SAVIS triển khai thành công Hệ thống Hợp đồng điện tử và Chữ ký điện tử cho VietCredit

SAVIS triển khai thành công Hệ thống Hợp đồng điện tử và Chữ ký điện tử cho VietCredit

Để chủ động thích ứng vượt lên mọi thách thức, tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của các tổ chức Tài chính – Ngân hàng. Theo đó, VietCredit bắt đầu hành trình chuyển đổi số từ sớm. Cùng với sự đồng hành của SAVIS, VietCredit thành công áp dụng Hệ thống Hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử, đem đến cho khách hàng sự hài lòng thông qua các trải nghiệm sử dụng nền tảng dữ liệu và công nghệ.  Bài toán cho “mảnh ghép” cuối cùng trong hành trình chuyển đổi số của VietCredit  Với mục tiêu phát triển mạnh mẽ mô hình kinh doanh sáng tạo dựa trên số hóa, không chỉ chú trọng thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới trong quản trị điều hành và tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ, VietCredit cũng đầu tư mạnh cho quy trình số hóa sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. VietCredit xác định “mảnh ghép” cuối cùng tạo nên trải nghiệm liền mạch và trọn vẹn trên kênh số  cho người dùng chính là hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử.  Với đặc thù liên quan đến tiền tệ và tài chính, hệ thống hợp đồng và chữ ký điện tử của ngân hàng bắt buộc phải đảm bảo tính pháp lý, bảo mật và lưu trữ lâu dài để đem đến trải nghiệm an toàn và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. VietCredit tìm kiếm một giải pháp ký điện tử đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật, tiết kiệm chi phí cho hợp đồng vay vốn với cá nhân, tổ chức.   Tuy vậy, VietCredit vẫn loay hoay trong việc tìm kiếm phương án tối ưu khi những khái niệm về chữ ký điện tử, chữ ký số vẫn còn mơ hồ, việc phân biệt các loại chữ ký điện tử vẫn chưa rõ ràng. Đây không phải là vấn đề của riêng VietCredit mà rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam gặp phải khiến họ chưa thể mạnh dạn áp dụng rộng rãi chữ ký số, chữ ký điện tử vào quy trình làm việc.   Giải pháp của SAVIS cho bài toán của VietCredit    Để triển khai dự án này, sau quá trình tìm hiểu kỹ càng, VietCredit đã quyết định hợp tác với SAVIS – Nhà cung cấp số 1 Việt Nam về giải pháp – dịch vụ ký số. Với kinh nghiệm hơn 17 năm triển khai những dự án chuyển đổi số trọng điểm quốc gia, SAVIS có khả năng giải quyết được bài toán của VietCredit khi cung cấp giải pháp tổng thể với giải pháp ký điện tử an toàn kèm dấu thời gian TrustCA Timestamp cho cá nhân ký các hợp đồng vay vốn với giá  trị nhỏ.  Cụ thể, chữ ký điện tử an toàn do SAVIS cung cấp sử dụng các biện pháp xác thực đa yếu tố để cung cấp bằng chứng định danh người ký. Đặc biệt, dấu thời gian Timestamp được kết nối với nguồn thời gian quốc gia đính kèm cùng chữ ký điện tử giúp chống chối bỏ mốc thời gian ký và đảm bảo tính toàn vẹn của tài liệu, mọi thay đổi trên tài liệu sau thời điểm ký đều sẽ bị phát hiện. Chữ ký điện tử an toàn được xác thực hiệu lực lâu dài theo thời hạn của dấu thời gian Timestamp đính kèm (từ 3 năm hoặc 5 năm). Nhờ đó tài liệu được chống gian lận, giả mạo mức độ cao nhất, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin cho khách hàng và đảm bảo tính pháp lý nếu  xảy ra tranh chấp.   Hệ thống Hợp đồng điện tử và Chữ ký điện tử của VietCredit chính thức đi vào hoạt động  Sau 6 tháng triển khai với sự hỗ trợ đắc lực từ đội ngũ SAVIS, hệ thống Hợp đồng điện tử và Chữ ký điện tử của VietCredit chính thức được áp dụng cho toàn bộ các chi nhánh trên cả nước với số lượng hợp đồng ký điện tử khoảng gần 100.000 hợp đồng/năm. Đây là dấu mốc đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của VietCredit nhằm tối ưu mọi trải nghiệm cho khách hàng. Hệ thống được tích hợp ngay trên ứng dụng VietCredit, giúp khách hàng có thể ký xác nhận hợp đồng mở thẻ mọi lúc mọi nơi với thiết bị di động hoặc máy tính bảng, giảm thiểu được chi phí, thời gian đi lại.   Phát biểu tại buổi lễ ra mắt hệ thống Hợp đồng điện tử và Chữ ký điện tử của VietCredit, ông Hoàng Nguyên Vân – Chủ tịch HĐQT SAVIS nhấn mạnh: “Hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử của VietCredit là hệ thống tiên phong đáp ứng tối đa nhu cầu chuyển đổi từ hợp đồng giấy sang hợp đồng điện tử theo đúng quy định Việt Nam và tiêu chuẩn châu Âu. Tại Việt Nam, SAVIS là đơn vị tiên phong và duy nhất cung cấp các dịch vụ hoàn chỉnh nhất về ký số, ký điện tử. Chúng tôi tin rằng sự hợp tác này sẽ góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh của VietCredit trên thị trường tài chính tiêu dùng, tạo ra những làn sóng công nghệ mới và cùng mang lại những tiện ích tốt nhất cho khách hàng”.  VietCredit là tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ tài chính minh bạch – tin cậy chú trọng đầu tư giải pháp công nghệ, nhằm bảo đảm chất lượng giao dịch tốt nhất cho khách hàng. Hệ thống hợp đồng điện tử và chữ ký điện tử đã tạo ra nền tảng vững chắc để VietCredit tiếp tục phát triển và bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Đồng thời càng củng cố thêm niềm

Remote Signing – Ký số từ xa – Đồng hành cùng năm dữ liệu số 2023

shtt

Năm 2023 được Bộ Thông tin và Truyền thông xác định là năm của dữ liệu số Việt Nam. Để thực hiện chuyển dịch theo hướng hiện đại, thông minh và số hóa phù hợp với xu thế 2023, cần có những giải pháp công nghệ giúp quản lý dữ liệu số hiệu quả. Trong đó chữ ký số, đặc biệt là ký số từ xa sẽ là giải pháp công nghệ quan trọng phục vụ nhu cầu hình thành, số hóa tài liệu, dữ liệu điện tử  Theo Bộ TTTT,  năm 2023 sẽ là năm về dữ liệu số trong đó về chuyển đổi số, sẽ tập trung nâng cao tỷ lệ hồ sơ thực sự giải quyết trực tuyến, nâng tỷ lệ tài khoản sử dụng các nền tảng số Make in Viet Nam. Năm dữ liệu số quốc gia thúc đẩy số hoá quy trình, giúp 100% quy trình đều được thực hiện trên nền tảng số, từ số hóa chứng từ, văn bản, trình phê duyệt đến phê duyệt, ký số.   Do đó, cùng với quá trình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, trao đổi dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp, việc tích hợp ký số nói chung và ký số từ xa nói riêng sẽ là bước tiến quan trọng để tiến tới mục tiêu xây dựng văn phòng không giấy tờ 100%. Lúc này, dữ liệu được khởi tạo, ký và vận chuyển hoàn toàn trên môi trường số, loại bỏ hoàn toàn việc in ấn, scan giấy tờ, tốn kém thời gian và chi phí.   Remote Signing – Giải pháp công nghệ đáp ứng xu hướng chuyển đổi số 2023  Ký số từ xa giải quyết bất tiện của chữ ký số kiểu cũ, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng khi hoạt động trên môi trường điện tử.    Tối ưu hóa quy trình  Với phương thức ký số kiểu cũ, người sử dụng luôn phải mang theo USB Token hoặc SIM. Điều này gây ra nhiều bất tiện khi người dùng bắt buộc phải có máy tính có cài phần mềm ký số USB Token thì mới ký được. Đồng thời việc khó tích hợp với những phần mềm ký số và quy trình ký tự động buộc người dùng phải ký số theo thứ tự lần lượt, thủ công từng trang và tốc độ ký chậm.  Thay vào đó, ký số từ xa có khả năng ký mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị mà không cần mang theo bất kì thiết bị phần cứng nào cũng như tốc độ xử lý chứng từ nhanh chóng, ký theo lô, người dùng có thể ký cùng lúc nhiều văn bản, tài liệu điện tử, chứng từ điện tử, hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử… theo quy trình tự động với tốc độ cao. Với những lợi thế này ký số từ xa hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu nâng cao tỷ lệ giải quyết hồ sơ trực tuyến, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong năm dữ liệu số quốc gia.  Tiết kiệm chi phí và nguồn lực   Ký số từ xa cho phép người dùng số hoá hoàn toàn mọi loại văn bản, tài liệu, chứng từ. Vì vậy, không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các thao tác in ấn mà việc ký, duyệt hợp đồng, tài liệu cũng trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn.    An toàn – Bảo mật cao  Đối với phương thức ký số cũ, trong quá trình sử dụng, trường hợp hỏng hóc hay thất lạc thiết bị ký rất dễ xảy ra, không đảm bảo độ bảo mật. Trong khi đó, ký số từ xa đảm bảo cặp khóa chỉ thuộc quyền kiểm soát duy nhất của của người sử dụng, chỉ người dùng mới có thể kích hoạt khóa ký. Đồng thời, ký số từ xa dễ dàng tích hợp với công nghệ ký số nâng cao với ký số đóng dấu thời gian timestamp, ký số xác thực lâu dài LTV/LTANS, đảm bảo tính toàn vẹn của tài liệu, phục vụ nhu cầu lưu trữ lâu dài, lưu trữ vĩnh viễn trong tổ chức.   Hiện tại, ở Việt Nam, SAVIS là đơn vị duy nhất tuân thủ đầy đủ danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc và tiêu chuẩn kỹ thuật ký số nâng cao, ký số xác thực lâu dài (AdES) đáp ứng quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT đối với mô hình ký số từ xa.  Cùng với Dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Qualified Timestamp và chứng nhận Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy EU eIDAS QTSP, TrustCA Remote Signing do SAVIS phát triển hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất về sự an toàn, tin cậy, bảo mật trong giao dịch điện tử theo quy chuẩn quốc tế và pháp luật Việt Nam.   SAVIS tự hào là đơn vị tiên phong mang đến những giá trị cụ thể đồng hành cùng tổ chức và doanh nghiệp trên chặng đường chuyển đổi số quốc gia.  Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết TẠI ĐÂY!  SAVIS – Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing đầu tiên tại Việt Nam  SAVIS – Nhà cung cấp Dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian TRUSTCA TIMESTAMP được cấp phép đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam  SAVIS/TrustCA – Nhà cung cấp số 1 Việt Nam về giải pháp – dịch vụ ký số   

Ký số từ xa là gì? Lợi thế khi sử dụng ký số từ xa

Bộ Thông tin và Truyền thông trao giấy phép cung cấp Dịch vụ ký số từ xa Remote Signing cho SAVIS/TrustCA

Chữ ký số là một phần không thể thiếu trong việc giao dịch và quản lý giấy tờ của doanh nghiệp, tổ chức khi hầu như mọi quy trình đang dần được số hóa. Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng tăng cao thì ký số thông thường khó có thể đáp ứng. Từ đó đòi hỏi một loại ký số mới với nhiều tính năng toàn diện hơn đó là chữ ký số từ xa. Chữ ký số từ xa là gì? Ký số từ xa là phương thức ký số mới, thay thế cho ký số USB token cho phép người dùng không cần mang theo máy tính hay USB bên mình khi ký số tài liệu, mà có thể ký số dễ dàng ngay trên chính điện thoại di động, tablet nhỏ gọn. Khóa bảo mật được lưu trữ tập trung trên thiết bị HSM và chỉ những CA được cấp phép mới có thể cung cấp dịch vụ ký số từ xa. Các nhà cung cấp dịch vụ phải cam kết mức độ bảo mật với cơ chế đảm bảo: cặp khóa chỉ thuộc quyền kiểm soát duy nhất của của người sử dụng, chỉ người dùng mới có thể kích hoạt khóa ký, nhà cung cấp dịch vụ cũng không thể can thiệp vào quá trình này. Nguyên lý hoạt động của chữ ký số từ xa Nguyên lý hoạt động của chữ ký số từ xa dựa trên việc đáp ứng các tiêu chuẩn châu Âu eIDAS (bộ quy định về định danh số) cũng như đáp ứng quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT đối với mô hình ký số từ xa. Theo đó, người dùng chỉ có thể ký số trên thiết bị khi chứng minh danh tính và được xác thực bởi nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số ủy thác (TSP – Trust Service Provider). Cụ thể, quá trình sử dụng chữ ký số từ xa gồm hai giai đoạn sau: Tạo chữ ký số từ xa: Đơn vị TSP sẽ tạo và quản lý từ xa khóa bí mật theo sự ủy quyền của người dùng thay vì lưu trên các thiết bị phần cứng (như USB Token, SIM, card). Đồng thời, đơn vị TSP sẽ cấp cho người dùng chữ ký số từ xa một ID số dựa theo chứng thư số đã được xác thực. Kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký: Khi người dùng sử dụng ID và mã PIN cá nhân (hoặc các phương thức xác thực nâng cao khác như smart OTP hoặc sinh trắc học, FIDO2) để yêu cầu ký số, ứng dụng sẽ gửi thông báo xác minh quyền truy cập chữ ký số. Hệ thống sẽ xác nhận danh tính của người ký và xuất thông tin khóa bí mật cho phép ký số ngay trên thiết bị di động với tốc độ lên đến hàng nghìn TPS/s. Lợi ích khi sử dụng chữ ký số từ xa so với ký số bằng USB Token Dịch vụ ký số từ xa – TrustCA Remote Signing  Chữ ký số từ xa đang dần trở thành giải pháp ký số phổ biến và thông dụng thay thế hoàn toàn phương thức ký số truyền thống USB Token. Là thương hiệu số 1 Việt Nam về cung cấp các dịch vụ, giải pháp ký số, SAVIS đã nhận thấy được sự thay đổi trong xu thế ký số từ rất sớm. Từ đó, SAVIS đã chứng minh vị thế và năng lực của mình khi trở thành nhà cung cấp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sở hữu ba giấy phép và chứng nhận quan trọng nhất về ký số và chứng nhận điện tử: TrustCA Timestamp – Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian, TrustCA Remote Signing – Dịch vụ ký số từ xa của Bộ Thông tin và Truyền thông, Chứng nhận Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn EU eIDAS.   Đến nay, có thể khẳng định SAVIS là đơn vị duy nhất tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, tuân thủ nghiêm ngặt danh mục tiêu chuẩn về ký số nâng cao, ký số xác thực lâu dài (AdES) đáp ứng quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT đối với mô hình ký số từ xa.  Với những lợi thế này, dịch vụ ký số và chứng thực điện tử từ xa của SAVIS có khả năng:  Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ, SAVIS dần hoàn thiện hệ sinh thái về ký số từ xa tài liệu điện tử, giao dịch điện tử, hợp đồng điện tử với những tính năng nổi bật tuân thủ cả quy định Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế mà không một nhà cung cấp nào tại Việt Nam có thể đáp ứng.  Liên hệ với SAVIS ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết TẠI ĐÂY! 

04 tiêu chí lựa chọn giải pháp hợp đồng điện tử

1store

Hợp đồng điện tử đang được phát triển rộng rãi để đáp ứng nhu cầu tăng cao của doanh nghiệp, tổ chức và dần thay thế hợp đồng truyền thống. Tuy nhiên, việc lựa chọn giải pháp hợp đồng phù hợp cho doanh nghiệp, tổ chức của mình không dễ dàng. Sau đây sẽ là 4 tiêu chí quan trọng để lựa chọn giải pháp hợp đồng điện tử.   Những tiêu chí lựa chọn giải pháp hợp đồng điện tử  Tuân thủ pháp luật Việt Nam về tiêu chuẩn lưu trữ điện tử/ký số bảo mật  Tại Việt Nam, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử được quy định tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Theo đó, hợp đồng điện tử cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu sau:  Đồng thời, chữ ký số ký trên hợp đồng điện tử phải đầy đủ những tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc về dịch vụ chứng thực điện tử và chữ ký số quy định pháp luật Việt Nam như Nghị định 130/2018/NĐ-CP, Thông tư 16/2019/TT-BTTTT, Thông tư 06/2015/TT-BTTTT về danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số, Thông tư số 22/2020/TT-BTTTT về yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số.  Năng lực nhà cung cấp   Với hợp đồng điện tử, bên cạnh hai bên chủ thể thì cần có chủ thể thứ ba, là các nhà cung cấp giải pháp hợp đồng điện tử. Do đó đơn vị cung cấp cần phải có đủ năng lực công nghệ và uy tín.   Chất lượng phần mềm  Chất lượng phần mềm là tiêu chí quan trọng khi lựa chọn hợp đồng điện tử. Một phần mềm tốt cần đảm bảo:   Phù hợp với quy mô, nhu cầu của tổ chức  Để lựa chọn giải pháp hợp đồng điện tử phù hợp cho một tổ chức đòi hỏi nhà quản lý phân tích, nhận định về yêu cầu và nhu cầu sử dụng thực tế. Tùy thuộc vào quy mô, tần suất sử dụng, chi phí, yêu cầu bảo mật, yêu cầu nghiệp vụ và tích hợp tổ chức, doanh nghiệp có thể lựa chọn triển khai theo mô hình on-premise hay sử dụng giải pháp/dịch vụ dùng chung được cung cấp trên nền tảng đám mây (Cloud-based solution).  – Mô hình on-premise: Tổ chức có toàn quyền kiểm soát hoạt động, bảo mật hệ thống tối đa nhưng đòi hỏi năng lực vận hành hệ thống và đòi hỏi chi phí đầu tư cao.  – Cloud-based solution: Giải pháp này phù hợp với những tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô và tấn suất sử dụng vừa phải, bởi chi phí đầu tư hợp lý, thời gian triển khai ngắn, quản lý dễ dàng, không cần đội ngũ nhân sự chuyên trách để vận hành hệ thống.  Smart eContract – Giải pháp hợp đồng điện tử thông minh đáp ứng mọi tiêu chuẩn  Smart eContract do SAVIS trực tiếp nghiên cứu và phát triển nhằm phục vụ nhu cầu số hóa, tự động hóa quy trình ký hợp đồng điện tử của mọi tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng mọi tiêu chuẩn của một hợp đồng điện tử toàn diện.  SAVIS là thương hiệu số một Việt Nam về cung cấp dịch vụ – giải pháp ký số  Là nhà cung cấp hệ giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam, SAVIS luôn tiên phong nghiên cứu, phát triển công nghệ đột phá, tính năng sáng tạo, đáp ứng tiêu chuẩn kép: chất lượng quốc tế và giải quyết bài toán Việt Nam.   Với Chứng nhận QTSP, Dịch vụ ký số từ xa – TrustCA Remote Signing, Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam – TrustCA Timestamp, SAVIS dần hoàn thiện hệ sinh thái về tài liệu điện tử, giao dịch điện tử, thương mại điện tử với những tính năng nổi bật tuân thủ cả quy định Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế mà không một nhà cung cấp nào tại Việt Nam có thể đáp ứng.  Những giải pháp ký số như: Smart eContract – Hợp đồng điện tử thông minh, Signing Hub – Cổng ký điện tử xuyên biên giới đầu tiên tại Việt Nam, SAVIS eCertify – Giải pháp chứng chỉ, chứng nhận điện tử, SAM Appliance – Thiết bị quản lý khóa và sinh chữ ký số,… đã giúp SAVIS khẳng định vị thế số 01 của mình trên thị trường ký số.  Smart eContract tuân thủ chặt chẽ pháp luật Việt Nam về hợp đồng điện tử và ký số, lưu trữ tài liệu điện tử  Smart eContract đáp ứng các quy định về hợp đồng điện tử trong thương mại điện tử Nghị định 52/2013/NĐ-CP. Đồng thời, giải pháp tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc về dịch vụ chứng thực điện tử và chữ ký số quy định pháp luật Việt Nam gồm Luật Giao dịch điện tử, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, Thông tư 16/2019/TT-BTTTT, Thông tư 06/2015/TT-BTTTT, Thông tư số 22/2020/TT-BTTTT. SAVIS là đơn vị duy nhất tuân thủ đầy đủ danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc và tiêu chuẩn kỹ thuật ký số nâng cao, ký số xác thực lâu dài (AdES) của Liên minh châu Âu.  Smart eContract tích hợp nhiều tính năng nâng cao  Smart eContract là giải pháp hợp đồng điện tử đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tích hợp tính năng ký số nâng cao AdES với ký đóng dấu thời gian Timestamp, ký số xác thực lâu dài LTV, LTANS, phục vụ lưu trữ trong 10 năm, 20 năm hoặc vĩnh viễn.  Tiết kiệm thời gian và chi phí đến 90%  So với hợp đồng truyền thống, Smart eContract giúp tổ chức, doanh nghiệp giảm tối đa chi phí vận hành, in ấn, vận chuyển, lưu trữ hợp đồng bản giấy. Đồng thời, với quy trình động, mọi thao tác đều có thể thực hiện trên

Rút ngắn 90% quy trình ký với hợp đồng điện tử

hop dong dien tu 90 web

Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các giao dịch điện tử đang dần thay thế phương thức giao dịch truyền thống. Trong đó, ứng dụng hợp đồng điện tử sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian ký kết và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.  Những ưu thế về thời gian của hợp đồng điện tử so với hợp đồng giấy  Hợp đồng giấy đang được sử dụng phổ biến trong tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, với  quy trình hợp đồng giấy hiện tại, để ký kết hoàn tất một hợp đồng có thể mất khoảng 7 – 10 ngày. Nguyên nhân chính khiến thời gian bị kéo dài đến từ việc ký kết bị gián đoạn bởi quá trình vận chuyển và sự phụ thuộc vào sự có mặt trực tiếp của người ký. Do đó, lịch trình bận rộn, những chuyến công tác dài ngày của lãnh đạo tổ chức hay thiên tai, thời tiết bất lợi dẫn đến vận chuyển chậm trễ có thể khiến một hợp đồng giấy không thể được ký kết đúng hạn. Điều này gây ra nhiều bất lợi trong hợp tác, phát triển kinh doanh. Ngoài ra, hợp đồng giấy còn tồn tại nhiều rủi ro đối với tài liệu như: mất, thất lạc, rách, mối mọt, ẩm mốc…  Trong khi đó, việc sử dụng hợp đồng điện tử là một giải pháp tiết kiệm đến 90% thời gian ký kết một hợp đồng cho tổ chức. Quy trình có thể giảm từ 7 ngày xuống còn vài phút.   Ngoài ra, với hợp đồng điện tử, khi hợp đồng được xác thực bởi các đơn vị chứng thực hợp đồng điện tử được cấp phép bởi Bộ Công thương (CeCA), các bên thứ ba như ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng xác minh giá trị bản gốc của hợp đồng. Việc này tiết kiệm nhiều thời gian xác minh và đảm bảo hạn chế chứng từ giả, chứng từ khống.  Đồng thời, lưu trữ hợp đồng dưới dạng điện tử sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý, tra cứu, tìm kiếm một cách dễ dàng, mà vẫn đảm bảo được sự an toàn, bảo mật của nội dung hợp đồng.  Hợp đồng điện tử thông minh của SAVIS – Smart eContract:  Smart eContract là giải pháo hợp đồng thông minh do SAVIS nghiên cứu và phát triển, hướng tới mục tiêu: giúp các tổ chức/doanh nghiệp ký kết hợp đồng trên môi trường điện tử, 100% không giấy tờ một cách nhanh chóng nhất, tiết kiệm nhất, an toàn bảo mật tối đa với đầy đủ tính pháp lý.  Bên cạnh những tính năng của hợp đồng điện tử thông thường, Smart eContract của SAVIS là giải pháp hợp đồng điện tử ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT tại Việt Nam có tính năng ký số nâng cao AdES với ký đóng dấu thời gian Timestamp cho xác thực tin cậy mốc thời gian ký, chống gian lận, giả mạo cao nhất, cùng công nghệ xác thực lâu dài LTV, LTANS phục vụ lưu trữ lâu dài trong 10 năm, 20 năm hoặc vĩnh viễn. Những công nghệ này đảm bảo tài liệu có thể xác thực được về: thông tin định danh người ký, thời gian ký, tính toàn vẹn, chống chối bỏ về nội dung kể cả khi chứng thư số hết hạn hoặc nhà cung cấp ngừng hoạt động.   Với những tính năng nổi bật, hợp đồng điện tử thông minh Smart eContract sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp tiết kiệm đến 90% thời gian và chi phí vận hành so với hợp đồng truyền thống.  Hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10 và Tháng tiêu dùng số, SAVIS đang có chương trình “CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA, KHUYẾN MẠI THẢ GA” với những ƯU ĐÃI cực hấp dẫn: MIỄN PHÍ 100%, GIẢM GIÁ 50%, GIẢM GIÁ 300K.   Liên hệ để biết thêm chi tiết TẠI ĐÂY! 

SAVIS ký hợp tác phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công thương

Kyketceca

Tại Hội nghị Phát triển Hợp đồng điện tử tại Việt Nam – Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP, SAVIS và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển hợp đồng điện tử. Ngày 25/9/2021, Nghị định 85/2021/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, các điều kiện, nghĩa vụ và quy trình đăng ký hoạt động đối với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA). Ngày 18/01/2022, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BCT hướng dẫn đối với quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, hình thức công bố danh sách các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam. Với hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam đã hoàn thiện, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức Hội nghị “Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam – Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP”. Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân – Thứ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh, việc phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam cần phải bám sát nhu cầu xây dựng và phát triển quy trình ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả, giảm thiểu được việc lãng phí giấy tờ, tiết kiệm thời gian và tạo môi trường điều hành chuyên nghiệp. Tại sự kiện, SAVIS đã tham gia Lễ ra mắt Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam và ký thỏa thuận hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để phát triển hợp đồng điện tử, xác thực hợp đồng điện tử. Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam là hệ thống được Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương xây dựng, vận hành nhằm hỗ trợ 100% các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ứng dụng hợp đồng điện tử trong việc kiểm tra, xử lý thông tin về hợp đồng điện tử trong giao dịch và hoạt động thương mại tại Việt Nam. Trong khi đó, CeCA (Certified e-Contract Authority) sẽ là tổ chức xác thực hợp đồng điện tử được cấp phép bởi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, chịu trách nhiệm về tính bảo mật và toàn vẹn, khả năng xác định nguồn gốc, tính chống chối bỏ của các chứng từ điện tử mà các CeCA lưu trữ và xác thực. Với vai trò là nhà cung cấp số 01 Việt Nam về giải pháp – dịch vụ ký số, nhà cung cấp dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, SAVIS sẽ tích hợp, kết nối Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Qualified Timestamp, dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử SAVIS eContract trên Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam, hợp tác, tư vấn triển khai các giải pháp về định danh, xác thực điện tử. Hiện tại, SAVIS sở hữu hệ giải pháp ký số hoàn thiện nhất với khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Những năm qua, SAVIS đã hợp tác chặt chẽ với những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới về ký số, thiết bị bảo mật HSM nhằm đưa ra những giải pháp ký số với những tính năng ưu việt số 1 thị trường.  SAVIS là đơn vị duy nhất tuân thủ đầy đủ danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc và tiêu chuẩn kỹ thuật ký số nâng cao, ký số xác thực lâu dài (AdES) đáp ứng quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT đối với mô hình ký số từ xa. Dịch vụ, hệ thống ký số của SAVIS đảm bảo mức độ an ninh bảo mật cao nhất, chống giả mạo, chống chối bỏ trong giao dịch điện tử, phục vụ lưu trữ tài liệu điện tử lâu dài đến vĩnh viễn, kể cả khi chứng thư số hết hạn hay nhà cung cấp ngừng dịch vụ. Những tài liệu, hợp đồng điện tử quan trọng, có giá trị bằng chứng, chứng cứ hay cần lưu trữ lâu dài trong các tổ chức Chính phủ, Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Y tế, Giáo dục, Viễn thông… cần được chứng thực và áp dụng những tiêu chuẩn ký số nâng cao trên mới đảm bảo giá trị bằng chứng, chứng cứ. Việc hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để phát triển hệ thống hợp đồng điện tử sẽ tạo đà cho chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, phát triển thị trường của các tổ chức, doanh nghiệp.

SAVIS phối hợp tổ chức Hội thảo ứng dụng chữ ký số, lưu trữ và liên thông điện tử trong chuyển đổi số lĩnh vực Y tế thành phố Hải Phòng

image 1

Sáng ngày 18/5, Hội thảo Ứng dụng chữ ký số, lưu trữ và liên thông điện tử trong chuyển đổi số lĩnh vực Y tế thành phố Hải Phòng được tổ chức và kết nối rộng rãi tới tận hơn 270 điểm tại các phòng, Trung tâm Y tế quận, huyện, các Trạm Y tế xã, phường. Sự kiện có sự tham gia, phát biểu của đại diện Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế thành phố Hải Phòng. Hội thảo là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy chuyển đổi số sâu rộng ngành Y tế thành phố Hải Phòng. Ông Nguyễn Trường Nam – Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế chia sẻ về tầm nhìn cùng những nhiệm vụ trọng tâm trong Y tế: “Tầm nhìn của chuyển đổi số ngành y tế tới năm 2030 là việc ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành y tế, hình thành nền y tế thông minh với ba nội dung chính là phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh. Cụ thể, Y tế hướng tới những giải pháp trọng tâm và toàn diện, bao gồm: phát triển nền tảng chuyển đổi số, phát triển chính phủ số trong Y tế, phát triển kinh tế số trong Y tế, phát triển xã hội số trong Y tế, chuyển đối số trong chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh, chuyển đổi số bệnh viện. Trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số toàn diện (AI, Big Data, ký số, IoMT, điện toán đám mây…), xây dựng bệnh viện điện tử, không giấy tờ, y tế từ xa.” Các giao dịch điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Và hạn chế lớn nhất trong các giao dịch điện tử chính là việc ràng buộc trách nhiệm của các bên liên quan cũng như đảm bảo tính xác thực của các giao dịch. Chữ ký điện tử, chữ ký số ra đời dùng để ký các văn bản điện tử nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử. Để bệnh án điện tử, bảo hiểm y tế điện tử thực sự có thể trao đổi, giao dịch trên môi trường số hay lưu trữ điện tử trong tổ chức thì cần có công cụ xác thực, bảo đảm tính đúng đắn, chính xác, toàn vẹn của dữ liệu. Đó chính là vai trò của ký số. Vì vậy, chữ ký số, lưu trữ điện tử là những hệ thống chuyển đổi số quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, giúp hình thành quy trình số hoàn chỉnh. Trong phần trình bày về Ứng dụng chữ ký số, lưu trữ và liên thông điện tử trong chuyển đổi số lĩnh vực Y tế, ông Hoàng Nguyên Vân – Chủ tịch Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS, ông nhấn mạnh:“Ký số thông thường không thể đáp ứng nhu cầu về lưu trữ tài liệu trong dài hạn bởi tài liệu sẽ không thể xác thực được sau thời điểm chứng thư số hết hạn, bị thu hồi hay nhà cung cấp ngừng dịch vụ. Tính toàn vẹn, chống chối bỏ về nội dung cũng không được đảm bảo. Những tài liệu nhạy cảm về thời gian trong Y tế như hồ sơ, bệnh án điện tử, hợp đồng điện tử, bảo hiểm y tế điện tử… đối mặt với những rủi ro về pháp lý và mất giá trị bằng chứng, chứng cứ.” Giải pháp trong trường hợp này là phát triển hệ thống ký số theo tiêu chuẩn ký số nâng cao AdES, công nghệ xác thực lâu dài LTV, LTANS, gắn ký đóng dấu thời gian Timestamp cho phép kéo dài hiệu lực xác thực, đảm bảo tính toàn vẹn lâu dài của tài liệu trong 10 năm, 20 năm hay vĩnh viễn với mức độ chống gian lận cao nhất. Kết hợp với những phương thức ký số mới như ký số từ xa, các tổ chức có thể ký số an toàn theo tiêu chuẩn châu Âu từ bất kỳ đâu, trên bất kỳ thiết bị di động nào mà không phải kết nối thủ công với USB token như trước. Đây sẽ là tương lai của ký số. Để Hội thảo có thêm những góc nhìn thực tế và đa chiều hơn, ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đức Giang – một bệnh viện tuyến đầu tại Hà Nội chia sẻ mô hình chuyển đổi số và ứng dụng chữ ký số của Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Trong khuôn khổ sự kiện, những ý kiến trao đổi thẳng thắn, những thắc mắc từ các điểm cầu đã được các diễn giả, các chuyên gia giải đáp dưới góc nhìn đa chiều và phù hợp với thực tế triển khai tại mỗi cơ sở y tế.

Hải Phòng đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số, lưu trữ và liên thông điện tử trong chuyển đổi số lĩnh vực Giáo dục & đào tạo

DSC03673 650x433 1

Ngày 17/5, Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng, Sở Giáo dục & Đào tạo và công ty SAVIS đã phối hợp tổ chức Hội thảo Ứng dụng chữ ký số, lưu trữ và liên thông điện tử trong chuyển đổi số lĩnh vực Giáo dục & đào tạo thành phố Hải Phòng. Hội thảo được tổ chức dưới cả hai hình thức là trực tiếp và trực tuyến, kết nối đến 200 điểm cầu với hơn 800 trường Đại học, Cao đẳng, THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non, các Phòng Giáo dục quận, huyện. Hội thảo có sự tham gia, phát biểu của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ, lãnh đạo UBND thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng. Hải Phòng đang thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số với mục tiêu đến năm 2025, thành phố nằm trong nhóm tỉnh, thành dẫn đầu về chuyển đổi số, theo xu hướng dựa vào đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển 03 trụ cột chủ yếu: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển – logistics, du lịch – thương mại. Trên cơ sở đó, đổi mới hệ thống chính trị và xây dựng nền hành chính hiện đại; phát triển kinh tế – xã hội dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức sản xuất ở trình độ cao. Trong đó, Giáo dục và Đào tạo là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Trong quá trình chuyển đổi số, chữ ký số và lưu trữ, liên thông điện tử đóng vai trò là xương sống. Tài liệu được ký số giúp hình thành tài liệu điện tử có giá trị pháp lý, sau đó được đưa vào lưu trữ, chia sẻ, kết nối, liên thông trên các hệ thống giao dịch điện tử, dịch vụ công trực tuyến giúp tạo nên những quy trình số hoàn chỉnh. Trước sự phát triển của công nghệ, các công cụ số thay thế dần giấy tờ truyền thống. Trong Giáo dục, hệ thống hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử, học bạ điển tử, bảng điểm điện tử, chứng chỉ, chứng nhận điện tử…  trở thành những thay đổi căn bản và thiết yếu. Vì thế, xây dựng hệ thống ký số, lưu trữ điện tử sẽ tạo nền tảng vững chắc để chuyển đổi số sâu rộng trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Trong khuôn khổ Hội thảo, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Tô Hồng Nam – Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin đã trình bày những thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đối số trên cả nước, định hướng chuyển đổi số Giáo dục – đào tạo cùng những khuyến nghị dành riêng cho Hải Phòng. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến quan điểm cốt lõi trong chuyển đổi số Giáo dục và Đào tạo. Đó là: Khai thác tối đa tiến bộ công nghệ để giúp thầy dạy tốt  hơn, trò học dễ hơn, quản lý nhẹ nhàng hơn, lấy con người là trung tâm, đổi mới nhận thức và tư duy, đổi mới   phương pháp dạy và học, đổi mới quản lý là thước đo mức độ thành công của chuyển đổi số, hình thành những nền tảng giáo dục mở phục vụ cộng đồng, dựa trên sức mạnh cộng đồng. Cùng với đó là những vấn đề đặt ra về chuyển đổi số trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo được ông Bùi Văn Kiệm – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng chia sẻ thẳng thắn. Trong bài trình bày Tổng quan chuyển đổi số, chữ ký số và lưu trữ điện tử trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, ông Hoàng Nguyên Vân – Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số, Chủ tịch HĐQT công ty SAVIS đã có những góc nhìn toàn diện về tiêu chuẩn ký số gắn liền với lưu trữ điện tử lâu dài trong tổ chức. Ông cho rằng: “Với những phương thức ký số thông thường đang được sử dụng phổ biến hiện nay, tài liệu điện tử không được bảo vệ. Chứng thư số thường chỉ có giá trị trong khoảng từ 3 năm. Sau thời gian này, nếu không được ký lại thì tài liệu sẽ không thể xác thực được và trở thành file rác. Trong trường hợp yêu cầu lưu trữ dài hạn, toàn vẹn dữ liệu, tra cứu xác thực lâu dài thì việc triển khai chữ ký số cơ bản sẽ ko đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Thêm nữa, thời gian ký số là thời gian của thiết bị hoặc server ký số, có thể dễ dàng bị thay đổi bởi những công cụ đơn giản, khiến những tài liệu, chứng từ nhạy cảm về thời gian như học bạ điện tử, hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử, chứng chỉ, chứng nhận điện tử… có khả năng dễ bị giả mạo, gian lận, dẫn đến việc không chứng minh được mốc thời gian tài liệu chính xác về hiệu lực chữ ký số khi xảy ra tranh chấp bất cứ vấn đề gì về pháp luật.” Để giải quyết bài toán này, chúng ta cần chú trọng xây dựng hệ thống ký số, lưu trữ điện tử chuẩn chỉnh ngay từ đầu để tránh lãng phí thời gian và chi phí khắc phục hậu quả. Đó là ký số theo tiêu chuẩn ký số nâng cao AdES, công nghệ xác thực lâu dài LTV, LTANS, gắn ký đóng dấu thời gian Timestamp cho phép kéo dài hiệu lực xác thực, đảm bảo tính toàn vẹn lâu dài của tài liệu trong 10 năm, 20 năm

Ký số đáp ứng CC EAL4+ đối với EN 419241-2 Protection Profile đầu tiên trên thế giới

Giải pháp ký số đáp ứng CC EAL4+ và EN 419241-2 Protection Profile đầu tiên trên thế giới được Ascertia ra mắt

Ký số đang là xu thế mới trên thị trường – giải pháp cho phép người dùng cấp quyền ký ngay trên thiết bị di động, không cần đến Smartcard hay USB Token. Cùng với độ tin cậy cao, giải pháp ký số từ xa hứa hẹn đem tới trải nghiệm tối ưu cho người dùng. Được thiết kế với mô hình Dịch vụ tin cậy Đảm bảo (QTSPs), Ascertia ADSS SAM cho phép cài đặt và cung cấp dịch vụ ký số từ xa cho khách hàng. Song hành với Ascertia SigningHub và các sản phẩm ADSS Server, QTSPs Remote Signing hiện có thể cung cấp dịch vụ ký số từ xa toàn diện từ Hệ thống CA, phần mềm ký số tư xa/ký số local USB/…, Hệ thống TSA/OCSP và giải pháp ký số cho lưu trữ điện tử/lưu trữ lâu dài LTAN hoặc tích hợp (ví dụ như trường hợp một số tổ chức yêu có hạ tầng cung cấp dịch vụ chữ ký số PKI sẵn có). Quy định eIDAS (910/2014) và điều luật EN 419241-2 Protection Profile về Ký số từ xa yêu cầu mức độ tin cậy cao nhất, đảm bảo cặp khóa của người sử dụng dịch vụ ký số từ xa chỉ thuộc quyền kiểm soát của chủ sở hữu (Sole control). Ascertia đã xây dựng thành công sản phẩm ADSS SAM và ứng dụng ADSS GOSign Mobile App, từ đó đi đầu và là đơn vị đầu tiên trên thị trường ra mắt giải pháp đáp ứng cho tiêu chuẩn Ký số từ xa tuân thủ theo Thông tư 16/2019/TT-BTTTT quy định về Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số theo mô hình ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa chính thức có hiệu lực từ ngày 01/4/2020 của Bộ Thông tin Truyền thông . Tại Việt Nam, SAVIS/TrustCA là đối tác cấp cao đầu tiên của Ascertia. Hiện tại, SAVIS/TrustCA cung cấp phần mềm ký số Ascertia ADSS và Thiết bị HSM của nCipher tuân thủ toàn bộ các quy định của Thông tư 16/2019/TT-BTTT áp dụng cho các Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số từ xa. Đi kèm với đó là các giải pháp phần mềm về ký số, định danh điện tử, vốn là thế mạnh của SAVIS/TrustCA như: SAVIS Mobile Signing, SAVIS Mobile ID, TrustCA Cloud HSM, SAVIS Signing Server và Dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng TrustCA cho các cá nhân, tổ chức, tuân thủ quy định eIDAS của Liên minh châu Âu – EU, nay đáp ứng thêm Chứng chỉ CC EAL4+ đối với EN 419241-2 Protection Profile theo tiêu chuẩn ký số từ xa. Song song SAVIS cung cấp các giải pháp HSM của hãng nCipher, Utimaco, Safenet theo tiêu chuẩn FIPS 140-2 level 3 hoặc cao hơn. Hiện nay SAVIS, TrustCA là đơn vị duy nhất cung cấp giải pháp HSM đạt tiêu chuẩn eIDAS EN 419221- 5:2018 cho mô hình ký số từ xa, ký số trên thiết bị Mobile của Liên minh châu âu EU cũng như tuân thủ theo tiêu chuẩn kỹ thuật về yêu cầu an ninh đối với khối an ninh phần cứng HSM đối với người dung cho quản lý khóa thuê bao của dịch vụ ký số từ xa theo Thông tư 16/2019/TT-BTTTT. Để biết thêm chi tiết hoặc nhận báo giá, vui lòng liên hệ: Tổng đài 1900 636156 Email: dichvuso@savis.vn Fanpage: https://www.facebook.com/SavisTechnologyGroup Website: www.signinghub.vn / www.savis.vn Tham khảo: >>> HSM của nCipher được cấp Chứng nhận CC EAL4+, tuân thủ eIDAS Protection Profile EN 419 221-5 cho ký số di động, ký số từ xa >>>

Liên hệ với chúng tôi