SAVIS ký hợp tác phát triển Hợp đồng điện tử Việt Nam với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công thương
Tại Hội nghị Phát triển Hợp đồng điện tử tại Việt Nam – Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP, SAVIS và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển hợp đồng điện tử. Ngày 25/9/2021, Nghị định 85/2021/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, các điều kiện, nghĩa vụ và quy trình đăng ký hoạt động đối với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA). Ngày 18/01/2022, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BCT hướng dẫn đối với quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, hình thức công bố danh sách các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam. Với hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam đã hoàn thiện, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức Hội nghị “Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam – Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP”. Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân – Thứ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh, việc phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam cần phải bám sát nhu cầu xây dựng và phát triển quy trình ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả, giảm thiểu được việc lãng phí giấy tờ, tiết kiệm thời gian và tạo môi trường điều hành chuyên nghiệp. Tại sự kiện, SAVIS đã tham gia Lễ ra mắt Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam và ký thỏa thuận hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để phát triển hợp đồng điện tử, xác thực hợp đồng điện tử. Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam là hệ thống được Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương xây dựng, vận hành nhằm hỗ trợ 100% các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ứng dụng hợp đồng điện tử trong việc kiểm tra, xử lý thông tin về hợp đồng điện tử trong giao dịch và hoạt động thương mại tại Việt Nam. Trong khi đó, CeCA (Certified e-Contract Authority) sẽ là tổ chức xác thực hợp đồng điện tử được cấp phép bởi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, chịu trách nhiệm về tính bảo mật và toàn vẹn, khả năng xác định nguồn gốc, tính chống chối bỏ của các chứng từ điện tử mà các CeCA lưu trữ và xác thực. Với vai trò là nhà cung cấp số 01 Việt Nam về giải pháp – dịch vụ ký số, nhà cung cấp dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, SAVIS sẽ tích hợp, kết nối Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Qualified Timestamp, dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử SAVIS eContract trên Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam, hợp tác, tư vấn triển khai các giải pháp về định danh, xác thực điện tử. Hiện tại, SAVIS sở hữu hệ giải pháp ký số hoàn thiện nhất với khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Những năm qua, SAVIS đã hợp tác chặt chẽ với những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới về ký số, thiết bị bảo mật HSM nhằm đưa ra những giải pháp ký số với những tính năng ưu việt số 1 thị trường. SAVIS là đơn vị duy nhất tuân thủ đầy đủ danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc và tiêu chuẩn kỹ thuật ký số nâng cao, ký số xác thực lâu dài (AdES) đáp ứng quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT đối với mô hình ký số từ xa. Dịch vụ, hệ thống ký số của SAVIS đảm bảo mức độ an ninh bảo mật cao nhất, chống giả mạo, chống chối bỏ trong giao dịch điện tử, phục vụ lưu trữ tài liệu điện tử lâu dài đến vĩnh viễn, kể cả khi chứng thư số hết hạn hay nhà cung cấp ngừng dịch vụ. Những tài liệu, hợp đồng điện tử quan trọng, có giá trị bằng chứng, chứng cứ hay cần lưu trữ lâu dài trong các tổ chức Chính phủ, Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Y tế, Giáo dục, Viễn thông… cần được chứng thực và áp dụng những tiêu chuẩn ký số nâng cao trên mới đảm bảo giá trị bằng chứng, chứng cứ. Việc hợp tác với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để phát triển hệ thống hợp đồng điện tử sẽ tạo đà cho chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, phát triển thị trường của các tổ chức, doanh nghiệp.
Không có dấu thời gian, các tổ chức Tài chính – Ngân hàng đang gặp những rủi ro gì?
Chữ ký số được kỳ vọng sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu chi phí đầu tư trong triển khai, mở rộng dịch vụ, tăng cường khả năng quản lý rủi ro, chống gian lận, giả mạo trong giao dịch điện tử; xây dựng hình ảnh ngân hàng hiện đại, tin cậy và an toàn hơn. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng tiếp tục sử dụng chữ ký số thông thường mà không đi kèm dấu thời gian, sẽ rất khó để chiếm được lòng tin từ khách hàng trong thời đại số ngày nay. Nội dung bài viết1. Dấu thời gian Timestamp là gì? 2. Tại sao Tài chính – Ngân hàng cần dấu thời gian Timestamp?3. Những rủi ro khi Tài chính – Ngân hàng không sử dụng dấu thời gian Timestamp4. Giải pháp chuyển đổi số Tài chính – Ngân hàng với Ký số đóng dấu thời gian (VTV1) TrustCA Timestamp – Dịch vụ sử dụng công nghệ dấu thời gian điện tử đầu tiên tại Việt Nam 1. Dấu thời gian Timestamp là gì? Dấu thời gian là dữ liệu điện tử gắn thông tin về ngày, tháng, năm và thời gian vào thông điệp dữ liệu, được cung cấp bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian tin cậy. Dấu thời gian sử dụng để làm bằng chứng và xác thực sự tồn tại của dữ liệu tại một mốc thời gian nhất định. Tài liệu, hồ sơ, thông điệp điện tử khi được đóng dấu thời gian sẽ đảm bảo tính chống chối bỏ về thời gian và tính toàn vẹn dữ liệu. 2. Tại sao cần dấu thời gian Timestamp? Tài liệu điện tử được ký số theo đúng quy định sẽ giúp định danh, xác thực chính xác người ký, đảm bảo tính toàn vẹn và chống chối bỏ: chữ ký số được chủ sở hữu tạo lập có chủ đích, thông qua những phương thức kỹ thuật từ nhà cung cấp dịch vụ tin cậy và giải pháp ký số. Chữ ký số là phương thức xác thực không thể bị giả mạo hay được tạo do một tai nạn ngẫu nhiên nào đó. Tuy nhiên, đối với ký số thông thường, thời gian ký số hiển thị là thời gian của thiết bị hoặc server ký số, có thể dễ dàng bị thay đổi bởi những công cụ đơn giản, khiến những tài liệu, chứng từ nhạy cảm về thời gian như giao dịch tài chính – chứng khoán, hợp đồng mua – bán, văn bằng chứng nhận sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả… bị ảnh hưởng, dẫn đến việc chứng minh mốc thời gian tài liệu có hiệu lực sau ký số rất khó khăn nếu xảy ra tranh chấp. Đặc biệt, đối với trường hợp chứng thư số đã hết hạn thì việc xác minh thời gian ký số và tính toàn vẹn của tài liệu là không thể thực hiện được do thiếu căn cứ đối chứng. Tài liệu khi đó không những mất giá trị pháp lý (do chứng thư số hết hạn) mà còn mất khả năng trở thành chứng cứ. Những vấn đề này đã dẫn đến nhu cầu cần một giải pháp giúp xác minh chính xác thời gian ký và tính toàn vẹn của tài liệu dài hạn hoặc vĩnh viễn, độc lập với thời hạn của chứng thư số, chính là ký đóng dấu thời gian Timestamp. 3. Những rủi ro khi các tổ chức Tài chính – Ngân hàng không sử dụng dấu thời gian Timestamp Như đã đề cập, dấu thời gian là một phương thức hiệu quả nhất, giải pháp công nghệ đáp ứng cao nhất trong việc xác thực chính xác thời điểm ký và xác thực lâu dài sau khi chứng thư số hết hạn cũng như không đảm bảo tiêu chuẩn lưu trữ tài liệu điện tử dài hạn trong 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Không sử dụng dấu thời gian Timestamp, các tổ chức Tài chính – Ngân hàng sẽ gặp phải những rủi ro nghiêm trọng, bao gồm: Không thể chứng minh tính hợp lệ của tài liệu trong dài hạn. Hầu hết các chứng thư số hiện này có thời hạn tối đa là 03 năm. Nếu không sử dụng dấu thời gian, các cá nhân, tổ chức sẽ không thể chứng minh tính hợp lệ của tài liệu sau khi chứng thư số hết hạn. Tài liệu khi không thể chứng minh được tính hợp lệ, tức là không còn giá trị sử dụng, không có giá trị bằng chứng, chứng cứ. Không thể loại bỏ giấy tờ ra khỏi quy trình. Ký số không bao gồm dấu thời gian khiến tài liệu không thể xác thực, không đảm bảo tính toàn vẹn, chống chối bỏ sau khi chứng thư số hết hạn khiến tài liệu không đủ tiêu chuẩn để đưa vào lưu trữ lâu dài, lưu trữ vĩnh viễn. Để tránh rủi ro này, các tổ chức vẫn phải in chứng từ, tài liệu cuối ngày, vẫn phải lưu kho, bảo quản tài liệu giấy gây tổn kém chi phí và nguồn lực. Không thể giải quyết những tranh chấp pháp lý. Nếu không có ký số cấp dấu thời gian, các tài liệu điện tử, đặc biệt là đối với các tài liệu có ràng buộc pháp lý như: hợp đồng kinh doanh, hợp đồng tín dụng, hợp đồng mua bán, sao kê ngân hàng, bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ… có thể dễ dàng bị làm giả, thay đổi thời gian ký. Điều này có thể dẫn đến những cuộc chiến pháp lý tốn kém trong giải quyết tranh chấp kéo dài khi các bên nỗ lực phủ nhận bằng chứng của nhau. Đánh mất khách hàng vào tay đối thủ. Khi tài liệu không đảm bảo tin cậy, dễ dàng bị thao túng, chỉnh sửa;
Những loại tài liệu cần sử dụng ký số đóng dấu thời gian Timestamp
Ký số đóng dấu thời gian đảm bảo tính tính toàn vẹn, tin cậy dữ liệu và tính xác thực, chống chối bỏ về thời gian, thời điểm ký của tài liệu điện tử, là công nghệ đáp ứng cao nhất về chống gian lận và đảm bảo giá trị pháp lý tuyệt đối khi giao dịch điện tử. Vậy hãy cùng xem những tài liệu nào cần thiết sử dụng ký đóng dấu thời gian Timestamp. Bài viết liên quan:1. So sánh ký số thông thường với ký số kèm đóng dấu thời gian2. SAVIS chính thức ra mắt Dịch vụ chứng thực điện tử cấp Dấu thời gian Đầu tiên và Duy nhất tại Việt Nam – TRUSTCA TIMESTAMP3. Ký số cấp dấu thời gian Timestamp – Chứng cứ độc lập về mốc thời gian và xác thực lâu dài tài liệu điện tử Ký số thông thường vẫn tồn tại những rủi ro nghiêm trọng Sử dụng chữ ký số là phương thức tin cậy giúp định danh, xác thực chính xác người ký, đảm bảo tính toàn vẹn và chống chối bỏ tài liệu điện tử. Tuy nhiên, đối với những tài liệu nhạy cảm về thời gian và tính hiệu lực của chữ ký số tại thời điểm ký, chỉ sử dụng ký số thông thường vẫn tồn tại nhiều rủi ro. Bởi khi ký số thông thường, thời gian ký số là thời gian hiển thị của thiết bị hoặc server ký số, có thể thay đổi dễ dàng, dẫn đến việc chứng minh mốc thời gian tài liệu có hiệu lực rất khó khăn. Các tổ chức, cá nhân có thể lợi dụng việc chỉnh sửa thời gian này để tạo ra những phiên bản tài liệu khác nhau nhằm mục đích gian lận, giả mạo. Đặc biệt là khi chứng thư số hết hạn thì chúng ta sẽ mất căn cứ để xác minh thời gian ký, không thể kiểm tra hiệu lực của chứng thư số tại thời điểm ký cũng như tính toàn vẹn dữ liệu, khiến tài liệu trở nên mất giá trị pháp lý và khả năng trở thành bằng chứng. Vì thế, ký số đóng dấu thời gian Timestamp ra đời để thực hiện việc gắn thông tin về ngày, tháng, năm và thời gian tin cậy (cung cấp bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng được cấp phép) vào thông điệp dữ liệu, nhằm xác thực sự tồn tại của dữ liệu tại một mốc thời gian nhất định và đảm bảo sự toàn vẹn dữ liệu trong quá trình vận chuyển, lưu trữ. Hệ thống đóng dấu thời gian timestamp xây dựng dựa trên nền tảng PKI tiên tiến nhất hiện nay, bất cứ thay đổi, sửa xóa đối với dữ liệu được đóng dấu thời gian đều bị phát hiện, đồng thời được kết nối trực tiếp với đồng hồ Nguyên tử Quốc gia của Viện đo lường: chống chối bỏ, phủ nhận giá trị thời gian. Những tài liệu nào cần thiết sử dụng đóng dấu thời gian Timestamp Những tài liệu đặc biệt nhạy cảm về tính hợp pháp của chữ ký số tại thời điểm ký và các tài liệu nhạy cảm về thời gian: các tài liệu sở hữu trí tuệ, chứng nhận bản quyền,…; tất cả các tài liệu cần lưu trữ điện tử lâu dài theo quy định của pháp luật có thời hạn lưu trữ trên 3 năm đều cần được ký đóng dấu thời gian Timestamp. Trong hoạt động tài chính, ký số đóng dấu thời gian được khuyến khích sử dụng đối với hầu hết các tài liệu điện tử, đặc biệt là các loại chứng từ mà thời gian khởi tạo hoặc xử lý chứng từ bị ràng buộc bởi các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hoặc có thể gây tranh chấp về lợi ích, pháp lý giữa các bên tham gia giao dịch. Những tài liệu cơ bản cần ký số đóng dấu thời gian trong các lĩnh vực bao gồm: Tài chính – Ngân hàng Giao dịch ngân hàng Sao kê tài khoản Chứng từ điện tử Hợp đồng điện tử Giao dịch tài chính Nhật ký giao dịch Báo cáo tài chính năm Hợp đồng điện tử Bảo hiểm Hoá đơn điện tử Chứng chỉ điện tử Hợp đồng điện tử Y tế Hồ sơ bệnh án điện tử Giấy đăng ký cấp phép hành nghề Chứng từ điện tử Phiếu thu điện tử Tờ khai điện tử Hợp đồng điện tử Truyền hình – Viễn thông Giấy chứng nhận bản quyền tác giả Giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ Hợp đồng điện tử Và các tài liệu khác Các tài liệu nhạy cảm về thời gian: các tài liệu sở hữu trí tuệ, chứng nhận bản quyền,… Tất cả các tài liệu cần lưu trữ điện tử lâu dài theo quy định của pháp luật Đăng ký sử dụng ngay dịch vụ ký số từ SAVIS/TrustCA – Nhà cung cấp dịch vụ ký số đóng dấu thời gian Timestamp được cấp phép đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam để bảo vệ tài liệu điện tử, chứng từ điện tử của bạn hiệu quả và an toàn nhất.
Ký số đóng dấu thời gian Timestamp cùng công nghệ LTV: Giải pháp đáp ứng cao nhất cho bài toán lưu trữ tài liệu lâu dài
Sử dụng ký số đóng dấu thời gian Timestamp và công nghệ xác thực lâu dài LTV sẽ là giải pháp duy nhất giúp đảm bảo tính toàn vẹn, chống chối bỏ, xác thực và lưu trữ điện tử lâu dài từ 5 năm, 10 năm, 20 năm hay vĩnh viễn. Ký số đóng dấu thời gian Timestamp kèm công nghệ xác thực lâu dài LTV Trong lưu trữ điện tử, sử dụng ký số đóng dấu thời gian và ký số xác thực lâu dài Long-term Validation (LTV) có vai trò không thể thay thế, nhằm đảm bảo tính xác thực, toàn vẹn, chống chối bỏ của tài liệu trong dài hạn mà không phụ thuộc vào thời hạn của chứng thư số. Ký số đóng dấu thời gian Timestamp giúp xác thực sự tồn tại của tài liệu điện tử tại mốc thời gian tin cậy, đồng thời đảm bảo tính toàn vẹn của tài liệu (bất kỳ sự thay đổi, sửa xóa nào trên tài liệu cũng sẽ bị phát hiện). Bên cạnh ký số đóng dấu thời gian Timestamp, xác thực lâu dài LTV sẽ là bức tường an toàn bảo vệ tài liệu, là giải pháp tối ưu trong lưu trữ tài liệu điện tử lâu dài từ 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc vĩnh viễn. >>>Ký số đóng dấu thời gian là gì? >>>So sánh ký số thông thường và ký số đóng dấu thời gian >>>Bảo mật và xác thực tài liệu điện tử lưu trữ lâu dài trong các cơ quan Đảng, Nhà nước Công nghệ xác thực lâu dài LTV được hiểu là quá trình chứng thực tài liệu điện tử nhằm đảm bảo về hiệu lực của chữ ký số tại thời điểm ký, thông qua công nghệ Cryptographic Message Syntax (CMS) và định dạng nâng cao của Public Key Infrastructure (PKI). Để sử dụng LTV, hệ thống cần xác định chính xác mốc thời gian ký thông qua dấu thời gian điện tử đính kèm. Không có LTV, các văn bản điện tử sẽ bị giới hạn về thời gian xác thực, đồng thời trở nên vô hiệu khi Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực (CA) dừng cung cấp dịch vụ. Công nghệ này cho phép người dùng gắn kèm nhiều TimeStamp và dữ liệu xác thực lên các chữ ký trên cùng một tệp PDF. Điều này có thể được lặp lại nhiều lần, mở rộng khả năng xác thực ngay cả khi chứng thư số gốc đã bị hết hạn hoặc thu hồi. Giá trị của ký số đóng dấu thời gian đi kèm công nghệ xác thực lâu dài LTV Tài liệu được ký số đóng dấu thời gian Timestamp đi kèm công nghệ xác thực lâu dài LTV sẽ bao gồm những tính năng nâng cao, đảm bảo tính xác thực, toàn vẹn, chống chối bỏ mức độ cao nhất: -Mốc thời gian được chứng thực bởi bên thứ ba là nhà cung cấp dịch vụ tin cậy được cấp phép -Kéo dài hiệu lực xác thực mốc thời gian ký số thông qua các dấu thời gian bổ sung (10 năm, 20 năm, vĩnh viễn…) -Đính kèm thông tin xác thực chữ ký số của người ký, cho phép tra cứu xác thực lâu dài trong suốt thời gian lưu trữ (kể cả khi CA dừng hoạt động, chứng thư số hết hạn, hoặc công nghệ xác thực thay đổi) Sử dụng nhiều lớp bằng chứng – chứng thực nhằm xác thực, ghi vết và làm mới chữ ký số/dấu thời gian trên dữ liệu theo các phiên bản – cho phép các thuật toán ký số mới có thể công nhận, xác thực và bảo tồn tính toàn vẹn dữ liệu ký số trong lưu trữ lâu dài. Tài liệu người dùng sở hữu là tài liệu gốc với giá trị pháp lý cao nhất, không phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ khi cần sử dụng làm bằng chứng trước tòa. SAVIS / TrustCA – Nhà cung cấp Dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian TRUSTCA TIMESTAMP được cấp phép đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam SAVIS – Chuyên gia về ký số và lưu trữ điện tử Đăng ký sử dụng dịch vụ và liên hệ tư vấn ngay tại đây.
SAVIS chính thức ra mắt Dịch vụ chứng thực điện tử cấp Dấu thời gian Đầu tiên và Duy nhất tại Việt Nam – TRUSTCA TIMESTAMP
Ngày 31/3/2021, tại Hà Nội, công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS đã chính thức ra mắt Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam – TrustCA Timestamp. TrustCA Timestamp đã đánh dấu một mốc quan trọng trong công cuộc Chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số doanh nghiệp, giúp đảm bảo giá trị pháp lý cho các tài liệu điện tử đưa vào lưu trữ cũng như chống gian lận, giả mạo trong giao dịch điện tử. Đây sẽ là nền tảng quan trọng cho hệ sinh thái chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực: từ các dịch vụ Y tế điện tử, Dịch vụ công trực tuyến, Giáo dục trực tuyến, đến Tài chính số, Ngân hàng số, Nội dung – Truyền hình số hay Viễn thông… Lễ ra mắt Dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Timestamp có sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước, đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành trung ương, các tỉnh, thành phố cùng các tổ chức, doanh nghiệp… trên mọi lĩnh vực. Sự kiện TrustCA trở thành đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cung cấp Dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Timestamp thể hiện những nỗ lực, quyết tâm cùng tinh thần sáng tạo, tiên phong công nghệ của SAVIS. Cũng nhân dịp này, Cục Công nghệ thông tin – Bộ Y tế và SAVIS đã ký kết hợp tác cung cấp Dịch vụ cấp dấu thời gian Timestamp Healthcare chuyên ngành Y tế. I. TRUSTCA TIMESTAMP – CHỐNG GIAN LẬN, GIẢ MẠO TRONG GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ VÀ ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ PHÁP LÝ KHI LƯU TRỮ ĐIỆN TỬ 1. Dấu thời gian là gì? Dấu thời gian là dữ liệu điện tử gắn thông tin về ngày, tháng, năm và thời gian vào thông điệp dữ liệu, được cung cấp bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian tin cậy. 2.Tại sao cần sử dụng dấu thời gian? Tài liệu điện tử được ký số theo đúng quy định sẽ giúp định danh, xác thực chính xác người ký, đảm bảo tính toàn vẹn và chống chối bỏ: chữ ký số được chủ sở hữu tạo lập có chủ đích, không bị giả mạo hay được tạo do một tai nạn ngẫu nhiên nào đó thông qua những phương thức kỹ thuật từ nhà cung cấp dịch vụ tin cậy và giải pháp ký số. Tuy nhiên, đối với ký số thông thường, thời gian ký số hiển thị là thời gian của thiết bị hoặc server ký số, có thể dễ dàng bị thay đổi bởi những công cụ đơn giản, khiến những tài liệu, chứng từ nhạy cảm về thời gian như giao dịch tài chính, ngân hàng, chứng khoán, hợp đồng mua – bán, bệnh án điện tử, văn bằng chứng nhận sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả… có thể bị giả mạo, gian lận, dẫn đến việc không chứng minh được mốc thời gian tài liệu có hiệu lực khi ký số nếu xảy ra tranh chấp. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, rất nhiều tài liệu điện tử như hợp đồng điện tử, chứng từ điện tử, hồ sơ bệnh án điện tử, văn bằng điện tử… cần được lưu trữ lâu dài 10 năm, 20 năm hoặc vĩnh viễn. Lúc này, khi chứng thư số hết hạn thì việc xác minh thời gian ký số và tính toàn vẹn của tài liệu là không thể thực hiện được. Tài liệu khi đó không những mất giá trị pháp lý (do chứng thư số hết hạn) mà còn mất khả năng trở thành chứng cứ. Những vấn đề này đã dẫn đến nhu cầu cần một giải pháp giúp xác minh chính xác thời gian ký và tính toàn vẹn của tài liệu dài hạn hoặc vĩnh viễn, độc lập với thời hạn của chứng thư số, đó chính là ký số cấp dấu thời gian timestamp. Dấu thời gian Timestamp sử dụng để xác minh chính xác thời gian ký và tính toàn vẹn của tài liệu dài hạn hoặc vĩnh viễn, độc lập với thời hạn của chứng thư số. Công nghệ ký số cấp dấu thời gian đã được nghiên cứu, áp dụng và được công nhận bởi Liên minh châu Âu, Mỹ với đầy đủ các quy định tiêu chuẩn như eIDAS, PSD2, GDPR, ESIGN Act… 3. TrustCA Timestamp – Dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam Tại Việt Nam, Dịch vụ Chứng thực điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Timestamp là dịch vụ tin cậy đầu tiên giúp đảm bảo tính xác thực về thời gian và toàn vẹn dữ liệu, loại bỏ rủi ro đối với tài liệu, giao dịch nhạy cảm về thời gian. Kết hợp với công nghệ xác thực lâu dài LTV/LTANS, TrustCA Timestamp sẽ bảo vệ tuyệt đối tài liệu trong chống giả mạo, gian lận khi giao dịch điện tử và đảm bảo giá trị pháp lý cho lưu trữ điện tử lâu dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc vĩnh viễn trong tổ chức. Đại diện Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia – NEAC – Bộ Thông tin và Truyền thông – cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm đánh giá, kiểm tra hệ thống TrustCA Timestamp, ông Nguyễn Thiện Nghĩa – Phó Giám đốc phụ trách, đánh giá: “TrustCA Timestamp tuân thủ đầy đủ các quy định của Pháp luật Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn khắt khe của châu Âu và Mỹ, đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ tin cậy đến khách hàng. Đây chắc chắn sẽ là nền tảng cấp dấu thời
So sánh ký số thông thường với ký số kèm đóng dấu thời gian
Ký số trên tài liệu điện tử giúp định danh, xác thực người ký, đảm bảo tính toàn vẹn và chống chối bỏ của tài liệu. Vậy nếu ký số kèm đóng dấu thời gian Timestamp kết hợp công nghệ LTV thì tài liệu có thêm những giá trị gì và ứng dụng trong những trường hợp nào? Ký số đảm bảo tính định danh, xác thực, toàn vẹn và chống chối bỏ tài liệu Hình thức văn bản giấy với chữ ký tay và con dấu đỏ đang dần trở nên lạc hậu khi đứng trước những yêu cầu, thách thức mới của xã hội. Văn bản giấy có hiệu năng hoạt động thấp bởi bị phụ thuộc, giới hạn nhiều yếu tố: tốc độ in ấn, scan, máy in, mực in hay thời gian chuyển phát tài liệu… Chữ ký tay của cùng một người có thể khác nhau giữa các văn bản và dễ bị giả mạo, lừa đảo, khiến việc xác minh, công chứng khó khăn. Hơn nữa, tài liệu giấy dễ bị rách, sửa xóa, khó đảm bảo tính toàn vẹn. Vì thế, việc chuyển đổi, trang bị hệ thống ký số cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp là yêu cầu tiên quyết, là mắt xích đầu tiên để chuyển đổi số toàn diện. Về tính pháp lý, chữ ký số có giá trị tương đương chữ ký tay và con dấu đỏ Tài liệu điện tử được ký số theo đúng quy định sẽ giúp định danh, xác thực chính xác người ký, đảm bảo tính toàn vẹn và chống chối bỏ: chữ ký số được chủ sở hữu tạo lập có chủ đích, không bị giả mạo hay được tạo do một tai nạn ngẫu nhiên nào đó thông qua những phương thức kỹ thuật từ nhà cung cấp dịch vụ tin cậy và giải pháp ký số. Chữ ký số là cơ sở tin cậy trong số hóa tài liệu, hình thành tài liệu điện tử. So sánh Ký số thông thường và Ký số kèm đóng dấu thời gian Timestamp LTV Đối với ký số thông thường, thời gian ký số hiển thị là thời gian của thiết bị hoặc server ký số, có thể dễ dàng bị thay đổi bởi những công cụ đơn giản, khiến những tài liệu, chứng từ nhạy cảm về thời gian như giao dịch tài chính, ngân hàng, chứng khoán, hợp đồng mua – bán, bệnh án điện tử, văn bằng chứng nhận sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả… có thể bị giả mạo, gian lận, dẫn đến việc không chứng minh được mốc thời gian tài liệu có hiệu lực khi ký số nếu xảy ra tranh chấp. Đặc biệt, đối với trường hợp chứng thư số đã hết hạn thì việc xác minh thời gian ký số và tính toàn vẹn của tài liệu là không thể thực hiện được. Tài liệu khi đó không những mất giá trị pháp lý (do chứng thư số hết hạn) mà còn mất khả năng trở thành chứng cứ. Đây chính là rủi ro cho tổ chức nếu chỉ sử dụng ký số thông thường, đặc biệt là những tài liệu nhạy cảm cần chứng minh mốc thời gian và tính hợp lệ của chữ ký số tại thời điểm ký. Ký số kèm đóng dấu thời gian Timestamp LTV sẽ mang lại sự bảo vệ toàn vẹn cho tài liệu điện tử của bạn. Bao gồm: Tính định danh, xác thực người ký Tính chống chối bỏ tài liệu Tính toàn vẹn, tin cậy dữ liệu Tính xác thực, chống chối bỏ về thời gian, thời điểm ký Những tài liệu đặc biệt nhạy cảm về tính hợp pháp của chữ ký số tại thời điểm ký cần thiết có ký đóng dấu thời gian Timestamp có thể kể đến như: Giao dịch điện tử, giao dịch tài chính Hợp đồng điện tử, hợp đồng tín dụng Các loại chứng từ điện tử Hồ sơ, bệnh án điện tử Tờ khai thuế GTGT theo tháng/quý Tờ khai thuế nhà thầu, tờ khai hải quan… Giấy chứng nhận bảo hiểm Báo cáo tài chính Giấy đăng ký cấp phép hành nghề Giấy chứng nhận bản quyền tác giả Giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ … Tham khảo ngay dịch vụ ký số từ SAVIS TrustCA Timestamp – Dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian được cấp phép Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tại đây.
Ký số cấp dấu thời gian Timestamp – Chứng cứ độc lập về mốc thời gian và xác thực lâu dài tài liệu điện tử
Một yếu tố quan trọng trong quá trình khởi tạo cũng như xác thực tài liệu điện tử là ký số cấp dấu thời gian Timestamp. Từ khái niệm tới những lý giải tại sao cần cấp dấu thời gian lại là phương thức hiệu quả đối với việc duy trì hiệu lực và tính pháp lý của chữ ký số sẽ được trình bày cụ thể trong bài viết này. Dấu thời gian là gì? Ghi vết thời gian, gắn thông tin về ngày, tháng, năm và thời gian vào thông điệp dữ liệu, xác định chính xác và không thể chỉnh sửa mốc thời gian là khái niệm cơ bản về ký số cấp dấu thời gian. Dấu thời gian đang được ứng dụng rộng rãi trong các ngành nghề sáng tạo hay trên những tài liệu nhạy cảm về thời gian như bản quyền tác giả, bản quyền sáng chế, sở hữu trí tuệ, giao dịch tài chính, ngân hàng, chứng khoán, hợp đồng mua – bán, bệnh án điện tử,… Ký số cấp dấu thời gian timestamp nhằm chứng minh mốc thời gian tài liệu được ký kết hay thời gian tài liệu có hiệu lực là chính xác, độc lập và không thể chối bỏ. RFC 3161 và RFC 5816 là các tiêu chuẩn đối với ký số cấp dấu thời gian. Các dấu thời gian là bằng chứng về nguồn thời gian tin cậy, giá trị thời gian tin cậy và định danh duy nhất đối với từng dấu thời gian được ban hành. Với dấu thời gian, việc tự động thay đổi giờ hệ thống của thiết bị để giả mạo thời gian khởi tạo, chỉnh sửa và truy cập tài liệu điện tử là không thể thực hiện được. Dấu thời gian giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động lưu vết, xác thực tin cậy thời điểm các thông tin, thông điệp dữ liệu được khởi tạo, phát hành thậm chí thay đổi trên môi trường điện tử. Để tăng cường tính bảo mật, lưu trữ lâu dài và tính pháp lý của các tài liệu điện tử, dấu thời gian sẽ là giải pháp tối ưu, giúp người dùng ghi vết, lưu vết mọi nỗ lực chỉnh sửa, bảo đảm sự toàn vẹn dữ liệu và quan trọng là xác định tin cậy mốc thời gian. Tại sao cần phải ký số cấp dấu thời gian? Như đã đề cập, dấu thời gian là một phương thức hiệu quả để chứng minh rằng tài liệu không bị thay đổi kể từ khi được ký số cấp dấu thời gian. Nếu một tài liệu là một bằng chứng quan trọng trong tranh chấp tố tụng, sẽ rất khó để chứng minh rằng chữ ký số trên tài liệu này có hiệu lực tại thời điểm ký nếu không có dấu thời gian. Bởi các chứng thư số thường sẽ hết hạn sau 3 năm, gây khó khăn cho việc chứng minh tính hợp lệ của tài liệu trong dài hạn. Nếu không có ký số cấp dấu thời gian, các tài liệu điện tử, đặc biệt là đối với các tài liệu có ràng buộc pháp lý như: hợp đồng kinh doanh, hợp đồng tín dụng, hợp đồng mua bán, sao kê ngân hàng, bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ… có thể dễ dàng bị làm giả, thay đổi thời gian ký. Điều này có thể dẫn đến những cuộc chiến pháp lý tốn kém trong giải quyết tranh chấp khi các bên nỗ lực phủ nhận bằng chứng của nhau. Dấu thời gian được coi là một nhân chứng độc lập – cung cấp bằng chứng cần thiết để chứng minh rằng tài liệu không bị thay đổi, mốc thời gian ký số là đáng tin cậy kể từ khi được ký số cấp dấu thời gian. Dấu thời gian có thực sự tin tưởng và cơ quan nào chịu trách nhiệm ban hành dấu thời gian? Tại Việt Nam, theo quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP, dịch vụ cấp dấu thời gian được cung cấp bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (CA). Việc cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian phải tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với dịch vụ cấp dấu thời gian. Cụ thể là tuân thủ theo Điều 7 – Tiêu chuẩn dịch vụ cấp dấu thời gian của Thông tư số 06/2015/TT-BTTTT, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như RFC 3161 hay RFC nâng cao mới nhất 5816, tuân thủ tương thích với ISO/IEC 18014 về dịch vụ cấp dấu thời gian TimeStamp Service, yêu cầu an ninh đối với hệ thống quản lý chứng thư số và chữ ký số CWA 14167-1. Vì vậy, các dấu thời gian này không bị người dùng trên các thiết bị cục bộ thao túng, sửa đổi. Dấu thời gian là đáng tin cậy và người dùng hoàn toàn chắc chắn rằng mốc thời gian trên dấu thời gian timestamp là chính xác và không thể bị giả mạo. Dấu thời gian – Chứng cứ độc lập về mốc thời gian và xác thực lâu dài tài liệu điện tử Việc bổ sung cấp dấu thời gian bên cạnh chữ ký số giúp người nhận không những định danh, xác thực người ký, đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, chống chối bỏ mà còn xác thực được thời điểm ký hay kéo dài hiệu lực pháp lý của tài liệu được ký (khi kết hợp cùng công nghệ xác thực lâu dài LTV), từ đó cho phép hỗ trợ lưu trữ điện tử, lưu trữ lâu dài 10 năm, 20 năm, 50 năm hoặc vĩnh viễn mà không bị ràng buộc bởi hiệu lực của Chứng thư số công cộng. Chữ ký số bao gồm dấu thời gian Timestamp đáp ứng tiêu chuẩn
Ký số đóng dấu thời gian là gì? Tại sao cần ký số đóng dấu thời gian?
1. Ký số đóng dấu thời gian là gì? Dấu thời gian là dữ liệu điện tử gắn thông tin về ngày, tháng, năm và thời gian vào thông điệp dữ liệu, được cung cấp bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ cấp dấu thời gian tin cậy. Dấu thời gian sử dụng để làm bằng chứng và xác thực sự tồn tại của dữ liệu tại một mốc thời gian nhất định. Tài liệu, hồ sơ, thông điệp điện tử khi được đóng dấu thời gian sẽ đảm bảo tính chống chối bỏ về thời gian và tính toàn vẹn dữ liệu. 2. Tại sao cần đóng dấu thời gian Timestamp? Tài liệu điện tử được ký số theo đúng quy định sẽ giúp định danh, xác thực chính xác người ký, đảm bảo tính toàn vẹn và chống chối bỏ: chữ ký số được chủ sở hữu tạo lập có chủ đích, không bị giả mạo hay được tạo do một tai nạn ngẫu nhiên nào đó thông qua những phương thức kỹ thuật từ nhà cung cấp dịch vụ tin cậy và giải pháp ký số. Tuy nhiên, đối với ký số thông thường, thời gian ký số hiển thị là thời gian của thiết bị hoặc server ký số, có thể dễ dàng bị thay đổi bởi những công cụ đơn giản, khiến những tài liệu, chứng từ nhạy cảm về thời gian như giao dịch tài chính, ngân hàng, chứng khoán, hợp đồng mua – bán, bệnh án điện tử, văn bằng chứng nhận sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả… có thể bị giả mạo, gian lận, dẫn đến việc không chứng minh được mốc thời gian tài liệu có hiệu lực khi ký số nếu xảy ra tranh chấp. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, rất nhiều tài liệu điện tử như hợp đồng điện tử, chứng từ điện tử, hồ sơ bệnh án điện tử, văn bằng điện tử… cần được lưu trữ lâu dài 10 năm, 20 năm hoặc vĩnh viễn. Lúc này, khi chứng thư số hết hạn thì việc xác minh thời gian ký số và tính toàn vẹn của tài liệu là không thể thực hiện được. Tài liệu khi đó không những mất giá trị pháp lý (do chứng thư số hết hạn) mà còn mất khả năng trở thành chứng cứ. Những vấn đề này đã dẫn đến nhu cầu cần một giải pháp giúp xác minh chính xác thời gian ký và tính toàn vẹn của tài liệu dài hạn hoặc vĩnh viễn, độc lập với thời hạn của chứng thư số, chính là ký đóng dấu thời gian Timestamp. 3. Giá trị của đóng dấu thời gian Timestamp trong quản lý, lưu trữ tài liệu điện tử Việc bổ sung đóng dấu thời gian Timestamp kèm công nghệ xác thực lâu dài LTV bên cạnh chữ ký số giúp người nhận không những định danh, xác thực người ký, đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, chống chối bỏ mà còn xác thực được thời điểm ký hay kéo dài hiệu lực pháp lý của tài liệu được ký, từ đó cho phép lưu trữ điện tử lâu dài 10 năm, 20 năm, 50 năm hoặc vĩnh viễn mà không bị ràng buộc bởi hiệu lực của Chứng thư số công cộng. Ký số đóng dấu thời gian Timestamp sẽ là phương thức hiệu quả giúp bảo vệ tài sản trí tuệ, tài sản kỹ thuật số của tổ chức, doanh nghiệp, xác thực tin cậy thời gian hiệu lực của văn bản, tài liệu, hợp đồng, giao dịch điện tử, đồng thời đảm bảo tính toàn vẹn về nội dung và hình thức của tài liệu điện tử. SAVIS TrustCA Timestamp là Nhà cung cấp dịch vụ ký số đóng dấu thời gian Timestamp được cấp phép đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Đăng ký sử dụng dịch vụ tại đây