp Gmail, LinkedIn và Office 365: người dùng có thể chia sẻ thông tin giữa các ứng dụng, dù các chương trình này hoàn toàn khác nhau. API cho phép người dùng trao đổi dữ liệu nhanh chóng và tiết kiệm đáng kể thời gian. Các API nội bộ được tạo cho người dùng nội bộ và các thành phần số hóa khác. Chúng cho phép cho phép người dùng trao đổi dữ liệu một cách an toàn giữa các ứng dụng cấp thấp, giữa đồng nghiệp và các phòng ban. Thông thường, chúng có thể được tùy chỉnh cho nhu cầu kinh doanh cá nhân. Các công ty phần mềm như Virtus Flow còn tạo ra các API nội bộ để tối ưu hóa khả năng chia sẻ dữ liệu quan trọng trên nền tảng của họ. Các API đối tác được tạo cho các doanh nghiệp mà người dùng cộng tác. Họ được gọi là các đối tác bên ngoài vì về cơ bản, họ không thuộc danh sách người dùng trong công ty. Tuy nhiên, các API này không công khai và có nhiều hạn chế giúp giảm nguy cơ mất an toàn dữ liệu. Người dùng có thể quyết định loại dữ liệu được chia sẻ để cài đặt API cho phù hợp. Các API công cộng là loại API mà bất cứ ai cũng có thể truy cập, thông qua tài khoản xác thực bằng mật khẩu. Một ví dụ cơ bản là màn hình đăng nhập bằng Facebook hoặc đăng nhập bằng Google trên các website điện tử. API đó sẽ chuyển hướng người dùng sang cửa sổ đăng nhập của Facebook hoặc Google. Các trang điện tử tài chính như Paypal cũng cho phép loại hình đăng nhập nói trên. Một điểm bất lợi của phương thức này là mức độ bảo mật không được cao, tuy nhiên người dùng lại có được sự tiện lợi. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng tích hợp các API công cộng vào nền tảng số của họ. Open API là gì? Open API là một tiêu chuẩn mới, còn được biết với tên Restful API. Chúng cho phép người dùng tích hợp ứng dụng thông qua nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau, bao