Những lợi thế chỉ duy nhất SAVIS có khi trở thành một QTSP về dịch vụ ký số theo mô hình ký số từ xa Remote Signing
Với việc trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận QTSP về cung cấp dịch vụ chữ ký điện tử, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing, ký số HSM theo Quy định về định danh điện tử và các dịch vụ tin cậy eIDAS của Liên minh châu Âu (EU), SAVIS đang có những lợi thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường ký số và chứng thực điện tử. 1. Dịch vụ chữ ký số, con dấu điện tử đảm bảo được 27 nước châu Âu công nhận Chứng nhận QTSP – một trong những chứng nhận quan trọng bậc nhất trong quy định về định danh điện tử và dịch vụ tin cậy eIDAS của Liên minh châu Âu. Hiện nay, chỉ có chữ ký điện tử đảm bảo QES cho cá nhân, con dấu điện tử đảm bảo cho tổ chức QSeal cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo QTSP được công nhận trên toàn lãnh thổ EU về hiệu lực pháp lý tương đương chữ ký tay hoặc dấu mộc của tổ chức mà không phải trải qua bất cứ thủ tục đánh giá hay giải trình nào khác. Trải qua những bài đánh giá nghiêm ngặt, SAVIS đã chính thức trở thành Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP về dịch vụ chữ ký điện tử, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Với chứng chỉ quan trọng này, dịch vụ ký số và con dấu điện tử đảm bảo do SAVIS cung cấp được công nhận rộng rãi bởi 27 quốc gia châu Âu. Điều này sẽ mở ra những bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy giao thương, thương mại điện tử, giao dịch toàn cầu, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới giữa Việt Nam và EU trong bối cảnh những hiệp định khung về đối tác – hợp tác toàn diện Việt Nam – EU, hiệp định thương mại tự do EVFTA đã đi vào hoạt động. 2. Tuân thủ đầy đủ và cao hơn tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về mô hình ký số từ xa Remote Signing Mô hình ký số từ xa Remote Signing, ký số HSM do một QTSP như SAVIS cung cấp hoàn toàn đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số được quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP và Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT. Bên cạnh đó, SAVIS còn tuân thủ nghiêm ngặt mức độ cao hơn trong các quy định về quy trình quản lý, vận hành, an ninh hệ thống so với pháp luật Việt Nam vì được đánh giá theo những hệ thống khắt khe nhất thế giới là eIDAS và ISO/IEC 27001. Hệ thống trang bị Module SAM được chứng nhận CC EAL4+ với Protection Profile EN 419 241-2 và tuân thủ cấp độ xác thực cao nhất SCAL2 theo tiêu chuẩn về kỹ số từ xa. Vì thế, SAVIS hoàn toàn có đầy đủ năng lực để cung cấp dịch vụ ký số, theo mô hình ký số từ xa Remote Signing tại Việt Nam và trên toàn châu Âu. Đây chắc chắn là một lợi thế lớn nhất mà SAVIS đem đến cho khách hàng sử dụng dịch vụ ký số và chứng thực điện tử của mình khi có thể giúp tài liệu điện tử được ký số theo mô hình ký số từ xa của quý vị có thể được xác minh, tin tưởng, công nhận tính pháp lý rộng rãi trong giao dịch điện tử xuyên biên giới. Đồng thời, với chứng nhận QTSP này, SAVIS đã thể hiện rõ năng lực công nghệ và tính cam kết cao nhất về khả năng đảm bảo an toàn, bảo mật, tin cậy đối với khách hàng. 3. Loại bỏ hoàn toàn những bất tiện của ký số sử dụng USB token Mọi người đã quá quen với việc ký số sử dụng USB token và đang phải từng ngày chịu đựng những bất tiện mà hình thức ký số phổ biến này mang lại, chẳng hạn như: Tính tương thích kém, yêu cầu phải có cổng kết nối phù hợp Luôn phải mang thiết bị token bên cạnh trong các chuyến đi công tác hay di chuyển địa điểm làm việc Dễ thất lạc, mất mát Tốc độ ký số chậm, không đáp ứng được nhu cầu ký số lớn, ký theo lô Mức độ an toàn thấp, có thể tác động vật lý từ bên ngoài để gian lận Trong khi, hiện tại, xu hướng sử dụng các thiết bị di động nhỏ gọn, thân thiện như máy tính bảng, điện tử di động đang chiếm ưu thế và thời lượng sử dụng so với các thiết bị truyền thống như PC, laptop. Vì thế, hình thức ký số này đang trở nên lạc hậu so với những đòi hỏi thực tế và sẽ bị loại bỏ dần trong thời gian tới. Chuyển đổi sang mô hình ký số từ xa sẽ là giải pháp thay thế hợp lý bởi người dùng hoàn toàn có thể ký số mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị với mức độ tin cậy, an toàn vượt trội mà không phải lo lắng bảo quản thiết bị lưu khóa hay tìm kiếm cổng kết nối thích hợp. Mô hình ký số từ xa cho phép phát triển những hệ thống ký số với tốc độ cao, ký cùng lúc nhiều văn bản, giấy tờ theo quy trình tự động, loại bỏ hoàn toàn việc ký số thủ công từng trang tốn kém thời gian. Những hình thức ký số nâng cao, ký số đóng dấu thời gian, ký số sử dụng công nghệ xác thực lâu dài
Open Banking đã thay đổi bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng như thế nào?
Công nghệ đang ngày càng khẳng định vai trò và sức mạnh của mình trong mọi ngành nghề. Chúng làm thay đổi cuộc sống của mỗi người và cách vận hành của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Một thập kỷ qua, chúng ta có thể chứng kiến sự phát triển đột phá của những doanh nghiệp công nghệ như Facebook, Google, Microsoft… Trước sự lên ngôi của công nghệ và những thay đổi về hành vi người tiêu dùng, ngân hàng cần có những thay đổi rõ rệt, ứng dụng công nghệ mạnh mẽ hơn nữa. Điều này đặt ra câu hỏi lớn đòi hỏi những thay đổi mang tính cách mạng từ lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng và vai trò đó được đặt lên vai của Ngân hàng mở – Open Banking. Ngày 8 tháng 10 năm 2015, Nghị viện châu Âu đã chính thức thông qua Chỉ thị sửa đổi về Dịch vụ thanh toán (PSD2). Những quy định mới này có vai trò tăng cường bảo vệ người tiêu dùng và nhằm thúc đẩy sự phát triển và sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến. PSD2 là nền tảng để xây dựng ngân hàng số với các điều khoản cho phép bên thứ ba truy cập tài khoản thông qua API. Việc thúc đẩy sự phát triển của các API và sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính Fintech có vai trò đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng và bước vào kỷ nguyên Ngân hàng Mở – Open Banking. Tổng quan về API API là những tiêu chuẩn cho phép các phần mềm giao tiếp và trao đổi thông tin. API được hiểu là phương thức để các ứng dụng trên nhiều máy tính khác nhau sử dụng cùng một ngôn ngữ trong việc trao đổi dữ liệu qua hạ tầng mạng. Ban đầu, API thường được sử dụng để liên kết các thành phần của phần mềm trong một tổ chức, nhưng cùng với sự phát triển của Internet, các API bên ngoài và public API ngày càng trở nên phổ biến. Một tổ chức có thể sử dụng public API để cho phép bên thứ ba truy cập vào dữ liệu hoặc dịch vụ của họ dưới sự kiểm soát, nghĩa là cấp phép truy cập đối với một số tính năng nhất định trong phần mềm, trong khi những phần còn lại của vẫn được bảo vệ. Một “lượt thích” của Facebook trên trang web của bên thứ ba và một video được “nhúng” trên Youtube là những ví dụ điển hình về việc sử dụng các public API. Thêm một ví dụ về sử dụng public API, những tập đoàn CNTT lớn như Google, Apple và Facebook dùng public API để cho phép bên thứ ba được quyền thêm các chức năng vào lõi công nghệ mà họ cung cấp. Đây được cho là ứng dụng thú vị nhất của các public API và là ứng dụng mang lại nhiều lợi ích cho cả người dùng và nhà sáng lập. Chuyển đổi dịch vụ ngân hàng sang dịch vụ nền tảng – Banking as a platform Với những quy định từ PSD2, các ngân hàng sẽ phải suy nghĩ lại về vị trí của họ trong bức tranh dịch vụ tài chính. Trong bối cảnh hiện tại, các ngân hàng đang cung cấp các dịch vụ tài chính end-to-end đầu – cuối trên đa kênh (trực tuyến, di động và các chi nhánh giao dịch). Nếu sử dụng public API, khách hàng sẽ có đa dạng lựa chọn khi tương tác với ngân hàng. Từ những phương thức tương tác truyền thống, ngân hàng sẽ cung cấp dịch vụ tài chính của mình theo mô hình nền tảng, tạo điều kiện cho các bên thứ ba có thể xây dựng các ứng dụng bằng dữ liệu ngân hàng. Việc chia sẻ dữ liệu sẽ làm thay đổi hành vi của khách hàng. Một khách hàng mới tạo tài khoản ngân hàng thường sẽ mặc định mua và sử dụng các dịch vụ tài chính khác như cho vay, thế chấp, tiết kiệm, ngoại hối và truy cập ngân hàng trực tuyến. Trong cuốn sách “Bye bye bank?”, James Haycock và Shane Richmond đã giúp người đọc nhìn thấy một viễn cảnh mà trong đó các ngân hàng bán lẻ, bất đắc dĩ trở thành những “dumb data pipes” (đường truyền dữ liệu ngu ngốc), trong khi các Fintech (sử dụng những dữ liệu và dịch vụ của các ngân hàng như một nền tảng để gắn kết, thu hút người dùng) thu lợi nhuận lớn từ khả năng tương tác với khách hàng. Cũng như những lĩnh vực khác như truyền thông, thương mại và nhiều ngành nghề khác đang bị các công ty với nền tảng công nghệ mạnh mẽ như Facebook, Google, Alibaba, Tencent gây áp lực rất lớn lên mô hình kinh doanh, Haycock và Richmond kỳ vọng Fintech sẽ thay thế và loại bỏ các tổ chức tài chính truyền thống. Tuy nhiên, trước những thay đổi này, một số công ty lại có quan điểm khác: khái niệm “ngân hàng dưới dạng nền tảng” trên thực tế đã và đang mang lại cơ hội lớn cho các ngân hàng truyền thống mở rộng phạm vi tiếp cận của mình, nếu họ có thể tự mình áp dụng và khai thác những công nghệ này. Fintech Trước tiên, chúng ta hãy xem xét “challenger bank”. Challenger bank là những ngân hàng hoạt động chủ yếu trên môi trường trực tuyến, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ tài chính được thực hiện thông qua các trang web hoặc ứng dụng di động, cắt giảm các hoạt động bàn giấy và đơn giản hóa quy trình làm việc. Challenger bank cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng truyền thống lâu đời. Trong bối cảnh dịch
Neo Banking – Dịch vụ Ngân hàng vượt qua những rào cản vật lý
Neo Bank là gì? Neo Bank là loại hình ngân hàng không thành lập bất cứ chi nhánh, văn phòng vật lý nào. Thay vào đó, Neo Bank cung cấp tất cả các dịch vụ thông qua các kênh kỹ thuật số như Điện thoại thông minh hoặc giao diện Web. Theo Wikipedia – khái niệm Neo Banking lần đầu được biết đến vào năm 2017 nhằm mô tả các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Fintech đang cạnh tranh trực tiếp với các Ngân hàng truyền thống. Vậy, Neo bank là: Dịch vụ Ngân hàng vượt qua những rào cản vật lý Neo Bank là cánh tay vươn dài của các tổ chức tài chính truyền thông, trên nền tảng Web/Mobile của người dùng. Neo Banks/ Challenger Banks nhận diện Khách hàng/ Thị trường rất nhanh chóng để giải quyết các bài toán hàng ngày thông qua nền tảng dịch vụ thanh toán – ngân hàng tích hợp. Một ví dụ điển hình là các dịch vụ Ngân hàng cho cộng đồng người Do Thái/Cộng đồng nhập cư, sinh viên hoặc MSME/SMB. Đối với nhóm khách hàng này, các dịch vụ Ngân hàng thường phải đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu gửi nhận tiền từ nước ngoài, sử dụng trong khuôn viên trường, vay mượn của các sinh viên ngoại quốc… tới những người nhập cư với nhu cầu chuyển tiền về nước dễ dàng cũng như quy trình định danh/sử dụng dịch vụ nhanh chóng. Đây cũng chính là những giá trị mấu chốt mà Neo Bank mang lại cho người sử dụng, cũng như đối với các tổ chức tài chính. Dịch vụ Ngân hàng Số Mọi hoạt động cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho người dùng được Neo Bank thực hiện 100% trên nền tảng số; từ đó các chi phí được cắt giảm tối đa, mang tới trải nghiệm khách hàng tối ưu. Với nền tảng số hóa toàn diện, Neo Bank hoạt động với khả năng ghi vết giao dịch tốt hơn, cho phép Ngân hàng phát triển các hệ thống sản phẩm và dịch vụ sáng tạo theo đa dạng nhóm khách hàng. Ngân hàng tiện lợi, 24/7, đơn giản và đa chiều Thế mạnh của Neo Bank chính là sự phong phú trong lựa chọn của Khách hàng, khả năng tiếp cận dễ dàng và các dịch vụ luôn sẵn sàng 24/7. Ngân hàng Tiết kiệm Với việc giảm CAPEX (chi phí tài sản cố định), khách hàng được hưởng mức giá cạnh tranh với chi phí được tiết kiệm đáng kể. Thúc đẩy sự phát triển công nghệ Neo Banks mở ra cánh cửa để tích hợp liền mạch các API mở (Open API) do các nền tảng khác cung cấp cũng như phơi các API từ nền tảng Neo Banking cho các tổ chức khác, tạo thành giải pháp hoàn chỉnh cho mọi nhu cầu của ngân hàng. Neo Bank hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý Bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào muốn cung cấp Neo Banking đều phải đảm bảo tính hợp pháp thông qua một trong các phương thức sau: Được cấp giấy phép Với một doanh nghiệp/tổ chức khởi nghiệp muốn cung cấp dịch vụ ngân hàng Neo Banking, chủ doanh nghiệp cần có giấy phép (ví dụ như Paytm tại Ấn Độ, Atom Bank và Revolut Ltd tại Anh và N26 tại EU) để bắt đầu những hoạt động đầu tiên. Hợp tác với một ngân hàng đã được cấp phép Không bỏ lỡ thời điểm vàng là kim chỉ nam đối với mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp/tổ chức chưa kịp/ không muốn xin giấy phép hoạt động dịch vụ ngân hàng (vì những lí do khách quan), lựa chọn tối ưu là hợp tác với một cơ quan tài chính đang hoạt động trên thị trường đã được cấp phép. Ngân hàng Monese tại Anh là một ví dụ điển hình. Tuy không có giấy phép hoạt động dịch vụ ngân hàng nhưng Monese là đối tác quan trọng của các ngân hàng trên khắp Châu Âu, đồng thời sở hữu giấy phép cung cấp dịch vụ tiền điện tử (e-money) được cấp bởi Cơ quan Kiểm soát Tài chính của Anh. “Thông qua giấy phép cung cấp dịch vụ tiền điện tử, chúng tôi có thể thể hiện mình là đối tác ngân hàng chứ không phải là đối thủ cạnh tranh”, đại diện của Monese nhận định. Một lựa chọn khác, đó là khi ngân hàng mẹ đã được cấp phép cung cấp dịch vụ Neo Bank, thì chi nhánh hoặc đơn vị liên doanh của nó hoàn toàn có thể ra mắt dịch vụ Neo Banking mà ko cần phải xin giấy phép. Điển hình như Simple – một công ty khởi nghiệp tại Portland, bang Oregon, đã được mua lại bởi BBVA, hiện đang cung cấp các dịch vụ ngân hàng số trên khắp nước Mỹ. Neo Bank và những lợi ích lâu dài Trong khi một số chuyên gia cho rằng các dịch vụ tại quầy mang tới sự tin cậy cho các dịch vụ ngân hàng, Neo Bank – Ngân hàng với nền tảng số ngày càng phát huy những điểm mạnh, mang tới những lợi ích không nhỏ như: Quản lý tài chính theo thời gian thực mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị thông minh Không cần phải đợi đến vài ngày để kiểm tra số dư tài khoản, thay vào đó, thông qua hình thức chuyển tiền nhanh 24/7, khách hàng hoàn toàn có thể theo dõi tài khoản ngân hàng hay các khoản đầu tư tài chính theo thời gian thực, vào bất cứ thời gian và địa điểm nào. Giảm thiểu chi phí Neo Bank có thể giúp các dịch vụ ngân hàng hoạt động hiệu mà không cần đầu tư mở văn phòng, trụ sở giao dịch. Vì thế,
Khái niệm về Ngân hàng Mở (Open Banking) và những đóng góp lớn trong năm 2020
Cuộc cách mạng Fintech là một xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ và không khoan nhượng. Những công nghệ mới hiện đang tạo nên một cuộc cách mạng về cách thức vận hành bộ máy tài chính, sáng tạo các dịch vụ với chi phí hợp lý, hiệu quả và có ảnh hưởng sâu rộng. Điều này đặc biệt đúng với lĩnh vực ngân hàng nhờ sự phát triển của mô hình Ngân hàng Mở cho phép chia sẻ dữ liệu nhằm mang tới hệ sinh thái dịch vụ, sản phẩm phong phú nhưng vẫn đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Open Banking Open Banking là gì? Theo truyền thống, các ngân hàng sẽ lưu mọi dữ liệu giao dịch và thông tin tài khoản của khách hàng vì lý do bảo mật. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính và các công ty công nghệ đã nhận ra lợi ích trong việc cho phép chia sẻ dữ liệu giữa các bên thứ ba nhằm mang lại giá trị cho khách hàng. Điều này bao gồm khả năng truy cập nhanh chóng và dễ dàng các thông tin tài chính trong khi vẫn đảm bảo tính riêng tư và bảo mật. Mô hình cho phép chia sẻ dữ liệu ngân hàng cho các bên thứ ba này còn được gọi là “Open Banking” – Ngân hàng Mở. Các phương thức chia sẻ dữ liệu trước đây từ các ngân hàng thường là tự động thu thập thông tin tại giao diện người dùng, đòi hỏi phải điền thông tin tài khoản (ID/Password) cho từng dịch vụ từ bên thứ 3. Cách thức chia sẻ dữ liệu này thường không đáng tin cậy, mang tới nhiều rủi ro về an ninh bảo mật đối với người dùng nói chung và các tổ chức nói riêng. Trong khi đó, công nghệ chủ yếu sử dụng trong Ngân hàng Mở là Giao diện lập trình ứng dụng (API). Đây là cơ chế cho phép các bên thứ ba quyền truy cập dữ liệu tài chính. Thông qua việc sử dụng API, toàn bộ hệ sinh thái gồm ngân hàng và các nhà cung cấp bên thứ ba tin cậy có thể phục vụ khách hàng của mình một cách tối ưu. Open Banking và những đóng góp lớn trong năm 2020 Tài sản giá trị nhất trên thế giới hiện nay chính là dữ liệu và dữ liệu tài chính là thứ mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn sở hữu. Những dữ liệu này cung cấp thông tin về lịch sử chi tiêu tài chính, gửi tiết kiệm, thậm chí là xử lý nợ tồn đọng của cá nhân hay tổ chức. Một người dùng thông thường sở hữu nhiều tài khoản ngân hàng và tín dụng. Trước đây, để có bức tranh tổng thể về tình hình tài chính, người dùng thường phải tổng hợp tất cả thông tin về chi tiêu cũng như tài chính một cách thủ công. Trong khi đó, Open Banking cho phép dịch vụ của các bên thứ ba truy cập và tổng hợp dữ liệu tài chính từ nhiều nguồn khác nhau, nhờ đó người dùng có thể phân tích thu chi để hoạch định ngân sách dễ dàng hơn. Bằng việc tận dụng những lợi ích từ Open Banking, các dịch vụ tài chính có thể cung cấp những sản phẩm phù hợp với chất lượng tốt hơn, như thẻ tín dụng hoặc tài khoản tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn. Các dịch vụ ngân hàng khác như vay vốn hay phê duyệt khoản vay nhờ đó cũng có thể được xác nhận nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tất cả những lợi ích mà Open Banking mang lại sẽ giúp cả 3 bên Ngân hàng – Tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính – Khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian. Tại Anh quốc, theo ước tính, Open Banking có thể giúp khách hàng và doanh nghiệp tiết kiệm tới 18 tỷ bảng Anh mỗi năm. Open Banking và những tác động tích cực tại châu Âu Châu Âu đã nghiên cứu và đưa ra khung tiêu chuẩn chung để có thể quản lý và giám sát các tổ chức ứng dụng Open Banking. Năm 2018, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu bắt đầu áp dụng Chỉ thị Thanh toán Điện tử sửa đổi lần 2 (PSD2), bộ luật được soạn thảo nhằm hợp thức hóa quyền truy cập vào dữ liệu tài chính của Khách hàng. Tuân thủ PSD2 đồng nghĩa với việc các ngân hàng bắt buộc phải cho phép người dùng truy cập dữ liệu tài chính cá nhân, cũng như cung cấp quyền truy cập những thông tin này cho các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba. Với thực trạng ngày càng nhiều dữ liệu tài chính được truy cập và cung cấp ra ngoài, PSD2 yêu cầu ngân hàng phải thực hiện những phương thức xác thực mạnh nhằm đảm bảo an ninh, bảo mật trực tuyến tốt nhất cho khách hàng (Xem thêm: Giải pháp chống giả mạo danh tính trong giao dịch Tài chính – Ngân hàng) Thông qua quy định bắt buộc chia sẻ dữ liệu, PSD2 được mong đợi sẽ gỡ bỏ rào cản cho các tổ chức bên thứ ba tham gia vào thị trường tài chính. Liên minh châu Âu nhận định: “PSD2 ra đời với mục đích tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính nói chung và đối với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán nói riêng – bao gồm cả những tổ chức Fintech và các doanh nghiệp mới tham gia cuộc chơi – đóng góp vào một thị trường thanh toán châu Âu thống nhất và hiệu quả hơn”. Đồng thời EU khẳng định rằng những quy định mới này sẽ tạo điều kiện tối đa cho sự đổi mới, tăng
Những đột phá trong dịch vụ và nâng cao trải nghiệm khách hàng – Open Banking
Là một khái niệm không mới trong ngành Ngân hàng, Ngân hàng Mở – Open Banking hiện là phương thức an toàn nhất dành cho khách hàng, với mục đích kiểm soát dữ liệu tài chính và việc chia sẻ các dữ liệu này cho những bên khác ngoài ngân hàng. Để Ngân hàng Mở hoạt động thực sự có hiệu quả, các ngân hàng, ngoài cung cấp APIs cho các bên thứ 3, cần chú trọng mang tới hành trình trải nghiệm xuyên suốt cho khách hàng trên website và cả các ứng dụng di động, nhằm lấy được sự chấp thuận/sự hài lòng/hợp tác từ phía khách hàng. Do đó, tổ chức triển khai và kiểm soát Ngân hàng Mở (OBIE) – chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo các ngân hàng phải tuân thủ các quy định liên quan – đã đưa ra hàng loạt nội dung mang tính định hướng cho ngân hàng, bao gồm Tài liệu hướng dẫn quản trị trải nghiệm khách hàng (CEG) vào ngày 14 tháng 3 năm 2019. Trong đó: – Cải thiện quy trình chuyển hướng hiện tại từ các ngân hàng sang các bên thứ 3, và ngược lại – Đa dạng và chuyên biệt hóa các quy trình dành riêng cho các trường hợp khác nhau từ những khách hàng khác nhau – Bắt buộc áp dụng điều hướng từ ứng dụng sang ứng dụng đối với quy trình trên thiết bị di động – Phát triển quy trình chấp thuận 2 bước song song với quy trình chấp thuận 3 bước Tại bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào việc điều hướng giữa các ứng dụng trên thiết bị di động Chuyển hướng app-to-app trên thiết bị di động là gì? Khi người dùng chọn ứng dụng từ bên thứ 3 để truy cập và thực hiện thanh toán với API tiêu chuẩn của Ngân hàng Mở, người dùng cuối sẽ được điều hướng 2 lần: 1.Từ ứng dụng của bên thứ 3, khách hàng được điều hướng tới ứng dụng của ngân hàng (đăng nhập và chấp thuận) 2.Từ ứng dụng của ngân hàng, quay lại ứng dụng của bên thứ 3 để hoàn thành quy trình thanh toán Đối với quy trình bắt nguồn từ thiết bị di động, khi mà người dùng cuối sử dụng các ứng dụng từ bên thứ 3 và ứng dụng ngân hàng, việc điều hướng từ ứng dụng này sang ứng dụng khác cần đảm bảo mang tới trải nghiệm xuyên suốt. Quy trình này sẽ điều hướng người dùng sang ứng dụng ngân hàng đã được cài đặt sẵn trên di động, bỏ qua trình duyệt (ví dụ Chrome/Safari) trên thiết bị di động, cho phép người dùng chấp thuận giao dịch nhanh hơn, thuận lợi hơn và đơn giản hơn rất nhiều. Vậy trong trường hợp người dùng chưa cài đặt bất cứ ứng dụng ngân hàng nào trên di động? Câu trả lời là, họ sẽ được điều hướng sang giao diện web của ngân hàng trên thiết bị di động. Lợi ích của điều hướng giữa các ứng dụng với khách hàng Người tiêu dùng đang ngày càng trở nên quen thuộc với các ứng dụng trên môi trường điện tử, và việc sử các ứng dụng của ngân hàng trên thiết bị di động để thanh toán đang ngày càng trở nên phổ biến, việc quản lý tài chính hoặc thanh toán khi giao dịch thương mại điện tử, đòi hỏi phương thức sinh trắc học để định danh nhanh chóng, thuận tiện cho người dùng. Dữ liệu nghiên cứu khách hàng từ Ngân hàng Mở cho thấy, phần lớn người dùng có xu hướng thiên về quy trình dựa trên ứng dụng thông qua bảo mật sinh trắc học, ví dụ như dấu vân tay hoặc face-ID. Dưới đây là một vài ích lợi nổi bật: – Tối ưu quy trình xác thực giao dịch của người dùng thông qua ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện, tăng tỷ lệ chuyển đổi – Tăng trải nghiệm khách hàng và tính tương tác giữa người dùng với các ứng dụng bên thứ 3 – Tạo điều kiện để Ngân hàng Mở được tiếp nhận dễ dàng hơn, trở thành lựa chọn tối ưu nhất cho việc thanh toán và truy xuất dữ liệu tài chính trên thiết bị di động Vậy những cơ quan nào cần ứng dụng Ngân hàng Mở, và bằng cách nào? Cả ngân hàng và các bên thứ 3 đều cần áp dụng các hình thức liên kết sâu với chức năng điều hướng giữa các ứng dụng để phục vụ quy trình thanh toán thông qua Ngân hàng Mở. Dưới đây là tài liệu Hướng dẫn dành cho các hệ điều hành trên di động: iOS: https://developer.apple.com/ios/universal-links/ (hỗ trợ lên tới 99% cho người dùng hệ điều hành iOS, từ iOS 9 trở lên). Android: https://developer.android.com/training/app-links/index.html (hỗ trợ 70% cho người dùng hệ điều hành Android, từ Android 6.0 trở lên). Khi nào thì chức năng này chính thức được ngân hàng sử dụng? Cả 9 ngân hàng lớn nhất thế giới hiện đang đưa ra những thời hạn cuối cùng nhằm thực hiện giai đoạn 3 theo tiêu chuẩn cho Ngân hàng Mở kể từ ngày 14/3/2019 Quy định này yêu cầu các ngân hàng hỗ trợ quy trình điều hướng giữa các ứng dụng cho các đối tượng dưới đây: – Mọi nhãn hiệu ngân hàng tư nhân (theo quy định CMA ban hành) – Các dòng sản phẩm trong phạm vi PSD2 – Kinh doanh ngành hàng bán lẻ – Các trường hợp sử dụng Ngân hàng Mở – Các dịch vụ quản lý thông tin tài khoản (AIS) và Dịch vụ khởi tạo thanh toán (PIS) – Bất kỳ hệ sinh thái thiết bị hiện có hỗ trợ liên kết sâu — iOS, Android Hiện có bao nhiêu ngân hàng hỗ trợ điều hướng giữa