Đón đầu xu hướng ký số: ký số tốc độ cao, an toàn và bảo mật vượt trội 

Đón đầu xu hướng ký số ký số tốc độ cao, an toàn và bảo mật vượt trội

Table of Contents

Đi cùng sự phát triển không ngừng của công nghệ, các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn với những sản phẩm, dịch vụ số về độ tiện lợi, tiết kiệm thời gian, nhân sự mà vẫn đảm bảo an toàn, bảo mật. Ký số là một trong những hệ thống quan trọng đầu tiên các tổ chức, doanh nghiệp trang bị để từng bước tự động hoá quy trình không giấy tờ.  

1. Chữ ký số là gì?  

Căn cứ vào Khoản 12, Điều 3, Luật Giao dịch điện tử 2023: Chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu. 

ky so
Chữ ký số là gì?

2. Nhu cầu ký số của doanh nghiệp hiện nay  

Trong bối cảnh chuyển đổi số và số hóa các quy trình kinh doanh, nhu cầu ký số của các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng tăng mạnh.  

Theo Báo cáo tinh hình ứng dụng và phát triển chữ ký số tại Việt Nam năm 2023 của Bộ Thông tin và truyền thông, số lượng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có sự tăng trưởng vượt bậc, cụ thể, đến hết quý III năm 2023, cả nước có 25 tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đang hoạt động (CA công cộng). 

so luong cac doanh nghiep cung cap dich vu chung thuc chu ky so cong cong co su tang truong vuot bac
Tình hình cấp phép cung cấp dịch vụ CA công cộng giai đoạn 2018 – 30/9/2023

Theo số liệu từ NEAC (Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia), tại Việt Nam, đến năm 2023, 100% doanh nghiệp đã sử dụng chữ ký số chủ yếu trong các dịch vụ như kê khai thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội,… Tính đến tháng 12/2023, trên toàn quốc, tổng số chứng thư chữ ký số đã cấp đạt 7.880.714, đang hoạt động đạt 2.890.666, tăng 98,53 % so với cùng kỳ năm 2022 (là 1.959.792 chứng thư chữ ký số). 

Theo thời gian, các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng có yêu cầu khắt khe hơn với những giải pháp ký số mới:  

  • – Hệ thống phải dễ dàng triển khai và sử dụng 
  • – Có thể phân quyền và giải quyết số lượng ký lớn 
  • – Đảm bảo được tính toàn vẹn và chống chối bỏ. 
  • – Có khả năng tích hợp mượt mà với các phần mềm nội bộ hiện có 
  • – Đảm bảo chi phí hợp lý và mang lại lợi ích bền vững cho doanh nghiệp 
  • – Đảm bảo an toàn thông tin và ngăn chặn các rủi ro bảo mật 

3. Ưu, nhược điểm của các giải pháp ký số hiện tại  

Đi cùng với xu hướng số hoá, các doanh nghiệp cũng liên tục ứng dụng các phương thức ký số phù hợp với nhu cầu và quy mô của mình, trong đó, có thể kể đến một số phương thức ký số như: USB token, HSM và chữ ký số từ xa. Mỗi phương thức này đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.  

cac loai chu ky so tren thi truong
Các loại chữ ký số phổ biến trên thị trường hiện nay

3.1. Ký số bằng USB Token 

Chữ ký số USB token là một dạng chữ ký số được lưu trữ trên thiết bị USB Token. 

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng và triển khai, cài đặt đơn giản 
  • Hạn chế: 
  • – Tốc độ ký chậm, không thể ký nhiều văn bản cùng lúc 
  • – Chỉ ký được khi cắm USB Token vào máy tính có cổng USB 3.0, không tương thích với các thiết bị di động phổ biến như điện thoại di động, máy tính bảng… 
  • – Dễ thật lạc, mất, hỏng hóc thiết bị USB token  
  • – Khó tích hợp với những công nghệ ký số nâng cao, ký số lưu trữ lâu dài như timestamp, LTANS, LTV… 
  • – Khó mở rộng những hình thức xác thực người dùng nâng cao như smart OTP,  Biometrics… 

3.2. Ký số bằng HSM  

Chữ ký số HSM là chữ ký số được tạo ra từ chứng thư số HSM. HSM (Hardware Security Module) là một thiết bị điện toán vật lý chuyên dùng có chức năng quản lý, bảo vệ cặp khóa chứng thư số và mã hóa dữ liệu.  

Khi ký số HSM, người dùng cuối sẽ không phải mang theo một thiết bị bên ngoài để kết nối với hệ thống ký số như USB Token, mà chỉ cần thao tác đăng nhập với Username/Password, OTP hay Biometrics để gọi chứng thư số đã được lưu và quản lý trong thiết bị HSM. 

  • Ưu điểm:  
  • – Xác thực danh tính bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số  
  • – Ký số lượng lớn, tốc độ cao: Ký theo lô, ký cùng lúc nhiều tài liệu theo quy trình động, ký đồng thời với hàng nghìn TPS/giây  
  • – Phân quyền linh hoạt  
  • – Ký số dễ dàng mọi lúc mọi nơi, trên mọi thiết bị (laptop, tablet, smartphone,…)  
  • – Dễ dàng tích hợp với những công nghệ ký số nâng cao, ký số đóng dấu thời gian, ký số xác thực lâu dài LTV/LTANS 
  • – Dễ dàng mở rộng các phương thức xác thực người dùng như smart OTP, Biometrics, FIDO… 
  • Hạn chế: 
  • – Chi phí cao  
  • – Việc cấu hình và triển khai đòi hỏi nhân sự chuyên trách 

3.3. Chữ ký số từ xa  

Ký số từ xa được hiểu là hành động một cá nhân ký số lên tài liệu thông qua dịch vụ trực tuyến của Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy (TSP – Trust Service Provider) – tức bên được người ký ủy quyền quản lý cặp khóa. Nhà cung cấp dịch vụ ký số từ xa chịu trách nhiệm quản lý cặp khóa thay mặt cho người ký và phải đảm bảo, với mức độ tin cậy cao, rằng cặp khóa chỉ thuộc quyền kiểm soát duy nhất của của người sử dụng, chỉ người dùng mới có thể kích hoạt khóa ký.    

  • Ưu điểm:  
  • – Ký số lượng lớn, tốc độ cao: Ký theo lô, ký cùng lúc nhiều tài liệu theo quy trình động 
  • – Ký số dễ dàng mọi lúc mọi nơi, trên mọi thiết bị (laptop, tablet, smartphone,…)  
  • Dễ dàng tích hợp với những công nghệ ký số nâng cao, ký số đóng dấu thời gian, ký số xác thực lâu dài LTV/LTANS 
  • – Thời gian triển khai nhanh, đơn giản 
  • – Không yêu cầu cán bộ chuyên trách  
  • – Tiết kiệm chi phí hơn so với sử dụng chữ ký HSM 
  • Hạn chế: Phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ ký số từ xa 

4. Hệ giải pháp ký số toàn diện – Đi đầu xu hướng ký số  

SAVIS Group là nhà cung cấp dịch vụ tin cậy dẫn đầu thị trường và nằm trong TOP 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam. Với kinh nghiệm 20 năm thành lập và phát triển, SAVIS khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường về Nền tảng – Dịch vụ – Giải pháp Chuyển đổi số và Bảo mật – An toàn thông tin.  

Liên tục nghiên cứu để đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ chất lượng nhất, SAVIS được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực cấp điện tử cấp dấu thời gian – TrustCA Timestamp, dịch vụ ký số từ xa – TrustCA Remote Signing và trở thành đơn vị tuân thủ đầy đủ nhất danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc và tiêu chuẩn kỹ thuật ký số nâng cao, ký số xác thực lâu dài (AdES) đáp ứng quy định tại Thông tư số 16/2019/TT-BTTTT đối với mô hình ký số từ xa.    

Đồng thời, SAVIS là đơn vị đầu tiên đạt chứng nhận Nhà cung cấp dịch vụ tin cậy EU eIDAS QTSP về dịch vụ ký số về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo. Điều này đồng nghĩa, dịch vụ ký số của SAVIS được cộng nhận tại 27 quốc gia châu Âu, góp phần thúc đẩy giao dịch điện tử xuyên biên giới.    

Với vị thế là nhà cung cấp số 1 Việt Nam về dịch vụ giải pháp ký số, đến nay, SAVIS tự hào sở hữu hệ thống giải pháp – dịch vụ ký số, ký số nâng cao toàn diện và bảo mật vượt trội, bao gồm: 

TrustCA Remote Signing – Dịch vụ ký số từ xa 

TrustCA Timestamp – Dịch vụ chứng thực điện tử dấu thời gian Đầu tiên tại Việt Nam 

SAM Appliance – Giải pháp mã hoá dữ liệu, chứng thực chữ ký số All-in-one và định danh mobile 

SAVIS eContract – Giải pháp hợp đồng điện tử thông minh 

Chữ ký số, chứng thư số HSMchữ ký số USB token cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu  

nha cung cap so 1 Viet Nam ve dich vu giai phap ky so
SAVIS – nhà cung cấp số 1 Việt Nam về dịch vụ giải pháp ký số

Đến nay, hệ giải pháp này đã được SAVIS đã triển khai thành công cho nhiều khách hàng khối Chính phủ, Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm, Y tế, Giáo dục,… 

Liên hệ SAVIS ngay hôm nay để tận dụng thế mạnh vượt trội của các giải pháp ký số hiện đại nhất hiện nay.   

Liên hệ với chúng tôi