Lưu trữ điện tử, lưu trữ số – Nền tảng  xây dựng quy trình số hoàn chỉnh cho mọi doanh nghiệp

Lưu trữ điện tử, lưu trữ số - Nền tảng  xây dựng quy trình số hoàn chỉnh cho mọi doanh nghiệp

Bên cạnh những phần mềm quản trị công việc, tự động hóa quy trình, phần mềm ký số thì xây dựng những kho lưu trữ điện tử, lưu trữ số sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp hoàn thiện quy trình số, môi trường làm việc số của mình.  1. Lưu trữ điện tử – Hệ thống quan trọng trong mọi lĩnh vực Tương tự như quy trình giấy tờ truyền thống, sau bước tạo lập sẽ đến trình ký, ký – đóng dấu, hoàn thiện và đưa vào kho lưu trữ, thì khi chuyển đổi thành quy trình điện tử cũng bao gồm những bước cơ bản: tạo lập văn bản, ký số theo quy trình, đưa vào kho lưu trữ điện tử. Một tổ chức với đầy đủ các công cụ quản lý công việc, quy trình tự động, ký điện tử, ký số nhưng lại thiếu một hệ thống lưu trữ điện tử chuyên biệt sẽ giống như thiếu những tủ lưu trữ, kho lưu trữ hồ sơ, tài liệu giấy. Hệ quả có thể nhìn thấy rõ là tài liệu lưu trữ rời rạc, cát cứ, thiếu tập trung, thống nhất, dễ thất lạc, đánh cắp, gây khó khăn trong quản lý, tìm kiếm, truy xuất, thanh tra, kiểm tra… >>> Xác thực tài liệu điện tử lưu trữ lâu dài như thế nào? Hiện nay, mọi thứ đều đang hướng tới môi trường số, những tài liệu quan trọng của doanh nghiệp như hoá đơn, hợp đồng, sao kê ngân hàng, đề nghị mua bán… đang dần chuyển sang dạng thức điện tử. Hợp đồng điện tử, hoá đơn điện tử, sao kê điện tử, chứng từ điện tử đã trở nên quen thuộc với mỗi tổ chức và sẽ còn phổ biến mạnh mẽ hơn trong tương lai gần.  Những hệ thống lưu trữ điện tử, kho lưu trữ số, theo đó, cũng sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng, giúp hoàn thiện quy trình số không giấy tờ, thay thế những kho lưu trữ vật lý tốn kém và khó kiểm soát. Dần dần, lưu trữ điện tử sẽ là công cụ số bắt buộc trong mọi tổ chức, mọi lĩnh vực, từ các tổ chức Tài chính – Ngân hàng, các bệnh viện, phòng khám, trường học, cơ sở giáo dục, cơ quan Chính phủ đến các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề,… 2. Rủi ro khi sử dụng những hệ thống lưu trữ điện tử không đạt chuẩn Khác với tài liệu giấy, sau khi ký đóng dấu có thể đưa vào lưu trữ 10 năm, 50 năm, 100 năm hoặc vĩnh viễn mà vẫn đảm bảo tính pháp lý thì ​​theo quy định pháp luật hiện hành, các phương thức xác thực điện tử như ký số có giá trị tối đa trong vòng 3 năm đến 5 năm, nghĩa là sau khoảng thời gian đó tất cả các file điện tử nếu không được gia hạn hoặc có những giải pháp cho lưu trữ lâu dài, lưu trữ vĩnh viễn thì sẽ trở thành file rác.  >>> Chứng thư số hết hạn thì tài liệu còn giá trị pháp lý không?  Đồng thời, với lưu trữ điện tử, rủi ro lạc hậu công nghệ cũng hiện hữu khi những định dạng file phổ biến như PDF không phải là những định dạng cho lưu trữ lâu dài. Tổ chức không chú ý điều này ngay từ đầu sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí để chuyển đổi trong tương lai. Thêm nữa, lưu trữ điện tử cũng đi kèm với vấn đề bảo mật thông tin, dữ liệu, tổ chức sẽ phải trả giá trước nguy cơ rò rỉ, đánh cắp dữ liệu trên môi trường điện tử nếu không quan tâm đến vấn đề an ninh thông.  >>>Định dạng lưu trữ điện tử lâu dài như thế nào? 3. Trusted Archive – Giải pháp lưu trữ điện tử đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế Với vai trò quan trọng của mình, xây dựng hệ thống lưu trữ điện tử cần được đầu tư xây dựng chuẩn chỉnh ngày từ đầu nhằm tránh những rủi ro hay chi phí nâng cấp, chuyển đổi tốn kém.  Là một chuyên gia về ký số và lưu trữ điện tử, SAVIS đã phát triển thành công Giải pháp lưu trữ tài liệu điện tử Trusted Archive. Đây là giải pháp lưu trữ điện tử đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tuân thủ khung kiến trúc lưu trữ mở OAIS – ISO 14721:2012, ký số xác thực lâu dài LTV, LTANS phục vụ lưu trữ lâu dài theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời đáp ứng Thông tư số 02/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn dữ liệu đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử.  >>> SAVIS eArchive giành Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020 Tổ chức sử dụng giải pháp này sẽ không phải lo lắng về tính pháp lý, xác thực của tài liệu điện tử nhờ được hỗ trợ các chuẩn ký nâng cao như CAdES, PadES, XadES,… cũng như gắn đóng dấu thời gian TrustCA Timestamp, công nghệ xác thực lâu dài LTV, LTANS cho phép lưu trữ, quản lý tài liệu chất lượng cao từ 10 năm, 20 năm, 50 năm hoặc vĩnh viễn. >>> Dấu thời gian Timestamp là gì? Tại sao cần sử dụng dấu thời gian? Ngoài ra, Trusted Archive còn có khả năng tích hợp không giới hạn với các hệ thống thông tin sẵn có của tổ chức qua API, khả năng mở rộng linh hoạt. Với quy trình động được hỗ trợ cài đặt sẵn, người dùng có thể dễ dàng xây dựng luồng quy trình làm việc, phân quyền truy cập, quản lý và theo dõi tình trạng của tài liệu theo thời gian thực từ khi

SAVIS được vinh danh TOP 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam năm thứ hai liên tiếp

SAVIS - TOP 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam, năm thứ hai liên tiếp

SAVIS được vinh danh tại 03 lĩnh vực quan trọng: TOP 10 doanh nghiệp Nền tảng chuyển đổi số, TOP 10 Dịch vụ – Giải pháp chuyển đổi số và TOP 10 doanh nghiệp Hạ tầng số, Bảo mật – An toàn thông tin tại Lễ trao giải TOP 10 doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam 2021 của VINASA tổ chức vào ngày 09/10. Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng toàn cầu trong các tổ chức, doanh nghiệp. Các tổ chức kỳ vọng giảm chi phí và tăng lợi nhuận nhờ nỗ lực chuyển đổi số trong vòng 5 năm. Chuyển đổi số bao gồm các quá trình, phương thức xử lý thông minh giúp các doanh nghiệp tùy chỉnh, chuyển đổi sản phẩm và có mối quan hệ chặt chẽ hơn với khách hàng. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận vài trăm phần trăm, tiết kiệm hàng tỷ đô la chi phí công nghệ, vận hành hệ thống dữ liệu phức tạp ở mức thời gian thực, chuyển đổi mô hình kinh doanh phù hợp, nâng cao hiệu quả sản xuất, cá nhân hoá cao độ trải nghiệm khách hàng trên nền tảng số với quy mô lớn và tốc độ nhanh. Sự bùng nổ của những công nghệ 4.0 đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong việc sử dụng dữ liệu số, công cụ số vào trong môi trường làm việc và hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước hình thành nền kinh tế số. Đối với Việt Nam, đẩy mạnh kinh tế số, tiến tới xã hội số là cơ hội để thu hẹp khoảng cách với thế giới, mở ra không gian tăng trưởng mới và là động lực cốt lõi trong phát triển kinh tế quốc gia.  SAVIS ĐƯỢC VINH DANH TOP 10 DOANH NGHIỆP NỀN TẢNG CHUYỂN ĐỔI SỐ & TOP 10 DỊCH VỤ – GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ Tiên phong phát triển những nền tảng, giải pháp, dịch vụ chuyển đổi số với những công nghệ hiện đại, tính năng sáng tạo và đột phá, thúc đẩy quá trình số hóa, ứng dụng công nghệ 4.0 trong tổ chức luôn là thế mạnh của SAVIS trong những năm qua. Được vinh danh TOP 10 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về cung cấp Nền tảng – Dịch vụ – Giải pháp chuyển đổi số từ VINASA tiếp tục cho thấy năng lực công nghệ vượt trội của SAVIS trên bản đồ công nghệ Việt Nam. Trên thị trường ký số và chứng thực điện tử,việc đồng thời là CA đầu tiên được phép cung cấp Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian TrustCA Timestamp và là Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing đầu tiên tại Việt Nam đã giúp SAVIS trở thành đơn vị sở hữu hệ giải pháp – dịch vụ ký số toàn diện và an toàn nhất hiện nay.  Những giải pháp, dịch vụ ký số SAVIS đang cung cấp đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và quốc tế. Trong đó, SAVIS áp dụng công nghệ có giá trị cao nhất về chống gian lận, giả mạo trong giao dịch điện tử, đảm bảo tính pháp lý khi lưu trữ tài liệu điện tử, hợp đồng điện tử lâu dài, xác thực tài liệu dài hạn, tin cậy cả sau khi chứng thư số hết hạn. SAVIS đã có 17 năm kinh nghiệm xây dựng và triển khai những hệ thống ký số và chứng thực điện tử quan trọng nhất của quốc gia và hệ thống ngân hàng, như: hệ thống RootCA của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia NEAC, hệ thống RootCA cho hệ thống CA thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, Cổng xác thực chữ ký điện tử và ký số tập trung cho Ngân hàng Agribank, Hệ thống ký số tập trung eSign Server và thiết bị HSM cho Ngân hàng BIDV, Đài truyền hình Việt Nam… Vị thế nhà cung cấp số 1 Việt Nam về các giải pháp, dịch vụ ký số của SAVIS ngày càng được khẳng định vững chắc. Bên cạnh ký số thì lưu trữ điện tử cũng là một lĩnh vực làm nên thương hiệu SAVIS khi công ty sở hữu Giải pháp số hóa, lưu trữ điện tử tập trung trên nền tảng Big Data – SAVIS eArchive – giải pháp lưu trữ điện tử đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tuân thủ khung kiến trúc lưu trữ mở OAIS – ISO 14721:2012, ký số xác thực lâu dài LTV, LTANS phục vụ lưu trữ lâu dài theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời đáp ứng Thông tư số 02/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ. Giải pháp này giúp giải quyết bài toán về tiêu chuẩn hóa định dạng cho lưu trữ, lưu trữ lâu dài, quy trình thao tác, phân quyền, xử lý, tìm kiếm thông tin an toàn bảo mật, từ đó giúp tổ chức, doanh nghiệp giảm thời gian, chi phí chuyển đổi và tránh những nguy cơ rò rỉ thông tin. Bên cạnh đó, SAVIS cũng tiên phong xây dựng những nền tảng mở đầu tiên tại Việt Nam, bao gồm: DX Open Banking Platform – Ngân hàng mở, DX Open Gov Platform – Chính phủ mở, DX Open Healthcare Platform. Đây là những nền tảng công nghệ 4.0 được thiết kế chuyên biệt cho thị trường Việt Nam, tăng cường khả năng kết nối, liên thông dữ liệu an toàn, linh hoạt, loại bỏ tình trạng ốc đảo, cát cứ dữ liệu và mở rộng không hạn chế các tính năng, giải pháp, hướng tới mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm. SAVIS 2 NĂM LIÊN TIẾP LỌT TOP 10 DOANH NGHIỆP HẠ TẦNG SỐ, BẢO MẬT – AN

Ký số từ xa loại bỏ những rủi ro về an ninh, tích hợp hệ thống cho doanh nghiệp

Ký số từ xa loại bỏ những rủi ro về an ninh, tích hợp hệ thống cho doanh nghiệp

Ký số từ xa, ký số HSM sẽ là phương thức ký số quan trọng nhất giúp các tổ chức, doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro, khó khăn khi số hoá và lưu trữ tài liệu điện tử. Hãy xem cụ thể những rủi ro đó là gì trong bài viết dưới đây. Khó khăn trong tích hợp ký số với các hệ thống thông tin khác Ký số luôn là một công cụ chuyển đổi số quan trọng trong chuyển đổi số trong bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào. Tính năng ký số cần được tích hợp trong hầu hết các phần mềm, giải pháp nghiệp vụ khác như hoá đơn điện tử, phần mềm kế toán, tài chính, quản lý văn bản, lưu trữ điện tử, quản lý khách hàng CRM, quản lý nhân sự HRM hay hệ thống điều hành ERP… và thay thế chữ ký tay, con dấu đỏ để ký số nhiều loại tài liệu quan trọng: chứng từ kế toán, chứng từ mua bán, hợp đồng điện tử, giao dịch tài chính – ngân hàng…, từ đó hình thành một quy trình số toàn diện trong tổ chức. Tuy nhiên, do kén cổng kết nối của thiết bị hay hệ điều hành nên việc tích hợp với các hệ thống thông tin của phương thức ký số sử dụng USB token, smart card bị hạn chế, đặc biệt là với các ứng dụng hoạt động trên các thiết bị di động như điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Trong khi, thói quen sử dụng các thiết bị di động để xử lý công việc mọi lúc mọi nơi  ngày càng phổ biến. Vì thế, sử dụng ký số từ xa sẽ là giải pháp ký số nâng cấp hoàn hảo giúp các tổ chức, doanh nghiệp tránh được những bất tiện này. Với ký số từ xa – Remote Signing, người dùng có thể ký số mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị mà không cần phải lo lắng về thiết bị kết nối, hệ điều hành, chỉ cần mở lên và ký.  Rủi ro an ninh – bảo mật Tính an toàn – bảo mật là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các phương thức ký số bởi ý nghĩa quan trọng của chữ ký số. Chữ ký số đảm bảo chống giả mạo, gian lận, chống chối bỏ trong giao dịch điện tử, đồng thời định danh chính xác người ký cũng như bảo vệ tính toàn vẹn về nội dung của tài liệu điện tử.  Tuy nhiên, với những phương thức ký số truyền thống đang được sử dụng phổ biến vẫn tồn tại những rủi ro an ninh như: Dễ thất lạc, mất cắp thiết bị lưu khoá (USB token, smart card) do kích thước nhỏ khó bảo quản Khoá ký không được bảo vệ tối ưu do chỉ đáp ứng tiêu chuẩn an ninh FIPS PUB 140-2 level 2 và có nguy cơ rủi ro lỗi thời về công nghệ  Phương thức xác thực sử dụng mã PIN dễ bị nhìn trộm, ăn cắp, lộ lọt khi thao tác trên bàn phím Rủi ro giả mạo phần mềm để đánh cắp mã PIN hoặc giả mạo tài liệu, giấy tờ Những điều này có thể được hạn chế tối đa nếu sử dụng ký số từ xa. Để được cấp phép cung cấp dịch vụ ký số từ xa, các tổ chức cung cấp Dịch vụ Chứng thực chữ ký số cần phải đảm bảo tính tuân thủ, mức độ an toàn – bảo mật, quy trình vận hành cũng như tính cam kết, trách nhiệm với khách hàng cao hơn, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành bởi Viện viễn thông Châu Âu (ETSI) và Viện chuẩn hóa Châu Âu (CEN). Đồng thời, với mô hình ký số từ xa, những phương thức xác thực an toàn hơn mã PIN như biometric, smart OTP cũng đc áp dụng nhằm đảm bảo mức độ an toàn tối đa. Người dùng không phải trực tiếp bảo quản thiết bị lưu khoá nên rủi ro mất cắp, thất lạc khó có thể xảy ra.  Hiện tại, ở Việt Nam, SAVIS là nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing đầu tiên. Chứng nhận QTSP được coi như một tiêu chuẩn cao nhất về sự an toàn, tin cậy, bảo mật trong giao dịch điện tử tại châu Âu. Chỉ có chữ ký điện tử đảm bảo QES cho cá nhân, con dấu điện tử đảm bảo cho tổ chức QSeal cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo QTSP được công nhận trên toàn lãnh thổ EU về hiệu lực pháp lý tương đương chữ ký tay hoặc dấu mộc của tổ chức mà không phải trải qua bất cứ thủ tục đánh giá hay giải trình nào khác. Đồng thời, chứng nhận QTSP giúp SAVIS đáp ứng chặt chẽ và cao hơn các quy định pháp luật của Việt Nam về chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử theo mô hình ký số trên thiết bị di động và ký số từ xa, ký số HSM. Quy trình kiểm soát khóa ký tuân thủ chặt chẽ cơ thế SCAL2 với Module SAM đáp ứng CC EAL4+ cho Protection Profile EN 419 241-2, do đó chỉ có thuê bao đã đăng ký mới có thể kích hoạt khóa ký lưu bảo mật trên thiết bị mã hóa HSM theo chuẩn EN 419 221-5 chống tấn công. Với những lợi thế của ký số từ xa và năng lực công nghệ đã được kiểm chứng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn EU, SAVIS sẽ giúp mọi tổ chức, doanh nghiệp chuyển đổi, xây dựng hệ thống ký số từ xa an toàn, bảo

Chứng nhận QTSP mở ra cánh cửa vào sân chơi toàn cầu, thúc đẩy giao dịch điện tử xuyên biên giới Việt Nam – EU

Chứng nhận QTSP mở ra cánh cửa vào sân chơi toàn cầu, thúc đẩy giao dịch điện tử xuyên biên giới Việt Nam - EU

Chứng nhận QTSP – là một trong những chứng nhận quan trọng nhất thuộc Quy định về Định danh điện tử và Dịch vụ tin cậy của Liên minh châu Âu (eIDAS) và cũng là tiền đề cho việc hợp pháp hóa các hợp đồng điện tử, văn bản điện tử, chứng từ điện tử ký kết giữa các cá nhân, tổ chức Việt Nam với đối tác EU, thúc đẩy giao thương, thương mại điện tử, giao dịch điện tử xuyên biên giới. Về chứng nhận QTSP   Quy định số 910/2014 của Liên minh châu Âu (còn được gọi là Quy định eIDAS) về định danh điện tử và dịch vụ tin cậy là khung pháp lý toàn diện nhất cho chữ ký điện tử, con dấu điện tử, dấu thời gian điện tử, vận chuyển điện tử và chứng thực trang điện tử. Theo đó, eIDAS công nhận tính hợp pháp của các dịch vụ tin cậy và văn bản điện tử, cho phép ứng dụng dịch vụ tin cậy điện tử, chữ ký điện tử, con dấu điện tử, dấu thời gian điện tử xuyên biên giới giữa toàn bộ các quốc gia thành viên EU. Các cá nhân, tổ chức, cơ quan chức năng của châu Âu không thể từ chối tính bằng chứng của các chứng cứ chỉ vì chúng ở dạng điện tử. Để tạo dựng niềm tin giữa các tổ chức, cá nhân trong thị trường chung châu Âu, quy định eIDAS áp dụng chứng nhận Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo (QTSP) như một tiêu chuẩn cao nhất về sự an toàn, tin cậy, bảo mật trong giao dịch điện tử. Hiện nay, chỉ có chữ ký điện tử đảm bảo QES cho cá nhân, con dấu điện tử đảm bảo cho tổ chức QSeal cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo QTSP được công nhận trên toàn lãnh thổ EU về hiệu lực pháp lý tương đương chữ ký tay hoặc dấu mộc của tổ chức mà không phải trải qua bất cứ thủ tục đánh giá hay giải trình nào khác.  Chữ ký điện tử đảm bảo QES mang tới sự tin cậy, toàn vẹn, chống chối bỏ cho các cá nhân,  thể nhân tham gia giao dịch trên môi trường điện tử, còn con dấu điện tử đảm bảo QSeal đại diện cho tổ chức khi thực hiện đóng dấu lên văn bản điện tử, hồ sơ tài liệu điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ tin cậy thông thường không đủ điều kiện để cung cấp các dịch vụ chữ ký điện tử đảm bảo QES, con dấu điện tử đảm bảo QSeal như QTSP. Cơ chế kiểm định khắt khe và tính tuân thủ tuyệt đối của QTSP Để trở thành Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo QTSP, các tổ chức bắt buộc trải qua các cơ chế kiểm định, đánh giá nghiêm ngặt của Cơ quan giám sát quốc gia – Supervisory Body (SB) từ khâu chuẩn bị đánh giá đến khâu hậu kiểm và duy trì dịch vụ sau đánh giá. Tất cả các danh mục quy định bởi eIDAS phải được tuân thủ tuyệt đối trước khi chính thức cung cấp dịch vụ. Trong quá trình hoạt động, nhằm duy trì mức độ tín nhiệm, các QTSP được yêu cầu thực hiện đánh giá tính tuân thủ bởi các cơ quan kiểm định – Conformity Assessment Body (CAB) của EU ít nhất 2 năm/lần.  Cơ quan kiểm định tuân thủ (Conformity Assessment Body – CAB) cho các QTSP là đơn vị có kinh nghiệm, chuyên môn được chỉ định bởi cơ quan giám sát quốc gia (Supervisory Body – SB) hoặc cơ quan kiểm định quốc gia (National Assessment Body – NAB). Việc kiểm định tuân thủ sẽ phải được thực hiện trong toàn bộ vòng đời dịch vụ của QTSP từ khi triển khai đến khi chấm dứt hoạt động.  Bài kiểm tra đánh giá tuân thủ của các CAB đối với QTSP được xếp hạng nghiêm ngặt bậc nhất tại Châu Âu về kiểm định an toàn cũng như tính sẵn sàng của dịch vụ tin cậy, áp dụng toàn bộ các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, chính sách vận hành, quản lý, bảo mật và tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành bởi Viện viễn thông Châu Âu (ETSI) và Viện chuẩn hóa Châu Âu (CEN) như CEN EN 419 241-1, CEN EN 419 241-2, CEN EN 419 221-5, ETSI TS 119 431, ETSI TS 119 432… QTSP và bước tiến đối với dịch vụ ký số và chứng thực điện tử Việt Nam Cũng theo eIDAS, chỉ những nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo QTSP mới đủ điều kiện để quản lý thiết bị QSCD thay mặt thuê bao đối với mô hình ký số từ xa Remote Signing. Đối chiếu với các quy định pháp luật Việt Nam như Nghị định 130/2018/NĐ-CP và Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT, mô hình ký số từ xa Remote Signing do các QTSP cung cấp đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc về dịch vụ chứng thực điện tử và chữ ký số, đồng thời vượt trội hơn ở quy trình quản lý, vận hành, an ninh hệ thống nghiêm ngặt bậc nhất thế giới của eIDAS và ISO/IEC 27001. Có thể nói, nếu một tổ chức được công nhận là QTSP theo tiêu chuẩn châu Âu sẽ đồng thời tuân thủ mức độ cao hơn các quy định của Việt Nam về mô hình ký số từ xa quy định tại Thông tư 16/2019/TT-BTTTT.  Theo điều 14 của eIDAS, châu Âu cho phép công nhận tính pháp lý của Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy ở nước thứ ba bên ngoài Liên minh tương đương QTSP tại EU nếu thỏa mãn cả hai điều kiện: thứ nhất, nhà cung cấp dịch vụ

Không có dấu thời gian, các tổ chức Tài chính – Ngân hàng đang gặp những rủi ro gì?

SAVIS - Những rủi ro của ngân hàng khi không dùng dấu thời gian

Chữ ký số được kỳ vọng sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu chi phí đầu tư trong triển khai, mở rộng dịch vụ, tăng cường khả năng quản lý rủi ro, chống gian lận, giả mạo trong giao dịch điện tử; xây dựng hình ảnh ngân hàng hiện đại, tin cậy và an toàn hơn. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng tiếp tục sử dụng chữ ký số thông thường mà không đi kèm dấu thời gian, sẽ rất khó để chiếm được lòng tin từ khách hàng trong thời đại số ngày nay. Nội dung bài viết1. Dấu thời gian Timestamp là gì? 2. Tại sao Tài chính – Ngân hàng cần dấu thời gian Timestamp?3. Những rủi ro khi Tài chính – Ngân hàng không sử dụng dấu thời gian Timestamp4. Giải pháp chuyển đổi số Tài chính – Ngân hàng với Ký số đóng dấu thời gian (VTV1) TrustCA Timestamp – Dịch vụ sử dụng công nghệ dấu thời gian điện tử đầu tiên tại Việt Nam 1. Dấu thời gian Timestamp là gì? Dấu thời gian là dữ liệu điện tử gắn thông tin về ngày, tháng, năm và thời gian vào thông điệp dữ liệu, được cung cấp bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian tin cậy. Dấu thời gian sử dụng để làm bằng chứng và xác thực sự tồn tại của dữ liệu tại một mốc thời gian nhất định. Tài liệu, hồ sơ, thông điệp điện tử khi được đóng dấu thời gian sẽ đảm bảo tính chống chối bỏ về thời gian và tính toàn vẹn dữ liệu. 2. Tại sao cần dấu thời gian Timestamp? Tài liệu điện tử được ký số theo đúng quy định sẽ giúp định danh, xác thực chính xác người ký, đảm bảo tính toàn vẹn và chống chối bỏ: chữ ký số được chủ sở hữu tạo lập có chủ đích, thông qua những phương thức kỹ thuật từ nhà cung cấp dịch vụ tin cậy và giải pháp ký số. Chữ ký số là phương thức xác thực không thể bị giả mạo hay được tạo do một tai nạn ngẫu nhiên nào đó. Tuy nhiên, đối với ký số thông thường, thời gian ký số hiển thị là thời gian của thiết bị hoặc server ký số, có thể dễ dàng bị thay đổi bởi những công cụ đơn giản, khiến những tài liệu, chứng từ nhạy cảm về thời gian như giao dịch tài chính – chứng khoán, hợp đồng mua – bán, văn bằng chứng nhận sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả… bị ảnh hưởng, dẫn đến việc chứng minh mốc thời gian tài liệu có hiệu lực sau ký số rất khó khăn nếu xảy ra tranh chấp.  Đặc biệt, đối với trường hợp chứng thư số đã hết hạn thì việc xác minh thời gian ký số và tính toàn vẹn của tài liệu là không thể thực hiện được do thiếu căn cứ đối chứng. Tài liệu khi đó không những mất giá trị pháp lý (do chứng thư số hết hạn) mà còn mất khả năng trở thành chứng cứ. Những vấn đề này đã dẫn đến nhu cầu cần một giải pháp giúp xác minh chính xác thời gian ký và tính toàn vẹn của tài liệu dài hạn hoặc vĩnh viễn, độc lập với thời hạn của chứng thư số, chính là ký đóng dấu thời gian Timestamp. 3. Những rủi ro khi các tổ chức Tài chính – Ngân hàng không sử dụng dấu thời gian Timestamp Như đã đề cập, dấu thời gian là một phương thức hiệu quả nhất, giải pháp công nghệ đáp ứng cao nhất trong việc xác thực chính xác thời điểm ký và xác thực lâu dài sau khi chứng thư số hết hạn cũng như không đảm bảo tiêu chuẩn lưu trữ tài liệu điện tử dài hạn trong 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Không sử dụng dấu thời gian Timestamp, các tổ chức Tài chính – Ngân hàng sẽ gặp phải những rủi ro nghiêm trọng, bao gồm: Không thể chứng minh tính hợp lệ của tài liệu trong dài hạn. Hầu hết các chứng thư số hiện này có thời hạn tối đa là 03 năm. Nếu không sử dụng dấu thời gian, các cá nhân, tổ chức sẽ không thể chứng minh tính hợp lệ của tài liệu sau khi chứng thư số hết hạn. Tài liệu khi không thể chứng minh được tính hợp lệ, tức là không còn giá trị sử dụng, không có giá trị bằng chứng, chứng cứ.  Không thể loại bỏ giấy tờ ra khỏi quy trình. Ký số không bao gồm dấu thời gian khiến tài liệu không thể xác thực, không đảm bảo tính toàn vẹn, chống chối bỏ sau khi chứng thư số hết hạn khiến tài liệu không đủ tiêu chuẩn để đưa vào lưu trữ lâu dài, lưu trữ vĩnh viễn. Để tránh rủi ro này, các tổ chức vẫn phải in chứng từ, tài liệu cuối ngày, vẫn phải lưu kho, bảo quản tài liệu giấy gây tổn kém chi phí và nguồn lực. Không thể giải quyết những tranh chấp pháp lý. Nếu không có ký số cấp dấu thời gian, các tài liệu điện tử, đặc biệt là đối với các tài liệu có ràng buộc pháp lý như: hợp đồng kinh doanh, hợp đồng tín dụng, hợp đồng mua bán, sao kê ngân hàng, bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ… có thể dễ dàng bị làm giả, thay đổi thời gian ký. Điều này có thể dẫn đến những cuộc chiến pháp lý tốn kém trong giải quyết tranh chấp kéo dài khi các bên nỗ lực phủ nhận bằng chứng của nhau.  Đánh mất khách hàng vào tay đối thủ. Khi tài liệu không đảm bảo tin cậy, dễ dàng bị thao túng, chỉnh sửa;

Những loại tài liệu cần sử dụng ký số đóng dấu thời gian Timestamp

Ngan hang so

Ký số đóng dấu thời gian đảm bảo tính tính toàn vẹn, tin cậy dữ liệu và tính xác thực, chống chối bỏ về thời gian, thời điểm ký của tài liệu điện tử, là công nghệ đáp ứng cao nhất về chống gian lận và đảm bảo giá trị pháp lý tuyệt đối khi giao dịch điện tử. Vậy hãy cùng xem những tài liệu nào cần thiết sử dụng ký đóng dấu thời gian Timestamp. Bài viết liên quan:1. So sánh ký số thông thường với ký số kèm đóng dấu thời gian2. SAVIS chính thức ra mắt Dịch vụ chứng thực điện tử cấp Dấu thời gian Đầu tiên và Duy nhất tại Việt Nam – TRUSTCA TIMESTAMP3. Ký số cấp dấu thời gian Timestamp – Chứng cứ độc lập về mốc thời gian và xác thực lâu dài tài liệu điện tử Ký số thông thường vẫn tồn tại những rủi ro nghiêm trọng Sử dụng chữ ký số là phương thức tin cậy giúp định danh, xác thực chính xác người ký, đảm bảo tính toàn vẹn và chống chối bỏ tài liệu điện tử.  Tuy nhiên, đối với những tài liệu nhạy cảm về thời gian và tính hiệu lực của chữ ký số tại thời điểm ký, chỉ sử dụng ký số thông thường vẫn tồn tại nhiều rủi ro. Bởi khi ký số thông thường, thời gian ký số là thời gian hiển thị của thiết bị hoặc server ký số, có thể thay đổi dễ dàng, dẫn đến việc chứng minh mốc thời gian tài liệu có hiệu lực rất khó khăn. Các tổ chức, cá nhân có thể lợi dụng việc chỉnh sửa thời gian này để tạo ra những phiên bản tài liệu khác nhau nhằm mục đích gian lận, giả mạo. Đặc biệt là khi chứng thư số hết hạn thì chúng ta sẽ mất căn cứ để xác minh thời gian ký, không thể kiểm tra hiệu lực của chứng thư số tại thời điểm ký cũng như tính toàn vẹn dữ liệu, khiến tài liệu trở nên mất giá trị pháp lý và khả năng trở thành bằng chứng.  Vì thế, ký số đóng dấu thời gian Timestamp ra đời để thực hiện việc gắn thông tin về ngày, tháng, năm và thời gian tin cậy (cung cấp bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng được cấp phép)  vào thông điệp dữ liệu, nhằm xác thực sự tồn tại của dữ liệu tại một mốc thời gian nhất định và đảm bảo sự toàn vẹn dữ liệu trong quá trình vận chuyển, lưu trữ.  Hệ thống đóng dấu thời gian timestamp xây dựng dựa trên nền tảng PKI tiên tiến nhất hiện nay, bất cứ thay đổi, sửa xóa đối với dữ liệu được đóng dấu thời gian đều bị phát hiện, đồng thời được kết nối trực tiếp với đồng hồ Nguyên tử Quốc gia của Viện đo lường: chống chối bỏ, phủ nhận giá trị thời gian. Những tài liệu nào cần thiết sử dụng đóng dấu thời gian Timestamp Những tài liệu đặc biệt nhạy cảm về tính hợp pháp của chữ ký số tại thời điểm ký và các tài liệu nhạy cảm về thời gian: các tài liệu sở hữu trí tuệ, chứng nhận bản quyền,…; tất cả các tài liệu cần lưu trữ điện tử lâu dài theo quy định của pháp luật có thời hạn lưu trữ trên 3 năm đều cần được ký đóng dấu thời gian Timestamp. Trong hoạt động tài chính, ký số đóng dấu thời gian được khuyến khích sử dụng đối với hầu hết các tài liệu điện tử, đặc biệt là các loại chứng từ mà thời gian khởi tạo hoặc xử lý chứng từ bị ràng buộc bởi các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hoặc có thể gây tranh chấp về lợi ích, pháp lý giữa các bên tham gia giao dịch.  Những tài liệu cơ bản cần ký số đóng dấu thời gian trong các lĩnh vực bao gồm: Tài chính – Ngân hàng Giao dịch ngân hàng Sao kê tài khoản Chứng từ điện tử Hợp đồng điện tử Giao dịch tài chính Nhật ký giao dịch Báo cáo tài chính năm Hợp đồng điện tử Bảo hiểm Hoá đơn điện tử Chứng chỉ điện tử Hợp đồng điện tử Y tế Hồ sơ bệnh án điện tử Giấy đăng ký cấp phép hành nghề Chứng từ điện tử Phiếu thu điện tử Tờ khai điện tử Hợp đồng điện tử Truyền hình – Viễn thông Giấy chứng nhận bản quyền tác giả Giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ Hợp đồng điện tử Và các tài liệu khác Các tài liệu nhạy cảm về thời gian: các tài liệu sở hữu trí tuệ, chứng nhận bản quyền,… Tất cả các tài liệu cần lưu trữ điện tử lâu dài theo quy định của pháp luật Đăng ký sử dụng ngay dịch vụ ký số từ SAVIS/TrustCA – Nhà cung cấp dịch vụ ký số đóng dấu thời gian Timestamp được cấp phép đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam để bảo vệ tài liệu điện tử, chứng từ điện tử của bạn hiệu quả và an toàn nhất.

Ký số đóng dấu thời gian Timestamp cùng công nghệ LTV: Giải pháp đáp ứng cao nhất cho bài toán lưu trữ tài liệu lâu dài

Sử dụng ký số đóng dấu thời gian Timestamp và công nghệ xác thực lâu dài LTV sẽ là giải pháp duy nhất giúp đảm bảo tính toàn vẹn, chống chối bỏ, xác thực và lưu trữ điện tử lâu dài từ 5 năm, 10 năm, 20 năm hay vĩnh viễn. Ký số đóng dấu thời gian Timestamp kèm công nghệ xác thực lâu dài LTV Trong lưu trữ điện tử, sử dụng ký số đóng dấu thời gian và ký số xác thực lâu dài Long-term Validation (LTV) có vai trò không thể thay thế, nhằm đảm bảo tính xác thực, toàn vẹn, chống chối bỏ của tài liệu trong dài hạn mà không phụ thuộc vào thời hạn của chứng thư số.  Ký số đóng dấu thời gian Timestamp giúp xác thực sự tồn tại của tài liệu điện tử tại mốc thời gian tin cậy, đồng thời đảm bảo tính toàn vẹn của tài liệu (bất kỳ sự thay đổi, sửa xóa nào trên tài liệu cũng sẽ bị phát hiện). Bên cạnh ký số đóng dấu thời gian Timestamp, xác thực lâu dài LTV sẽ là bức tường an toàn bảo vệ tài liệu, là giải pháp tối ưu trong lưu trữ tài liệu điện tử lâu dài từ 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc vĩnh viễn.  >>>Ký số đóng dấu thời gian là gì? >>>So sánh ký số thông thường và ký số đóng dấu thời gian >>>Bảo mật và xác thực tài liệu điện tử lưu trữ lâu dài trong các cơ quan Đảng, Nhà nước Công nghệ xác thực lâu dài LTV được hiểu là quá trình chứng thực tài liệu điện tử nhằm đảm bảo về hiệu lực của chữ ký số tại thời điểm ký, thông qua công nghệ Cryptographic Message Syntax (CMS) và định dạng nâng cao của Public Key Infrastructure (PKI). Để sử dụng LTV, hệ thống cần xác định chính xác mốc thời gian ký thông qua dấu thời gian điện tử đính kèm. Không có LTV, các văn bản điện tử sẽ bị giới hạn về thời gian xác thực, đồng thời trở nên vô hiệu khi Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực (CA) dừng cung cấp dịch vụ. Công nghệ này cho phép người dùng gắn kèm nhiều TimeStamp và dữ liệu xác thực lên các chữ ký trên cùng một tệp PDF. Điều này có thể được lặp lại nhiều lần, mở rộng khả năng xác thực ngay cả khi chứng thư số gốc đã bị hết hạn hoặc thu hồi. Giá trị của ký số đóng dấu thời gian đi kèm công nghệ xác thực lâu dài LTV Tài liệu được ký số đóng dấu thời gian Timestamp đi kèm công nghệ xác thực lâu dài LTV sẽ bao gồm những tính năng nâng cao, đảm bảo tính xác thực, toàn vẹn, chống chối bỏ mức độ cao nhất: -Mốc thời gian được chứng thực bởi bên thứ ba là nhà cung cấp dịch vụ tin cậy được cấp phép -Kéo dài hiệu lực xác thực mốc thời gian ký số thông qua các dấu thời gian bổ sung (10 năm, 20 năm, vĩnh viễn…) -Đính kèm thông tin xác thực chữ ký số của người ký, cho phép tra cứu xác thực lâu dài trong suốt thời gian lưu trữ (kể cả khi CA dừng hoạt động, chứng thư số hết hạn, hoặc công nghệ xác thực thay đổi) Sử dụng nhiều lớp bằng chứng – chứng thực nhằm xác thực, ghi vết và làm mới chữ ký số/dấu thời gian trên dữ liệu theo các phiên bản – cho phép các thuật toán ký số mới có thể công nhận, xác thực và bảo tồn tính toàn vẹn dữ liệu ký số trong lưu trữ lâu dài. Tài liệu người dùng sở hữu là tài liệu gốc với giá trị pháp lý cao nhất, không phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ khi cần sử dụng làm bằng chứng trước tòa. SAVIS / TrustCA – Nhà cung cấp Dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian TRUSTCA TIMESTAMP được cấp phép đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam SAVIS – Chuyên gia về ký số và lưu trữ điện tử Đăng ký sử dụng dịch vụ và liên hệ tư vấn ngay tại đây.

Khách hàng và 6 kỳ vọng từ ngân hàng số

SAVIS DX Open Banking -

Nhóm khách hàng sử dụng ngân hàng số đang có những thay đổi giữa các độ tuổi và mức thu nhập. Người dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm, dịch vụ tài chính số. Các ngân hàng cần làm gì để đón đầu xu hướng này? Bài viết liên quan1. Tăng trưởng doanh thu từ Ngân hàng số: Cơ hội lớn từ đại dịch2. Open Banking – Nhân tố thay đổi cuộc chơi ngành Ngân hàng3. Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn trong giao dịch và thanh toán điện tử4. Chữ ký số – Yếu tố thay đổi ngành Tài chính5. Thị trường Chứng thư số TLS toàn cầu – Những phân tích chủ đạo cho khách hàng doanh nghiệp 1. Khách hàng thật sự kỳ vọng những gì từ các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng số? Một khảo sát với hơn 1.000 người tiêu dùng ở các độ tuổi từ 18 – 45 với các mức thu nhập từ $50,000 – $150,000/năm để xác định các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng số nào hiện đang chiếm ưu thế đã được thực hiện và rút ra 06 kết luận dưới đây: 1. Nhóm khách hàng trung tuổi với tài chính ổn định sẵn sàng hơn đối với các dịch vụ số từ ngân hàng 2. Ngoài những khó khăn, COVID-19 cũng đã tạo ra những cơ hội mới để đầu tư và quản lý dòng tiền hiệu quả 3. Khách hàng với độ tuổi thanh thiếu niên có xu hướng chi trả nhiều hơn đối với các dịch vụ ngân hàng Do dành nhiều thời gian ở nhà hơn trong thời gian xảy ra đại dịch, khách hàng có xu hướng sử dụng thiết bị di động của họ thường xuyên để giao dịch ngân hàng. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng kể từ giai đoạn đầu của COVID-19, những khách hàng  thu nhập cao đã hạn chế tối đa việc trực tiếp tới chi nhánh. Họ sẵn sàng đăng ký sản phẩm/dịch vụ ngân hàng số hơn. Mức độ sẵn sàng đăng ký sản phẩm/dịch vụ ngân hàng số tăng 15% đối với khách hàng trong độ tuổi trên 45. 64% phân khúc KH này đã sử dụng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm trực tuyến. Thời kỳ dịch bệnh đã chứng kiến tỷ lệ chấp nhận sử dụng các dịch vụ ngân hàng số cao nhất trong mọi độ tuổi. Các sản phẩm/dịch vụ quản lý đầu tư và quản lý tài chính điện tử trở nên ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở phân khúc khách hàng dưới 45 tuổi. Tỷ lệ đồng ý sử dụng dịch vụ này đạt 39%, tăng 13% trong vòng chưa đầy một năm. Những khách hàng thu nhập cao, trên 150 nghìn đô la Mỹ/năm có xu hướng đầu tư nhiều hơn và tỷ lệ chấp nhận sử dụng với các dịch vụ quản lý đầu tư và tài chính số cao nhất với 53%. Tổng quan, có khoảng 61% khách hàng sẵn sàng trả tiền cho các dịch vụ ngân hàng số. Trung bình, khách hàng sẵn sàng trả 13 đô la Mỹ phí một lần cho tính năng ngân hàng số mà họ mong muốn và 9 đô la phí duy trì hàng tháng. Khách hàng trẻ hơn với độ tuổi từ 18 – 24 sẵn sàng trả nhiều hơn: trung bình 15 đô la Mỹ phí một lần và 10 đô la Mỹ với phí thanh toán thuê bao hàng tháng. Điều này có ý nghĩa gì? Trước đây, dịch vụ số từng chỉ tập trung vào những khách hàng trẻ, yêu thích công nghệ và sẵn sàng chấp nhận cái mới. Đứng trước những biến đổi khách quan, nhu cầu từ người dùng đã trải dài trên các phân khúc lớn tuổi hơn với tài chính tốt hơn, làm tăng áp lực cho hệ thống ngân hàng trong việc nâng cao trải nghiệm dịch vụ số. Một số ngân hàng như Ellevest và Monument Bank đang dẫn đầu, nhắm mục tiêu vào phân khúc khách hàng cao cấp. Điều này có ý nghĩa gì? Ngân hàng số không chỉ tạo ra trải nghiệm trực tuyến hay di động đối với dịch vụ tiết kiệm và cho vay; nó bao gồm các gợi ý thông minh cho phép người tiêu dùng quản lý tài chính hiệu quả hơn. Điều này có ý nghĩa gì?Tận dụng nhu cầu mạnh mẽ từ Gen Z và Millennials đối với các dịch vụ ngân hàng số sẽ tạo ra cơ hội tăng trưởng doanh thu cho các ngân hàng. 04. Các dịch vụ theo mô hình thuê bao (Subcription) phải minh bạch và cho phép hủy dịch vụ linh hoạt  05. Các lợi ích bổ sung dành cho khách hàng thân thiết và các chương trình quà tặng 06. Khách hàng trẻ tuổi đánh giá cao những tác động tích cực với xã hội và môi trường khi trải nghiệm ngân hàng số của họ Trong số khách hàng sẵn sàng thanh toán cho các dịch vụ số, 59% thích thanh toán một lần, trong khi 41% thích mô hình thuê bao. Mối quan tâm chính của họ đối với mô hình Subscriptions này là phí và lệ phí ẩn (55%), quên hủy đăng ký (52%) và không còn tìm thấy các tính năng hữu ích trong tương lai (48%). Kết quả này là như nhau giữa độ tuổi và khung thu nhập. Kết quả chỉ ra, 35% khách hàng vẫn trung thành với dịch vụ ngân hàng hiện tại, chờ đợi các tính năng cải tiến và có mức độ sẵn sàng tương đối thấp đối với thanh toán cho dịch vụ trả phí theo cả hai mô hình thanh toán một lần và mô hình thuê bao subscriptions.Tuy nhiên, những Challenger Banks đã nhanh chóng nắm bắt tâm lý khách hàng đối với chương trình quà tặng bằng cách tung ra các

SAVIS CÔNG BỐ VÀ TRAO QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM TỔNG GIÁM ĐỐC

Vừa qua, công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS đã tổ chức Lễ công bố trao quyết định Tổng Giám đốc và Phân công nhiệm vụ các bộ phận. Trong đó, ông Phạm Văn Đức – nguyên Phó Tổng giám đốc được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc mới của công ty. Tại buổi lễ, ông Hoàng Nguyên Vân – Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty đã chính thức công bố quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc cho ông Phạm Văn Đức. Theo đó, ông Phạm Văn Đức chính thức tiếp nhận công việc từ ngày 10 tháng 3 năm 2021. Phát biểu chúc mừng tân Tổng Giám đốc, ông Hoàng Nguyên Vân tin tưởng rằng với những kinh nghiệm của mình, ông Phạm Văn Đức sẽ có những chỉ đạo, đóng góp xứng đáng, cùng đội ngũ SAVIS chèo lái con thuyền SAVIS đạt tới những mục tiêu mới, thành công mới trong tương lai. Bốn tháng đầu năm, SAVIS đã liên tiếp gặt hái những thành tích nổi bật, khẳng định vị thế dẫn đầu trên bản đồ công nghệ quốc gia. SAVIS trở thành đơn vị Đầu tiên và Duy nhất tại Việt Nam cung cấp Dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Timestamp. Và gần đây nhất là 5 chiến thắng liên tiếp tại Giải thưởng Sao Khuê 2021. Tất cả điều này có được là nhờ tầm nhìn chiến lược của Ban lãnh đạo cùng tinh thần làm việc quyết liệt của các đội ngũ cán bộ, kỹ sư SAVIS. Để ghi nhận đóng góp và khuyến khích, động viên các nhóm dự án, công ty cũng trao quyết định khen thưởng đến 05 nhóm sản xuất, phát triển phần mềm có giải pháp giành giải Sao Khuê, nhóm Triển khai Dịch vụ TrustCA Timestamp và nhóm Truyền thông – Marketing. Mong rằng, thời gian tới, với đội ngũ nhân sự đầy triển vọng, SAVIS sẽ có thêm những hướng đi mới, phát triển nhanh, bền vững và ghi dấu mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số quốc gia bằng nhiều nền tảng, sản phẩm, dịch vụ công nghệ xuất sắc hơn nữa. Những hình ảnh đáng nhớ của Lễ công bố được ghi lại: Xem thêm: Chuyên đề về Ngân hàng Mở – Open Banking: Open Banking – nhân tố thay đổi cuộc chơi ngành ngân hàng 6 lý do thúc đẩy ngành ngân hàng phát triển Open Banking và những đóng góp to lớn trong năm 2020 Dịch vụ cấp dấu thời gian TrustCA Timestamp: Dấu thời gian là gì và tại sao cần ký số đóng dấu thời gian? Dấu thời gian Timestamp xác thực về thời gian và tài liệu điện tử So sánh ký số thông thường với ký số đóng dấu thời gian

Liên hệ với chúng tôi