Những đột phá trong dịch vụ và nâng cao trải nghiệm khách hàng – Open Banking

Là một khái niệm không mới trong ngành Ngân hàng, Ngân hàng Mở – Open Banking hiện là phương thức an toàn nhất dành cho khách hàng, với mục đích kiểm soát dữ liệu tài chính và việc chia sẻ các dữ liệu này cho những bên khác ngoài ngân hàng. Để Ngân hàng Mở hoạt động thực sự có hiệu quả, các ngân hàng, ngoài cung cấp APIs cho các bên thứ 3, cần chú trọng mang tới hành trình trải nghiệm xuyên suốt cho khách hàng trên website và cả các ứng dụng di động, nhằm lấy được sự chấp thuận/sự hài lòng/hợp tác từ phía khách hàng. Do đó, tổ chức triển khai và kiểm soát Ngân hàng Mở (OBIE) – chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo các ngân hàng phải tuân thủ các quy định liên quan – đã đưa ra hàng loạt nội dung mang tính định hướng cho ngân hàng, bao gồm Tài liệu hướng dẫn quản trị trải nghiệm khách hàng (CEG) vào ngày 14 tháng 3 năm 2019. Trong đó: – Cải thiện quy trình chuyển hướng hiện tại từ các ngân hàng sang các bên thứ 3, và ngược lại – Đa dạng và chuyên biệt hóa các quy trình dành riêng cho các trường hợp khác nhau từ những khách hàng khác nhau – Bắt buộc áp dụng điều hướng từ ứng dụng sang ứng dụng đối với quy trình trên thiết bị di động – Phát triển quy trình chấp thuận 2 bước song song với quy trình chấp thuận 3 bước Tại bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào việc điều hướng giữa các ứng dụng trên thiết bị di động Chuyển hướng app-to-app trên thiết bị di động là gì? Khi người dùng chọn ứng dụng từ bên thứ 3 để truy cập và thực hiện thanh toán với API tiêu chuẩn của Ngân hàng Mở, người dùng cuối sẽ được điều hướng 2 lần: 1.Từ ứng dụng của bên thứ 3, khách hàng được điều hướng tới ứng dụng của ngân hàng (đăng nhập và chấp thuận) 2.Từ ứng dụng của ngân hàng, quay lại ứng dụng của bên thứ 3 để hoàn thành quy trình thanh toán Đối với quy trình bắt nguồn từ thiết bị di động, khi mà người dùng cuối sử dụng các ứng dụng từ bên thứ 3 và ứng dụng ngân hàng, việc điều hướng từ ứng dụng này sang ứng dụng khác cần đảm bảo mang tới trải nghiệm xuyên suốt. Quy trình này sẽ điều hướng người dùng sang ứng dụng ngân hàng đã được cài đặt sẵn trên di động, bỏ qua trình duyệt (ví dụ Chrome/Safari) trên thiết bị di động, cho phép người dùng chấp thuận giao dịch nhanh hơn, thuận lợi hơn và đơn giản hơn rất nhiều. Vậy trong trường hợp người dùng chưa cài đặt bất cứ ứng dụng ngân hàng nào trên di động? Câu trả lời là, họ sẽ được điều hướng sang giao diện web của ngân hàng trên thiết bị di động. Lợi ích của điều hướng giữa các ứng dụng với khách hàng Người tiêu dùng đang ngày càng trở nên quen thuộc với các ứng dụng trên môi trường điện tử, và việc sử các ứng dụng của ngân hàng trên thiết bị di động để thanh toán đang ngày càng trở nên phổ biến, việc quản lý tài chính hoặc thanh toán khi giao dịch thương mại điện tử, đòi hỏi phương thức sinh trắc học để định danh nhanh chóng, thuận tiện cho người dùng. Dữ liệu nghiên cứu khách hàng từ Ngân hàng Mở cho thấy, phần lớn người dùng có xu hướng thiên về quy trình dựa trên ứng dụng thông qua bảo mật sinh trắc học, ví dụ như dấu vân tay hoặc face-ID. Dưới đây là một vài ích lợi nổi bật: – Tối ưu quy trình xác thực giao dịch của người dùng thông qua ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện, tăng tỷ lệ chuyển đổi – Tăng trải nghiệm khách hàng và tính tương tác giữa người dùng với các ứng dụng bên thứ 3 – Tạo điều kiện để Ngân hàng Mở được tiếp nhận dễ dàng hơn, trở thành lựa chọn tối ưu nhất cho việc thanh toán và truy xuất dữ liệu tài chính trên thiết bị di động Vậy những cơ quan nào cần ứng dụng Ngân hàng Mở, và bằng cách nào? Cả ngân hàng và các bên thứ 3 đều cần áp dụng các hình thức liên kết sâu với chức năng điều hướng giữa các ứng dụng để phục vụ quy trình thanh toán thông qua Ngân hàng Mở. Dưới đây là tài liệu Hướng dẫn dành cho các hệ điều hành trên di động: iOS: https://developer.apple.com/ios/universal-links/ (hỗ trợ lên tới 99% cho người dùng hệ điều hành iOS, từ iOS 9 trở lên). Android: https://developer.android.com/training/app-links/index.html (hỗ trợ 70% cho người dùng hệ điều hành Android, từ Android 6.0 trở lên). Khi nào thì chức năng này chính thức được ngân hàng sử dụng? Cả 9 ngân hàng lớn nhất thế giới hiện đang đưa ra những thời hạn cuối cùng nhằm thực hiện giai đoạn 3 theo tiêu chuẩn cho Ngân hàng Mở kể từ ngày 14/3/2019 Quy định này yêu cầu các ngân hàng hỗ trợ quy trình điều hướng giữa các ứng dụng cho các đối tượng dưới đây: – Mọi nhãn hiệu ngân hàng tư nhân (theo quy định CMA ban hành) – Các dòng sản phẩm trong phạm vi PSD2 – Kinh doanh ngành hàng bán lẻ – Các trường hợp sử dụng Ngân hàng Mở – Các dịch vụ quản lý thông tin tài khoản (AIS) và Dịch vụ khởi tạo thanh toán (PIS) – Bất kỳ hệ sinh thái thiết bị hiện có hỗ trợ liên kết sâu — iOS, Android Hiện có bao nhiêu ngân hàng hỗ trợ điều hướng giữa
SAVIS được vinh danh TOP 10 Doanh nghiệp Công nghệ Thông tin hàng đầu Việt Nam

Tại Lễ công bố và vinh danh TOP 10 Doanh nghiệp Công nghệ thông tin Việt Nam 2020, SAVIS đã được vinh danh tại hạng mục TOP 10 Doanh nghiệp cung cấp giải pháp Chính phủ điện tử và TOP 10 Doanh nghiệp Bảo mật – An toàn thông tin. TOP 10 Doanh nghiệp Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam (được đổi tên từ Chương trình 50+10 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam) là chương trình bình chọn và công nhận các doanh nghiệp có uy tín và năng lực hàng đầu Việt Nam do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức thường niên từ năm 2014. Sau 3 vòng Sơ tuyển, Thuyết trình, Chung tuyển với các tiêu chí nghiêm ngặt, những doanh nghiệp có thế mạnh công nghệ thông tin vượt bậc đã được lựa chọn để tôn vinh trong Lễ công bố và vinh danh TOP 10 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam được tổ chức vào ngày 14/12/2020 tại Hà Nội. Với những nỗ lực không mệt mỏi của mình, SAVIS đã xuất sắc lọt TOP 10 Doanh nghiệp cung cấp giải pháp Chính phủ điện tử và TOP 10 Doanh nghiệp Bảo mật – An toàn thông tin. Xây dựng Chính phủ điện tử, từng bước chuyển đổi Chính phủ điện tử thành Chính phủ số, đưa mọi hoạt động của Chính phủ lên môi trường số, sáng tạo nhiều dịch vụ hữu ích, tăng cường tương tác giữa người dân và chính quyền, lấy Chính phủ số là nền tảng để hướng tới kinh tế số, xã hội số là chiến lược trọng tâm quốc gia, là một chủ trương lớn trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2020 – 2025, định hướng đến năm 2030. Trong 16 năm qua, Chính phủ điện tử là một lĩnh vực thế mạnh của SAVIS. Công ty đã triển khai thành công nhiều dự án lớn về công nghệ thông tin cho các tổ chức trên phạm vi toàn quốc, là đối tác tin cậy và lâu dài của các Bộ, Ban, Ngành thuộc Chính phủ. SAVIS sở hữu hệ sản phẩm, giải pháp phục vụ Chính phủ điện tử, Chính phủ số đa dạng, ưu việt do đội ngũ công ty tự nghiên cứu, phát triển trên nền tảng công nghệ mới 4.0, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn bảo mật của Việt Nam và thế giới. Hệ giải pháp Chính phủ điện tử của SAVIS giúp giải quyết những bài toán số hóa quan trọng nhất về hiện đại hóa nền hành chính công, định danh công dân từ xa, tự động hóa quy trình xử lý hồ sơ, thủ tục hành chính trong tiếp nhận, thanh toán phí, lệ phí đến giải quyết và trả kết quả; khả năng chia sẻ, tích hợp dữ liệu cho toàn bộ hệ thống vào một nền tảng duy nhất; đến số hóa, lưu trữ tài liệu điện tử, xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về kinh tế – xã hội, đảm bảo an toàn hệ thống thông tin. Những giải pháp tiêu biểu bao gồm: SAVIS LGSP 2.0 – Giải pháp nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu, SAVIS eGate 3.0 – Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử tích hợp liên thông, SAVIS eArchive – Giải pháp số hóa, lưu trữ điện tử tập trung trên nền tảng Big Data, SAVIS eGov MIS-BI – Hệ thống cơ sở dữ liệu và báo cáo kinh tế – xã hội, SAVIS DMO – Hệ thống kho dữ liệu, giám sát, điều hành chính quyền điện tử và đô thị thông minh trên nền tảng Big Data, TrustCA – Giải pháp chứng thực điện tử và ký số, Smart eKYC – Giải pháp định danh người dùng từ xa, Smart Kiosk – Hệ thống Kiosk tự động all-in-one… Với tính năng sáng tạo cùng khả năng làm chủ công nghệ, Hệ giải pháp Chính phủ điện tử của SAVIS đã nhiều lần được vinh danh tại các giải thưởng Công nghệ thông tin uy tín như: Danh hiệu Sao Khuê, Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam, Danh hiệu Chìa khóa vàng… Đối với lĩnh vực Bảo mật – An toàn thông tin, SAVIS tự hào là một trong những doanh nghiệp tiên phong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp an toàn – an ninh mạng tại Việt Nam. Đến nay, SAVIS trở thành một thương hiệu uy tín trong trên thị trường, đã và đang đảm bảo an ninh mạng cho các hệ thống thông tin quan trọng của các tổ chức, doanh nghiệp khối Chính phủ, Viễn thông, Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm, Viễn thông, Giáo dục, Y tế… SAVIS SOC – Giải pháp Giám sát An ninh mạng cùng hệ giải pháp về ký số và xác thực, định danh điện tử như TrustCA – Giải pháp chứng thực điện tử và ký số, Smart eKYC – Giải pháp định danh người dùng từ xa, SAVIS Digital-ID – Hệ thống định danh, xác thực điện tử tập trung, SAVIS Bank-ID – Hệ thống định danh, xác thực điện tử ngành Ngân hàng… giúp các cá nhân, tổ chức kiểm soát và kịp thời xử lý các mối đe dọa an ninh hay nguy cơ tấn công mạng đồng thời tạo ra một hệ thống thông tin an toàn nhờ theo dõi, định danh chính xác đối tượng được phép truy cập, phân quyền truy cập chặt chẽ và mã hóa thông tin quan trọng. Năm 2020, SAVIS đã vinh dự được Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng Bằng khen cho những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lĩnh vực An toàn, an ninh mạng. Chuyển đổi số chính là việc thay đổi tư duy, cách thức làm việc, mô hình kinh doanh,
SAVIS giới thiệu hệ giải pháp an toàn, an ninh mạng tại Ngày An toàn Thông tin Việt Nam 2020

Ngày 02/12, tại Hội thảo – Triển lãm quốc tế Ngày An toàn Thông tin Việt Nam, SAVIS đã giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ An toàn thông tin cùng hệ giải pháp Chuyển đổi số sáng tạo mang tinh thần Make in Vietnam phục vụ cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực. Hội thảo – Triển lãm Ngày An toàn Thông tin Việt Nam 2020 với chủ đề “An toàn, an ninh mạng Make in Vietnam – Yếu tố then chốt trong Chuyển đổi số quốc gia” đã được diễn ra vào ngày 02/12/2020, tại Hà Nội. Đây là một diễn đàn quan trọng cấp quốc gia về an toàn, an ninh mạng, được tổ chức thường niên bởi Hiệp hội ATTT Việt Nam (VNISA), phối hợp với Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT và Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng, Bộ Quốc phòng, dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT. Sự kiện bao gồm các phiên hội thảo chuyên đề, triển lãm quốc tế và khu trình diễn công nghệ An toàn thông tin – Hacker Street, thu hút hơn 1000 đại biểu là Lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ban, ngành, các đại diện tập đoàn, doanh nghiệp, các đối tác và chuyên gia về CNTT, ATTT. Phát biểu tại Lễ Khai mạc, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhận định về vai trò của các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng: “Cường quốc an ninh mạng thì cũng như cường quốc quân sự, công nghiệp an ninh mạng cũng như công nghiệp quốc phòng. Việt Nam thịnh vượng trên không gian mạng thì phải biết bảo vệ mình trên không gian mạng. Sứ mệnh của an toàn, an ninh mạng Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng. Trách nhiệm này là trên vai các bạn – các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng và cũng là trách nhiệm của Hiệp hội An toàn thông tin. Chúng ta phải làm chủ Hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng, xây dựng một nền công nghiệp an toàn, an ninh mạng hùng mạnh”. SAVIS tham gia sự kiện với tư cách là một trong những nhà phát triển sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin uy tín, nằm trong TOP 10 doanh nghiệp Bảo mật – An toàn thông tin hàng đầu Việt Nam 2020. Gian trưng bày và demo sản phẩm – giải pháp của SAVIS thu hút sự quan tâm của đông đảo đại biểu và khách mời tham gia Hội nghị. Năm 2020 được coi là năm Chuyển đổi số quốc gia với sự phát triển và ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ mới như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật để thay đổi tư duy, quy trình làm việc và hoạt động kinh doanh. Trong quá trình phát triển Chính phủ số, hướng đến kinh tế số, xã hội số, việc thiết lập ra môi trường mạng an toàn để Chính phủ, doanh nghiệp và người dân sử dụng có vai trò hết sức quan trọng. Đây là điều kiện cơ bản, là yếu tố then chốt để thực hiện thành công chuyển đổi số Quốc gia. Lĩnh vực Bảo mật – An toàn thông tin được định hướng là lĩnh vực thế mạnh và ưu tiên phát triển của SAVIS trong những năm qua. Năm 2017, SAVIS trở thành một trong 6 đơn vị đầu tiên được cấp phép cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng. Đến năm 2020, SAVIS là doanh nghiệp tiên phong kết nối, chia sẻ thông tin thành công với Hệ thống giám sát an toàn không gian mạng quốc gia và được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen vì những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực An toàn Thông tin. Hệ thống sản phẩm, dịch vụ An toàn thông tin do SAVIS phát triển bao gồm những nền tảng quan trọng đảm bảo môi trường mạng an toàn cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp: từ giám sát, xử lý sự cố an ninh mạng, chứng thực điện tử và ký số bảo mật, định danh, xác thực điện tử, nền tảng tích hợp, chia sẻ thông tin an toàn, đến lưu trữ điện tử an toàn trong tổ chức. SAVIS SOC – Giải pháp Giám sát An ninh mạng là một giải pháp tiêu biểu được SAVIS giới thiệu trong đợt này. Giải pháp được xây dựng với mục tiêu liên tục phân tích sự kiện mạng cũng như hành vi người dùng trong hệ thống thông tin của tổ chức, phục vụ cho việc điều tra các cảnh báo và dò tìm các mối đe dọa đối với hệ thống thông tin. Giải pháp sử dụng công nghệ 4.0 như: Trí tuệ nhân tạo AI, Machine learning, Deep Learning, Elastic Search, Dữ liệu lớn Big Data… giúp giảm thiểu cảnh báo rác, phân tầng cảnh báo sự kiện quan trọng, tăng hiệu suất phân tích cảnh báo, giảm dung lượng lưu trữ thô xuống 100 lần, tiết kiệm thời gian và chi phí liên quan tới dữ liệu. Với những tính năng nổi bật đó, SAVIS SOC xuất sắc giành chiến thắng tại Lễ trao Danh hiệu Chìa khóa vàng 2020 tại Hạng mục Dịch vụ ATTT tiêu biểu. Hệ thống ký số bảo mật đóng vai trò đảm bảo tính tin cậy, tính toàn vẹn, chống chối bỏ dữ liệu khi giao dịch điện tử. Hệ sinh thái giải pháp của SAVIS bao gồm: Hệ thống ký số bảo mật – SAVIS Siging Server, Giải pháp ký số all-in-one đầu tiên tại Việt Nam – SAVIS Signing BOX, Giải pháp ký số và quản lý tài liệu điện tử – SAVIS GOSign, Dịch vụ đóng dấu thời gian – SAVIS Timestamp Signing, Giải pháp Hợp đồng điện
API Banking/Open API – “Làm quen” với Ngân hàng Mở

Mỗi tiến bộ của công nghệ lại giảm tải thời gian và khoản đầu tư mà các tổ chức tài chính cần thực hiện. Giao diện lập trình ứng dụng, hay còn gọi là API, là một trong số những tiến bộ vượt bậc ấy. Thế giới tin rằng API là một phần không thể thiếu của cuộc cách mạng tự động hóa. Mặc dù công nghệ tương tự đã tồn tại cách đây mười năm, chúng ta đã thấy rằng Open API đã thay đổi cách các Ngân hàng đang phục vụ người dùng. Ngân hàng Mở (Open Banking), dựa trên khái niệm tương tự, là minh chứng rằng các Tổ chức Tài chính có thể cung cấp các dịch vụ mới, đầy sáng tạo cho khách hàng. Cách mạng Ngân hàng số: Xu hướng mới của ngành Công nghiệp Tài chính Hãng Deloitte cho rằng Ngân hàng Mở và API Banking đã mở ra một kỷ nguyên kỹ thuật số mới tốt đẹp hơn. Deloitte nhận thấy rằng các nước như Úc, Anh, và Liên minh Châu Âu đã đón nhận những tiến bộ công nghệ nói trên để cải tiến dịch vụ thanh toán cho người dùng. Hãng Iflexion ước tính, có tới 78% công dân trẻ của nước Mỹ sẽ sử dụng ngân hàng số. Vậy API là gì? API là một tổ hợp các giao thức và công cụ để xây dựng nên một ứng dụng, thực hiện một chức năng độc lập. Mục đích của API là để tạo ra một đầu mối đón nhận thông tin từ một ứng dụng khác hoặc chia sẻ thông tin ra ngoài. Các công cụ của API khi sử dụng cùng nhau được gọi là các thành phần (components). Người dùng có thể tích hợp các thành phần này với các ứng dụng sẵn có. Một số Ngân hàng lớn hiện nay đang sử dụng tới hơn 1000 ứng dụng khác nhau. Điều này tạo nên sự phức tạo vô cùng lớn để có thể chia sẻ dữ liệu, quản lý báo cáo hay điều phối thông tin. Trong vòng 10 năm vừa qua, con người đã nỗ lực để giảm tải các kho dữ liệu (data silos). Vì vậy, điều đó đã dẫn tới việc sử dụng API cũng như các ứng dụng tích hợp ngày càng rộng rãi. Các ứng dụng mới ngày nay có thể chia sẻ dữ liệu một cách tự động thông qua chuẩn Open API như Swagger. Đây thực sự là điều cứu cánh cho các doanh nghiệp đang nắm quá nhiều ứng dụng và hoạt động phân tán. Người dùng có thể kiểm soát các loại hình thông tin cần chia sẻ cũng như thành phần gửi. Chỉ cần một API để thực hiện điều này và kiến tạo các kết nối tương ứng. Đầu nối API (API Connector) là gì? Đầu nối API đóng vai trò như một biện pháp đảm bảo an ninh và chuyển tiếp thông tin. Nếu không có API, dữ liệu sẽ được lưu trữ trong một khu vực nhất định (container) hoặc một cơ sở dữ liệu mà không có khả năng chia sẻ an toàn với những ứng dụng khác. Một trong những rủi ro lớn đối với hệ thống thông tin đến từ các vi phạm chính sách bảo mật, khiến doanh nghiệp dễ bị tin tặc tấn công. Khi người dùng bổ sung giao diện lập trình ứng dụng, công tác bảo mật và tích hợp được chuẩn hóa .Người dùng cũng có thể sử dụng nhiều giao diện lập trình để thêm vào các lớp bảo mật cho dữ liệu. Hãy thử tưởng tượng khi tích hợp Gmail, LinkedIn và Office 365: người dùng có thể chia sẻ thông tin giữa các ứng dụng, dù các chương trình này hoàn toàn khác nhau. API cho phép người dùng trao đổi dữ liệu nhanh chóng và tiết kiệm đáng kể thời gian. Các API nội bộ được tạo cho người dùng nội bộ và các thành phần số hóa khác. Chúng cho phép cho phép người dùng trao đổi dữ liệu một cách an toàn giữa các ứng dụng cấp thấp, giữa đồng nghiệp và các phòng ban. Thông thường, chúng có thể được tùy chỉnh cho nhu cầu kinh doanh cá nhân. Các công ty phần mềm như Virtus Flow còn tạo ra các API nội bộ để tối ưu hóa khả năng chia sẻ dữ liệu quan trọng trên nền tảng của họ. Các API đối tác được tạo cho các doanh nghiệp mà người dùng cộng tác. Họ được gọi là các đối tác bên ngoài vì về cơ bản, họ không thuộc danh sách người dùng trong công ty. Tuy nhiên, các API này không công khai và có nhiều hạn chế giúp giảm nguy cơ mất an toàn dữ liệu. Người dùng có thể quyết định loại dữ liệu được chia sẻ để cài đặt API cho phù hợp. Các API công cộng là loại API mà bất cứ ai cũng có thể truy cập, thông qua tài khoản xác thực bằng mật khẩu. Một ví dụ cơ bản là màn hình đăng nhập bằng Facebook hoặc đăng nhập bằng Google trên các website điện tử. API đó sẽ chuyển hướng người dùng sang cửa sổ đăng nhập của Facebook hoặc Google. Các trang điện tử tài chính như Paypal cũng cho phép loại hình đăng nhập nói trên. Một điểm bất lợi của phương thức này là mức độ bảo mật không được cao, tuy nhiên người dùng lại có được sự tiện lợi. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng tích hợp các API công cộng vào nền tảng số của họ. Open API là gì? Open API là một tiêu chuẩn mới, còn được biết với tên Restful API. Chúng cho phép người dùng tích hợp ứng dụng thông qua nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau, bao
SAVIS giành cú đúp tại Lễ trao Danh hiệu Chìa khóa vàng 2020

Tại Lễ trao Danh hiệu Chìa khoá vàng 2020, SAVIS đã xuất sắc giành cú đúp giải thưởng với: SAVIS SOC – Dịch vụ Giám sát An ninh mạng và TrustCA– Giải pháp Chứng thực điện tử và Ký số cho hai hạng mục Dịch vụ An toàn thông tin tiêu biểu và Giải pháp CNTT an toàn tiêu biểu cho chuyển đổi số. Chương trình bình chọn Danh hiệu Chìa khóa vàng 2020 là hoạt động thường niên được tổ chức bởi Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông. Sau gần ba tháng, Chương trình đã lựa chọn và trao Danh hiệu Chìa khóa vàng cho 45 sản phẩm, dịch vụ, an toàn thông tin; giải pháp công nghệ thông tin an toàn tiêu biểu phục vụ cho chuyển đổi số của 17 doanh nghiệp, tổ chức an toàn thông tin trong cả nước. Với khả năng đáp ứng yêu cầu bảo mật mức độ cao nhất cùng các tính năng an toàn tự phát triển trên nền tảng công nghệ mới 4.0, SAVIS vinh dự có hai giải pháp, dịch vụ được tôn vinh tại Lễ trao Danh hiệu Chìa khóa vàng 2020. 1. SAVIS SOC – Dịch vụ Giám sát An ninh mạng giành Danh hiệu Chìa khóa vàng 2020 tại Hạng mục Dịch vụ An toàn Thông tin tiêu biểu Chuyển đổi số ngày càng tăng tốc cũng đồng nghĩa những thách thức về an toàn thông tin ngày một gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Các tổ chức cần có những kế hoạch chủ động đón đầu các mối đe dọa an ninh thông tin, nếu không muốn chịu những tổn thất nặng nề từ những đợt tấn công mạng. An toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết, là then chốt để phát triển Chính phủ điện tử và chuyển đổi số, do đó cần phải đi trước một bước. Hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng phải do chính doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và làm chủ, Make in Vietnam để phục vụ Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và các hệ thống thông tin quan trọng của tổ chức, doanh nghiệp. Lực lượng an toàn, an ninh mạng có trách nhiệm bảo vệ sự thịnh vượng của quốc gia trên không gian mạng. Dịch vụ Giám sát An ninh mạng – SAVIS SOC được phát triển với nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của các tổ chức. SAVIS SOC sở hữu công nghệ hiện đại cùng một đội ngũ điều hành viên thường trực phân tích sự kiện mạng cũng như hành vi người dùng trong hệ thống thông tin của tổ chức, phục vụ cho việc điều tra các cảnh báo và dò tìm các mối đe dọa đối với hệ thống thông tin. SAVIS SOC cung cấp dịch vụ 24/7, liên tục giám sát và cải thiện vị thế an ninh của tổ chức, đồng thời đảm bảo tuân thủ Nghị định số 85/2016/NĐ-CP, Thông tư số 31/2017-BTTTT, Công văn số 2973/BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động giám sát an toàn hệ thông tin. Hệ thống có khả năng thực chiến mạnh mẽ nhờ tổng hợp sức mạnh của 3 yếu tố cốt lõi: Công nghệ, Con người và Quy trình. Việc ứng dụng công nghệ mới 4.0 đã làm nên khác biệt lớn của SAVIS SOC so với những dịch vụ khác đang cung cấp trên thị trường. SAVIS SOC được xây dựng đơn giản, gọn nhẹ, dễ dàng nhân rộng mô hình chỉ với một hệ thống xử lý trung tâm và thu thập thông tin từ các chi nhánh thông qua các thiết bị cảm biến. Công nghệ AI, Machine learning, Deep Learning, Elastic Search, Dữ liệu lớn Big Data… trong SOC giúp giảm thiểu cảnh báo rác, phân tầng cảnh báo sự kiện quan trọng, tăng hiệu suất phân tích cảnh báo, giảm dung lượng lưu trữ thô xuống 100 lần, tiết kiệm thời gian và chi phí liên quan tới dữ liệu. Đồng thời, SAVIS SOC cho phép trích xuất báo cáo dạng biểu đồ, hỗ trợ thay đổi tùy chỉnh, tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS, CIS TOP, HIPAA. Quy trình phân công nhiệm vụ, phối hợp giữa các nhóm nhân sự cũng như mối tương tác giữa con người và hệ thống của SAVIS SOC được tuân thủ nghiệp ngặt theo tiêu chuẩn ISO 27001, ISO 20000, ITSM, nhằm đảm bảo khả năng sẵn sàng ứng cứu 24/7. SAVIS SOC là một trong 08 hệ thống đầu tiên hoàn thành kết nối, chia sẻ thông tin với Hệ thống giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. 2. TrustCA – Giải pháp Chứng thực điện tử và Ký số giành Danh hiệu Chìa khóa vàng 2020 tại Hạng mục Giải pháp CNTT an toàn tiêu biểu cho chuyển đổi số TrustCA – Giải pháp Chứng thực điện tử và ký số đã xuất sắc trở thành giải pháp chứng thực và ký số duy nhất được tôn vinh tại Hạng mục Giải pháp CNTT an toàn tiêu biểu cho chuyển đổi số. Ông Phạm Văn Đức – Phó Tổng Giám đốc Công ty đại diện lên nhận Danh hiệu Với vai trò nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, SAVIS/TrustCA là đơn vị đầu tiên đáp ứng đầy đủ điều kiện cung cấp chứng thư số an toàn SHA-256 cho các cá nhân, tổ chức, thay thế SHA-1 đã lỗi thời, dễ bị bẻ khoá, giả mạo giao dịch điện tử. Hệ sinh thái giải pháp của TrustCA còn bao gồm những giải pháp, dịch vụ ký số bảo mật như: Hệ thống ký số bảo mật – SAVIS Siging Server, Giải pháp ký số all-in-one đầu tiên tại Việt
Ký số xác thực lâu dài Long Term Validation

Nhằm chuẩn hóa thể thức và khả năng xác thực, Viện Tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (ETSI) đã ban hành một loạt các tiêu chuẩn cơ sở cho định dạng chữ ký số. Một trong số các tiêu chuẩn quan trọng nhất là TS 102 778 với các quy định hướng dẫn áp dụng chuẩn ISO 32000-1 cho tập tin PDF, hay còn được biết đến với tên gọi PDF Advanced Electronic Signature – PAdES. Tiêu chuẩn PaAdES được thiết lập dựa trên tiêu chí cho phép các tài liệu điện tử đã ký số có thể lưu trữ, tra cứu và sử dụng được sau hàng thập kỷ. Tại bất kỳ thời điểm nào trong tương lai, dù công nghệ có thay đổi với những bước tiến vượt bậc, người dùng vẫn phải xác thực được tài liệu điện tử – đặc biệt đối với hiệu lực của chữ ký số tại thời điểm ký. Đây chính là tiền đề cho sự ra đời của công nghệ “Ký số xác thực lâu dài”, còn gọi là Long-term Validation (LTV). Với công nghệ Ký số xác thực lâu dài LTV, mốc thời gian ký số được ghi lại và lưu trữ ngay trong tài liệu điện tử. Trạng thái kích hoạt LTV được hiển thị trong các tham số của chữ ký số. Chứng cứ xác thực được lưu trữ ngay trong tài liệu điện tử, cho phép kiểm tra hiệu lực của chứng từ điện tử trong tương lai mà không phục thuộc vào hiệu lực hay trạng thái bị thu hồi của chứng thư số sau khi ký. Chính vì các chứng cứ này được lưu bên trong tài liệu đã ký số nên chúng cũng được xác thực và bảo vệ bởi chữ ký số của tài liệu điện tử, giảm thiểu tối đa các rủi ro sai sót hoặc giả mạo. Công nghệ LTV là lựa chọn hữu ích giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hạn chế sự phụ thuộc vào hệ thống bên thứ ba và giảm thiểu những nghi vấn trong tương lai đối với các chứng thư số đã hết hạn/bị thu hồi. Ứng dụng LTV vào giải pháp ký số Hiện nay, một số ngành nghề nhất định yêu cầu khả năng xác thực tính hiệu lực của chữ ký vào thời điểm ký, tức đòi hỏi áp dụng các tiêu chuẩn nâng như PadES. Khi Acrobat Reader hoặc bất kỳ phần mềm PDF nào khác hỗ trợ xác thực ký số mở các tài liệu PDF, phần mềm sẽ thực hiện xác thực hiệu lực chứng thư số trong quy trình ký số của tài liệu điện tử. Với công nghệ LTV, dữ liệu về thời điểm ký được lưu ngay trên tài liệu cho phép phần mềm PDF xác thực hiệu lực chữ ký số tại thời điểm ký thông qua thông tin về mốc thời gian có sẵn. Do vậy, phần mềm PDF vẫn có thể kiểm tra xác thực hiệu lực của chứng thư số tại thời điểm ký, ngay cả khi chứng thư số gốc đã không còn hiệu lực hoặc bị thu hồi. Với tài liệu điện tử không được ký số bằng công nghệ LTV, các phần mềm PDF như Acrobat Reader sẽ gặp khó khăn khi thực hiện xác thực chứng thư số đính kèm với chữ ký số. Nếu chứng thư số hết hạn, Acrobat Reader sẽ hiển thị cảnh báo màu vàng cho người dùng với thông điệp “Ít nhất một chữ ký đã có vấn đề”. Cảnh báo này có nghĩa phần mềm Acrobat Reader không có khả năng xác định hiệu lực của chứng thư số tại thời điểm ký. Đồng hành cùng SAVIS trong các giải pháp Ký số toàn diện: FBpage: https://www.facebook.com/SavisTechnologyGroup Hotline: 1900 636 156 Zalo: 076 201 6898/035 690 6662 Email: dichvuso@savis.vn #Savis#kysotuxa#remotesigning#kysonangcao#ades#kysoxacthuc#chungthucdientu#luutrudientu
Ngày hội Thể thao SAVIS OLYMPIC 2020 tưng bừng sắc đỏ – Người SAVIS trí, lực song toàn

Là hoạt động thường niên hưởng ứng sự kiện Kỷ niệm 16 năm thành lập công ty, SAVISers tạm cởi bỏ chiếc áo công sở mọi ngày, tham gia so tài đọ sức trên mặt trận thể thao. Bốn đội chơi là bốn phong cách khác biệt nhưng chung 1 tinh thần mạnh mẽ. Đây là sự kiện lớn nhất trong năm với nhiều tài năng thể thao được hé lộ với nhiều niềm vui, thậm chí cả máu và nước mắt đã rơi vì tiếc nuối. Thứ Bảy, ngày 31/12/2020, Đại hội thể thao SAVIS OLYMPIC 2020 đã diễn ra trên sân bóng Thành Nam PVV. Tham dự ngày hội có toàn thể Ban lãnh đạo và hơn 150 anh em SAVIS. Đại hội thể thao OLYMPIC là sự kiện tiêu biểu cho ý chí sắt đá, khẳng định năng lực của con người SAVIS trên mọi mặt trận: trí để thoả sức sáng tạo, phá bỏ mọi giới hạn; lực để kiên cường và mạnh mẽ cản phá khó khăn. Đằng sau những giây phút đổ mồ hôi, sôi nước mắt của các vận động viên, là sự đầu tư mạnh tay từ các nhà tài trợ sáng giá, đi cùng với nguồn động viên vô giá từ toàn thể anh chị em đã, đang làm việc, học tập tại SAVIS. SAVIS OLYMPIC 2020 là sự góp mặt từ 4 đội chơi:Ngọc Kỳ Lân, Hùng Ưng, Tên lửa và Độc Nhất Một, với 4 thế mạnh riêng biệt khiến cho Ban Giám khảo năm nào cũng đau đầu chọn lựa, tuy nhiên, với những thay đổi về nhân sự, luật chơi và những yếu tố như thời tiết, người xem đã có những phút giây mãn nhãn cùng những cung bậc cảm xúc khó quên. Mở màn với trận chung kết bọng sọt nữ là chiến thắng thuyết phục từ các cô gái Ngọc Kỳ Lân trước Hùng Ưng. Đúng tinh thần SAVIS, năm nay các phần thi đã có sự thay đổi rất lớn. Sau phát biểu khai mạc của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS – Ông Hoàng Nguyên Vân, các đội chơi bước vào phần thi tiếp sức 8 nội dung, gồm: Nhảy ếch, trườn, nhảy lò cò, chống đẩy, nhảy xa, lắc vòng, quay vòi voi và đá penalty. Đây là một thách thức thật sự cho cả 4 đội khi có những yêu cầu khắt khe về thời gian và thể lực. Là yếu tố bất ngờ nhất của mùa giải 2020, Độc Nhất Một được xướng tên tại phần thi này khiến 3 đội còn lại càng hừng hực khí thế chiến đấu. Một cơn mưa rơi xuống tưởng rằng sẽ khiến tinh thần tranh đấu giảm đi, trái lại khiến sân chơi và người chơi nóng lên từng phút. Chưa dừng lại ở đó, nhằm nâng cao tinh thần đồng đội, trò chơi nhảy dây 8 người do SAVIS sáng tạo ra khiến các đội chơi mang lại nhiều tiếc nuối và kỷ niệm khó phai. Ngọc Kỳ Lân một lần nữa khẳng định vị trí số 1 về thể lực và tinh thần teamwork khi về nhất trong phần thi này. Không hề thua kém, tại trò chơi cuối cùng – Kéo co, Độc Nhất Một khẳng định vị trí của mình khi làm cả 3 đội còn lại suýt lăn ra cỏ với chiến thuật bí hiểm, mang lại kết quả xuất sắc. Gay cấn tới phút cuối cùng, Hùng Ưng và Ngọc Kỳ Lân, 2 kỳ thủ bóng sọt lại gặp nhau tại trận cuối kéo co. Với những thay đổi chuẩn xác về nhân sự và chỉ đạo từ HLV, Ngọc Kỳ Lân đã chiến thắng và bảo vệ ngôi vương thành công. Như vậy, SAVIS OLYMPIC 2020 đã khép lại với nhiều dư âm trong lòng mỗi người. Là một sự kiện ghi dấu, vừa là sân chơi thể thao thú vị cho anh chị em tranh tài, mỗi mùa Olympic là trải nghiệm quý giá, đầy niềm vui, là biểu tượng của tinh thần đồng đội và những bài học cho mùa giải năm sau thành công hơn nữa. SAVIS OLYMPIC 2020 thực sự là cơ hội và kỉ niệm, là bức tranh muôn màu về người SAVIS mạnh trí – khoẻ lực. Hẹn gặp lại tất cả tại SAVIS OLYMPIC 2021! Nhanh tay download 7749 hình ảnh do BTC chớp được
SAVIS WOMEN DAY 2020 – Yêu thương đong đầy

“Một nửa là để yêu thương Một nửa là để tương tư trong lòng Mỗi năm 1 ngày nhớ mong Nhớ sao cho lại trăm nghìn ngày qua” Mỗi năm qua đi, con thuyền SAVIS vẫn tiến bước về phía trước, vượt qua rất nhiều khó khăn, đạt được những thành tựu lớn, nhỏ… Trong những gặt hái đó, không thể thiếu được bóng dáng và sự cống hiến không ngừng nghỉ của chị em phụ nữ SAVIS. ½ SAVIS là ai? Ngoài là những người mẹ, người vợ, người chị có trách nhiệm trong gia đình, họ còn là những chiến binh mạnh mẽ, là đồng nghiệp ăn ý trong công việc hơn ai hết khi ngày càng thể hiện vai trò của mình trên mọi mặt trận. Khéo léo, bản lĩnh nhưng chẳng thiếu dịu dàng, ngọt ngào, khiến nam nhi SAVIS yêu thương và tự hào không hết. Khác với SAVIS WOMEN DAY năm ngoái, năm nay, anh em đã dày công chuẩn bị sân khấu tràn ngập trong sắc đỏ – trắng, màu của sự cảm thông, đẹp đẽ và tôn vinh, cùng những tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” trẻ trung, hóm hỉnh. Không thể thiếu trong những bữa tiệc SAVIS, là đồ ăn ngon, hoa quả ngọt và những trò chơi thú vị, để lại rất nhiều dư vị ngọt ngào trong lòng mỗi người. Tạm quên đi những khó khăn, cơm áo, con cái và công việc, đến với SAVIS WOMEN DAY 2020, để chúng ta hiểu rằng, khi ½ cộng ½ sẽ tạo ra một tập thể vững chắc và mạnh mẽ nhất, cảm ơn chị em SAVIS vì những cống hiến và những giá trị to lớn không thể tả hết bằng lời. Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, chúc chị em luôn xinh tươi, hạnh phúc, luôn là chính mình và sẽ luôn là những đồng nghiệp cùng tiến trên mỗi bước đi sắp tới. P/s: We love SAVIS Women x 3000
SAVIS giành liên tiếp 5 giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020

SAVIS một lần nữa khẳng định thế mạnh công nghệ, sức sáng tạo và đột phá trong chiến lược phát triển thị trường khi sở hữu 5 sản phẩm, giải pháp công nghệ số tiêu biểu được tôn vinh tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020. Năm 2020 là năm thứ ba Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam được tổ chức nhằm tôn vinh các tổ chức, cá nhân có những thành tựu, đóng góp có giá trị cho sự phát triển công nghệ số, góp phần quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số quốc gia. Được phát động từ tháng 3/2020, giải thưởng đã nhận được 232 hồ sơ dự thi ở tất cả các hạng mục. Sau các vòng sơ khảo, chung khảo công tâm, Ban tổ chức đã lựa chọn ra 27 doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ và 31 đơn vị là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp chuyển đổi số tiêu biểu để trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020. Với sự sáng tạo về tính năng, công nghệ cùng sự hiệu quả trong phương án phát triển thị trường, SAVIS vinh dự là doanh nghiệp xuất sắc sở hữu 5 giải pháp giành Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020. Các sản phẩm, giải pháp được tôn vinh của SAVIS giúp giải quyết bài toán chuyển đổi số toàn diện: từ ký số bảo mật, số hóa, lưu trữ điện tử đến chia sẻ, tích hợp các nguồn dữ liệu rời rạc thành một cơ sở chung hợp nhất để dễ dàng tổng hợp, báo cáo, giám sát, áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực: Chính phủ điện tử, Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm, Y tế, Giáo dục, Viễn thông, Phát thanh – Truyền hình… SAVIS e-Archive 2.0 – Giải pháp số hóa, lưu trữ điện tử tập trung trên nền tảng Big Data cho cơ quan, tổ chức nhà nước SAVIS LGSP 2.0 – Giải pháp nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu cho Chính quyền điện tử, Chính quyền số SAVIS DMO – Hệ thống kho dữ liệu, giám sát, điều hành chính quyền điện tử và đô thị thông minh trên nền tảng Big Data SAVIS MIS –BI – Hệ thống cơ sở dữ liệu và báo cáo kinh tế – xã hội Nghị định số 30/2020/NĐ-CP và Quyết định 458/QĐ-TTg về lưu trữ, lưu trữ tài liệu điện tử trong cơ quan nhà nước được ban hành đã cho thấy công tác lưu trữ điện tử là ưu tiên lớn khi xây dựng Chính phủ điện tử. Thực tế cho thấy nếu lưu trữ điện tử được thực hiện nghiêm túc sẽ giúp nâng cao khả năng hoạt động của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng tài nguyên quốc gia. Với bài toán lưu trữ, SAVIS đã có hơn 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu, triển khai hệ thống lưu trữ điện tử cho các đơn vị, tổ chức nhà nước. SAVIS là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam là thành viên của Hội đồng Lưu trữ quốc tế – ICA, có quyền truy cập không giới hạn hệ thống tài nguyên và được mời tham dự các sự kiện về lưu trữ quy mô và uy tín nhất thế giới. Trong đó, giải pháp trọng tâm: SAVIS eArchive 2.0 – Giải pháp số hóa, lưu trữ điện tử tập trung trên nền tảng Big Data cho cơ quan, tổ chức nhà nước là giải pháp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đáp ứng Thông tư số 02/2019/TT-BNV và tuân thủ tiêu chuẩn kiến trúc lưu trữ mở OAIS – ISO 14721:2012, ISO 16363:2012, gắn ký đóng dấu thời gian Timestamp, ký số lâu dài LTANS cho lưu trữ điện tử lâu dài. SAVIS eArchive 2.0 sẽ đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu lớn của các tổ chức, giúp tối ưu nguồn lực, xây dựng, triển khai, vận hành các hệ thống xử lý dữ liệu dựa trên cơ sở nền tảng chung hợp nhất. Bên cạnh đó, năm 2020, SAVIS mới ra mắt SAVIS eArchive BOX – Giải pháp lưu trữ điện tử all-in-one đầu tiên tại Việt Nam, cho phép tổ chức xây dựng một hệ thống lưu trữ độc lập để vận hành và tích hợp với mức chi phí đầu tư hợp lý, thiết lập nhanh chóng và sử dụng dễ dàng. Để hiện đại hóa nền hành chính công, khả năng chia sẻ, tích hợp dữ liệu cho toàn bộ hệ thống vào một nền tảng duy nhất; đồng bộ hóa dữ liệu hồ sơ, thủ tục hành chính từ Trung ương đến các cấp Tỉnh/Thành phố, tránh tình trạng cát cứ dữ liệu là yêu cầu tiên quyết. SAVIS LGSP 2.0 giúp giải quyết toàn diện bài toán này nhờ lớp kết nối rộng, cho phép kết nối với hầu hết nguồn dữ liệu bên trong cũng như bên ngoài cơ quan tổ chức, kết nối với các hệ thống thông tin quốc gia quan trọng. Tháng 5/2020, SAVIS LGSP 2.0 đã xuất sắc lọt TOP10 Danh hiệu Sao Khuê 2020. Từ khả năng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tạo nên nhu cầu hình thành các kho dữ liệu tập trung, thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn, hỗ trợ nhà quản lý giám sát, điều hành và ra quyết định chính xác hơn. Những công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo AI, điện toán đám mây, dữ liệu lớn Big Data, Search Engine – Elastic Search, kiến trúc MicroServices,… được tích hợp trong hai giải pháp SAVIS DMO – Hệ thống kho dữ liệu, giám sát, điều hành chính quyền điện tử và đô thị thông minh và SAVIS MIS-BI – Hệ thống cơ sở dữ liệu và báo cáo kinh tế – xã hội đã đáp ứng tốt nhu cầu