04 tiêu chí lựa chọn giải pháp hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử đang được phát triển rộng rãi để đáp ứng nhu cầu tăng cao của doanh nghiệp, tổ chức và dần thay thế hợp đồng truyền thống. Tuy nhiên, việc lựa chọn giải pháp hợp đồng phù hợp cho doanh nghiệp, tổ chức của mình không dễ dàng. Sau đây sẽ là 4 tiêu chí quan trọng để lựa chọn giải pháp hợp đồng điện tử. Những tiêu chí lựa chọn giải pháp hợp đồng điện tử Tuân thủ pháp luật Việt Nam về tiêu chuẩn lưu trữ điện tử/ký số bảo mật Tại Việt Nam, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử được quy định tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Theo đó, hợp đồng điện tử cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu sau: Đồng thời, chữ ký số ký trên hợp đồng điện tử phải đầy đủ những tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc về dịch vụ chứng thực điện tử và chữ ký số quy định pháp luật Việt Nam như Nghị định 130/2018/NĐ-CP, Thông tư 16/2019/TT-BTTTT, Thông tư 06/2015/TT-BTTTT về danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số, Thông tư số 22/2020/TT-BTTTT về yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số. Năng lực nhà cung cấp Với hợp đồng điện tử, bên cạnh hai bên chủ thể thì cần có chủ thể thứ ba, là các nhà cung cấp giải pháp hợp đồng điện tử. Do đó đơn vị cung cấp cần phải có đủ năng lực công nghệ và uy tín. Chất lượng phần mềm Chất lượng phần mềm là tiêu chí quan trọng khi lựa chọn hợp đồng điện tử. Một phần mềm tốt cần đảm bảo: Phù hợp với quy mô, nhu cầu của tổ chức Để lựa chọn giải pháp hợp đồng điện tử phù hợp cho một tổ chức đòi hỏi nhà quản lý phân tích, nhận định về yêu cầu và nhu cầu sử dụng thực tế. Tùy thuộc vào quy mô, tần suất sử dụng, chi phí, yêu cầu bảo mật, yêu cầu nghiệp vụ và tích hợp tổ chức, doanh nghiệp có thể lựa chọn triển khai theo mô hình on-premise hay sử dụng giải pháp/dịch vụ dùng chung được cung cấp trên nền tảng đám mây (Cloud-based solution). – Mô hình on-premise: Tổ chức có toàn quyền kiểm soát hoạt động, bảo mật hệ thống tối đa nhưng đòi hỏi năng lực vận hành hệ thống và đòi hỏi chi phí đầu tư cao. – Cloud-based solution: Giải pháp này phù hợp với những tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô và tấn suất sử dụng vừa phải, bởi chi phí đầu tư hợp lý, thời gian triển khai ngắn, quản lý dễ dàng, không cần đội ngũ nhân sự chuyên trách để vận hành hệ thống. Smart eContract – Giải pháp hợp đồng điện tử thông minh đáp ứng mọi tiêu chuẩn Smart eContract do SAVIS trực tiếp nghiên cứu và phát triển nhằm phục vụ nhu cầu số hóa, tự động hóa quy trình ký hợp đồng điện tử của mọi tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng mọi tiêu chuẩn của một hợp đồng điện tử toàn diện. SAVIS là thương hiệu số một Việt Nam về cung cấp dịch vụ – giải pháp ký số Là nhà cung cấp hệ giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam, SAVIS luôn tiên phong nghiên cứu, phát triển công nghệ đột phá, tính năng sáng tạo, đáp ứng tiêu chuẩn kép: chất lượng quốc tế và giải quyết bài toán Việt Nam. Với Chứng nhận QTSP, Dịch vụ ký số từ xa – TrustCA Remote Signing, Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam – TrustCA Timestamp, SAVIS dần hoàn thiện hệ sinh thái về tài liệu điện tử, giao dịch điện tử, thương mại điện tử với những tính năng nổi bật tuân thủ cả quy định Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế mà không một nhà cung cấp nào tại Việt Nam có thể đáp ứng. Những giải pháp ký số như: Smart eContract – Hợp đồng điện tử thông minh, Signing Hub – Cổng ký điện tử xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam, SAVIS eCertify – Giải pháp chứng chỉ, chứng nhận điện tử, SAM Appliance – Thiết bị quản lý khóa và sinh chữ ký số,… đã giúp SAVIS khẳng định vị thế số 01 của mình trên thị trường ký số. Smart eContract tuân thủ chặt chẽ pháp luật Việt Nam về hợp đồng điện tử và ký số, lưu trữ tài liệu điện tử Smart eContract đáp ứng các quy định về hợp đồng điện tử trong thương mại điện tử Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Đồng thời, giải pháp tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc về dịch vụ chứng thực điện tử và chữ ký số quy định pháp luật Việt Nam gồm Luật Giao dịch điện tử, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, Thông tư 16/2019/TT-BTTTT, Thông tư 06/2015/TT-BTTTT, Thông tư số 22/2020/TT-BTTTT. SAVIS là đơn vị duy nhất tuân thủ đầy đủ danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc và tiêu chuẩn kỹ thuật ký số nâng cao, ký số xác thực lâu dài (AdES) của Liên minh châu Âu. Smart eContract tích hợp nhiều tính năng nâng cao Smart eContract là giải pháp hợp đồng điện tử đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tích hợp tính năng ký số nâng cao AdES với ký đóng dấu thời gian Timestamp, ký số xác thực lâu dài LTV, LTANS, phục vụ lưu trữ trong 10 năm, 20 năm hoặc vĩnh viễn. Tiết kiệm thời gian và chi phí đến 90% So với hợp đồng truyền thống, Smart eContract giúp tổ chức, doanh nghiệp giảm tối đa chi phí vận hành, in ấn, vận chuyển, lưu trữ hợp đồng bản giấy. Đồng thời, với quy trình động, mọi thao tác đều có thể thực hiện trên
Open API – Chìa khoá thúc đẩy ngân hàng mở

Open API đã thay đổi cách các ngân hàng phục vụ khách hàng, nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Điều này thúc đẩy sự phát triển của những mô hình hoạt động mới trong ngành Tài chính – Ngân hàng, tiêu biểu là Ngân hàng mở. Tại sao Open API là chìa khóa thúc đẩy Ngân hàng mở? Hiện tại, người dùng đang phải sử dụng quá nhiều ứng dụng để thanh toán, quản lý tài chính, mua sắm, xác thực,… Nói cách khác việc phải tải một lúc hàng loạt ứng dụng khác nhau khiến người dùng gặp nhiều phiền toái và phức tạp trong chia sẻ dữ liệu, quản lý báo cáo hay truy xuất thông tin. Vì vậy, điều đó đã dẫn tới việc sử dụng API cũng như các ứng dụng tích hợp ngày càng rộng rãi cụ thể là Ngân hàng mở. Mục đích chính của API hoạt động trong Ngân hàng mở (Open Banking) là tạo ra một mô hình thống nhất cho phép chia sẻ dữ liệu tài chính giữa hai hoặc nhiều bên thứ ba. Sử dụng rộng rãi Open API, các tổ chức ngân hàng tạo thành một hệ sinh thái API thực sự; cung cấp những trải nghiệm khách hàng tuyệt vời nhất nhờ khả năng kết hợp các dịch vụ số của nhiều nhà cung cấp trong một ứng dụng. Người dùng có thể tiếp cận với nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính liên thông trực tiếp với cơ sở dữ liệu tài chính của các ngân hàng. Cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ Fintech. Do đó, thay vì cạnh tranh, việc hợp tác với các công ty Fintech là điều cần thiết để ngân hàng đón đầu được những công nghệ mới nhằm cung cấp các dịch vụ hấp dẫn cho khách hàng của mình. Cách tiếp cận này buộc các ngân hàng phải thiết lập một kiến trúc API mở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp nhanh chóng (plug-and-play) các dịch vụ của ngân hàng và Fintech, cuối cùng là tạo ra các cửa hàng ứng dụng ngân hàng với đa tiện ích và dịch vụ. “Ngân hàng mở” – Open Banking sử dụng các Open API đang trở thành một xu hướng mới. Ngân hàng mở tạo ra cơ hội để hình thành các dịch vụ tài chính và phi tài chính tích hợp đa dạng, tạo nguồn thu mới cho các tổ chức tài chính và mở rộng tập khách hàng với hệ sinh thái ứng dụng chia sẻ dữ liệu an toàn. Ứng dụng Open API cho DX Open Banking Solution: Hệ giải pháp toàn diện cho Ngân hàng mở đầu tiên tại Việt Nam. Tiên phong và bứt tốc mạnh mẽ trên cuộc đua chuyển đổi số, SAVIS đã đón đầu xu hướng Ngân hàng mở. Bên cạnh việc ra mắt DX Open Banking Platform được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho ngành Tài chính – Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu về pháp lý – công nghệ để kết nối và xây dựng hệ sinh thái tài chính số, SAVIS còn kết nối và hợp tác với những tổ chức, doanh nghiệp uy tín về Open API ở Việt Nam và trên thế giới để phát triển hệ sinh thái mở với Open API như DX Open Healthcare Platform (Y tế mở), DX Open Gov (Chính phủ mở),… Một số đối tác hàng đầu của SAVIS trong cung cấp các giải pháp về Open API và Open Banking: WSO2: WSO2 hiện là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp công nghệ mã nguồn mở trên thế giới. WSO2 là một đơn vị có thế mạnh vượt trội trong cung cấp các công nghệ API và tư vấn chiến lược toàn diện cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, Giáo dục, Y tế, Chính phủ số. WSO2 hiện là đối tác hàng đầu của SAVIS trong cung cấp các giải pháp quản lý API (API Manager), Identity Server, Open Banking, Open Healthcare, nhằm phát triển các nền tảng mở bảo mật và tiện lợi cho cả 3 bên Khách hàng – Nhà cung cấp – Cơ quan quản lý. SAVIS hợp tác với WS02 cung cấp hệ giải pháp về Open API Salt Edge: Salt Edge Inc là một công ty công nghệ tài chính hàng đầu thế giới khởi tạo thanh toán thông qua cổng API thống nhất và phát triển công nghệ giúp các ngân hàng tuân thủ tối đa các yêu cầu của Chỉ thị thanh toán sửa đổi PSD2 và Open Banking. Kết hợp với những giải pháp công nghệ tiên phong từ Salt Edge, SAVIS đang từng bước hiện đại ngành Ngân hàng, thay đổi cách những tổ chức tài chính vận hành và cải thiện trải nghiệm người dùng. Ping Identity: Ping Identity là một công ty cung cấp công nghệ đăng nhập một lần (SSO) cho người dùng quyền truy cập vào các ứng dụng liên quan đến Dữ liệu công ty. Ping đã được KuppingerCole vinh danh là tổ chức dẫn đầu về quản lý truy cập và nhận dạng khách hàng trong ba năm liên tiếp và đạt Giải thưởng An ninh mạng xuất sắc vào năm 2018. Những giải pháp về bảo mật, định danh, quản lý truy cập, API với sự hợp tác giữa SAVIS và Ping Identity đang phục vụ số lượng khách hàng lớn trong những lĩnh vực trọng điểm đầu tư chuyển đổi số tại Việt Nam: Chính phủ, Tài chính – Ngân hàng, Sản xuất, Bán lẻ, Y tế, Giáo dục… Với nền tảng và cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc cùng các đối tác có kinh nghiệm triển khai, vận hành Open API hàng đầu thế giới,
SAVIS ký hợp tác phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công thương

Tại Hội nghị Phát triển Hợp đồng điện tử tại Việt Nam – Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP, SAVIS và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển hợp đồng điện tử. Ngày 25/9/2021, Nghị định 85/2021/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, các điều kiện, nghĩa vụ và quy trình đăng ký hoạt động đối với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA). Ngày 18/01/2022, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BCT hướng dẫn đối với quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, hình thức công bố danh sách các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam. Với hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam đã hoàn thiện, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức Hội nghị “Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam – Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP”. Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân – Thứ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh, việc phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam cần phải bám sát nhu cầu xây dựng và phát triển quy trình ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả, giảm thiểu được việc lãng phí giấy tờ, tiết kiệm thời gian và tạo môi trường điều hành chuyên nghiệp. Tại sự kiện, SAVIS đã tham gia Lễ ra mắt Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam và ký thỏa thuận hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để phát triển hợp đồng điện tử, xác thực hợp đồng điện tử. Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam là hệ thống được Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương xây dựng, vận hành nhằm hỗ trợ 100% các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ứng dụng hợp đồng điện tử trong việc kiểm tra, xử lý thông tin về hợp đồng điện tử trong giao dịch và hoạt động thương mại tại Việt Nam. Trong khi đó, CeCA (Certified e-Contract Authority) sẽ là tổ chức xác thực hợp đồng điện tử được cấp phép bởi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, chịu trách nhiệm về tính bảo mật và toàn vẹn, khả năng xác định nguồn gốc, tính chống chối bỏ của các chứng từ điện tử mà các CeCA lưu trữ và xác thực. Với vai trò là nhà cung cấp số 01 Việt Nam về giải pháp – dịch vụ ký số, nhà cung cấp dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, SAVIS sẽ tích hợp, kết nối Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Qualified Timestamp, dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử SAVIS eContract trên Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam, hợp tác, tư vấn triển khai các giải pháp về định danh, xác thực điện tử. Hiện tại, SAVIS sở hữu hệ giải pháp ký số hoàn thiện nhất với khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Những năm qua, SAVIS đã hợp tác chặt chẽ với những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới về ký số, thiết bị bảo mật HSM nhằm đưa ra những giải pháp ký số với những tính năng ưu việt số 1 thị trường. SAVIS là đơn vị duy nhất tuân thủ đầy đủ danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc và tiêu chuẩn kỹ thuật ký số nâng cao, ký số xác thực lâu dài (AdES) đáp ứng quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT đối với mô hình ký số từ xa. Dịch vụ, hệ thống ký số của SAVIS đảm bảo mức độ an ninh bảo mật cao nhất, chống giả mạo, chống chối bỏ trong giao dịch điện tử, phục vụ lưu trữ tài liệu điện tử lâu dài đến vĩnh viễn, kể cả khi chứng thư số hết hạn hay nhà cung cấp ngừng dịch vụ. Những tài liệu, hợp đồng điện tử quan trọng, có giá trị bằng chứng, chứng cứ hay cần lưu trữ lâu dài trong các tổ chức Chính phủ, Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Y tế, Giáo dục, Viễn thông… cần được chứng thực và áp dụng những tiêu chuẩn ký số nâng cao trên mới đảm bảo giá trị bằng chứng, chứng cứ. Việc hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để phát triển hệ thống hợp đồng điện tử sẽ tạo đà cho chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, phát triển thị trường của các tổ chức, doanh nghiệp.
Chứng nhận QTSP – Khác biệt của Dịch vụ ký số theo mô hình ký số từ xa Remote Signing từ một nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP theo quy định EU eIDAS

Chứng nhận QTSP – là một trong những chứng nhận quan trọng nhất thuộc Quy định về Định danh điện tử và Dịch vụ tin cậy của Liên minh châu Âu (eIDAS) và cũng là tiền đề cho việc hợp pháp hóa các hợp đồng điện tử, văn bản điện tử, chứng từ điện tử ký kết giữa các cá nhân, tổ chức Việt Nam với đối tác EU. Dịch vụ ký số theo mô hình ký số từ xa Remote Signing từ một nhà cung cấp dịch vụ QTSP có rất nhiều khác biệt. 1. Chứng nhận QTSP Quy định số 910/2014 của Liên minh châu Âu (còn được gọi là Quy định eIDAS) về định danh điện tử và dịch vụ tin cậy là khung pháp lý toàn diện nhất cho chữ ký điện tử, con dấu điện tử, dấu thời gian điện tử, vận chuyển điện tử và chứng thực trang điện tử. Theo đó, eIDAS công nhận tính hợp pháp của các dịch vụ tin cậy và văn bản điện tử, cho phép ứng dụng dịch vụ tin cậy điện tử, chữ ký điện tử, con dấu điện tử, dấu thời gian điện tử xuyên biên giới giữa toàn bộ các quốc gia thành viên EU. Các cá nhân, tổ chức, cơ quan chức năng của châu Âu không thể từ chối tính bằng chứng của các chứng cứ chỉ vì chúng ở dạng điện tử. Để tạo dựng niềm tin giữa các tổ chức, cá nhân trong thị trường chung châu Âu, quy định eIDAS áp dụng chứng nhận Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo (QTSP) như một tiêu chuẩn cao nhất về sự an toàn, tin cậy, bảo mật trong giao dịch điện tử. Hiện nay, chỉ có chữ ký điện tử đảm bảo QES cho cá nhân, con dấu điện tử đảm bảo cho tổ chức QSeal cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo QTSP được công nhận trên toàn lãnh thổ EU về hiệu lực pháp lý tương đương chữ ký tay hoặc dấu mộc của tổ chức mà không phải trải qua bất cứ thủ tục đánh giá hay giải trình nào khác. Để trở thành Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo QTSP, các tổ chức bắt buộc trải qua các cơ chế kiểm định, đánh giá nghiêm ngặt của Cơ quan giám sát quốc gia – Supervisory Body (SB) từ khâu chuẩn bị đánh giá đến khâu hậu kiểm và duy trì dịch vụ sau đánh giá. Tất cả các danh mục quy định bởi eIDAS phải được tuân thủ tuyệt đối trước khi chính thức cung cấp dịch vụ. Trong quá trình hoạt động, nhằm duy trì mức độ tín nhiệm, các QTSP được yêu cầu thực hiện đánh giá tính tuân thủ bởi các cơ quan kiểm định – Conformity Assessment Body (CAB) của EU ít nhất 2 năm/lần. >>> Những thế mạnh giúp SAVIS dẫn đầu thị trường chữ ký số tại Việt Nam >>> Ký hợp đồng điện tử: Làm thế nào để giảm rủi ro pháp lý cho cả hai bên? >>> Những quy định pháp lý trong giao dịch điện tử của Việt Nam 2. Sự khác biệt của Dịch vụ ký số theo mô hình ký số từ xa Remote Signing từ một nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP theo quy định EU eIDAS – TrustCA Qualified Remote Signing Tháng 7/2021, SAVIS chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing, ký số HSM đầu tiên tại Việt Nam theo quy định EU eIDAS. Nghĩa là toàn bộ 27 nước châu Âu hoàn toàn công nhận dịch vụ chữ ký số,con dấu đảm bảo theo mô hình ký số từ xa do SAVIS cung cấp. Hoạt động theo cơ chế xác thực bảo mật SCAL2, hệ thống đảm bảo chỉ người ký mới có quyền kích hoạt khóa ký lưu bảo mật trên thiết bị mã hóa HSM, kiểm soát duy nhất khóa ký, tuân thủ đầy đủ yêu cầu về Module SAM với chứng nhận CC EAL4+ với EN 419 241-2. So sánh với các quy định pháp luật Việt Nam như Nghị định 130/2018/NĐ-CP và Thông tư 16/2019/TT-BTTTT, SAVIS đủ năng lực cung cấp dịch vụ ký số theo mô hình ký số từ xa, đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc về dịch vụ chứng thực điện tử và chữ ký số, đồng thời vượt trội hơn ở quy trình quản lý, vận hành, an ninh hệ thống theo các tiêu chuẩn cao nhất của Quy định eIDAS và ISO/IEC 27001. Do đó, các dịch vụ ký số do SAVIS cung cấp được chấp nhận rộng rãi không những ở Việt Nam mà cả thị trường EU cho thương mại xuyên biên giới. >>> TrustCA – Thương hiệu cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của SAVIS >>> Lưu trữ điện tử, lưu trữ số – Nền tảng xây dựng quy trình số hoàn chỉnh cho mọi doanh nghiệp >>> Đảm bảo tính pháp lý, bằng chứng chứng cứ cho tài liệu trong lưu trữ điện tử Với những đơn vị cung cấp các dịch vụ, nền tảng về thanh toán điện tử, giao dịch điện tử như các tổ chức Tài chính – Ngân hàng, việc Việt Nam có một QTSP sẽ giúp giải quyết nút thắt lớn của hệ sinh thái tài chính số, ngân hàng số, ngân hàng mở hướng đến mở rộng thị trường và hội nhập sân chơi quốc tế, đó chính là sự thống nhất, liên thông trong quy trình định danh, xác thực điện tử an toàn, tạo ra một thị trường giao dịch điện tử đồng bộ theo một tiêu chuẩn kỹ thuật chung, giảm bớt tình