Lợi ích và ứng dụng của Open Banking trong ngân hàng bán lẻ

Open Banking là xu hướng nổi bật trong ngành Tài chính – Ngân hàng những năm gần đây. Khái niệm Open Banking không mới, tuy nhiên ứng dụng nó vào ngân hàng bán lẻ như thế nào để tạo lợi thế riêng là bài toán đặt ra cho các ngân hàng hiện nay.  

Ngân hàng bán lẻ là gì? Dịch vụ của ngân hàng bán lẻ 

Ngân hàng bán lẻ (Retail Banking) còn được biết đến với tên gọi ngân hàng tiêu dùng, là một loại ngân hàng đại chúng mà khách hàng sử dụng dịch vụ tại các chi nhánh ngân hàng hoặc thông qua phương tiện điện tử. Phân khúc khách hàng của ngân hàng bán lẻ là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu có thể kể đến là: chuyển khoản, thanh toán, uỷ nhiệm chi, tín dụng, tiết kiệm, séc, thẻ, tiền gửi, kiều hối, cho vay tiêu dùng, ngoại tệ và dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế, chứng khoán, bảo hiểm, quản lý tài sản,… 

Hiện nay, ngân hàng bán lẻ là xu hướng tất yếu tại thị trường Việt Nam. Áp lực cạnh tranh càng tăng cao đòi hỏi ngân hàng phải bứt phá chuyển đổi số, giành ưu thế trong cuộc chiến thị phần. 

Lợi ích của Open Banking trong ngân hàng bán lẻ 

Ngân hàng mở (Open Banking) là một mô hình thống nhất cho phép chia sẻ dữ liệu tài chính giữa hai hoặc nhiều bên thứ ba thông qua API. Ngân hàng mở tạo ra cơ hội để hình thành các dịch vụ tài chính và phi tài chính tích hợp đa dạng, tạo nguồn thu mới cho các tổ chức tài chính và mở rộng tập khách hàng với hệ sinh thái ứng dụng chia sẻ dữ liệu an toàn. 

Những năm gần đây, nhiều ngân hàng đã tập trung vào Open Banking để tiếp cận với nhóm khách hàng mục tiêu Millenials và Gen Z – thế hệ hiện tại và tương lai của tiêu dùng. Hành vi của nhóm khách hàng này hoàn toàn khác với các khách hàng ở thế hệ trước. Họ hiểu biết và đam mê công nghệ, đồng thời có nhu cầu cá nhân hóa cao, do đó, các ngân hàng cần am hiểu nhu cầu để đưa ra các sản phẩm phù hợp. 

Việc ứng dụng Open Banking trong ngân hàng bán lẻ sẽ mang đến các lợi ích vượt trội cho chính ngân hàng và khách hàng mục tiêu của họ. 

Đối với ngân hàng bán lẻ 

  • Tiết kiệm chi phí: Ngân hàng không cần đầu tư quá nhiều nguồn lực công nghệ và cơ sở hạ tầng công nghệ. Ngược lại có thể tận dụng được nền tảng dịch vụ sẵn có và mở rộng sản phẩm với đối tác để tăng doanh thu và phát triển doanh nghiệp. 
  • Tiết kiệm thời gian: Tăng cường giao dịch trực tuyến, giảm thời gian giao dịch trực tiếp tại chi nhánh, tạo điều kiện cho phân tích dữ liệu khách hàng… 
  • Gia tăng tín nhiệm: Ngân hàng được khách hàng trao quyền nhiều hơn, là trung tâm kết nối dữ liệu khách hàng cho các đối tác, từ đó gia tăng sự gắn kết của khách hàng với ngân hàng. 
  • Tăng trải nghiệm khách hàng: Ngân hàng dễ dàng nắm bắt hành vi, thói quen thanh toán, thấu hiểu nhu cầu về tài chính của từng phân khúc khách hàng. Từ đó cải tiến dịch vụ, tập trung vào tính cá nhân hóa trong sản phẩm, đề xuất các gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu riêng biệt, thu hút lượng khách hàng tiềm năng lớn. 

Đối với khách hàng 

  • Tiện lợi hơn: quản lý tài khoản và giao dịch dễ dàng hơn từ một ứng dụng duy nhất, tập hợp tất cả thông tin và dữ liệu giao dịch của toàn bộ các tài khoản hiện có. 
  • Quản lý tiền và thông tin an toàn hơn: Với việc sử dụng API, người dùng có thể đặt giới hạn về thời gian truy cập, phạm vi truy cập của bên thứ ba. Đồng thời có quyền kiểm soát và sở hữu nhiều hơn đối với dữ liệu tài chính của mình.  
  • Tiếp cận công nghệ mới: Có cơ hội tiếp cận với những sản phẩm thông minh, mang tính tùy biến và cá nhân hóa cao. 

Ứng dụng của Open Banking trong ngân hàng bán lẻ sao cho đúng? 

Open Banking cho phép các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba truy cập vào dữ liệu tài chính của người dùng. Do đó để phát triển Open Banking, ngân hàng bán lẻ sẽ thiết lập mối quan hệ đối tác với công ty công nghệ sở hữu hệ dịch vụ mới mẻ và đột phá, cung cấp các nền tảng công nghệ để kết nối và xây dựng hệ sinh thái tài chính số. 

Trên thực tế, ngân hàng mở vẫn tồn tại một số rủi ro. Trong đó, rủi ro lớn nhất chính là quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. Các đối tác thường cung cấp các kịch bản để hợp tác với ngân hàng nhưng có rất ít đầu ra về khả năng cốt lõi để kiểm soát rủi ro. Vì vậy, ngân hàng bán lẻ cần cân nhắc lựa chọn đối tác tin cậy và triển vọng. 

Tạo lợi thế dẫn đầu với SAVIS Open Banking Platform

SAVIS Open Banking Platform là hệ giải pháp được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho ngành Tài chính – Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu về pháp lý – công nghệ để kết nối và xây dựng hệ sinh thái tài chính số. Với cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc và kinh nghiệm triển khai, vận hành, SAVIS mang tới cho khách hàng những công nghệ tiên tiến nhất cùng trải nghiệm người dùng tối ưu. 

SAVIS Open Banking Platform ứng dụng các giải pháp bảo mật xác thực mạnh như OAuth (RFC 6749, RFC 6750), tiên phong cung cấp các giao thức Financial API với cấu trúc dữ liệu bảo mật JSON Data Schemas đáp ứng: 

  • Khả năng truy xuất dữ liệu tài chính an toàn, bảo mật theo chuẩn OAuth 
  • Tính năng tương tác và đồng bộ dữ liệu liên thông với nền tảng tài chính thế giới 
  • Đảm bảo sự riêng tư và kiểm soát đối với dữ liệu tài chính nhạy cảm 

Một số lợi ích vượt trội của hệ giải pháp SAVIS Open Banking Platform: 

  • Sáng tạo hệ sinh thái tài chính số kết nối liên thông với khu vực ASEAN và EU 
  • Giảm thiểu tối đa rủi ro dựa trên các nền tảng công nghệ được chứng thực về độ an toàn, bảo mật cấp độ Quốc tế (PSD2, eIDAS, GDPR…) 
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của mô hình Open Banking trên thế giới (Berlin Group, UK Group, Monetary Authority of Singapore, Aust ralian Competition and Consumer Commission, Hong Kong Monetary Authority…) 
  • Mở rộng các tính năng vượt qua ranh giới Open Banking: tận dụng toàn bộ sức mạnh của công nghệ hạ tầng Open API cho Open Finance, Open Gov , Open Healthcare… với nền tảng Microservice 
  • Cung cấp hệ giải pháp toàn diện, đầu – cuối theo nhu cầu đa dạng của các Tổ chức, doanh nghiệp Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam 

Chuyển đổi số, cụ thể là ứng dụng Open Banking trong ngân hàng bán lẻ sẽ là lợi thế để ngân hàng đi tắt đón đầu, tạo dựng thương hiệu, thu hút khách hàng tối đa. 

Vui lòng liên hệ ngay để được đội ngũ chuyên gia SAVIS hỗ trợ nhanh nhất!  

Facebook
Twitter
LinkedIn
Translate »