CMS là gì? Các loại CMS phổ biến hiện nay

hệ thống quản trị nội dung cms

Table of Contents

CMS là hệ thống quản trị nội dung khá phổ biến, nhất là đối với người quản trị nội dung trên các nền tảng trực tuyến. Trong bài viết này, SAVIS cung cấp các kiến thức tổng quan về hệ thống CMS và các loại CMS phổ biến hiện nay. 

hệ thống quản trị nội dung cms

CMS là gì? 

CMS (Content Management System) là hệ thống quản trị nội dung giúp quản lý nội dung của nhà phát triển một cách dễ dàng. 

Hệ thống CMS có chức năng khởi tạo, chỉnh sửa, báo cáo, phân phối, điều khiển tất cả các hoạt động liên quan đến thông tin, nội dung, cụ thể là tin tức điện tử, báo chí hay hình ảnh, video và các loại tư liệu khác. Với CMS, người dùng tiết kiệm được thời gian quản lý, tối ưu chi phí vận hành và bảo trì hệ thống.  

Chức năng của CMS 

Tạo và lưu trữ nội dung 

CMS cho phép bạn tạo những nội dung (content) mong muốn lên các kênh trực tuyến, dưới nhiều hình thức định dạng khác nhau như: bài viết, hình ảnh, video, gif, sản phẩm,… Những nội dung này được đăng tải và lưu trữ lâu dài trên hệ thống, chỉ mất đi khi bạn thao tác xoá hoặc gặp sự cố dữ liệu. 

Chỉnh sửa nội dung 

Đây là chức năng cơ bản của CMS. Người dùng dễ dàng chỉnh sửa nội dung nếu phát hiện lỗi sai, hoặc cập nhật thông tin mới đối với những bài viết lỗi thời. 

Chia sẻ nội dung 

Hệ thống CMS cũng giúp người dùng chia sẻ nội dung nhanh chóng trên các nền tảng mạng xã hội hoặc các forum. Nhờ các plugin được cài đặt thêm mà việc chia sẻ nội dung cũng dễ dàng hơn. 

Quản lý, phân quyền  

Đây là tính năng quan trọng đối với doanh nghiệp có nhiều nhân sự phát triển nội dung. Bạn có thể dễ dàng thêm mới nhân sự, đồng thời phân quyền cho họ với các vị trí như biên tập viên, quản trị viên,… Chức năng này giúp cho người quản trị dễ dàng nắm bắt và quản lý công việc. 

Các loại CMS phổ biến hiện nay 

CMS truyền thống (Traditional CMS) 

Các hệ thống quản lý nội dung CMS xuất hiện từ những năm 2000 theo nhu cầu của thị trường. Những nền tảng phổ biến như WordPress và Sitecore được thiết kế để lưu trữ và trình bày các yếu tố nội dung như văn bản, hình ảnh, video,… trên website.   

CMS truyền thống là mô hình đóng gói toàn bộ cấu trúc nguyên khối, với phần frontend (thiết kế, giao diện) và backend (cơ sở dữ liệu, mã code) được liên kết chặt chẽ với nhau. Đây là loại CMS phổ biến nhất, từng thống trị thị trường website trong nhiều năm. Trong đó có những cái tên nổi bật như WordPress, Drupal, Joomla, Sitecore,… 

Ưu điểm: 

  • Hệ thống ổn định, dễ dàng quản lý tất cả nội dung 
  • Thao tác đơn giản, dễ hiểu, không cần kiến thức lập trình để sử dụng 
  • Nhiều giao diện, mẫu sẵn có  
  • Hiệu suất tối ưu với lệnh cục bộ 
  • Chi phí thấp 

Hạn chế: 

  • Chỉ phát triển trên website, do không có API, dẫn đến sự hạn chế trong quản trị và phân phối nội dung đa kênh 
  • Thiếu linh hoạt trong tùy biến cấu trúc, hạn chế sự sáng tạo hình thức thể hiện và trải nghiệm người dùng 
  • Do sự chặt chẽ trong cấu trúc gây khó khăn trong mở rộng quy mô 
  • Dễ bị tấn công mạng 
cms la gi cac loai cms pho bien

Headless CMS  

Headless CMS là hệ thống ưu tiên sử dụng API. Trong đó, phần phát triển, quản lý lưu trữ nội dung và phần hiển thị, phân phối được tách biệt với nhau. Thuật ngữ “headless” được hiểu rằng CMS sẽ không có giao diện người dùng hoặc môi trường hiển thị cố định. 

Các lập trình viên được toàn quyền xây dựng và thiết kế từ ngôn ngữ, nền tảng công nghệ, cho đến giao diện theo nhu cầu. Điều này mang lại sự linh hoạt để hiển thị nội dung của bạn theo nhiều cách nhất có thể, ví dụ như trên ứng dụng điện thoại di động, đồng hồ thông minh, tablet, trang web,… 

Nhờ đó, Headless CMS giúp tùy chỉnh nội dung, sáng tạo hình thức thể hiện đa kênh, đa nền tảng, đa thiết bị dễ dàng, chứ không bị giới hạn trên website như CMS truyền thống.  

Nếu nhà phát triển đang muốn tạo ra những trải nghiệm nội dung hàng đầu, thì Headless CMS là lựa chọn phù hợp. 

Ưu điểm 

  • Hỗ trợ cấu trúc phân phối đa kênh từ một backend duy nhất 
  • Linh hoạt, có thể sử dụng các công cụ và framework tạo các hình thức hiển thị khác nhau, tăng trải nghiệm người dùng 
  • Khả năng mở rộng và tùy biến dễ dàng 
  • Tích hợp các ứng dụng một cách an toàn. 
  • Phân phối nội dung nhanh chóng 
  • Dễ dàng tích hợp với các công nghệ 4.0 như Big Data, AI, apps, kiosks, thực tế ảo (VR),… 

Content platform 

Bước phát triển tiếp theo của CMS chính là trở thành một nền tảng nội dung All-in-one – Content Platform. Hệ thống có khả năng phân phối, quảng bá, báo cáo toàn diện nội dung trên đa kênh, đa thiết bị. Điều này sẽ tạo ra bước phát triển lớn trong quản trị, phân phối nội dung tích hợp tập trung, quản lý hiệu quả và tiết kiệm thời gian, chi phí. 

Nếu như Headless CMS lưu trữ nội dung không có cấu trúc, thì Content platform là một bước tiến khi cấu trúc nội dung một cách khoa học để dễ dàng tìm kiếm, quản lý và tái sử dụng. 

Headless CMS và Content Platform là hai loại CMS đang là xu hướng phát triển mới, thay thế dần CMS truyền thống đã không còn phù hợp với nhu cầu mới của độc giả – một thế hệ độc giả giải trí trên đa nền tảng, đa kênh, đa thiết bị, đa dạng hình thức. 

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin về hệ thống CMS TẠI ĐÂY

Liên hệ với chúng tôi