Sự ra đời của ngân hàng mở làm thay đổi cuộc chơi vốn có của các ngân hàng truyền thống. Thay vì các giải pháp tài chính end-to-end, giờ đây, các ngân hàng chuyển đổi sang hình thức dịch vụ (banking as a service), trong đó, các dịch vụ tài chính được phát triển linh hoạt đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm. Vậy ngân hàng mở mang lại lợi ích gì cho các bên tham gia: ngân hàng, các đơn vị cung cấp và người dùng? Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.
Ngân hàng mở được hiểu là sự phát triển của một hệ sinh thái tài chính mới dựa trên kết nối giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp – đơn vị cung cấp dịch vụ thứ ba, được hỗ trợ bởi API. Các ngân hàng, tổ chức tài chính cho phép các công ty fintech và các doanh nghiệp khác tích hợp các dịch vụ tài chính vào đề xuất cho khách hàng của họ, cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng và cung cấp dịch vụ tài chính thông qua API.
Theo thống kê từ Statista, ngành công nghiệp này đang phát triển lớn mạnh qua từng năm, cụ thể, số lượng người dùng tham gia hệ sinh thái ngân hàng mở tăng cực nhanh từ 28.4 triệu vào năm 2022 lên đến 42.6 triệu vào năm 2023. Giá trị giao dịch trên toàn thế giới đạt 57 tỷ đô la Mỹ vào năm 2023, dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo.
1. Thách thức khi phát triển Ngân hàng mở
Phát triển Ngân hàng mở là xu hướng toàn cầu. Nhưng song hành với xu hướng này, hệ sinh thái ngân hàng mở vẫn có thể gặp một số thách thức có thể kể đến như:
- Quản lý quy trình: Sự tham gia của nhiều bên như ngân hàng, khách hàng, cơ quan quản lý hay đơn vị cung cấp dịch vụ bên thứ ba,… làm cho quy trình kiểm soát, vận hành, quản lý trở nên phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi các bên tham gia cần xây dựng quy trình gia nhập, tuân thủ triệt để các tiêu chuẩn, quy định khi tham gia vào hệ sinh thái ngân hàng mở.
- An ninh dữ liệu: Ngân hàng mở phụ thuộc nhiều vào việc chia sẻ an toàn dữ liệu tài chính thông qua API cho các nhà cung cấp bên thứ ba, điều này có thể dẫn đến rủi ro về an ninh dữ liệu và vi phạm bảo mật.
- Công nghệ: Để vận hành hệ sinh thái ngân hàng mở, cần các bên tham gia phải đảm bảo hạ tầng công nghệ hiện đại và đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao. Bất kỳ sự cố công nghệ nào xảy ra trong quá trình vận hành cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái ngân hàng mở, làm giảm niềm tin và sự trung thành của khách hàng.
Tiếp cận ngân hàng mở có thể mang đến những thách thức ban đầu, tuy nhiên giá trị mà nó mang lại cho toàn thị trường tài chính – ngân hàng là bao trùm và không thể thay thế.
2. Lợi ích ngân hàng mở mang tới cho các bên tham gia
Trong việc thúc đẩy ngân hàng mở, tất cả các bên tham gia như người dùng, ngân hàng hay các đơn vị cung cấp dịch vụ đều được hưởng những quyền lợi tích cực.
2.1. Lợi ích cho người dùng, khách hàng sử dụng
– Tiếp cận với nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính phù hợp: Được hưởng lợi nhiều nhất từ hệ sinh thái ngân hàng mở, người dùng cùng một lúc được tiếp xúc với nhiều ngân hàng cũng như các đơn vị cung cấp khác nhau. Do đó, người dùng có đa dạng sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ và có thể tìm thấy các giải pháp tài chính phù hợp hơn với nhu cầu cá nhân.
– Trải nghiệm dịch vụ tối ưu: Các dịch vụ được tích hợp đồng bộ trên nhiều nền tảng và trình duyệt, giúp người dùng lựa chọn kênh sử dụng phù hợp, tiết kiệm thời gian và dễ dàng hơn.
– Quản lý tài chính cá nhân thông minh và an toàn: Với việc sử dụng API, người dùng có thể đặt giới hạn về thời gian truy cập, phạm vi truy cập của bên thứ ba, kiểm soát và sở hữu nhiều hơn đối với dữ liệu tài chính của mình. Bên cạnh đó, để thanh toán, người dùng cũng cần trải qua các giao thức xác thực mạnh (SCA). Từ đó, có thể tránh được gian lận, các tài khoản cũng được bảo vệ an toàn và quản lý hiệu quả hơn.
2.2. Lợi ích cho ngân hàng cung cấp
Các ngân hàng tham gia vào ngân hàng mở này cũng nhận được nhiều giá trị:
- Tối ưu chi phí: Thay vì phải đầu tư phát triển mới về công nghệ và cơ sở hạ tầng, giờ đây, các ngân hàng có thể tận dụng lợi thế sẵn có là các nền tảng dịch vụ cũng như những sản phẩm kết hợp với đối tác để hướng đến một mục tiêu chính là phát triển và tăng doanh thu.
- Tăng hiệu quả phân tích dữ liệu khách hàng: Khi tham gia vào ngân hàng mở sẽ thúc đẩy người dùng giao dịch trực tuyến, giảm thời gian giao dịch tại các chi nhánh. Dữ liệu người dùng tăng sẽ giúp ngân hàng có thêm cơ sở phân tích, đánh giá nhu cầu tài chính tiềm ẩn của khách hàng.
- Tối ưu trải nghiệm khách hàng: Ngân hàng dễ dàng thu thập thông tin về hành vi thanh toán và nhu cầu tài chính của từng phân khúc khách hàng. Từ đó, cải tiến dịch vụ và tập trung vào nhu cầu của khách hàng, đề xuất các gói dịch vụ phù hợp.
2.3. Lợi ích cho các đơn vị cung cấp dịch vụ bên thứ ba
Các đơn vị cung cấp dịch vụ bên thứ ba cũng có khả năng nhận được nhiều lợi ích về lâu dài khi cộng tác với các ngân hàng trong ngân hàng mở, đặc biệt ngân hàng lớn:
- Cơ hội phát triển những giải pháp sáng tạo, khác biệt: Việc tiếp cận với nguồn dữ liệu tài chính mới sẽ giúp các đơn vị này có thể nhanh chóng đưa ra các giải pháp khác biệt, đáp ứng chính xác nhu cầu được cá nhân hóa của khách hàng.
- Cơ hội mở rộng tệp khách hàng: Việc cung cấp dịch vụ cho ngân hàng, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận dữ liệu khách hàng tiềm năng khổng lồ với lứa tuổi, ngành nghề, sở thích đa dạng, giúp các nhà cung cấp bên thứ ba có thể lựa chọn đối tượng khách hàng phù hợp với dịch vụ mình cung cấp.
- Tối ưu chi phí: API thanh toán trong ngân hàng mở giúp doanh nghiệp giảm thiểu phí dịch vụ đáng kể vì giảm phí giao dịch và cũng như tối ưu chi phí vận hành.
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: quy trình thanh toán nhanh gọn, các giải pháp được cung cấp cá nhân hoá sẽ giúp tăng sự hài lòng của khách hàng, từ đó, các bước tiếp theo sẽ được tối ưu nhất: giảm lượt bỏ giỏ hàng, tăng lượt mua, tăng doanh số.
Có thể nói, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, và ngân hàng mở là một trong những điểm sáng nhất trên thị trường hiện nay.
3. Dẫn đầu xu hướng Ngân hàng mở cùng SAVIS Open Banking Platform
SAVIS Open Banking Platform là hệ giải pháp được SAVIS Group thiết kế chuyên biệt dành riêng cho ngành Tài chính – Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu về pháp lý – công nghệ tạo ra sự kết nối và xây dựng hệ sinh thái tài chính số. Với cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc và kinh nghiệm về triển khai và vận hành, SAVIS cung cấp cho khách hàng công nghệ tiên tiến cùng trải nghiệm người dùng tốt nhất.
SAVIS Open Banking Platform hội tụ đầy đủ các tính năng để trở thành nền tảng tiêu chuẩn uy tín trong lĩnh vực Tài chính – Công nghệ:
- API Templates chuẩn quốc tế: Hỗ trợ các tiêu chuẩn kỹ thuật Open Banking của các tổ chức hàng đầu thế giới như Berlin Group, UK Group, Monetary Authority of Singapore, Australian Competition and Consumer Commission, Hong Kong Monetary Authority,…
- Xác thực mạnh SCA: Hỗ trợ xác thực mạnh (Strong Customer Authentication – SCA) trong thanh toán và giao dịch điện tử, xác thực thích ứng (Adaptive Authentication) và quản lý quyền thỏa thuận (Consent Management) theo GDPR
- Khung kiến trúc mở: Cho phép xây dựng và phát triển các dịch vụ dựa trên nền tảng Open Banking một cách linh hoạt
- Bảo mật đa lớp: Hỗ trợ nhiều lớp bảo mật API như OAuth2, xác thực bằng chứng thư số theo chuẩn eIDAS, đảm bảo an toàn tuyệt đối
- Công cụ phân tích và báo cáo: Cung cấp các công cụ phân tích, báo cáo và thống kê API phù hợp với nhu cầu vận hành của tổ chức và doanh nghiệp
- Cổng dịch vụ cho nhà phát triển: Hỗ trợ môi trường Dev/Test, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và thử nghiệm
- Tích hợp Core Banking dễ dàng và an toàn: Đảm bảo tích hợp nhanh chóng và an toàn tuyệt đối với hệ thống Core Banking hiện có
- Phát hiện rủi ro: Cung cấp các công cụ phân tích rủi ro trong giao dịch, phát hiện các đặc điểm giả mạo, bất thường và không an toàn
Vui lòng liên hệ ngay để kết nối với các chuyên gia hàng đầu về ngân hàng mở tại Việt Nam.