Những thay đổi nhanh chóng trong hành vi của người dùng cùng sự phát triển của công nghệ góp phần tạo ra các giải pháp và dịch vụ đột phá, định nghĩa lại những chuẩn mực công nghệ mới. Trong đó, ngân hàng mở – một mô hình dịch vụ tài chính mới đang tạo ra một cuộc cách mạng về cách người dùng giao dịch với ngân hàng và các tổ chức tài chính tại Ấn Độ.
Ngân hàng mở cho phép các nhà cung cấp bên thứ ba (TPPs) truy cập vào dữ liệu tài chính được sự cho phép của người dùng. Theo báo cáo từ Research and Markets, thị trường ngân hàng mở toàn cầu dự kiến đạt quy mô 135,17 tỷ USD vào năm 2030 và tăng trưởng với tốc độ CAGR là 27,2% từ năm 2023 đến 2030. Và, Ấn Độ đang góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng này:
- Điện thoại di động được sử dụng rộng rãi
- Truy cập Internet với chi phí thấp
- Người dùng luôn sẵn sàng áp dụng và thích nghi với thay đổi, cụ thể, thanh toán trực tuyến và thương mại điện tử phát triển khá nhanh ở Ấn Độ
- Chính phủ và cơ quan quản lý luôn sẵn sàng thúc đẩy phát triển ngân hàng mở, có thể kể đến sứ mệnh “Số hóa Ấn Độ” (Digital India).
Nền tảng để phát triển ngân hàng mở tại Ấn Độ
Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số (DPI – public digital infrastructure) tạo đà cho sự phát triển India Stack – một hạ tầng số ra mắt vào năm 2009, nhưng chỉ thực sự được triển khai từ năm 2016. India Stack cung cấp hàng loạt giao diện lập trình (API mở) cho phép thiết lập nhận dạng kỹ thuật số, thanh toán điện tử và xác thực tài liệu. Các API này tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch số và các hoạt động tài chính.
Cùng với đó, cách tiếp cận ngân hàng mở của Ấn Độ cũng khá hiệu quả bởi có sự tham gia của khu vực tư nhân và sự đồng hành của Chính phủ. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) giữ vai trò trọng yếu, đưa ra khung pháp lý và chính sách, trong khi các đơn vị tư nhân như Tổng công ty Thanh toán Quốc gia Ấn Độ (NPCI) phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- 2010: Aadhaar Stack – hệ thống định danh cá nhân bằng sinh trắc học được thành lập, đặt nền móng cho cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số (DPI).
- 2016: Giao diện thanh toán hợp nhất UPI lần đầu tiên được ra mắt và ngay sau đó, UPI được sử dụng rộng rãi. UPI cho phép người dùng sử dụng điện thoại của họ làm thẻ ghi nợ ảo, chuyển tiền từ gần 600 ngân hàng thành viên và công ty fintech ngay lập tức mà không cần nhập chi tiết ngân hàng hoặc trả phí giao dịch.
- 2016: Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ ra mắt Khung tổng hợp thông tin tài khoản (AA – Account Aggregator) nhằm trao quyền cho người dùng và chính thức đi vào hoạt động năm 2021.
- 2020: Khung pháp lý về Mạng lưới hỗ trợ tín dụng mở (OCEN – Open Credit Enablement Network) được công bố nhằm thay đổi cách cấp tín dụng cho người dùng cuối. Đây là một bộ tiêu chuẩn mở, giúp tạo ra ngôn ngữ chung cho sự hợp tác giữa các bên cho vay và nền tảng tài chính số, được gọi là nhà cung cấp dịch vụ cho vay (LSP)
- 2020: Khung kiến trúc trao quyền và bảo vệ dữ liệu (DEPA – Data Empowerment and Protection Architecture) được công bố bởi NITI Aayog, hướng tới chia sẻ dữ liệu dựa trên sự đồng ý của người dùng nhằm mục đích bình đẳng hoá việc tiếp cận dữ liệu tài chính, bổ sung cho khung pháp lý AA.
Nguồn: https://sahamati.org.in/account-aggregators-in-india/
Ứng dụng ngân hàng mở ở Ấn Độ
Ấn Độ đã triển khai hệ sinh thái ngân hàng mở và cách mạng hóa hoạt động tài chính ngân hàng. Trong đó có một số đổi mới đáng chú ý:
- CIBIL: Văn phòng tín dụng đầu tiên của Ấn Độ được xây dựng bằng công nghệ ngân hàng mở, giúp tính điểm tín dụng được sử dụng rộng rãi bởi các ngân hàng và tổ chức tài chính.
- Giải pháp thanh toán: UPI là hệ thống chuyển tiền, thuộc hệ sinh thái ngân hàng mở được sử dụng nhiều nhất ở Ấn Độ. UPI đặc biệt phát triển nhanh sau khi chính phủ Ấn Độ quyết định đột ngột hủy bỏ một số mệnh giá của tiền giấy vào năm 2016. UPI giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn bằng cách liên kết các tài khoản ngân hàng, cho phép người dùng giao dịch và thanh toán theo thời gian thực.
- Tài chính nhúng (Embedded Finance): Tài chính nhúng là tích hợp các dịch vụ tài chính vào các sản phẩm và nền tảng tài chính, ví dụ như, bạn có thể thanh toán, cho vay, trả bảo hiểm du lịch khi đặt vé máy bay trong cùng một ứng dụng.
- KYC trung tâm: Chỉ sử dụng một kho lưu trữ KYC duy nhất để kết nối và xác minh danh tính của một cá nhân, giúp việc xác minh và tuỳ chỉnh KYC dễ dàng và nhanh chóng.
Quy mô cơ sở hạ tầng mở đang tăng lên hàng ngày, hệ sinh thái UPI hiện tại có khả năng xử lý lên tới 100 tỷ giao dịch hàng tháng, tác động tích cực đến toàn bộ chuỗi giá trị của ngành dịch vụ tài chính từ người tiêu dùng, doanh nghiệp, ngân hàng tới các tổ chức tài chính khác.
Tác động của ngân hàng mở
Người dùng có thể kiểm soát dữ liệu tài chính tốt hơn, truy cập vào các dịch vụ tài chính nhanh hơn và tiếp cận với các sản phẩm tài chính được cá nhân hóa. Doanh nghiệp có những cơ hội mới để tiếp cận và giữ chân khách hàng, cải thiện quản lý rủi ro và vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định, pháp lý.
- Cá nhân hóa vượt trội
Ngân hàng mở cung cấp các dữ liệu tài chính một cách chính xác theo thời gian thực, từ đó, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp, cá nhân hóa theo nhu cầu của người dùng. Ví dụ, một nhà cung cấp bên thứ ba có thể sử dụng dữ liệu tài chính của người dùng để tạo ra dịch vụ quản lý cá nhân hay đề xuất các gói bảo hiểm phù hợp.
- Tài chính toàn diện
Tại rất nhiều quốc gia và ở cả Ấn Độ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều khó tiếp cận với các gói tín dụng do nhiều nguyên nhân như: số liệu tài chính thiếu minh bạch, chính xác, thiếu tài sản bảo đảm, không có báo cáo tài chính được kiểm toán,… Ngân hàng mở có thể xoá bỏ rào cản này bằng cách giảm chi phí giao dịch trong các hoạt động cho vay, đầu tư,…, tăng khả năng tiếp cận tín dụng nhờ minh bạch thông tin tài chính, cũng như đa dạng gói tín dụng phù hợp với quy mô, nhu cầu của doanh nghiệp.
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Ngân hàng mở ra đời giúp người dùng có thể thao tác liền mạch từ khâu đăng ký, đăng nhập đến khâu thanh toán chỉ cần thao tác trên một ứng dụng, từ đó, giảm chi phí hoạt động, giảm rủi ro và lỗi thủ công, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
- Chống rửa tiền
Thay vì chỉ nắm được một phần thông tin, các tổ chức giờ đây có thể nắm được số liệu tài chính tỏng quan từ người dùng, giúp ngân hàng và các tổ chức tài chính phát hiện hành vi gian lận tốt hơn và có thể đưa ra được các tín hiệu cảnh báo sớm rủi ro tín dụng.
- Phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính sáng tạo
Nhờ việc nắm được các dữ liệu tài chính chính xác theo thời gian thực, ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính có thể xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính sáng tạo. Ví dụ, một tổ chức tài chính có thể sử dụng dữ liệu ngân hàng mở để phát triển mô hình tính điểm tín dụng mới và chính xác hơn các mô hình tính điểm tín dụng truyền thống.
Kết luận
Mặc dù ngân hàng mở mang đến cơ hội kinh doanh mới và đột phá, song trách nhiệm tạo ra một hệ sinh thái ngân hàng mở thành công lại thuộc về tất cả các bên tham gia; từ việc tuân thủ quy định đến việc xem xét kỹ lưỡng các biện pháp bảo mật dữ liệu và an ninh mạng phù hợp.
Việc triển khai thành công Khung kiến trúc trao quyền và bảo vệ dữ liệu DEPA và Khung tổng hợp thông tin tài khoản AA giúp Ấn Độ trở thành một quốc gia bình đẳng về dữ liệu, tích hợp cơ chế cấp quyền truy cập vào các giao dịch và biến khả năng tương tác với dữ liệu thành hiện thực.
Source: https://camsfinserv.wordpress.com/2023/11/10/open-banking-in-india-how-its-changing-the-way-we-bank/
Về SAVIS Group và giải pháp SAVIS Open Banking Platform
SAVIS Group là nhà cung cấp dịch vụ tin cậy dẫn đầu thị trường và nằm trong TOP 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam. Với kinh nghiệm 20 năm thành lập và phát triển, SAVIS khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường về Nền tảng – Dịch vụ – Giải pháp Chuyển đổi số, An toàn thông tin và Fintech.
SAVIS Open Banking Platform là hệ giải pháp chuyên biệt dành riêng cho ngành Tài chính – Ngân hàng, do SAVIS Group phát triển, đáp ứng yêu cầu về pháp lý – công nghệ tạo ra sự kết nối và xây dựng hệ sinh thái tài chính số. SAVIS Open Banking Platform sở hữu những lợi ích vượt trội:
- Sáng tạo hệ sinh thái tài chính số kết nối liên thông với khu vực ASEAN và EU
- Giảm thiểu tối đa rủi ro dựa trên các nền tảng công nghệ được chứng thực về độ an toàn, bảo mật cấp độ Quốc tế (PSD2, eIDAS, GDPR…)
- Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo mật khắt khe của mô hình Open Banking trên thế giới (Berlin Group, UK Group, Monetary Authority of Singapore, Aust ralian Competition and Consumer Commission, Hong Kong Monetary Authority…)
- Mở rộng các tính năng vượt qua ranh giới Open Banking: tận dụng toàn bộ sức mạnh của công nghệ hạ tầng Open API cho Open Finance, Open Gov , Open Healthcare… với nền tảng Microservice
- Cung cấp hệ giải pháp toàn diện, đầu – cuối theo nhu cầu đa dạng của các tổ chức, doanh nghiệp Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam
Ứng dụng ngân hàng mở là chìa khoá giúp ngành tài chính bứt tốc tăng trưởng. Kết nối ngay với chuyên gia của SAVIS để tận dụng và trải nghiệm tính năng, lợi ích từ ngân hàng mở – Open Banking ngay hôm nay!