SAVIS sở hữu hệ giải pháp – dịch vụ ký số toàn diện và an toàn nhất hiện nay
Việc đồng thời là CA đầu tiên được phép cung cấp Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian TrustCA Timestamp và là Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing đầu tiên tại Việt Nam đã giúp SAVIS/TrustCA trở thành đơn vị sở hữu hệ giải pháp – dịch vụ ký số toàn diện và an toàn nhất hiện nay. 1. Tổ chức đầu tiên và duy nhất có khả năng cung cấp đồng thời cả hai dịch vụ quan trọng nhất trong ký số Hiện tại, SAVIS là tổ chức đầu tiên và duy nhất có khả năng cung cấp đồng thời cả hai dịch vụ quan trọng nhất trong ký số đó là: Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian TrustCA Timestamp và Dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo từ mô hình ký số từ xa Remote Signing theo tiêu chuẩn EU eIDAS QTSP. Chính năng lực công nghệ và hạ tầng có thể đáp ứng mọi tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình quản lý, vận hành, an ninh hệ thống theo các điều khoản khắt khe nhất của Quy định eIDAS, ISO/IEC 27001 cũng như các quy định của Việt Nam tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP và Thông tư 16/2019/TT-BTTTT đã giúp SAVIS có được lợi thế dẫn đầu thị trường, từ đó phát triển hệ giải pháp ký số toàn diện nhất mà chưa một doanh nghiệp hay nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng nào có thể thực hiện. Với TrustCA Timestamp, đây là công nghệ có giá trị cao nhất về chống gian lận, giả mạo trong giao dịch điện tử, đảm bảo tính pháp lý khi lưu trữ tài liệu điện tử, xác thực tài liệu dài hạn, tin cậy cả sau khi chứng thư số hết hạn. Ký số đóng dấu thời gian Timestamp giúp xác thực sự tồn tại của tài liệu điện tử tại mốc thời gian tin cậy, đồng thời đảm bảo tính toàn vẹn của tài liệu. Bên cạnh, ký số đóng dấu thời gian Timestamp, xác thực lâu dài LTV sẽ là bức tường an toàn nhất bảo vệ tài liệu, là giải pháp tối ưu trong lưu trữ tài liệu điện tử lâu dài từ 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc vĩnh viễn. Chứng nhận QTSP cho nhà cung cấp dịch vụ tin cậy về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing đầu tiên tại Việt Nam của SAVIS là bước phát triển lớn cho thị trường chữ ký số, đưa việc sử dụng ký số trong giao dịch điện tử, số hoá tài liệu trở nên phổ biến hơn nữa tại Việt Nam. Bởi với ký số từ xa, ký số HSM, người dùng hoàn toàn có thể ký số mọi lúc, mọi nơi, trên bất kỳ thiết bị nào như laptop, máy tính bảng hay điện thoại thông minh với mức độ tin cậy, an toàn vượt trội so với những phương thức ký số USB Token truyền thống. Đặc biệt, QTSP cũng giúp các dịch vụ – giải pháp ký số, con dấu điện tử đảm bảo của SAVIS được công nhận rộng rãi trên toàn lãnh thổ châu Âu, mang đến lợi thế cạnh tranh lớn cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới. 2. Hệ giải pháp ký số toàn diện nhất và kinh nghiệm triển khai nhiều dự án trọng điểm quốc gia về ký số Những năm qua, SAVIS đã hợp tác chặt chẽ với những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới về ký số, thiết bị bảo mật HSM nhằm đưa ra những giải pháp – ký số với những tính năng ưu việt số 1 thị trường như: Ascertia, Digicert, Entrust, Gemalto/Thales, Safelayer… Hiện tại, SAVIS sở hữu những giải pháp – dịch vụ ký số toàn diện và an toàn nhất bao gồm những tính năng ký số nâng cao AdES với ký số đóng dấu thời gian timestamp, xác thực lâu dài LTV/LTANS phục vụ lưu trữ lâu dài, chống gian lận, giả mạo tài liệu điện tử, thay thế chữ ký tay và con dấu đỏ. GOSIGN – Giải pháp hợp đồng điện tử và số hóa quy trình SAVIS eCertify – Giải pháp Chứng chỉ, chứng nhận điện tử đầu tiên tại Việt Nam SAVIS eContract – Giải pháp hợp đồng điện tử SAVIS DocVerify – Phần mềm kiểm tra và xác thực chữ ký số SAVIS Signing BOX – Giải pháp ký số all-in-one đầu tiên tại Việt Nam SAVIS eSign Server – Hệ thống ký số bảo mật SAVIS PKI Solution – Giải pháp turnkey về hạ tầng khóa công khai TrustCA Cloud HSM – Module bảo mật phần cứng được lưu trữ trên đám mây Chứng thư số/chữ ký số HSM SAVIS Signing Hub – Cổng xác thực chữ ký số và ký số tập trung, ký số từ xa SAM – Thiết bị quản lý khóa và sinh chữ ký số theo tiêu chuẩn ký số từ xa SAVIS đã có 17 năm kinh nghiệm xây dựng và triển khai những hệ thống ký số và chứng thực điện tử quan trọng nhất của quốc gia và hệ thống ngân hàng, như: hệ thống RootCA của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia NEAC, hệ thống RootCA cho hệ thống CA thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, Cổng xác thực chữ ký điện tử và ký số tập trung cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Agribank, Hệ thống ký số tập trung eSign Server và thiết bị HSM cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
SAVIS khẳng định vị thế số 1 Việt Nam về cung cấp giải pháp – dịch vụ ký số
Năm 2021, SAVIS liên tiếp trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam trong cung cấp dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian TrustCA Timestamp và đạt chứng nhận cung cấp dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo từ mô hình ký số từ xa Remote Signing theo tiêu chuẩn EU eIDAS QTSP. Đây là những khẳng định cho vị thế dẫn đầu Việt Nam về cung cấp giải pháp – dịch vụ ký số của SAVIS. 1. SAVIS – Nhà cung cấp số 1 về giải pháp – dịch vụ ký số , những giấy phép, chứng nhận quan trọng Tháng 3/2021, SAVIS đã chính thức ra mắt Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Timestamp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Hiện tại, duy nhất SAVIS là đơn vị được cấp phép và xây dựng đầy đủ hạ tầng cung cấp dịch vụ này. TrustCA Timestamp đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi số quốc gia trên mọi lĩnh vực từ các dịch vụ Y tế điện tử, Dịch vụ công trực tuyến, Giáo dục trực tuyến, đến Tài chính số, Ngân hàng số, Nội dung – Truyền hình số hay Viễn thông… TrustCA Timestamp sẽ là công nghệ có giá trị cao nhất về chống gian lận, giả mạo trong giao dịch điện tử, đảm bảo tính pháp lý khi lưu trữ tài liệu điện tử, xác thực tài liệu dài hạn, tin cậy cả sau khi chứng thư số hết hạn, giúp thay thế hoàn toàn bản giấy, không phải in ấn, lưu kho. Đây là những điều mà nếu chỉ sử dụng chữ ký số thông thường sẽ không thể đáp ứng được. Đến 12 tháng 7 năm 2021, SAVIS một lần nữa dẫn đầu thị trường khi trở thành Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn EU eIDAS. Quy định eIDAS áp dụng cho chứng nhận Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo (QTSP) như một tiêu chuẩn cao nhất về sự an toàn, tin cậy, bảo mật trong giao dịch điện tử. SAVIS sở hữu chứng nhận này đồng nghĩa với việc các dịch vụ ký số do SAVIS cung cấp được chấp nhận rộng rãi không những ở Việt Nam mà trên toàn bộ 27 quốc gia EU cho thương mại xuyên biên giới. Trước đó, năm 2019, SAVIS/TrustCA cũng là nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đầu tiên được phép cấp chứng thư số SHA-256, thay thế SHA-1 đã bị bẻ khoá. 2. Vị thế dẫn đầu trong cung cấp giải pháp – dịch vụ ký số Với những chứng nhận, giấy phép đã nhận được, SAVIS khẳng định vị thế số 1 trong cung cấp giải pháp – dịch vụ ký số tại Việt Nam. Nhằm cung cấp đến khách hàng những giải pháp, dịch vụ có chất lượng tốt nhất, SAVIS đang hợp tác với những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới về ký số, thiết bị bảo mật HSM như Ascertia, Digicert, Entrust, Gemato/Thales, Safelayer… Hiện nay, SAVIS đang phát triển hệ giải pháp, dịch vụ toàn diện về ký số và chứng thực điện tử với những tính năng nổi bật tuân thủ cả quy định Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế (eIDAS, CEN/ETSI, Cloud Signature Consortium, FIDO Alliance) mà không một nhà cung cấp nào tại Việt Nam có thể đáp ứng, áp dụng cho mọi loại tài liệu: hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử, chứng từ kế toán, chứng từ bảo hiểm, sao kê ngân hàng,… GOSIGN – Giải pháp hợp đồng điện tử và số hóa quy trình SAVIS eCertify – Giải pháp Chứng chỉ, chứng nhận điện tử đầu tiên tại Việt Nam SAVIS eContract – Giải pháp hợp đồng điện tử SAVIS DocVerify – Phần mềm kiểm tra và xác thực chữ ký số SAVIS Signing BOX – Giải pháp ký số all-in-one đầu tiên tại Việt Nam SAVIS eSign Server – Hệ thống ký số bảo mật SAVIS PKI Solution – Giải pháp turnkey về hạ tầng khóa công khai TrustCA Cloud HSM – Module bảo mật phần cứng được lưu trữ trên đám mây Chứng thư số/chữ ký số HSM SAVIS Signing Hub – Cổng xác thực chữ ký số và ký số tập trung, ký số từ xa SAM – Thiết bị quản lý khóa và sinh chữ ký số theo tiêu chuẩn ký số từ xa Bên cạnh đó, SAVIS sở hữu hệ sinh thái giải pháp về tài liệu điện tử, giao dịch điện tử, thương mại điện tử khác, từ những giải pháp về số hoá quy trình, cở sở dữ liệu & báo cáo thông minh SAVIS BPM Paperless, SAVIS MIS-BI, định danh điện tử SAVIS eKYC, Smart-ID OTP, Smart-ID mSign, FIDO2, Biometric, số hoá – lưu trữ điện tử – SAVIS eArchive, đến những nền tảng số về Tài chính – Ngân hàng như DX Open Banking Platform, về Y tế với DX Open Healthcare Platform,… Những giải pháp này sẽ là xương sống trong quá trình chuyển đổi số, hình thành quy trình số không giấy tờ, giao dịch điện tử không dùng tiền mặt của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào trong nền kinh tế số hiện nay. Ngày 14 tháng 9 năm 2021, SAVIS cùng đối tác sẽ tổ chức Hội thảo trực tuyến Webinar: “Bảo mật giao dịch điện tử và ứng dụng di động trong nền kinh tế số”, với những nội dung chính: – Tiêu chuẩn kỹ thuật và khung pháp lý trong giao dịch điện tử, lưu trữ điện tử – Định danh số thông minh – Hiện thực hoá
Ngân hàng mở – Open Banking và xu hướng ngân hàng dưới dạng dịch vụ Banking as a Service (BaaS)
Được thúc đẩy bởi quá trình chuyển đổi số nhanh chóng, ngân hàng đang trải qua giai đoạn chuyển mình lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Tương tự như lĩnh vực giải trí, truyền thông và bán lẻ, Internet đã thay đổi hoàn toàn cách thức kinh doanh. Các ngân hàng không chỉ nên “mở” các dịch vụ của mình mà còn phải xây dựng hệ sinh thái số của riêng họ cũng như tham gia vào các hệ sinh thái với bên ngoài. Do đó, tương lai, các ngân hàng sẽ phải trở thành một “Ngân hàng mở”, cung cấp các sản phẩm, giải pháp ngân hàng theo hình thức dịch vụ – Banking as a Service (BaaS). Ngân hàng không “mở” Non-Open Banking không thể mang lại tương lai thành công Theo một báo cáo của McKinsey, trên toàn cầu có hơn 12.000 công ty khởi nghiệp Fintech đang cạnh tranh với các ngân hàng để giành lợi nhuận lên tới 1 nghìn tỷ USD, trong đó có tới 60% công ty đang gặp rủi ro thuộc năm lĩnh vực kinh doanh bán lẻ sau: tài chính tiêu dùng, thế chấp, cho vay doanh nghiệp nhỏ, thanh toán bán lẻ và quản lý tài sản. Điều này sẽ có tác động toàn diện lên lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, vốn có truyền thống “độc quyền” đối với dữ liệu và quy trình. Trong bối cảnh mới, các ngân hàng nên xác định lại chiến lược kinh doanh của mình và xem xét đến 2 kịch bản cạnh tranh: Kịch bản thứ nhất: Các ngân hàng chỉ cung cấp các dịch vụ ngân hàng (tập trung vào quản lý rủi ro và cung cấp cơ sở hạ tầng tài chính), còn việc phân phối và liên hệ với khách hàng được quản lý bởi các bên thứ 3 (các công ty Fintech hoặc các ngân hàng khác). Mô hình này có thể thú vị đối với một số ngân hàng lớn (thu lợi nhuận từ quy mô kinh tế lớn), những ngân hàng gặp khó khăn trong việc chuyển đổi tổ chức thành một tổ chức linh hoạt một cách nhanh chóng. Vì các dịch vụ ngân hàng gián tiếp có xu hướng thay đổi chậm hơn, nó cho phép tổ chức tập trung vào các yêu cầu phi chức năng điển hình của ngân hàng như tính ổn định, độ tin cậy, bảo mật, tính khả dụng… Kịch bản 2: Các ngân hàng có thể chỉ tập trung vào phân phối và quản lý khách hàng, hợp tác với những bên thứ ba khác (các ngân hàng hoặc Fintech khác) phát triển các dịch vụ ngân hàng. Mô hình này phù hợp với những ngân hàng ngách quy mô nhỏ hơn, những đơn vị có quan hệ khách hàng mạnh mẽ, chỉ tập trung vào phân phối. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng này thu lợi nhuận từ những khách hàng lớn sẽ sử dụng dịch vụ. Hiện nay, Fintech được định vị là nhà phân phối và ngân hàng là nhà cung cấp dịch vụ cơ bản. Nguyên do vì các Fintech thường cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn với tốc độ nhanh hơn để thích ứng với những thay đổi nhanh chóng, trong khi các ngân hàng đã có sẵn tất cả các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, sự phân chia trách nhiệm này hoàn toàn có thể được đảo ngược. Các ngân hàng cũng có vị trí tốt để giám sát hoạt động phân phối và quan hệ khách hàng trực tiếp, nhờ vào cơ sở khách hàng hiện có, mối quan hệ tin cậy mạnh mẽ với khách hàng và các kênh phân phối rộng khắp (bao gồm hệ thống chăm sóc khách hàng và các chi nhánh). Còn các Fintech sẽ cung cấp một số hoặc tất cả các sản phẩm và dịch vụ cơ bản (chẳng hạn như huy động vốn từ cộng đồng, cho vay ngang hàng…). Tất cả các kịch bản giữa 2 vai trò này hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, chắc chắn rằng kịch bản Ngân hàng không Mở (Non-open Banking) – sẽ không thể mang lại tương lai thành công cho ngân hàng. Việc tạo ra các hệ sinh thái Open API mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng là những thách thức đáng kể đối với ngành ngân hàng. Rõ ràng, các ngân hàng không “mở” kiến trúc và không tham gia vào các hệ sinh thái API sẽ là những tổ chức “mất” nhiều nhất. Theo trích dẫn từ BBVA: “Một công ty không có API giống như một máy tính không có Internet“. Đồng thời, lợi ích mà các ngân hàng thu được sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của ngân hàng đó khi tham gia hệ sinh thái. Cuối cùng, các ngân hàng nên chuyển đổi từ xây dựng các giải pháp tài chính end-to-end sang ngân hàng dưới dạng dịch vụ Banking as a Service, tập hợp các dịch vụ tài chính linh hoạt được điều chỉnh để đáp ứng theo nhu cầu đa dạng từ khách hàng. Điều này đồng nghĩa với cách phân phối truyền thống lấy sản phẩm làm trung tâm cần được chuyển đổi sang lấy khách hàng làm trung tâm, phát triển các dịch vụ có khả năng cung cấp số liệu tài chính rõ ràng và tích hợp dễ dàng với các dịch vụ của bên thứ ba. Tất nhiên, mô hình như thế chỉ có thể đạt được thông qua một hệ sinh thái Open API. Trên thực tế, hệ sinh thái Open API này sẽ giống như một “cửa hàng ứng dụng” với các dịch vụ được cung cấp bởi các bên liên quan. Khách hàng sẽ được lựa chọn chức năng/dịch vụ và giao diện người dùng phù hợp nhất với mình. Khi đưa ra lựa chọn này, đồng
Chiến lược Open API thành công
Điều quan trọng đối với một chiến lược API thành công là nhận thức rằng Open API cũng là một sản phẩm kinh doanh thương mại chứ không chỉ là một giao diện tích hợp kỹ thuật. Do đó, việc chuyển đổi dịch vụ ngân hàng sang các API không chỉ là một dự án kỹ thuật mà còn là bài toán kinh doanh. Open API trở nên ngày càng phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Trước tiên, cần khẳng định rằng một Open API thành công phải tạo ra những giá trị: Tạo ra nguồn thu mới, thu lợi nhuận từ các API. Có nhiều hình thức khai thác API: – End-users trả phí giao dịch để sử dụng giải pháp – Đối tác và hoặc nhà phát triển chi trả cho việc sử dụng dịch vụ/dữ liệu – Các đối tác và ngân hàng chia sẻ doanh thu Cải thiện dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng: các API phải được thiết kế dành cho khách hàng, là dịch vụ có giá trị cho khách hàng Thu thập dữ liệu: Với càng nhiều dữ liệu khách hàng được thu thập, ngân hàng sẽ có được những thông tin chi tiết hơn và chất lượng hơn, từ đó họ có thể cải thiện doanh thu của mình (ví dụ: thông qua cross-selling và up-selling) cũng như chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Đồng thời, một Open API phải đáp ứng các yêu cầu: Được theo dõi chi tiết và sát sao để việc sử dụng API Được thay đổi nhanh chóng theo yêu cầu. Tuy nhiên, định dạng API (giao diện yêu cầu và phản hồi được các đơn vị bên ngoài sử dụng) nên được thay đổi ít nhất có thể, cũng như, hỗ trợ các phiên bản trước nhằm giúp các đối tác không cần phải điều chỉnh phần mềm khi một phiên bản API mới được cập nhật/áp dụng. Đối tượng tiếp cận của các API, không phải cho các người dùng cuối – end-user truyền thống, mà là các công ty sáng tạo, những người có thể hợp tác cùng phát triển trong hệ sinh thái. Do đó, điều quan trọng là tạo ra một cộng đồng nhà phát triển thực sự, thường được thực hiện thông qua các sự kiện công nghệ, như ngày hội sáng tạo, hackathons, hội thảo trực tuyến… – nơi các ý tưởng về dịch vụ ngân hàng mới được kết nối với những nhà phát triển. Được hỗ trợ tốt thông qua các cổng thông tin dành cho nhà phát triển, cho phép mang lại trải nghiệm liền mạch nhất có thể. Một cổng thông tin như vậy sẽ cần đạt được những yêu cầu: – Giúp nhà phát triển có thể tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng mà không cần ngân hàng hỗ trợ quá nhiều. – Tài liệu chi tiết về các API – Môi trường Sandbox: Thử nghiệm các API, bao gồm mô tả chính xác nhất về những dữ liệu thử nghiệm có sẵn trong Sandbox – Lập trình đa nền tảng SDK và các công cụ khác (ví dụ: các ứng dụng mẫu, mã nguồn mẫu…) để giảm thiểu thời gian và nỗ lực của các nhà phát triển trong việc sử dụng API. Những câu chuyện thành công Một số tổ chức tài chính đã thực hiện những bước đầu tiên trong quá trình phát triển hướng tới hệ sinh thái API cho Ngân hàng Mở – Open Banking như là BBVA, Crédit Agricole, Capital One, Citi, VISA, MasterCard, SWIFT và Fidor. Các ngân hàng sẽ cung cấp các API cho các dịch vụ thanh toán, nhận thông tin tài khoản hay đặt lệnh chứng khoán. Còn các công ty phát hành thẻ như VISA, MasterCard sẽ phát triển các API về ví điện tử, tìm kiếm ATM, phát hiện gian lận… Đối với các ngân hàng, hệ sinh thái này bao gồm việc cung cấp các API cho các dịch vụ như thanh toán, nhận thông tin tài khoản, đặt lệnh chứng khoán… Đối với các công ty thẻ như VISA và MasterCard, điều này bao gồm các dịch vụ như ví điện tử, finding an ATM, phát hiện gian lận… BBVA được coi là lá cờ đầu cho sự phát triển của Ngân hàng mở này. Cách đây vài năm, BBVA đã tuyên bố về định vị thương hiệu mới, từ một ngân hàng truyền thống sang một nhà cung cấp phần mềm dịch vụ tài chính. Tiếp sau đó là các ngân hàng với khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng (cơ sở hạ tầng ngân hàng được cấp phép) là cơ sở cho sự phát triển của các công ty Fintech. Ví dụ như CBW (Kansas), Solaris Bank, Wirecard Bank, Railsbank… Đồng thời, một số Fintech cũng đang tạo ra hệ sinh thái của họ. Tiêu biểu như: Công ty WealthFront (giao dịch trực tuyến) và Venmo (chuyển tiền trực tuyến), Fidor Bank và Sum-Up (điểm bán hàng di động), Metro Bank và Zopa (cho vay trực tuyến), Moven (ngân hàng trực tuyến) và CommonBond (cho vay trực tuyến) hoặc Number26 (ngân hàng di động) và TransferWise (chuyển tiền trực tuyến)… Tiêu chuẩn hóa Open API Một vấn đề lớn đối với các Fintech và các công ty từ các lĩnh vực khác muốn sử dụng API của ngành dịch vụ tài chính là thiếu tiêu chuẩn hóa trong các API. Các nhà phát triển không muốn, với mỗi ngân hàng mà họ muốn kết nối, lại phải tích hợp với một API hoàn toàn khác. Tuy nhiên, như bất kỳ quá trình chuẩn hóa nào, việc tạo ra “ngôn ngữ lập trình ứng dụng” chung sẽ có những thách thức nhất định. Nhiều bên đã tham gia, cố gắng xác định một tiêu chuẩn chung và nhóm các ngân hàng lại với nhau. Những ngân hàng
Open API – Sự hợp tác đôi bên cùng có lợi
“Open”, là một từ khóa cũ nhưng lại là khái niệm mới đang xuất hiện với tần suất ngày một lớn trong nền công nghiệp dịch vụ tài chính, đứng đầu trong xu hướng chuyển đổi của ngành dịch vụ Tài chính – Ngân hàng. Các khái niệm Open data (Dữ liệu Mở), Open API (API Mở) và Open Banking (Ngân hàng Mở), dần trở nên quen thuộc. Vậy thực sự Open – Mở là như thế nào? “Open” – Từ khóa cũ nhưng khái niệm mới “Open” vốn là từ khóa đề cập đến khả năng của các công ty trong việc phát triển dịch vụ của họ ra bên ngoài, để các đối tác bên ngoài hoặc thậm chí đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng các dịch vụ này với mục tiêu cao nhất là mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng. Trao đổi, hợp tác, nâng cao chất lượng dịch vụ là những giá trị do từ khóa “Open” này mang lại. Xu hướng “Open” ngày càng trở nên phổ biến nhờ sự phát triển của các Open API (Giao diện lập trình ứng dụng mở). Sử dụng rộng rãi Open API, các tổ chức/doanh nghiệp tạo thành một hệ sinh thái API thực sự; cung cấp những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời nhất nhờ khả năng kết hợp các dịch vụ số của nhiều nhà cung cấp trong một ứng dụng. Open API – Sự hợp tác đôi bên cùng có lợi Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, quá trình phát triển này đã diễn ra nhiều năm (ví dụ: lĩnh vực du lịch, khách hàng có thể đặt phòng trực tuyến từ bất kỳ khách sạn nào thông qua các ứng dụng tích hợp tính năng thanh toán điện tử). Một ví dụ điển hình khác là Uber. Trong những thời kỳ phát triển bùng nổ, Uber đã có giá trị vốn hóa thị trường vượt qua cả BMW. Kết quả này chủ yếu phụ thuộc vào lợi ích từ kết nối đa dạng dịch vụ API giữa Uber và các bên thứ 3: Định vị (positioning) người dùng thông qua hệ điều hành (iOS, Android) Tính toán tuyến đường và bản đồ (được cung cấp bởi MapKit và Google Maps) Gửi tin nhắn văn bản xác thực thông tin chuyến đi/thanh toán… theo thời gian thực cho khách hàng (Twilio) Thanh toán trực tuyến/ví điện tử do (Braintree) Biên lai thanh toán dịch vụ (Mandrill) Các dịch vụ được lưu trữ đám mây trên Amazon Web Services (AWS) Việc kết hợp các dịch vụ API hàng đầu này cho phép các công ty khởi nghiệp như Uber mang đến trải nghiệm người dùng tuyệt vời và sáng tạo chỉ sau một khoảng thời gian rất ngắn, là minh chứng rõ ràng cho những lợi ích từ kết nối cộng đồng mở, tạo hệ sinh thái mở với Open API, thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và sáng tạo không ngừng. Giai đoạn sau đó, các công ty khởi nghiệp này thường sẽ tự phát triển và cung cấp API của riêng họ và cho phép tích hợp dễ dàng với các dịch vụ của các công ty khác. Ví dụ: API của Uber cũng được tích hợp trong ứng dụng của hãng hàng không Mỹ – United Airlines. Những ví dụ trên cho thấy lợi ích chung của một hệ sinh thái Open API. Khi đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tiếp với khách hàng sẽ bổ sung những tiện ích theo nhu cầu của người dùng, trong khi các bên thứ ba có thể thu được lợi nhuận khi các API của mình được sử dụng nhiều hơn. Với hoạt động hợp tác đôi bên cùng có lợi này, người hưởng lợi nhiều nhất chính là khách hàng. Ví dụ về Uber chắc chắn không phải là một trường hợp duy nhất cho thấy tiềm năng của Open API. Đơn cử một ví dụ khác: UPS đã thành công trong việc tăng thị phần bằng cách tích hợp API của mình vào các trang web trực tuyến hoặc eBay đã tạo ra 60% doanh thu thông qua các API của mình. Open Banking – Phá bỏ sự bảo thủ và độc quyền thị trường của ngân hàng Lĩnh vực Ngân hàng, với sự bảo thủ trong việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới, sự tự tin vào tính độc quyền thị trường, đang là lĩnh vực cần phải đổi mới trước tiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ khách hàng. “Ngân hàng Mở” – Open Banking sử dụng các Open API đang trở thành một xu hướng mới, được thúc đẩy bởi sự thay đổi chóng mặt và gia tăng nhu cầu từ khách hàng. Cạnh tranh khốc liệt với các công ty Fintech và các quy định pháp luật mới như Chỉ thị sửa đổi về dịch vụ thanh toán PSD2 là những yếu tố thúc đẩy ngân hàng thực hiện “Mở” dữ liệu và kiến trúc của họ đồng thời vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định bảo vệ thông tin khách hàng (như GDPR – Quy định về bảo mật thông tin của EU). Trong Báo cáo Ngân hàng số (Digital Banking Report) năm 2017, Open Banking – Ngân hàng Mở được các lãnh đạo ngân hàng hàng đầu thế giới xếp hàng 4 trong những xu hướng quan trọng nhất năm 2017, dù cách đó 1 năm còn không xuất hiện trong TOP 10. Open Banking hiện vẫn đang tiếp tục khẳng định xu thế đứng đầu làn sóng chuyển đổi số ngành Tài chính – Ngân hàng khi các tổ chức Tài chính – Ngân hàng, dịch vụ thanh toán trực tuyến tại các quốc gia tiếp nhận, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ. Những thay đổi trong lĩnh vực ngân hàng đã thúc đẩy tốc độ ứng dụng Ngân hàng
Từ Ngân hàng Mở (Open Banking) tới Tài chính Mở (Open Finance)
Năm 2020 là một năm phát triển mạnh mẽ của API, rất dễ để nhận ra chất lượng, độ tin cậy và phạm vi mà API kết nối với các tài khoản đã tạo ra những thay đổi lớn và tích cực đối với trải nghiệm khách hàng cũng như sự vận hành của các cơ quan, tổ chức Tài chính – Ngân hàng trên thế giới. Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Vương quốc Anh (CMA) nhận định rằng: các ngân hàng đang bắt đầu cung cấp cho khách hàng khả năng chia sẻ dữ liệu tài khoản với các bên thứ ba, mở đường cho làn sóng dịch vụ Ngân hàng Mở. Đồng thời, Chỉ thị về dịch vụ thanh toán (PSD2) bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, phải đến năm 2020, chất lượng, độ tin cậy, phạm vi ứng dụng của API trong hoạt động kết nối các tài khoản, ứng dụng, từng bước xây dựng Ngân hàng Mở – Open Banking mới thực sự có bước phát triển vượt bậc. Theo tổ chức triển khai Ngân hàng Mở của Anh – OBIE, lượng người dùng dịch vụ Ngân hàng Mở tại Anh đã đạt con số 1.000.000 từ đầu năm 2020. Số lượng nhà cung cấp dịch vụ Ngân hàng Mở đã phát triển lên tới hơn 200 tổ chức. Vào tháng 6/2020, OBIE đã chính thức cung cấp ứng dụng Ngân hàng Mở (trên App store) với mục đích hỗ trợ người dùng và doanh nghiệp, định hướng phạm vi cung cấp dịch vụ. Đến cuối tháng 7, kho ứng dụng này đã có đến 78 ứng dụng. Ngân hàng Mở và những trải nghiệm mới cho khách hàng Đối với những khách hàng và doanh nghiệp, sử dụng dịch vụ Ngân hàng Mở – Open Banking mang lại những lợi ích đáng kể. API cho phép khách hàng tiếp cận hàng loạt ứng dụng: Các dịch vụ thông tin tài khoản – khách hàng có thể theo dõi các tài khoản ngân hàng khác nhau của họ trên một ứng dụng duy nhất hoặc cho phép người vay quyền truy cập vào hệ thống, mang lại quy trình đăng ký các khoản vay hoặc thế chấp xuyên suốt, an toàn và nhanh chóng hơn. Payment Initiation Services (PIS) – Các dịch vụ khởi tạo thanh toán cho các bên thứ ba giúp khách hàng thanh toán trực tiếp từ ngân hàng với các cửa hàng bán lẻ trực tuyến, mà không cần sử dụng thẻ hoặc tài khoản PayPal. Các dịch vụ thu thập và phân tích dữ liệu dựa trên API có khả năng trợ giúp tối đa, từ lên ngân sách và quản lý tài chính, cho đến chống gian lận hoặc tìm kiếm các giao dịch tốt nhất trên thông qua các dịch vụ tài chính dựa trên mọi thông tin mà người dùng cung cấp. Dù mang lại rất nhiều lợi ích cho cả khách hàng, nhà cung cấp và cơ quan quản lý, Ngân hàng Mở vẫn chưa thực sự được tiếp nhận rộng rãi. Hiện công nghệ này vẫn tương đối mới với các quốc gia hoặc khu vực chưa đủ điều kiện tiếp cận hoặc chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng số. Tuy nhiên, theo thời gian, trước những thay đổi về nhu cầu tiêu dùng, tài chính và tác động tích cực từ sự phát triển của công nghệ, nhu cầu đối với dịch vụ Ngân hàng Mở của người dùng sẽ ngày càng gia tăng. Thực tế, ngành công nghiệp dịch vụ ngân hàng đã chậm trễ trước các cơ hội triển khai Ngân hàng Mở sớm để tăng lợi thế cạnh tranh. Tại Anh, sáu trên chín đơn vị nắm giữ số lượng tài khoản ngân hàng vãng lai lớn nhất đã không kịp triển khai Ngân hàng Mở ngay từ thời điểm tháng 01 năm 2018. Do đó, hiện các ngân hàng vẫn đang phải đối mặt với những hạn chế khi tiếp cận khách hàng. Cụ thể, các API đang bị giới hạn chỉ hỗ trợ các tài khoản thanh toán – chủ yếu là tài khoản vãng lai và một số tài khoản tín dụng. Một số ngân hàng đã chủ động thêm dịch vụ tiết kiệm vào tài khoản của khách hàng, nhưng con số này là rất nhỏ. Hạn chế đó đã khiến khách hàng không thể xem được tất cả thông tin về tài khoản ngân hàng của mình khi sử dụng các công cụ tổng hợp tài khoản. Điều này có thể khiến khách hàng không mấy mặn mà với các dịch vụ của Ngân hàng Mở và các tổ chức thì có khả năng mất đi những khách hàng tiềm năng của mình. Ngân hàng Mở được phát triển nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, do vậy, các dịch vụ không nên chỉ dừng lại ở các dịch vụ thanh toán hay tín dụng mà cần mở rộng ra cho các dịch vụ thế chấp, đầu tư, lương hưu và bảo hiểm… Ngoài khả năng chuyển tiền nhanh chóng giữa các tài khoản ngân hàng, khách hàng còn có thể quản lý toàn bộ bức tranh tài chính của mình trên một ứng dụng duy nhất. Từ đó các ứng dụng sẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm tối đa bằng các dịch vụ chuyển đổi và gia hạn tự động phù hợp theo nhu cầu, đồng thời đưa ra các tư vấn tài chính/nợ nhanh hơn, rẻ hơn và phù hợp hơn. Vì vậy, ngoài Ngân hàng Mở, chúng ta cần bắt đầu nghĩ về Tài chính Mở – và cuối cùng là Dữ liệu Mở, chẳng hạn như kết hợp dịch vụ hóa đơn điện tử và đo lường thông minh. Những bài viết liên quan:1. Không có dấu thời gian, các tổ chức Tài chính – Ngân hàng đang gặp những rủi ro gì? 2.
6 lý do thúc đẩy các ngân hàng phát triển Ngân hàng Mở – Open Banking
Open Banking – Cuộc cách mạng trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng Open Banking là một mô hình cho phép các công ty dịch vụ tài chính từ bên thứ 3 truy cập vào dữ liệu ngân hàng của người dùng thông qua việc sử dụng API. Mục tiêu lớn nhất là trao cho người dùng quyền lựa chọn, khả năng đánh giá, cho phép họ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính từ bên thứ 3 một cách an toàn, dựa trên dữ liệu và các tính năng ngân hàng cung cấp. Với sự ra đời của Chỉ thị thanh toán điện tử lần hai của Liên minh Châu Âu (PSD2), nhiều ngân hàng hiện bắt buộc phải “mở cửa” cho phép các bên thứ ba quyền truy cập vào dữ liệu của khách hàng. Thực tế, có rất nhiều lý do cho thấy nhờ Open Banking, các ngân hàng hiện nay nhận được những ưu đãi tài chính hấp dẫn. Dưới đây là 6 lý do cho những chuyển biến tích cực này: 1. Những bộ luật, quy định mới Đương nhiên, lý do chính mà các ngân hàng hiện đang triển khai thực hiện Open Banking là để đảm bảo tuân thủ theo các quy định của cơ quan quản lý nhà nước, PSD2 là một ví dụ điển hình. Những quy định này yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện chia sẻ các dữ liệu khách hàng với các bên thứ ba (X2SA – Access to account). Tương tự, Hongkong đã ban hành khung kiến trúc Hongkong Open API Framework, Australia ban hành Quyền dữ liệu người dùng (CDR Act). Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng đã đưa ra những khuyến nghị và quy định đối với hoạt động chia sẻ dữ liệu tài chính, bất chấp nền kinh tế thị trường tự do của nước này. 2. Khả năng thích ứng mạnh mẽ Một trong những thách thức lớn nhất của Open Banking là có thể cung cấp tính năng chia sẻ dữ liệu bảo mật, nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy, rất nhiều ngân hàng hiện nay đang cố gắng thiết kế lại toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở dữ liệu theo cấu trúc Microservices dựa trên API với mục đích truy cập vào dữ liệu dễ dàng hơn. Vì thế, nắm bắt nhanh chóng xu hướng, nhu cầu số vừa là nhu cầu vừa là lợi ích của Ngân hàng Mở. Khả năng thích ứng, chuyển đổi mạnh mẽ, đồng nghĩa với lợi ích sẽ gia tăng. Ngân hàng Mở không chỉ tăng cường tính bảo mật và tốc độ chuyển đổi, mà còn hỗ trợ các ngân hàng truy cập dữ liệu dễ dàng hơn và từ đó có thể xây dựng những giao diện, ứng dụng phù hợp nhất với trải nghiệm người dùng tuyệt vời. 3. Phát triển API cao cấp Một lợi ích đặc biệt thú vị của Open Banking là nó giúp tạo ra các sản phẩm API mới. Ví dụ, đối với Ngân hàng Phần Lan Nordea, với bàn đạp là những lợi ích từ Open Banking, họ đã tạo ra các API ngân hàng trả phí cho khách hàng doanh nghiệp. Những dịch vụ thanh toán, báo cáo tài chính, công cụ phong phú từ nước ngoài, những sản phẩm API cao cấp này hiện còn mang tính đáp ứng vượt xa so với những gì được pháp luật hiện hành quy định. 4. Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu cao nhất Open Banking mang tới những thay đổi tích cực đối các dịch vụ tài chính: sự tự do, linh hoạt, đông về số lượng và rộng trong phạm vi hoạt động. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói chung nhưng cũng là tín hiệu tiêu cực đối với các ngân hàng truyền thống nói riêng, do theo quy định, các ngân hàng này buộc phải cho phép các tổ chức bên thứ ba tận dụng dữ liệu người dùng, việc mà trước đây là lợi ích độc quyền của hệ thống ngân hàng truyền thống. Tuy nhiên, các ngân hàng cần hiểu rằng, thay đổi là xu thế tất yếu với mục đích là cải thiện trải nghiệm người dùng và giữ chân khách hàng. Câu nói “thủy triều dâng sẽ đưa tất cả thuyền ra khơi” rất đúng trong bối cảnh này. Các bên cùng hợp tác, tích hợp, chia sẻ và tận dụng cơ hội sẽ mang tới hệ sinh thái giải pháp phong phú và đa dạng hơn, hiệu quả hơn cho khách hàng. 5. Mở ra xu hướng đồng hành – hợp tác – cùng phát triển Như đã biết, Open Banking được thiết kế với mục đích hỗ trợ tối đa các bên thứ ba có quyền truy cập vào dữ liệu tài chính khi nhận được sự đồng ý từ khách hàng. Nếu các Ngân hàng Mở phát triển đến mức độ cao, họ hoàn toàn có thể nhận được rất nhiều lợi ích từ các bên thứ ba. Ví dụ, các ngân hàng có thể cung cấp các tính năng bổ sung, hỗ trợ chuyên sâu, hoặc thậm chí là hợp tác cùng phát triển với bất cứ bên thứ ba nào nếu có nhu cầu. Đổi lại, các bên thứ ba này mang lại cho các ngân hàng những lợi ích phi tiền mặt khác nhau, chẳng hạn như chức năng mở rộng cho ngân hàng và hoạt động truyền thông chéo. Bằng việc thiết lập những mối quan hệ hợp tác với các công ty dịch vụ tài chính bên thứ ba, các ngân hàng có thể phát triển những ý tưởng hợp tác độc đáo, thúc đẩy sử dụng các chiến lược marketing sáng tạo và phù hợp, nhờ đó giành được ưu ái và cơ hội từ các khách hàng mới tiềm
Open Banking – Bước nhảy vọt từ đại dịch Covid-19
Từng là một khái niệm xa lạ, Open Banking nay được xem như một hướng đi tất yếu đối với các tổ chức tài chính để đổi mới sáng tạo, nhất là trong bối cảnh kinh tế sau Covid-19. Với tiền đề cho phép truy cập dữ liệu đến các ứng dụng bên thứ ba một cách an toàn, Open Banking được coi là cánh cửa mở ra những cơ hội mới nhằm mang tới cho người dùng những loại hình sản phẩm tài chính đa dạng và chất lượng. Dưới đây là những lí do vì sao mọi ngân hàng và các liên minh tín dụng cần có một chiến lược đúng đắn đối với các xu hướng đang tái định hình ngành Ngân hàng như Open Banking. Open Banking là gì Trong tương lai gần, thuật ngữ “Open Banking” (Ngân hàng Mở) có thể sẽ sớm bị thay thế bằng “Open Finance”, một thuật ngữ rộng hơn bao hàm các yếu tố không chỉ nói đến thanh toán. Hoặc giả, khái niệm về hai thuật ngữ này có thể sẽ dần mờ nhạt. Không phải vì chúng không quan trọng, mà với lý do hoàn toàn ngược lại. Khả năng tạo điều kiện cho phép các ứng dụng và dịch vụ bên thứ ba truy cập nhanh chóng, an toàn đối với các thông tin tài chính, tài khoản ngân hàng của người dùng sẽ không chỉ là một lợi thế cạnh tranh cần thiết, mà còn là yếu tố đối trọng giữa các tổ chức mới nổi và “những gã khổng lồ” trong ngành Tài chính – Ngân hàng. Sự đột phá làm thay đổi hoàn toàn cục diện truyền thống của ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để hình thành và phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, điều đó đã và đang diễn ra trên nhiều phương diện tại các quốc gia khác nhau. Mặc dù mọi người thường cho rằng nước Mỹ đang chậm áp dụng Open Banking, điều này còn phụ thuộc vào góc nhìn phân tích – Kieran Hines, chuyên viên phân tích ngành Ngân hàng cấp cao cùng Celent, tác giả của bài báo cáo về Open Banking và Open Finance, đồng nhận định. Dưới sự dẫn đầu của các cơ quan lập pháp, Liên minh Châu Âu, Liên hiệp Anh, Ấn độ, Hồng Kong và Singapore đã lần lượt áp dụng các khung kiến trúc Open Banking. Tại Châu Âu, nhờ có Chỉ thị về thanh toán điện tử sửa đổi lần 2 (PSD2) và tại Liên hiệp Anh bởi “Chỉ dẫn triển khai Open Banking” (Open Banking Implementation), các khung kiến trúc Open Banking đã được triển khai hoàn tất vào khoảng thời gian từ năm 2018 đến 2019. Trong cả hai trường hợp trên, các chuyên gia đều tự tin nhận định về sự tăng trưởng mạnh mẽ? của các nhà cung cấp bên thứ ba (TPP) đối với thị phần ngành Tài chính – Ngân hàng, do các tổ chức tài chính – ngân hàng truyền thống này bắt buộc phải cung cấp quyền truy cập dữ liệu tài chính cho các bên thứ ba (TPP) được cấp phép – dưới sự đồng ý và chấp thuận truy cập của Khách hàng hoặc Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Trên thực tế, mặc dù các tổ chức Fintech đang phát triển mạnh mẽ, nhất là tại Liên hiệp Anh, nhưng đó cũng chỉ là xu thế tất yếu. “Sự ra đời của các đạo luật yêu cầu cung cấp API chỉ là một phần của bức tranh, còn việc thiết lập các tiêu chuẩn và tối ưu trải nghiệm sử dụng cho các nhà phát triển ứng dụng hay người tiêu dùng lại là một vấn đề hoàn toàn khác. – Nhà phân tích Hines chia sẻ với tờ The Financial Brand.” Theo báo cáo của Celent, không lâu trước đây “khái niệm mở quyền truy cập dữ liệu và các dịch vụ ngân hàng cho bên thứ ba bị coi là tối kỵ trong mô hình vận hành dựa trên các giá trị về bảo mật và an toàn dịch vụ.”. Nhưng, với những gia tăng trong nhận thức về chia sẻ dữ liệu của người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ đối với ứng dụng tài chính phát triển bởi fintech và bởi quy định của pháp luật, cách nhìn đó đã hoàn toàn thay đổi. Điều đó không hẳn là sự lựa chọn rõ ràng như mọi người mong đợi – theo ông Hines. Cho đến này, thay vì lựa chọn phương thức tiếp cận dựa trên sự dẫn dắt của các nhà làm Luật, các ngân hàng của Mỹ sẽ lựa chọn theo xu thế của thị trường. Vì vậy, hoàn toàn không phải chậm chân so với các quốc gia khác trên thế giới, thay vào đó nước Mỹ đang chứng kiến một loạt các hoạt động tài chính mang tính chất “Open Banking” mặc dù chúng không được gọi tên một cách chính thức. “Mọi việc được diễn ra một cách tự nhiên theo nhu cầu thị trường (ở Mỹ) và mang lại các hiệu quả tích cực trên nhiều lĩnh vực.”, ông Hines nhận định. “Điều này sẽ trở nên rõ ràng nếu mọi người nhìn nhận qua lăng kính của các nhà cung cấp bên thứ ba (TPP) đang sử dụng API”. Tại Châu Âu, có khoảng 300 TPP đã được đăng ký tuân thủ PSD2 vào cuối quý đầu tiên của năm 2020. Trong khi, tại Mỹ, nếu so sánh, chỉ với một Tổ chức cung cấp API – Plaid – đã có hơn 2,500 tổ chức đăng ký sử dụng. Ảnh hưởng của Đại dịch đối với Open Banking Đại dịch Covid đã cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng công nghệ số làm phương thức thực hiện giao dịch ngân hàng. “Đại dịch đã
Neo Banking – Dịch vụ Ngân hàng vượt qua những rào cản vật lý
Neo Bank là gì? Neo Bank là loại hình ngân hàng không thành lập bất cứ chi nhánh, văn phòng vật lý nào. Thay vào đó, Neo Bank cung cấp tất cả các dịch vụ thông qua các kênh kỹ thuật số như Điện thoại thông minh hoặc giao diện Web. Theo Wikipedia – khái niệm Neo Banking lần đầu được biết đến vào năm 2017 nhằm mô tả các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Fintech đang cạnh tranh trực tiếp với các Ngân hàng truyền thống. Vậy, Neo bank là: Dịch vụ Ngân hàng vượt qua những rào cản vật lý Neo Bank là cánh tay vươn dài của các tổ chức tài chính truyền thông, trên nền tảng Web/Mobile của người dùng. Neo Banks/ Challenger Banks nhận diện Khách hàng/ Thị trường rất nhanh chóng để giải quyết các bài toán hàng ngày thông qua nền tảng dịch vụ thanh toán – ngân hàng tích hợp. Một ví dụ điển hình là các dịch vụ Ngân hàng cho cộng đồng người Do Thái/Cộng đồng nhập cư, sinh viên hoặc MSME/SMB. Đối với nhóm khách hàng này, các dịch vụ Ngân hàng thường phải đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu gửi nhận tiền từ nước ngoài, sử dụng trong khuôn viên trường, vay mượn của các sinh viên ngoại quốc… tới những người nhập cư với nhu cầu chuyển tiền về nước dễ dàng cũng như quy trình định danh/sử dụng dịch vụ nhanh chóng. Đây cũng chính là những giá trị mấu chốt mà Neo Bank mang lại cho người sử dụng, cũng như đối với các tổ chức tài chính. Dịch vụ Ngân hàng Số Mọi hoạt động cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho người dùng được Neo Bank thực hiện 100% trên nền tảng số; từ đó các chi phí được cắt giảm tối đa, mang tới trải nghiệm khách hàng tối ưu. Với nền tảng số hóa toàn diện, Neo Bank hoạt động với khả năng ghi vết giao dịch tốt hơn, cho phép Ngân hàng phát triển các hệ thống sản phẩm và dịch vụ sáng tạo theo đa dạng nhóm khách hàng. Ngân hàng tiện lợi, 24/7, đơn giản và đa chiều Thế mạnh của Neo Bank chính là sự phong phú trong lựa chọn của Khách hàng, khả năng tiếp cận dễ dàng và các dịch vụ luôn sẵn sàng 24/7. Ngân hàng Tiết kiệm Với việc giảm CAPEX (chi phí tài sản cố định), khách hàng được hưởng mức giá cạnh tranh với chi phí được tiết kiệm đáng kể. Thúc đẩy sự phát triển công nghệ Neo Banks mở ra cánh cửa để tích hợp liền mạch các API mở (Open API) do các nền tảng khác cung cấp cũng như phơi các API từ nền tảng Neo Banking cho các tổ chức khác, tạo thành giải pháp hoàn chỉnh cho mọi nhu cầu của ngân hàng. Neo Bank hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý Bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào muốn cung cấp Neo Banking đều phải đảm bảo tính hợp pháp thông qua một trong các phương thức sau: Được cấp giấy phép Với một doanh nghiệp/tổ chức khởi nghiệp muốn cung cấp dịch vụ ngân hàng Neo Banking, chủ doanh nghiệp cần có giấy phép (ví dụ như Paytm tại Ấn Độ, Atom Bank và Revolut Ltd tại Anh và N26 tại EU) để bắt đầu những hoạt động đầu tiên. Hợp tác với một ngân hàng đã được cấp phép Không bỏ lỡ thời điểm vàng là kim chỉ nam đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp/tổ chức chưa kịp/ không muốn xin giấy phép hoạt động dịch vụ ngân hàng (vì những lí do khách quan), lựa chọn tối ưu là hợp tác với một cơ quan tài chính đang hoạt động trên thị trường đã được cấp phép. Ngân hàng Monese tại Anh là một ví dụ điển hình. Tuy không có giấy phép hoạt động dịch vụ ngân hàng nhưng Monese là đối tác quan trọng của các ngân hàng trên khắp Châu Âu, đồng thời sở hữu giấy phép cung cấp dịch vụ tiền điện tử (e-money) được cấp bởi Cơ quan Kiểm soát Tài chính của Anh. “Thông qua giấy phép cung cấp dịch vụ tiền điện tử, chúng tôi có thể thể hiện mình là đối tác ngân hàng chứ không phải là đối thủ cạnh tranh”, đại diện của Monese nhận định. Một lựa chọn khác, đó là khi ngân hàng mẹ đã được cấp phép cung cấp dịch vụ Neo Bank, thì chi nhánh hoặc đơn vị liên doanh của nó hoàn toàn có thể ra mắt dịch vụ Neo Banking mà ko cần phải xin giấy phép. Điển hình như Simple – một công ty khởi nghiệp tại Portland, bang Oregon, đã được mua lại bởi BBVA, hiện đang cung cấp các dịch vụ ngân hàng số trên khắp nước Mỹ. Neo Bank và những lợi ích lâu dài Trong khi một số chuyên gia cho rằng các dịch vụ tại quầy mang tới sự tin cậy cho các dịch vụ ngân hàng, Neo Bank – Ngân hàng với nền tảng số ngày càng phát huy những điểm mạnh, mang tới những lợi ích không nhỏ như: Quản lý tài chính theo thời gian thực mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị thông minh Không cần phải đợi đến vài ngày để kiểm tra số dư tài khoản, thay vào đó, thông qua hình thức chuyển tiền nhanh 24/7, khách hàng hoàn toàn có thể theo dõi tài khoản ngân hàng hay các khoản đầu tư tài chính theo thời gian thực, vào bất cứ thời gian và địa điểm nào. Giảm thiểu chi phí Neo Bank có thể giúp các dịch vụ ngân hàng hoạt động hiệu mà không cần đầu tư mở văn phòng, trụ sở giao dịch. Vì thế,