SAVIS chia sẻ kinh nghiệm hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin 

Chiều 4/8/2023, SAVIS GROUP tham dự hội thảo về An toàn thông tin (ATTT) với chủ đề “Tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin về An toàn, an ninh mạng giữa cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp”. Sự kiện do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cơ quan An toàn thông tin Nhật Bản (NISC) tổ chức. 

Hội thảo quy tụ các chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ATTT tại Việt Nam và Nhật Bản. Đây là cơ hội cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp an toàn thông tin tại Việt Nam học hỏi kinh nghiệm xây dựng chiến lược an toàn, an ninh mạng của Nhật Bản. 

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Thành Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch VNISA cho biết, ngày nay, các mối đe dọa nghiêm trọng về an toàn, an ninh đã gia tăng về quy mô, mức độ và phạm vi mang tính toàn cầu, là thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp.

Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng phát biểu khai mạc hội thảo

Những thách thức trên đòi hỏi cần có sự tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin cũng như cần sự nỗ lực hợp tác trong việc phòng chống các mối đe dọa an toàn thông tin và hợp tác trong việc đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực an toàn thông tin chất lượng cao”, Chủ tịch VNISA nhấn mạnh. 

Tại hội thảo, các chuyên gia về an ninh mạng cũng đã có những chia sẻ cởi mở về việc hợp tác chia sẻ thông tin trong lĩnh vực ATTT giữa các chuyên gia của Việt Nam và Nhật Bản.  

Ông Khổng Huy Hùng – Phó Chủ tịch Vnisa đưa ra một số đánh giá về hiện trạng ATTT tại Việt Nam và vai trò của VNISA trong thúc đẩy hợp tác quốc tế để chia sẻ thông tin về ATTT trong khu vực. Trong khi đó, ông Phạm Tuấn An – Đại diện Cục An toàn thông tin chia sẻ về thách thức về ATTT và chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách và hỗ trợ các doanh nghiệp ATTT Việt Nam mở rộng hợp tác quốc tế trong khu vực.  

Về phía Nhật Bản, ông Junichi Sakaki, Cố vấn chính sách quốc tế của NISC khẳng định, trong triển khai đảm bảo an ninh mạng tại Nhật Bản, cơ quan này luôn tăng cường chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính phủ, các tổ chức cũng như các cơ quan, doanh nghiệp. Hiện nay, Nhật Bản đã xây dựng và ban hành một kế hoạch hành động chung giữa các cơ quan chính phủ và các tổ chức liên quan. Dựa trên kế hoạch hành động này, cơ quan Trung ương về chiến lược an ninh mạng đưa ra một bản hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị.  

Ông Junichi Sakaki, Cố vấn chính sách quốc tế của NISC

 Cùng với đó, NISC cũng đã có các sáng kiến để thúc đẩy chia sẻ thông tin với khu vực tư nhân. Đơn cử như, Hội đồng an ninh mạng được thành lập vào tháng 8/2019, với nhiệm vụ chống lại các tấn công của tội phạm mạng, hạn chế tổn thất cũng như thúc đẩy việc chia sẻ thông tin, từ đó đảm bảo an ninh mạng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Các hoạt động chia sẻ thông tin cũng đã được bắt đầu từ tháng 10/2019.Tham gia trực tuyến từ Nhật Bản, ông Yamazaki Hiroto, Cố vấn cấp cao về an toàn thông tin của JICA nêu rõ: Chiến lược an ninh mạng mới của Nhật Bản được công bố năm 2022 hướng tới bảo đảm an toàn thông tin cho tất cả mọi người, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong môi trường an toàn. Trong chiến lược có nội dung bảo đảm hạ tầng trọng yếu cho 14 lĩnh vực, đi kèm các biện pháp ứng phó khác nhau. (Theo Cổng thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông) 

Phần Toạ đàm “Thúc đẩy hợp tác quốc tế góp phần nâng cao năng lực ATTT của tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam” là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam chia sẻ về hiện trạng, cách triển khai và nỗ lực ứng phó các vấn đề ATTT trong doanh nghiệp.

Điểm nhấn của hội thảo là phiên tọa đàm về thúc đẩy hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực an toàn thông tin của tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam

Liên quan đến nỗ lực của doanh nghiệp trong bảo vệ ATTT cho sản phẩm, cho người dùng, ông Phạm Văn Đức chia sẻ: “Năm 2023 Luật Giao dịch điện tử sửa đổi đã được thông qua, cùng với Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân tạo nên nền tảng hoàn chỉnh cho chuyển đổi số. Với góc nhìn của doanh nghiệp công nghệ số như SAVIS, chúng tôi đã và đang làm việc với Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (Bộ KHCN) để xây dựng bộ tiêu chuẩn cho Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy, tạo ra một thị trường giao dịch điện tử đồng bộ theo một tiêu chuẩn kỹ thuật chung, nâng cao bảo vệ dữ liệu cho nhiều ngành như Tài chính – Ngân hàng, Giáo dục, Y tế,…”.

Ông Phạm Văn Đức – Tổng giám đốc SAVIS GROUP chia sẻ kinh nghiệm ATTT

SAVIS đang là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế uy tín như: Liên minh xác thực FIDO Alliance, Hiệp hội Ký số trên nền tảng cloud – Cloud Signature Consortium (CSC), Hiệp hội các nhà dịch vụ tin cậy tuân thủ các yêu cầu bảo mật theo quy định eIDAS – GO.eIDAS, Hiệp hội Open Timestamp cùng các tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới như: IBM, Entrust Datacard, Intel, Google, Apple…. 

Tại toạ đàm, ông Phạm Văn Đức cũng bày tỏ thiện chí của SAVIS trong việc hợp tác cùng JICA và Nhật Bản trong ATTT cũng như mở rộng thị trường quốc tế.

Các chuyên gia công nghệ thông tin, an toàn thông tin Việt Nam – Nhật Bản tại sự kiện
Facebook
Twitter
LinkedIn
Translate »