SAVIS phối hợp tổ chức Hội thảo ứng dụng chữ ký số, lưu trữ và liên thông điện tử trong chuyển đổi số lĩnh vực Y tế thành phố Hải Phòng

Sáng ngày 18/5, Hội thảo Ứng dụng chữ ký số, lưu trữ và liên thông điện tử trong chuyển đổi số lĩnh vực Y tế thành phố Hải Phòng được tổ chức và kết nối rộng rãi tới tận hơn 270 điểm tại các phòng, Trung tâm Y tế quận, huyện, các Trạm Y tế xã, phường. Sự kiện có sự tham gia, phát biểu của đại diện Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế thành phố Hải Phòng. Hội thảo là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy chuyển đổi số sâu rộng ngành Y tế thành phố Hải Phòng. Ông Nguyễn Trường Nam – Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế chia sẻ về tầm nhìn cùng những nhiệm vụ trọng tâm trong Y tế: “Tầm nhìn của chuyển đổi số ngành y tế tới năm 2030 là việc ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành y tế, hình thành nền y tế thông minh với ba nội dung chính là phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh. Cụ thể, Y tế hướng tới những giải pháp trọng tâm và toàn diện, bao gồm: phát triển nền tảng chuyển đổi số, phát triển chính phủ số trong Y tế, phát triển kinh tế số trong Y tế, phát triển xã hội số trong Y tế, chuyển đối số trong chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh, chuyển đổi số bệnh viện. Trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số toàn diện (AI, Big Data, ký số, IoMT, điện toán đám mây…), xây dựng bệnh viện điện tử, không giấy tờ, y tế từ xa.” Các giao dịch điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Và hạn chế lớn nhất trong các giao dịch điện tử chính là việc ràng buộc trách nhiệm của các bên liên quan cũng như đảm bảo tính xác thực của các giao dịch. Chữ ký điện tử, chữ ký số ra đời dùng để ký các văn bản điện tử nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử. Để bệnh án điện tử, bảo hiểm y tế điện tử thực sự có thể trao đổi, giao dịch trên môi trường số hay lưu trữ điện tử trong tổ chức thì cần có công cụ xác thực, bảo đảm tính đúng đắn, chính xác, toàn vẹn của dữ liệu. Đó chính là vai trò của ký số. Vì vậy, chữ ký số, lưu trữ điện tử là những hệ thống chuyển đổi số quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, giúp hình thành quy trình số hoàn chỉnh. Trong phần trình bày về Ứng dụng chữ ký số, lưu trữ và liên thông điện tử trong chuyển đổi số lĩnh vực Y tế, ông Hoàng Nguyên Vân – Chủ tịch Công ty Cổ phần Công nghệ SAVIS, ông nhấn mạnh:“Ký số thông thường không thể đáp ứng nhu cầu về lưu trữ tài liệu trong dài hạn bởi tài liệu sẽ không thể xác thực được sau thời điểm chứng thư số hết hạn, bị thu hồi hay nhà cung cấp ngừng dịch vụ. Tính toàn vẹn, chống chối bỏ về nội dung cũng không được đảm bảo. Những tài liệu nhạy cảm về thời gian trong Y tế như hồ sơ, bệnh án điện tử, hợp đồng điện tử, bảo hiểm y tế điện tử… đối mặt với những rủi ro về pháp lý và mất giá trị bằng chứng, chứng cứ.” Giải pháp trong trường hợp này là phát triển hệ thống ký số theo tiêu chuẩn ký số nâng cao AdES, công nghệ xác thực lâu dài LTV, LTANS, gắn ký đóng dấu thời gian Timestamp cho phép kéo dài hiệu lực xác thực, đảm bảo tính toàn vẹn lâu dài của tài liệu trong 10 năm, 20 năm hay vĩnh viễn với mức độ chống gian lận cao nhất. Kết hợp với những phương thức ký số mới như ký số từ xa, các tổ chức có thể ký số an toàn theo tiêu chuẩn châu Âu từ bất kỳ đâu, trên bất kỳ thiết bị di động nào mà không phải kết nối thủ công với USB token như trước. Đây sẽ là tương lai của ký số. Để Hội thảo có thêm những góc nhìn thực tế và đa chiều hơn, ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đức Giang – một bệnh viện tuyến đầu tại Hà Nội chia sẻ mô hình chuyển đổi số và ứng dụng chữ ký số của Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Trong khuôn khổ sự kiện, những ý kiến trao đổi thẳng thắn, những thắc mắc từ các điểm cầu đã được các diễn giả, các chuyên gia giải đáp dưới góc nhìn đa chiều và phù hợp với thực tế triển khai tại mỗi cơ sở y tế.
Hải Phòng đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số, lưu trữ và liên thông điện tử trong chuyển đổi số lĩnh vực Giáo dục & đào tạo

Ngày 17/5, Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng, Sở Giáo dục & Đào tạo và công ty SAVIS đã phối hợp tổ chức Hội thảo Ứng dụng chữ ký số, lưu trữ và liên thông điện tử trong chuyển đổi số lĩnh vực Giáo dục & đào tạo thành phố Hải Phòng. Hội thảo được tổ chức dưới cả hai hình thức là trực tiếp và trực tuyến, kết nối đến 200 điểm cầu với hơn 800 trường Đại học, Cao đẳng, THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non, các Phòng Giáo dục quận, huyện. Hội thảo có sự tham gia, phát biểu của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ, lãnh đạo UBND thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng. Hải Phòng đang thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số với mục tiêu đến năm 2025, thành phố nằm trong nhóm tỉnh, thành dẫn đầu về chuyển đổi số, theo xu hướng dựa vào đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển 03 trụ cột chủ yếu: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển – logistics, du lịch – thương mại. Trên cơ sở đó, đổi mới hệ thống chính trị và xây dựng nền hành chính hiện đại; phát triển kinh tế – xã hội dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức sản xuất ở trình độ cao. Trong đó, Giáo dục và Đào tạo là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Trong quá trình chuyển đổi số, chữ ký số và lưu trữ, liên thông điện tử đóng vai trò là xương sống. Tài liệu được ký số giúp hình thành tài liệu điện tử có giá trị pháp lý, sau đó được đưa vào lưu trữ, chia sẻ, kết nối, liên thông trên các hệ thống giao dịch điện tử, dịch vụ công trực tuyến giúp tạo nên những quy trình số hoàn chỉnh. Trước sự phát triển của công nghệ, các công cụ số thay thế dần giấy tờ truyền thống. Trong Giáo dục, hệ thống hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử, học bạ điển tử, bảng điểm điện tử, chứng chỉ, chứng nhận điện tử… trở thành những thay đổi căn bản và thiết yếu. Vì thế, xây dựng hệ thống ký số, lưu trữ điện tử sẽ tạo nền tảng vững chắc để chuyển đổi số sâu rộng trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Trong khuôn khổ Hội thảo, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Tô Hồng Nam – Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin đã trình bày những thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đối số trên cả nước, định hướng chuyển đổi số Giáo dục – đào tạo cùng những khuyến nghị dành riêng cho Hải Phòng. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến quan điểm cốt lõi trong chuyển đổi số Giáo dục và Đào tạo. Đó là: Khai thác tối đa tiến bộ công nghệ để giúp thầy dạy tốt hơn, trò học dễ hơn, quản lý nhẹ nhàng hơn, lấy con người là trung tâm, đổi mới nhận thức và tư duy, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới quản lý là thước đo mức độ thành công của chuyển đổi số, hình thành những nền tảng giáo dục mở phục vụ cộng đồng, dựa trên sức mạnh cộng đồng. Cùng với đó là những vấn đề đặt ra về chuyển đổi số trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo được ông Bùi Văn Kiệm – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng chia sẻ thẳng thắn. Trong bài trình bày Tổng quan chuyển đổi số, chữ ký số và lưu trữ điện tử trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, ông Hoàng Nguyên Vân – Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số, Chủ tịch HĐQT công ty SAVIS đã có những góc nhìn toàn diện về tiêu chuẩn ký số gắn liền với lưu trữ điện tử lâu dài trong tổ chức. Ông cho rằng: “Với những phương thức ký số thông thường đang được sử dụng phổ biến hiện nay, tài liệu điện tử không được bảo vệ. Chứng thư số thường chỉ có giá trị trong khoảng từ 3 năm. Sau thời gian này, nếu không được ký lại thì tài liệu sẽ không thể xác thực được và trở thành file rác. Trong trường hợp yêu cầu lưu trữ dài hạn, toàn vẹn dữ liệu, tra cứu xác thực lâu dài thì việc triển khai chữ ký số cơ bản sẽ ko đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Thêm nữa, thời gian ký số là thời gian của thiết bị hoặc server ký số, có thể dễ dàng bị thay đổi bởi những công cụ đơn giản, khiến những tài liệu, chứng từ nhạy cảm về thời gian như học bạ điện tử, hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử, chứng chỉ, chứng nhận điện tử… có khả năng dễ bị giả mạo, gian lận, dẫn đến việc không chứng minh được mốc thời gian tài liệu chính xác về hiệu lực chữ ký số khi xảy ra tranh chấp bất cứ vấn đề gì về pháp luật.” Để giải quyết bài toán này, chúng ta cần chú trọng xây dựng hệ thống ký số, lưu trữ điện tử chuẩn chỉnh ngay từ đầu để tránh lãng phí thời gian và chi phí khắc phục hậu quả. Đó là ký số theo tiêu chuẩn ký số nâng cao AdES, công nghệ xác thực lâu dài LTV, LTANS, gắn ký đóng dấu thời gian Timestamp cho phép kéo dài hiệu lực xác thực, đảm bảo tính toàn vẹn lâu dài của tài liệu trong 10 năm, 20 năm