Open API: Mở ra kỷ nguyên ngân hàng mở 

Open API Mở ra kỷ nguyên ngân hàng mở

Table of Contents

Open API đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi số của ngành tài chính ngân hàng. Open API thúc đẩy sự đổi mới của ngân hàng truyền thống, hứa hẹn mang đến các giao dịch tài chính an toàn, hiệu quả và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.   

1. Quy mô thị trường ngân hàng mở và open API có thể vượt 200 tỷ đô vào năm 2033 

Ngân hàng mở là sự phát triển của một hệ sinh thái tài chính mới dựa trên kết nối giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp – đơn vị cung cấp dịch vụ thứ ba, được hỗ trợ bởi API. Thông qua hệ sinh thái ngân hàng mở, các ngân hàng sẽ giúp khách hàng trải nghiệm những dịch vụ ưu việt và linh hoạt hơn; đồng thời cho phép khách hàng quản lí tài chính cá nhân, đưa ra quyết định tài chính tốt hơn. 

Tuy còn khá mới mẻ, song, các ngân hàng và tổ chức tài chính tham gia vào hệ sinh thái ngân hàng mở cực sôi nổi. Theo báo cáo và dự đoán của Market.us, thị trường ngân hàng mở toàn cầu sẽ có tốc độ tăng trưởng đều đặn qua các năm. Dự đoán tới năm 2033, quy mô thị trường sẽ lên đến 203.8 tỉ đô.  

Dự đoán quy mô thị trường ngân hàng mở toàn cầu theo hình thức triển khai giai đoạn 2024 – 2033 (Nguồn: Market.us) 

Ngày 13/01/2018, Chỉ thị về dịch vụ thanh toán của Liên minh châu Âu (PSD2) được ban hành, yêu cầu các ngân hàng cung cấp cho bên thứ ba quyền truy cập vào tài khoản của khách hàng thông qua API có sẵn, công khai nếu được khách hàng cho phép.  Thông qua việc sử dụng API, bên thứ ba có thể truy cập dữ liệu ngân hàng. Do đó, ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ (bên thứ ba) đáng tin cậy có thể phục vụ khách hàng hiệu quả hơn.  
Từ khi PSD2 ra đời, lĩnh vực thanh toán đã trải qua một cuộc cách mạng công nghệ thực sự, nổi bật là sự ra đời của ngân hàng mở và các open API. Ngân hàng mở và open API đã tạo động lực giúp các ngân hàng phát triển và chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh mới. Việc sử dụng ngân hàng mở và các open API mang đến cơ hội cho các ngân hàng phát triển dịch vụ mới, cá nhân hóa dịch vụ và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. 

Đọc thêm:  

2. Lợi ích khi ứng dụng open API vào ngân hàng mở  

Lợi ích khi ứng dụng open API vào ngân hàng mở
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Chìa khoá để duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng là cho phép người dùng truy cập nhanh chóng vào dữ liệu tài khoản một cách an toàn. Open API giúp ngân hàng hỗ trợ các dịch vụ cho khách hàng đa dạng tại nhiều khung thời gian trong ngày, không bị giới hạn trong giờ giao dịch. Trải nghiệm khách hàng tốt hơn sẽ giúp giữ chân khách hàng cũng như tạo sự hấp dẫn các đối tác mới.  
  • Cơ hội phát triển sản phẩm và dịch vụ mới: Các ngân hàng và các đối tác có thể làm việc cùng nhau để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Hoặc mỗi bên tham gia có thể cung cấp các tính năng riêng biệt để tạo ra các giá trị mới.   
  • Tăng cường cung cấp dịch vụ: Các ngân hàng không chỉ là nhà cung cấp API mà còn là người tiêu dùng. Họ tăng cường phát triển sản phẩm, dịch vụ của mình bằng cách sử dụng API từ các đối tác khác để tạo ra các giải pháp Fintech nội bộ.  
  • Tạo ra nguồn doanh thu mới: Ngoài việc nâng cao các dịch vụ, tăng mức độ tương tác với khách hàng, API của ngân hàng mở cho phép các ngân hàng tăng doanh thu thông qua công nghệ số mới.  
  • Tích hợp các hệ thống nội bộ và ứng dụng bên thứ ba: Mỗi ngân hàng có thể sử dụng đến hàng trăm ứng dụng để vận hành cùng lúc, và bài toán đặt ra là không phải lúc nào các ứng dụng này cũng có thể “nói chuyện” với nhau. Open API cho phép các ứng dụng kết nối với các dịch vụ và dữ liệu của các ứng dụng khác một cách dễ dàng và nhanh chóng, từ đó, tạo sự cộng hưởng, nâng cao giá trị của hệ thống cốt lõi và các ứng dụng bên thứ ba.  
  • Tăng tính tự động hoá: Trong thời đại số, làm thế nào để có thể giảm thiểu thời gian vận hành thủ công là ưu tiên hàng đầu của mọi ngân hàng và các đơn vị, tổ chức khác. Open API giúp các tổ chức tự động hóa các tác vụ và quy trình, rút ngắn thời gian, từ đó, tăng hiệu quả và năng suất làm việc. 
  •  Tăng cường bảo mật: API hỗ trợ các biện pháp bảo mật như xác thực và phân quyền để đảm bảo an toàn cho dữ liệu và hệ thống. Điều này không chỉ hỗ trợ trong việc tăng cường bảo mật cho hệ thống và ngăn chặn các truy cập trái phép mà còn giúp bảo vệ thông tin quan trọng của ngân hàng.   

3. Thách thức khi ứng dụng Open API vào ngân hàng mở

Bên cạnh những lợi ích có thể kể trên, ứng dụng open API vào ngân hàng mở, vẫn còn tồn tại một số thách thức đi kèm. Chinh phục được những thách thức này là điều cực quan trọng để đảm bảo sự bền vững và an toàn trong quá trình thúc đẩy ngân hàng mở dựa trên open API.  

  • Tích hợp hệ thống cũ với công nghệ mới: Nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính hiện đang sử dụng các hạ tầng, công nghệ đã tồn tại từ nhiều năm trước. Những hệ thống này thường không tương thích với các giải pháp API hiện đại, gây khó khăn trong việc triển khai và tích hợp. Việc nâng cấp các hệ thống này để hỗ trợ API không chỉ đòi hỏi đầu tư lớn về công nghệ mà còn yêu cầu thời gian và nguồn lực. 
  • Bảo mật dữ liệu và tuân thủ quy định pháp luật: Việc mở rộng quyền truy cập vào dữ liệu tài chính thông qua API có thể dẫn đến nguy cơ rò rỉ và tấn công mạng. Các ngân hàng phải đảm bảo rằng các API được xây dựng với cơ chế bảo mật mạnh mẽ, tuân thủ các quy định nghiêm ngặt ở từng quốc gia như ở Việt Nam là Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân, hay Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) ở Châu Âu, bao gồm mã hóa dữ liệu, kiểm soát truy cập chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra an ninh hệ thống. 
  • Đạt được sự đồng thuận giữa các bên liên quan: Ngân hàng mở yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ giữa ngân hàng, các doanh nghiệp bên thứ ba và cơ quan quản lý. Đôi khi, sự khác biệt về lợi ích và mục tiêu có thể dẫn đến xung đột và trì hoãn trong triển khai API. 
Thách thức khi ứng dụng Open API vào ngân hàng mở

Mặc dù open API mang lại nhiều lợi ích tiềm năng cho hệ sinh thái ngân hàng mở, song các bên tham gia cần vượt qua những thách thức về kỹ thuật, bảo mật, quản lý và hợp tác để thực sự khai thác được toàn bộ tiềm năng của công nghệ này. 

4. Ứng dụng Open API trong SAVIS Open Banking Platform: Hệ giải pháp toàn diện cho Ngân hàng mở đầu tiên tại Việt Nam 

4.1. Về SAVIS Open Banking Platform

 SAVIS Open Banking Platform là hệ giải pháp được SAVIS Group thiết kế chuyên biệt dành riêng cho ngành Tài chính – Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu về pháp lý – công nghệ tạo ra sự kết nối và xây dựng hệ sinh thái tài chính số. Với cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc và kinh nghiệm về triển khai và vận hành, SAVIS cung cấp cho khách hàng công nghệ tiên tiến cùng trải nghiệm người dùng tốt nhất. 

4.2. SAVIS bắt tay với các “ông lớn” quốc tế trong cung cấp các giải pháp về Open API và Open Banking  

  • – Konsentus 

SAVIS bắt tay hợp tác với Konsentus – thương hiệu toàn cầu về tư vấn ngân hàng mở và cơ sở hạ tầng, để cùng xây dựng nguyên tắc hoạt động và mô hình dịch vụ, khung pháp lý cho ngân hàng mở tại Việt Nam.    

Qua các phiên làm việc, hai bên sẽ cùng nhau xây dựng một bộ nguyên tắc giúp vận hành hệ sinh thái ngân hàng mở ở Việt Nam, tạo lập quy trình vận hành để triển khai các hệ thống công nghệ và phát triển bộ tài liệu đặc tả kỹ thuật.    

  • – WSO2 

SAVIS đẩy mạnh hợp tác với WSO2 về việc cung cấp các giải pháp về Open API. Trong đó, WSO2 được biết đến là một đơn vị hàng đầu thế giới, cung cấp các công nghệ API và tư vấn chiến lược toàn diện cho nhiều tổ chức thuộc lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, Giáo dục, Y tế, Chính phủ số.   

WSO2 hiện là đối tác hàng đầu của SAVIS trong cung cấp các giải pháp quản lý API (API Manager), Identity Server, Open Banking, Open Healthcare, nhằm phát triển các nền tảng mở bảo mật và thuận tiện cho cả ba bên: Khách hàng – Nhà cung cấp – Cơ quan quản lý.    

  • – Salt Edge 

Salt Edge Inc được biết đến là công ty công nghệ tài chính hàng đầu thế giới khởi tạo thanh toán thông qua cổng API thống nhất và phát triển công nghệ giúp các ngân hàng tuân thủ tối đa các yêu cầu của Chỉ thị thanh toán sửa đổi PSD2 và Open Banking.  

Kết hợp với những giải pháp công nghệ tiên phong từ Salt Edge, SAVIS đang từng bước hiện đại ngành Ngân hàng, thay đổi cách những tổ chức tài chính vận hành và cải thiện trải nghiệm người dùng.   

  • – Ping Identity 

Ping Identity là doanh nghiệp cung cấp công nghệ đăng nhập một lần (SSO) cho người dùng quyền truy cập vào các ứng dụng liên quan đến Dữ liệu công ty.  

SAVIS cùng Ping Identity hợp tác để cung cấp những giải pháp về bảo mật, định danh và quản lý truy cập. Trong đó, có nhiều khách hàng lớn trong những lĩnh vực trọng điểm đầu tư chuyển đổi số tại Việt Nam như Chính phủ, Tài chính – Ngân hàng, Sản xuất, Bán lẻ, Y tế, Giáo dục…đang sử dụng những giải pháp này.  

SAVIS bắt tay với các “ông lớn” quốc tế trong cung cấp các giải pháp về Open API và Open Banking

Với lộ trình hợp tác cùng giải pháp sáng tạo, SAVIS tự tin mang tới cho khách hàng những công nghệ tiên tiến nhất cùng trải nghiệm người dùng tối ưu. 

Kết nối ngay với chuyên gia của SAVIS để tạo lợi thế dẫn đầu về ngân hàng mở.  

Liên hệ với chúng tôi