SAVIS và SAVYINT có 3 chiến thắng tại Sao Khuê 2025, Trusted Archive được xếp hạng 5 sao

Xuất sắc vượt qua nhiều đề cử, giải pháp Trusted Archive 2.0 – Hệ thống lưu trữ điện tử xác thực lâu dài của SAVIS đã vinh dự đạt giải thưởng Sao Khuê 2025 – Xếp hạng 5 sao lĩnh vực Dữ liệu số. Cùng với đó, Enterprise Security Appliance – All in a Box và Nền tảng Ngân hàng mở của SAVYINT cũng giành chiến thắng tại lĩnh vực Bảo mật – An toàn thông tin và Ngân hàng số trong năm đầu tiên tham dự. Ngày 19/04, lễ công bố và trao danh hiệu Sao Khuê 2025 đã được tổ chức trang trọng tại Nhà hát Quân đội với sự tham gia của các lãnh đạo Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo VINASA, những chuyên gia CNTT và đại diện của các doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam. 2025 là năm thứ bảy SAVIS có giải pháp công nghệ được trao tặng giải thưởng Sao Khuê. Ba giải pháp đạt giải năm nay của SAVIS và SAVYINT đều là những bước tiến lớn trong việc tổng hợp, lưu trữ dữ liệu và mã hóa dữ liệu, định danh điện tử, quản lý chứng thư số. Đặc biệt, nền tảng Nền tảng Ngân hàng mở – Open Banking Platform (BaaS) của SAVYINT được vinh danh tại hạng mục Ngân hàng số là giải pháp đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho ngành Tài chính – Ngân hàng để kết nối và xây dựng hệ sinh thái tài chính số. Trusted Archive 2.0 – Hệ thống lưu trữ điện tử xác thực lâu dài xếp hạng 5 sao lĩnh vực Dữ liệu số Sao Khuê xếp hạng 5 sao dành cho các sản phẩm, nền tảng, dịch vụ, giải pháp CNTT được Hội đồng bình chọn đánh giá cao nhất. Trusted Archive 2.0 đáp ứng tối đa nhu cầu số hóa và lưu trữ điện tử của tổ chức, doanh nghiệp, giúp tối ưu nguồn lực, xây dựng, triển khai, vận hành các hệ thống xử lý dữ liệu dựa trên cơ sở nền tảng chung hợp nhất. Với Trusted Archive 2.0, tổ chức, cơ quan có thể quản lý hàng triệu tài liệu với nhiều định dạng khác nhau và truy tìm chính xác trong vài giây, giảm các chi phí hoạt động nhờ không phải bảo lưu hồ sơ giấy. Tài liệu sau khi số hóa sẽ được lưu trữ và quản lý tập trung, mã hóa bảo mật với tài liệu quan trọng, tạo cơ hội xây dựng kho lưu trữ điện tử nhằm tăng sự cộng tác giữa các bộ, cơ quan/tổ chức, đồng thời giảm rủi ro thất lạc văn bản và đảm bảo tuân thủ Thông tư số 02/2019/TT-BNV, Nghị định số 30/2020/NĐ-CP, Quyết định số 458/QĐ-TTg về công tác văn thư và lưu trữ điện tử. Đây cũng là giải pháp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế theo khung kiến trúc lưu trữ mở OAIS – theo tiêu chuẩn ISO 14721:2012 và ISO 16363:2012, sở hữu những tính năng vượt trội: + Chuyển đổi và lưu trữ dưới các định dạng chuẩn cho lưu trữ lâu dài như PDF/A, XML đảm bảo khả năng truy cập, xác thực, toàn vẹn và chống chối bỏ tài liệu trong dài hạn + Áp dụng các chuẩn ký số nâng cao, ký đóng dấu thời gian timestamp, chuẩn ký số xác thực lưu trữ lâu dài LTV, LTANS giúp lưu trữ 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc vĩnh viễn. Đây là điểm khác biệt lớn nhất so với các giải pháp lưu trữ điện tử khác trên thị trường Hiện Trusted Archive 2.0 đã và đang được nhiều doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức Y tế, Giáo dục sử dụng và ngày càng khẳng định giá trị trong triển khai thực tế. Đây cũng là giải pháp được Bộ Khoa học và Công nghệ vinh danh trong danh sách TOP 10 sản phẩm Make-in-Vietnam xuất sắc cho Chính phủ số. Enterprise Security Appliance – All in a Box Qua nhiều năm nghiên cứu và phát triển các giải pháp về thiết bị mã khoá, PKI, quản lý chữ ký số, thấu hiểu bài toán của các doanh nghiệp, tổ chức gặp phải, SAVYINT đã phát triển thành công Enterprise Security Appliance – All in a Box – giải pháp bảo mật tất cả trong một, được thiết kế trong một thiết bị phần cứng duy nhất, đi kèm mô-đun bảo mật phần cứng (HSM), cho phép các tổ chức và doanh nghiệp mã hóa dữ liệu, định danh điện tử, xây dựng hệ thống PKI chuyên dùng, ký số từ xa, quản lý, cấp phát, thu hồi chứng thư số. Enterprise Security Appliance – All in a Box sở hữu các module chức năng linh hoạt gồm: Tokenization, Xác thực điện tử, Định danh điện tử, Hệ thống PKI (CA, VA, TSA), Ký số từ xa, Mã hóa dữ liệu, SCA/FIDO2, E2E Encryption, Data Privacy, Transaction Signing. Giải pháp có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển và cài đặt, tích hợp liền mạch với hệ thống thông tin hiện có của doanh nghiệp/tổ chức, dễ dàng tùy chỉnh hoặc mở rộng để phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, thích ứng với sự phát triển và thay đổi theo thời gian. Thêm vào đó, mọi thành phần cấu tạo nên Enterprise Security Appliance (bao gồm phần cứng và phần mềm) cùng quy chế vận hành hệ thống đều đảm bảo đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh, bảo mật và tuân thủ pháp lý mức độ cao nhất: Phát huy thế mạnh của nhà cung cấp dịch vụ tin cậy QTSP về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo theo mô hình ký số từ xa Remote Signing theo
[Báo cáo toàn diện về Stablecoin] Stablecoin và CBDC: Định nghĩa và mục tiêu (phần 2)
![[Báo cáo toàn diện về Stablecoin] Stablecoin và CBDC: Định nghĩa và mục tiêu (phần 2) 2 Bao cao toan dien ve Stablecoin Stablecoin va CBDC Dinh nghia va muc tieu p2](https://savis.vn/wp-content/uploads/2025/04/Bao-cao-toan-dien-ve-Stablecoin-Stablecoin-va-CBDC-Dinh-nghia-va-muc-tieu-p2-1024x534.png)
Stablecoin và CBDC được kỳ vọng là những công cụ mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển các hệ thống tài chính truyền thống, mở ra bức tranh tài chính toàn diện, hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn trên toàn cầu. Về stablecoin và CBDC Stablecoin và CBDC là những dạng tiền kỹ thuật số có giá trị ổn định gắn với tiền pháp định, nhưng chúng khác nhau cơ bản ở chủ thể phát hành, cơ chế quản lý và nhiều yếu tố khác có thể kể đến như: Stablecoin do tổ chức tư nhân hoặc phi tập trung phát hành (ví dụ các công ty tư nhân Tether, Circle, MakerDAO…), trong khi CBDC được phát hành trực tiếp bởi Ngân hàng Trung ương của một quốc gia. Nói cách khác, CBDC là phiên bản điện tử của đồng tiền quốc gia do nhà nước quản lý, còn stablecoin là “tiền tư nhân” do doanh nghiệp hoặc cộng đồng quản lý. CBDC được xem là đồng tiền pháp định ở một số quốc gia. Nó mang “sự tín nhiệm đầy đủ của chính phủ” – được Ngân hàng Trung ương đảm bảo giá trị và thanh toán. Ngược lại, stablecoin duy trì giá nhờ tài sản bảo chứng hoặc thuật toán do bên phát hành cam kết. Sự đảm bảo của stablecoin phụ thuộc vào uy tín và tài sản của tổ chức phát hành, không có bảo chứng của chính phủ. Do đó, rủi ro tín dụng của CBDC gần như bằng không (tương đương tiền mặt), còn stablecoin tiềm ẩn rủi ro nếu tài sản đảm bảo không đủ hoặc cơ chế thất bại. Stablecoin, về bản chất, được xây dựng trên công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology – DLT, hay còn gọi là blockchain). Người dùng thường quản lý stablecoin qua ví điện tử cá nhân, giao dịch ngang hàng qua internet. Ngược lại, các quốc gia đang lựa chọn xây dựng CBDC theo công nghệ sổ cái tập trung truyền thống, mà không lựa chọn công nghệ sổ cái phân tán như blockchain, và phân phối qua hai mô hình hai tầng hoặc một tầng: Mặc dù, CBDC cũng có thể sử dụng công nghệ sổ cái phân tán, nhưng thường sẽ là DLT riêng tư, quyền kiểm soát vẫn thuộc Ngân hàng Trung ương hoặc các tổ chức được ủy quyền, không mở hoàn toàn cho mọi người tham gia như blockchain công khai. Giao dịch stablecoin trên blockchain công khai có tính minh bạch cao – mọi giao dịch đều ghi lại trên chuỗi và có thể theo dõi trên block explorer – trình khám phá blockchain. Tuy nhiên người dùng stablecoin có thể giữ ẩn danh tương đối nhờ sử dụng địa chỉ ví không gắn danh tính thật. Trái lại, thiết kế CBDC thường hướng đến kiểm soát chặt chẽ: Ngân hàng Trung ương có thể thấy thông tin giao dịch của người dùng (như Trung Quốc, PBoC có thể truy vết mọi giao dịch e-CNY). Mức độ riêng tư của CBDC phụ thuộc vào chính sách mỗi nước, nhưng nhìn chung chính phủ sẽ không muốn CBDC hoàn toàn ẩn danh như tiền mặt, do những yêu cầu về chống tội phạm tài chính. Do CBDC là tiền do Ngân hàng Trung ương, nên dễ dàng tích hợp vào hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ. Ngân hàng Trung ương có thể điều chỉnh cung ứng CBDC giống như điều chỉnh cung tiền, và thiết lập những chính sách sử dụng cụ thể cho CBDC (như giới hạn ứng thực thực tế được phép sử dụng, lãi suất trên CBDC). Stablecoin thì hoạt động độc lập với hệ thống; Ngân hàng Trung ương không thể điều tiết trực tiếp lượng stablecoin lưu hành, mà chỉ thông qua những quy định gián tiếp. Đây là lý do một số nhà quản lý xem stablecoin tự do là mối đe dọa tới hiệu lực chính sách tiền tệ và ổn định hệ thống hiện tại. Tuy nhiên, stablecoin và CBDC có thể cùng tồn tại và bổ sung lẫn nhau nếu được quản lý phù hợp – như quan điểm của Singapore: “Stablecoin có thể hữu ích song song với CBDC khi được kiểm soát rủi ro tốt”. Mục tiêu của CBDC và stablecoin Cải thiện giao dịch và thanh toán Tại một số quốc gia, stablecoin và đồng CBDC được sử dụng trong thanh toán hàng ngày và chuyển tiền P2P – trao đổi tiền mã hóa trực tiếp giữa hai bên mà không thông qua bên trung gian. Đối với stablecoin, tận dụng chi phí rẻ và xác nhận gần như tức thì, người dùng có thể thanh toán dịch vụ, mua hàng hoặc gửi tiền cho nhau bằng stablecoin một cách nhanh chóng mà không cần qua ngân hàng. Trong khi đó, tại Trung Quốc, đồng e-CNY (nhân dân tệ số) đã được triển khai thử nghiệm tại hơn 20 thành phố lớn như Thâm Quyến, Bắc Kinh, và Thượng Hải,… Người dân có thể sử dụng ví điện tử để mua hàng, đi tàu điện ngầm, thanh toán hóa đơn mà không cần kết nối mạng, nhờ tính năng thanh toán ngoại tuyến. Đặc biệt, e-CNY còn được tích hợp với ứng dụng thanh toán phổ biến như WeChat Pay và Alipay, giúp tăng độ phủ và tính tiện dụng. Mở rộng tiếp cận tài chính Tại các nước có hệ thống ngân hàng kém phát triển, stablecoin trở thành giải pháp thay thế để trao đổi giá trị, đảm bảo giao dịch diễn ra ngay cả khi người dùng không tiếp cận được dịch vụ ngân hàng. Tiền kỹ thuật thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo cả trong công nghệ và cách vận hành của nền kinh tế, là công cụ giúp xây dựng kinh tế số, xã hội số. Một ví dụ thực tế, lao động nhập cư sử
[Báo cáo toàn diện về Stablecoin] Stablecoin là gì? Các stablecoin phổ biến hiện nay (P1)
![[Báo cáo toàn diện về Stablecoin] Stablecoin là gì? Các stablecoin phổ biến hiện nay (P1) 3 Bao cao toan dien ve Stablecoin Stablecoin la gi Cac stablecoin pho bien hien nay](https://savis.vn/wp-content/uploads/2025/04/Bao-cao-toan-dien-ve-Stablecoin-Stablecoin-la-gi-Cac-stablecoin-pho-bien-hien-nay-1024x534.png)
Trong bối cảnh thị trường tiền điện tử đầy biến động, stablecoin được biết đến như một loại tài sản kỹ thuật số có giá trị ổn định bằng cách neo vào các tài sản như tiền pháp định hoặc hàng hoá. Stablecoin không chỉ đóng vai trò quan trọng trong giao dịch mà còn mở ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi), có tiềm năng cách mạng hóa hệ thống tài chính toàn cầu. Về stablecoin Stablecoin là một loại tiền mã hóa được thiết kế để duy trì giá trị ổn định bằng cách neo giá trị vào một tài sản tham chiếu bên ngoài (thường là tiền pháp định như đô la Mỹ). Mục tiêu chính của stablecoin là kết hợp ưu điểm của tiền mã hóa (giao dịch nhanh, xuyên biên giới, không cần trung gian) với sự ổn định về giá của tài sản truyền thống. Mỗi đơn vị stablecoin thường được đảm bảo bởi một đơn vị tài sản thật tương ứng (ví dụ 1 USD cho 1 USDT) nhằm đảm bảo giá trị luôn xấp xỉ 1:1 với tài sản neo. Đặc điểm chung của stablecoin: Nhờ những lợi ích này, stablecoin đang đóng vai trò cầu nối giữa tiền mã hóa và tiền truyền thống, giảm thiểu rủi ro biến động giá trong thị trường tiền điện tử. Phân loại các loại Stablecoin Có nhiều cơ chế khác nhau để đảm bảo giá trị cho stablecoin. Dựa trên tài sản đảm bảo và cơ chế neo giá, stablecoin có thể được chia thành các loại chính sau: Đây là loại phổ biến nhất, được bảo chứng trực tiếp bằng tiền fiat do một đơn vị phát hành nắm giữ trong kho dự trữ. Mỗi stablecoin phát hành tương ứng với một đồng tiền pháp định (như USD, EUR) được gửi vào ngân hàng. Ví dụ: Tether (USDT) và USD Coin (USDC) đều neo giá 1:1 với USD. Stablecoin loại này neo giá vào các tài sản hàng hóa vật lý như vàng hoặc dầu. Ví dụ, Tether Gold (XAU₮) – mỗi token XAU₮ được đảm bảo bằng 1 troy ounce vàng vật chất gửi trong kho. Stablecoin loại này cho phép người dùng sở hữu hàng hóa dưới dạng kỹ thuật số. Đây là stablecoin được bảo đảm bằng tài sản tiền mã hóa khác (như ETH, BTC…). Do tiền mã hoá biến động mạnh, cơ chế thường yêu cầu thế chấp vượt mức để phòng ngừa rủi ro. Điều này nghĩa là mỗi 1 USD stablecoin phát hành thường được bảo chứng bởi lượng crypto trị giá 1.5–2 USD (tùy giao thức). Nhờ vậy, kể cả khi giá trị tài sản đảm bảo giảm, stablecoin vẫn giữ được tỷ lệ neo. Ví dụ: DAI (MakerDAO) – stablecoin được thiết kế để có giá trị tương đương 1 đô la Mỹ, tạo ra bằng cách người dùng thế chấp tài sản crypto (ETH, USDC, v.v.) vào hợp đồng thông minh. Hệ thống MakerDAO sẽ tự động thanh lý tài sản thế chấp nếu giá giảm quá mức, đảm bảo DAI luôn có đủ tài sản đảm bảo để giữ giá trị ổn định. Đây là loại stablecoin không có tài sản đảm bảo trực tiếp, hoặc chỉ một phần, duy trì giá trị thông qua thuật toán và cơ chế thị trường. Thay vì dự trữ tài sản, giao thức sẽ điều chỉnh nguồn cung stablecoin (tăng hoặc giảm) dựa trên cung cầu để giữ giá ổn định quanh mức neo giá. Các thuật toán và hợp đồng thông minh được lập trình sẵn sẽ tự động phát hành hoặc đốt token stablecoin (hoặc token liên quan) khi giá lệch khỏi mức neo. Ví dụ: Ampleforth (AMPL) tự điều chỉnh nguồn cung lưu thông hàng ngày để ổn định giá trị, hay FRAX trước đây là stablecoin thuật toán một phần, kết hợp giữa dự trữ và điều chỉnh thuật toán. Ưu điểm của mô hình này là không cần đơn vị giám sát nắm tài sản đảm bảo, hướng đến phi tập trung hoàn toàn. Tuy nhiên, stablecoin thuật toán tiềm ẩn rủi ro cao vì phụ thuộc vào niềm tin thị trường; khi cơ chế thất bại, stablecoin có thể mất neo nghiêm trọng. Trong đó, sự sụp đổ của TerraUSD (UST) – một bài học điển hình về stablecoin thuật toán từng rất lớn nhưng đã mất hoàn toàn giá trị vào năm 2022. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể phân loại stablecoin theo một số cách khác: – Stablecoin lai kết hợp nhiều cơ chế (như vừa có tài sản thế chấp, vừa có thuật toán điều tiết) – Stablecoin neo theo rổ tài sản (asset-referenced tokens)… Song ba nhóm fiat-backed, crypto-backed và algorithmic (thuật toán) như trên là nền tảng chính bao quát hầu hết các stablecoin trên thị trường hiện nay. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng về mức độ ổn định, phân cấp và yêu cầu tin cậy vào bên thứ ba. Các stablecoin phổ biến hiện nay (về vốn hóa, cơ chế, minh bạch, mức độ phổ biến) Thị trường stablecoin đã phát triển mạnh với hàng trăm dự án, nhưng phần lớn thị phần tập trung vào một số ít đồng lớn nhất. Dưới đây là những stablecoin tiêu biểu và so sánh về cơ chế hoạt động, quy mô và mức độ tín nhiệm: Stablecoin Loại & Tài sản bảo chứng Cơ chế duy trì giá Vốn hóa (USD) Minh bạch & Tín nhiệm Mức độ phổ biến USDT (Tether) Fiat (USD) 100% dự trữ fiat (tiền mặt & trái phiếu chính phủ Mỹ) do Tether nắm giữ ≈ 80 tỷ USD (lớn nhất) Được sử dụng rộng rãi nhưng từng bị nghi ngờ về minh bạch dự trữ. Phổ biến nhất thế giới, chiếm ~2/3 tổng cung stablecoin, thanh khoản cao trên hầu hết sàn giao dịch CEX và DeFi. USDC (Circle)
2025 – Năm của các stablecoin thanh toán (PSC)

Các stablecoin thanh toán đang chuyển từ các giao dịch người dùng đến người dùng sang các ứng dụng thanh toán B2B và B2C chính thống, tạo nên những biến đổi lớn trong thanh toán truyền thống, một lĩnh vực thường thuộc về các ngân hàng. Theo đánh giá từ Deloitte, năm 2025 sẽ là năm của stablecoin thanh toán. 1. Stablecoin là gì? Stablecoin được hiểu đơn giản là đồng tiền ổn định, với “stable” mang ý nghĩa là “vững vàng, đáng tin, cân bằng”. Thông qua việc neo giá trị của tài sản vào tiền pháp định (fiat) hoặc vàng, stablecoin có thể giữ cho giá trị của đồng tiền điện tử luôn ở mức ổn định. Nó thừa hưởng tính chất phi tập trung của blockchain, đảm bảo tính bảo mật và được kiểm soát chặt chẽ. Trong đó, stablecoin thanh toán (Payment Stablecoin – PSC) là stablecoin được thiết kế để sử dụng trong thanh toán. PSC có thể cải thiện hệ thống thanh toán, giảm chi phí giao dịch và thúc đẩy tài chính toàn diện. Tuy nhiên, nếu không được quản lý tốt, chúng cũng có thể gây ra rủi ro hệ thống. 2. Tình hình phát triển của Stablecoin PSC đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, với vốn hóa thị trường tăng lên hàng trăm tỷ USD. Chúng được sử dụng phổ biến trong giao dịch tiền điện tử, thanh toán xuyên biên giới và tài chính phi tập trung (DeFi). 3. Quy định và chính sách Các chính phủ trên thế giới đang tìm cách điều chỉnh PSC nhằm đảm bảo sự minh bạch và giảm rủi ro tài chính. Nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, EU và Singapore đã đề xuất các quy định mới để giám sát thị trường này. Tại Hoa Kỳ, cho đến nay, việc phát hành PSC chủ yếu được thực hiện bởi các tổ chức phi ngân hàng và các công ty crypto. Tuy nhiên, bối cảnh cạnh tranh đang thay đổi khi khả năng sẽ có một khung pháp lý quốc gia rõ ràng và nhất quán của Hoa Kỳ cho việc phát hành PSC. Nhìn vào năm 2025, nhiều yếu tố đang khuyến khích các công ty tài chính “truyền thống” (không phải crypto) xem xét việc trở thành nhà phát hành PSC, từ sự gia tăng vốn hóa thị trường và khối lượng giao dịch của các stablecoin được neo bởi các đồng tiền pháp định (fiat), kết hợp với tín hiệu từ chính quyền mới, các cơ quan quản lý ngân hàng đến những biến chuyển trong Quốc hội Hoa Kỳ khi đang hướng tới ban hành những quy định về PSC. 4. Xu hướng trong năm 2025 5. Tiềm năng của PSC Các PSC cho phép thanh toán ngay lập tức với chi phí thấp. Chúng khuyến khích người dùng chuyển từ các hệ thống tài chính hoặc thanh toán truyền thống sang các mạng blockchain, đồng thời tránh được sự rủi ro và biến động lớn của các loại tiền điện tử không được hỗ trợ bởi fiat (ví dụ: bitcoin). Khi vốn hóa thị trường của các PSC đã tăng lên hơn 200 tỷ đô la, ngày càng nhiều doanh nghiệp đang tạo ra các nền tảng để cho phép thanh toán bằng PSC. Vốn hóa thị trường và khối lượng của PSC cho đến nay chủ yếu đến từ các hoạt động giao dịch tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số. PSC đã cung cấp một phương tiện trao đổi ổn định, đặc biệt trong những giai đoạn biến động thị trường. Tuy nhiên, tính ứng dụng cho PSC ngày càng vượt ra khỏi giao dịch tài sản kỹ thuật số. Chúng được sử dụng trong các giao dịch chuyển tiền và thanh toán không liên quan đến tài sản kỹ thuật số, cung cấp một lựa chọn nhanh hơn và tiết kiệm hơn cho các giao dịch thanh toán đang phụ thuộc vào hệ thống tài chính truyền thống. PSC đang được sử dụng như là sự thay thế, hay như một phần mở rộng của đồng tiền pháp định (fiat). Để các PSC thực sự phát huy tiềm năng của chúng, cần có những bước tiến hơn nữa để giảm bớt các rào cản trong các thanh toán bán lẻ và thương mại. Điều này bao gồm việc nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ và thúc đẩy sự chấp nhận PSC rộng rãi hơn trong các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bằng cách giải quyết những thách thức này, PSC có thể mang đến những thay đổi đáng kể trong giao dịch tài chính toàn cầu, khiến chúng trở nên nhanh chóng và tiết kiệm hơn. 6. Rủi ro của PSC Trong khi các PSC mở ra nhiều cơ hội, chúng cũng đối mặt những rủi ro đáng kể mà các nhà phát hành phải đối mặt, bao gồm cả những khó khăn liên quan đến việc vừa phải hoạt động trong môi trường pháp lý tài chính truyền thống vừa phải thích nghi với hệ sinh thái crypto. Bảo mật mạng và bảo vệ dữ liệu: Các cuộc tấn công mạng có thể dẫn đến việc đánh cắp PSC và private key, gây tổn thất tài chính, rủi ro pháp lý và sự suy giảm lòng tin của người dùng. Hơn nữa, các sự cố công nghệ, như sự cố trong mạng blockchain, có thể làm gián đoạn hoạt động của PSC gây chậm trễ hoặc thất bại trong giao dịch. Để giảm thiểu những rủi ro này, các nhà phát hành nên triển khai các biện pháp bảo mật mạng mạnh mẽ, bao gồm xác thực đa yếu tố, đánh giá lỗ hổng định kỳ và các kế hoạch ứng phó sự cố toàn diện, đồng thời trang bị cơ sở hạ tầng với khả năng phục hồi và xử lý
SAVIS trình bày tham luận tại hội thảo “Hà Nội – Thành phố thông minh và hệ sinh thái ngân hàng mở”

Sáng ngày 02/10, ông Hoàng Nguyên Vân, Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI), Giám đốc Công nghệ SAVIS GROUP, đã có bài tham luận với chủ đề “Lợi ích mang lại khi triển khai hệ sinh thái ngân hàng mở và thách thức khi triển khai” trình bày tại hội thảo. Hội thảo “Hà Nội – Thành phố thông minh và hệ sinh thái ngân hàng mở” nằm trong chuỗi sự kiện Ngày Thẻ Việt Nam 2024. Hội thảo có sự hiện diện của ban lãnh đạo thành phố Hà Nội, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cùng các đại diện các doanh nghiệp đứng đầu lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng để cùng bàn luận, trao đổi vì một Hà Nội thông minh: sạch và số. Phát biểu tại hội thảo, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, giữa bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xây dựng một thành phố Hà Nội thông minh là điều tất yếu và cấp thiết. Đây là nền tảng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tối ưu hóa quản lý đô thị và phát triển xanh, toàn diện, bao trùm, bền vững. Cùng chung nhận định này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng cho rằng tiến đến thành phố thông minh và chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng có mối quan hệ vô cùng mật thiết, trong đó, phải kể đến sự xuất hiện của hệ sinh thái ngân hàng mở – một khái niệm còn khá mới mẻ. Sự chuyển đổi này gắn liền với việc kết nối và tích hợp các nền tảng công nghệ, giải pháp thanh toán, chia sẻ dữ liệu, nhằm phát triển một hệ sinh thái số và hệ sinh thái ngân hàng mở vững mạnh. Tiếp nối ý kiến này, ông Hoàng Nguyên Vân đã chia sẻ về lợi ích mà ngân hàng mở mang lại và thách thức khi triển khai tại Việt Nam. Theo ông, những năm gần đây, khi trào lưu ngân hàng số phát triển, các ngân hàng lại có các nhu cầu cao hơn về phát triển khách hàng mới, giảm chi phí vận hành, thúc đẩy sáng tạo khởi nghiệp…Chính những nhu cầu này đã tạo ra một hệ sinh thái mới có tên là ngân hàng mở. Các bên thứ ba ra đời giúp ngân hàng giải quyết bài toán về tăng lượng khách mới, tăng chất lượng dịch vụ chăm sóc, liên kết hệ sinh thái,.. với chi phí tối ưu nhất. Trong hệ sinh thái ngân hàng mở, tất cả các bên tham gia đều có lợi. Trong khi ngân hàng và các bên thứ ba có thêm nguồn thu mới nhờ tận dụng thế mạnh của hai bên, có cơ sở để phát triển các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo; người dùng cá nhân được lựa chọn các dịch vụ cá nhân hoá cũng như nâng cao bảo mật dữ liệu của chính mình thì cả các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi nhờ dễ tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng lưới khách hàng và đối tác, tối ưu hiệu quả hoạt động. Tuy mang lại nhiều lợi ích, song triển khai ngân hàng mở tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức bởi tại Việt Nam tuy đã có các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Nghị định 13/2023/NĐ-CP) hay các quy định của NHNN (Quyết định 2345/QĐ-NHNN) song vẫn còn thiếu các quy định rõ ràng về các tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối API mở cũng như quy cách vận hành,.. Sau khi chỉ ra các quốc gia đã ban hành luật, áp dụng và triển khai ngân hàng mở khá mạnh tại châu Á như Ấn Độ, Singapore hay Hàn Quốc, ông nhấn mạnh: “Chỉ có một hành lang pháp lý rõ ràng mới có thể tạo điều kiện thuật lợi để hệ sinh thái ngân hàng mở phát triển, đồng thời mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.” Kết thúc bài tham luận, ông Vân cũng đề xuất mô hình 04 bước triển khai khuyến nghị cho các ngân hàng, từ phân tích, đánh giá ban đầu, mô hình triển khai (Khung pháp lý triển khai, mô hình dịch vụ, bộ template) cho đến áp dụng các quy định và quy trình, cuối cùng là lên thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật. Mô hình này sẽ là kim chỉ nam cho các ngân hàng khi tham gia vào hệ sinh thái ngân hàng mở. Qua hai phiên làm việc, đại diện tử SAVIS cũng như các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề liên quan đến quản lý đô thị, xử lý các vấn đề công nghệ và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hệ sinh thái ngân hàng mở. Xây dựng thành phố thông minh không chỉ là công nghệ và kỹ thuật mà còn cần có sự đồng hành của Nhà nước về thể chế, luật pháp và cách thức quản lý. Đặc biệt, tại thành phố Hà Nội – nơi có quy mô kinh tế và dân cư lớn, các thách thức này cần được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Với 20 năm kinh nghiệm về xây dựng và phát triển, SAVIS không ngừng nghiên cứu, cung cấp những giải pháp công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực Chuyển đổi số, An toàn thông tin và Fintech. Trong đó, với lĩnh vực mới như Ngân hàng mở, SAVIS cung cấp SAVIS Open Banking Platform – hệ giải pháp chuyên biệt dành riêng cho ngành Tài chính – Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu về pháp lý – công nghệ, tạo ra sự kết nối và xây dựng hệ sinh
Hành trình từ Ngân hàng mở, tới Tài chính mở và Dữ liệu mở

Hệ sinh thái ngân hàng mở đang phát triển mạnh mẽ với những tác động to lớn và tích cực tới tài chính toàn cầu, đã đến lúc cả thế giới cùng chứng kiến các chương tiếp theo của tài chính mở (Open finance) và dữ liệu mở (Open data). Trên thực tế, ngân hàng mở ra đời một cách khá tình cờ. Trước đây, tại Anh, khi các công ty fintech mới thâm nhập vào thị trường thanh toán bán lẻ, nhưng chưa có một quy định nào cụ thể về cách thức hợp tác hay quản lý khi các bên cùng tham gia. Một cuộc nghiên cứu đã được tiến hành bởi Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA) đã chỉ ra rằng, ngành ngân hàng bán lẻ tại Anh đang độc quyền ở thị trường nước này. Chính kết quả nghiên cứu này đã tạo ra một cú huých thúc đẩy việc ban hành các quy định tài chính mở trên phạm vi toàn cầu, nhằm cải thiện tính cạnh tranh và phát triển kinh tế. Từ đó, khái niệm về ngân hàng mở ra đời, các nội dung được quy định cụ thể trong chỉ thị PSD2 của Nghị viện Châu Âu, đồng thời các khái niệm như Nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài khoản (AISP – tổng hợp dữ liệu người dùng từ nhiều tài khoản) và Nhà cung cấp dịch vụ khởi tạo thanh toán (PISP – cung cấp dịch vụ thanh toán liên tài khoản) cũng được định nghĩa rõ ràng. Sự ra đời của ngân hàng mở khuyến khích các ngân hàng đầu tư vào công nghệ API và phát triển quan hệ đối tác với các tổ chức fintech trên khắp châu Âu. Trong đó, các ngân hàng Bắc Âu là những tổ chức đầu tiên đón nhận khái niệm này một cách nhiệt tình nhất. Không phải mô hình ngân hàng mở nào cũng giống nhau Khi nhìn vào bức tranh toàn cảnh, các ngân hàng khu vực Bắc Âu có đầy đủ cơ hội và công nghệ để phát triển hệ sinh thái ngân hàng mở nhờ sự cấp tiến của các nhà cung cấp dịch vụ cũng như cách đón nhận của người tiêu dùng. Nếu như ở các nước Bắc Âu, các ngân hàng top đầu lo sợ mất khách hàng nên khá nhanh nhạy ứng dụng các tiến bộ công nghệ tài chính mở. Trong khi đó, tại Anh, người dùng ở đây lại khá thận trọng vì những lo sợ về gian lận, thiếu bảo mật dữ liệu cá nhân hay API không ổn định,… Một yếu tố quan trọng đóng góp vào thành công ở các nước Bắc Âu, đó là các ngân hàng tự trở thành các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba (TPPs), thay vì để cho các đối thủ cạnh tranh sáng tạo hơn giành lấy thị phần. Có thể kể đến trường hợp ngân hàng Danske hoạt động ở cả bốn thị trường lớn ở Bắc Âu với ứng dụng thanh toán ra mắt vào nửa đầu năm 2018, sau đó cả năm, giao diện tài khoản ngân hàng giữa người tiêu dùng và người bán mới thực sự hoàn thiện. Danske cũng cho phép khách hàng thanh toán từ các ngân hàng khác trong ứng dụng ngân hàng của mình. Những chuyển đổi nhanh chóng này có được là nhờ một số yếu tố đặc thù ở Bắc Âu, trong đó có việc người dân ngày càng ít sử dụng tiền mặt và cũng như sự phát triển của công nghệ định danh kỹ thuật số tại Bắc Âu. Trái ngược với Bắc Âu, cùng thời điểm ấy tại Anh, những nỗ lực tạo ra các ứng dụng ngân hàng mở vẫn chưa được đón nhận rộng rãi từ người dùng do các rào cản đề cập phía trên. Để khắc phục những rào cản này, Cơ quan triển khai ngân hàng mở của Anh (OBIE) đã tạo ra một cửa hàng ứng dụng để cả người dùng cũng như doanh nghiệp có thể tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ tài chính bổ trợ cho tài khoản ngân hàng trực tuyến của họ. Các điều luật không phải là rào cản mà được đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp phục vụ người dùng Tại nhiều quốc gia, tình trạng công nghệ phát triển nhanh hơn luật pháp gây ra nhiều thách thức cho cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp: cơ quan quản lý gặp khó khăn trong việc thiết lập khung pháp lý phù hợp, trong khi doanh nghiệp phải đối mặt với sự không chắc chắn về quy định, làm chậm quá trình cung cấp các dịch vụ mới đến tay người tiêu dùng. Song, không thể phủ nhận vai trò to lớn của luật pháp trong việc bảo vệ người dùng, bảo vệ các bên tham gia hệ sinh thái ngân hàng mở cũng như tạo ra sự thay đổi và truyền động lực đổi mới sáng tạo. Là những tổ chức tổng hợp dữ liệu tiên phong tại châu Âu – MoneyHub (thành lập năm 2009, Anh), Bankin (thành lập năm 2011, Pháp) và Spiir (thành lập năm 2011, Đan Mạch) – đã phát triển mạnh mẽ tới thời điểm hiện tại. Các tổ chức này và khách hàng của họ là những bằng chứng mạnh mẽ của việc người dùng tin vào lợi ích của việc chuyển tiền giữa các tài khoản và thực hiện thanh toán bất kể tài khoản của họ đang ở ngân hàng nào. Bên cạnh đó, cũng có các bên tổng hợp dữ liệu khác nhằm duy trì sự cạnh tranh, đảm bảo rằng các phương thức giao dịch này thực sự giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và giảm chi phí. Trên thực tế, khi các ứng dụng tổng hợp tài khoản có
Hướng đến tương lai cùng những giá trị từ ngân hàng mở

TAB (Transportation Alliance Bank) tiền thân là ngân hàng với khách hàng chuyên biệt là các tài xế lái xe tải ở Mỹ, được thành lập từ năm 1998. Theo đuổi mục tiêu đề cao sự hài lòng và trải nghiệm khách hàng, đến nay, TAB đã trở thành một ngân hàng hoàn toàn kỹ thuật số cho phép người dùng có thể sử dụng các dịch vụ fintech trên chính ứng dụng ngân hàng TAB. Bài viết là những chia sẻ của Curt Queyrouze, Chủ tịch Ngân hàng TAB Bank trong chương trình “Good things Utah” về tầm quan trọng của ngân hàng mở ở thời điểm hiện tại và tương lai. TAB không có chi nhánh ngân hàng Ngay từ ngày đầu thành lập, Ngân hàng TAB đã hướng đến phục vụ đối tượng là tài xế xe tải. Điều thú vị là trong gần 30 năm hoạt động, TAB vẫn chưa bao giờ có bất kỳ chi nhánh nào, bởi mọi giao dịch đều được thực hiện thông qua fax, Internet hoặc kết hợp các phương pháp tương tự. Với TAB, mỗi tài xế xe tải là một phần quan trọng của quá trình vận chuyển hàng hoá ở khắp đất nước Mỹ, họ tự điều hành một “doanh nghiệp nhỏ” của riêng mình trên một chiếc xe mười tám bánh. Đặc thù nghề nghiệp khiến tài xế xe tải phải thường xuyên di chuyển với những cung đường lên tới hàng nghìn km. Vì vậy, họ khó có thể sắp xếp thời gian để xếp hàng dài nhận lương hay nhận những khoản thanh toán nhiên liệu. Chính vì vậy, trong thời gian trước, khi máy fax được trang bị ở các trạm dừng xe tải, các tài xế này chỉ cần gửi fax tới TAB về thông tin khoản tiền cần chi trả. Sau đó, TAB sẽ tra soát giấy tờ và gửi lại văn bản gồm thông tin séc đã nạp và fax cho các tài xế này để thanh toán luôn. Gần 30 năm hoạt động với số chi nhánh bằng không, tuy xuất phát điểm không phải là ngân hàng số, nhưng TAB đã thực hiện các giao dịch ngân hàng từ xa trong một thời gian dài. Và đó là điều thúc đẩy TAB dễ dàng chuyển đổi số, tiếp cận nhanh hơn với hệ sinh thái ngân hàng mở. TAB đầu tư vào hệ sinh thái ngân hàng mở Để nâng cao khả năng số hoá trong ngân hàng, TAB đã đầu tư hàng triệu đô vào các dịch vụ ngân hàng trực tuyến để mang đến những công nghệ mới nhất cùng sự tiện lợi cho khách hàng bằng cách cho phép truy cập nhanh chóng ở cả nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Ngoài ra, TAB đã đầu tư đáng kể thời gian, nguồn lực và tiền bạc vào API ngân hàng mở và dịch vụ BaaS cho phép các công ty fintech có thể truy cập vào các nội dung cần thiết để hỗ trợ khách hàng của họ. Nói cách khác, không cần kỹ thuật quá phức tạp, TAB cho phép các nhà phát triển bên thứ ba xây dựng ứng dụng bằng cách sử dụng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Lợi ích của Ngân hàng mở với TAB Ngân hàng mở là hệ sinh thái mà các ngân hàng sẽ “mở” hệ thống của mình và cho phép các bên thứ ba truy cập vào dữ liệu và cơ sở hạ tầng ngân hàng, từ đó, giúp nâng cao dịch vụ ngân hàng và thúc đẩy cạnh tranh trong ngành tài chính. Bằng cách cho phép bên thứ ba truy cập, các ngân hàng có thể mở rộng mạng lưới đối tác với các nhà cung cấp mới trong ngành, duy trì vị thế của mình trong bối cảnh công nghệ tài chính luôn thay đổi. Quyền truy cập của các tổ chức bên thứ ba này được thực hiện thông qua các API. Với ngân hàng TAB, API ngân hàng mở cho phép các đối tác fintech sử dụng hệ thống back-end trong khuôn khổ quy định của TAB để mở tài khoản, phát hành thẻ và giúp khách hàng thanh toán dễ dàng. Nhìn chung, khi các ngân hàng bắt tay cùng các nhà phát triển bên thứ ba và các tổ chức fintech, hưởng lợi nhiều nhất chính là người dùng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hệ sinh thái ngân hàng mở ra đời định hình lại cách con người quản lý tiền bạc, mua sắm và mua hàng. Từ các dịch vụ tài chính truyền thống và hiện có, sự xuất hiện của các API cũng tạo ra các dịch vụ mới và khác biệt, mang lại lợi ích đáng kể cho người tiêu dùng: Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng mở ra đời, giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý dòng tiền tốt hơn với chi phí giao dịch tiết kiệm và nhanh chóng. Hệ sinh thái ngân hàng giúp mở tài khoản nhanh hơn, cập nhật thông tin tài chính theo thời gian thực, tích hợp với nhiều dụng bên thứ ba dưới dạng các giải pháp ngân hàng số di động. Nguồn: Why digital and open banking important to the future (abc4.com) Về SAVIS Group và giải pháp SAVIS Open Banking Platform SAVIS Group là nhà cung cấp dịch vụ tin cậy dẫn đầu thị trường và nằm trong TOP 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam. Với kinh nghiệm 20 năm thành lập và phát triển, SAVIS khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường về Nền tảng – Dịch vụ – Giải pháp Chuyển đổi số, An toàn thông tin và Fintech. SAVIS Open Banking Platform là hệ giải pháp chuyên biệt dành riêng cho ngành Tài chính – Ngân hàng, do SAVIS Group phát
Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) bước vào kỷ nguyên mới với NeoBank

Thế giới thay đổi không ngừng kéo theo sự ra đời của các hệ sinh thái mới. Một kỷ nguyên số mới đang hình thành và diễn ra ở khắp mọi nơi, từ các khu chợ cóc đến các trung tâm thương mại hay các trang web thương mại điện tử,… Tiền mặt không còn chiếm vị trí độc tôn khi các phương thức thanh toán di động xuất hiện. Và hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh GCC cũng đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của NeoBank. Khoảng trống trong hoạt động của ngân hàng truyền thống là động lực ra đời của NeoBank Cùng chào đón NeoBank NeoBank là ngân hàng hoàn toàn kỹ thuật số, hầu như không có bất kỳ chi nhánh ngân hàng nào và mọi hoạt động giao dịch đều được thực hiện thông qua 100% trên ứng dụng di động. NeoBank được thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ nhờ công nghệ máy học và ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng. Sự phát triển NeoBank tại Hội đồng Vùng Vịnh GCC Sự thành công của NeoBank thể hiện ở việc NeoBank liên tục phát triển mạnh ở nhiều khu vực. Từng được biết đến là khu vực tôn thờ sử dụng tiền mặt – tiền mặt là vua (Cash is king), song, khu vực GCC cũng không nằm ngoài xu hướng số hoá trong ngành ngân hàng. Theo một nghiên cứu gần đây từ Cơ quan Thống kê và Cạnh tranh Liên bang, 90% người dân ở UAE sử dụng ngân hàng số và gần như 100% người dân sử dụng thẻ ATM. Theo kết quả khảo sát của Visa và DED, người tiêu dùng UAE ngày càng thoải mái khi thanh toán và giao dịch bằng thẻ tại cửa hàng và trực tuyến. Trong đó, có tới 84% người được khảo sát cho rằng thẻ an toàn hơn tiền mặt. Trong số những người thường xuyên mua sắm trực tuyến, 73% thích thanh toán bằng thẻ do: 87% số người được hỏi khẳng định thực hiện nhiều thanh toán thẻ trực tuyến hơn trong hai năm qua. Kết quả khảo sát cũng ghi nhận 82% người dùng có xu hướng thích dùng ví điện tử. Hệ sinh thái NeoBank được chào đón ở GCC Thế hệ Millennials và gen Z cũng đang góp phần thúc đẩy sự phát triển của NeoBank. Với giá trị thị trường dự kiến là 3,45 tỷ đô la vào năm 2026, theo công ty tư vấn toàn cầu Boston Consulting Group (BCG), các NeoBank ở GCC sẽ sớm trở thành một phần của hệ thống dịch vụ tài chính chính thống. Các ngân hàng truyền thống và các công ty fintech đã bắt đầu hiểu và chấp nhận “sự khác biệt” bằng cách tăng tích hợp các dịch vụ của mình và cung cấp các trải nghiệm ngân hàng tùy chỉnh tới người dùng cuối. Theo một báo cáo của Strategy&, các quốc gia thuộc GCC có thể nhanh chóng thiết lập các hệ sinh thái tài chính công nghệ nhờ bốn yếu tố quan trọng đều hiện diện ở GCC: môi trường kinh doanh/khả năng tiếp cận thị trường, sự hỗ trợ của chính phủ/quy định, khả năng tiếp cận vốn và chuyên môn tài chính. PwC cũng đưa ra những phân tích về bốn yếu tố này, góp phần thúc đẩy sự thành công của hệ sinh thái tài chính công nghệ ở GCC: Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của NeoBank ở GCC Một trong những đột phá đầu tiên là việc ngân hàng ABC – ngân hàng ở Bahrain, ra mắt Fatema – một nhân viên ngân hàng ảo, có trí tuệ và cảm xúc. Được hỗ trợ bởi AI, Fatema có thể thể hiện cảm xúc và tương tác, giải quyết các yêu cầu của khách hàng. Có thể nói, tạo ra biểu cảm và tính cách cho bot là một bước nhảy vọt lớn trong ngành ngân hàng đồng thời, bot ảo này cũng nhận được sự phản hồi tích cực từ khách hàng. Trong một bước tiến quan trọng khác, ABC cũng đã tung ra dịch vụ NeoBank hoàn toàn độc lập với ngân hàng. Để có được dịch vụ kinh doanh tùy chỉnh và thông minh, ABC đã ký kết hợp tác chiến lược với Jumio, phát triển thành công máy quét nhận dạng được hỗ trợ bởi AI, giúp ABC trở thành ngân hàng đầu tiên ở Trung Đông sử dụng hệ thống KYC hỗ trợ sinh trắc học. Emirates NBD cũng đã cho ra mắt ứng dụng Liv – một ngân hàng tương tác trực tiếp dành tích hợp dịch vụ thanh toán toàn cầu Verrency. Sự hợp tác lâu năm cho phép Emirates NBD tận dụng dịch vụ thanh toán đám mây của Verrency để cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng khác cho khách hàng của mình. Liv trở thành ngân hàng phát triển nhanh nhất trong khu vực khi có hơn 100.000 khách hàng mới trong năm đầu tiên hoạt động. Liv cho phép mở tài khoản không cần giấy tờ, chuyển tiền qua các mạng xã hội, tách hóa đơn tức thì, gắn thẻ các chi phí, chuyển tiền quốc tế nhanh trong 60 giây, cập nhật thông tin và hướng dẫn khách thực hiện các giao dịch ở UAE. Ngân hàng hồi giáo Abu Dhabi liên kết với Ngân hàng Fidor có trụ sở tại châu Âu để cung cấp các giải pháp ngân hàng số đưa ra các tư vấn tài chính và cùng tạo ra các sản phẩm tài chính khác. Open – một công ty khởi nghiệp cung cấp dịch vụ NeoBank từ Ấn Độ tập trung vào các dịch vụ tùy chỉnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty khởi nghiệp trong khu
Châu Âu thúc đẩy ngân hàng mở: Bắt buộc cải thiện UX trên các ứng dụng ngân hàng

Trong hơn một thập niên trở lại đây, chuyển đổi số trở thành một xu hướng toàn cầu và phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, tại châu Âu, ngành ngân hàng dường như vẫn chậm bắt nhịp với thời đại. Nhiều tổ chức tài chính mới thâm nhập vào thị trường ngân hàng gặp khó khăn do thói quen của khách hàng cũng như các quy định còn khá cứng nhắc. Song, theo số liệu thực tế, các tổ chức tập trung vào trải nghiệm người dùng tốt vẫn luôn dẫn đầu thị trường. Giờ đây, nhờ những thay đổi mà Chính phủ đặt ra với ngành tài chính – ngân hàng, cách nhìn nhận và tương tác của người dùng với ngân hàng trực tuyến đang có nhiều thay đổi tích cực ở châu Âu. Những thay đổi mang tính cách mạng Chính phủ các nước thuộc liên minh châu Âu nhận định rằng các ngân hàng truyền thống hiện nay đang ngày càng “chậm và thiếu tính cạnh tranh”. Trong khi đó, các ngân hàng mới muốn tham gia vào thị trường lại gặp quá nhiều rào cản. Để giải quyết vấn đề này, các bộ luật quy định về dữ liệu khách hàng và ngân hàng đã được nghiên cứu và ban hành. Theo đó, mọi ngân hàng đều phải chia sẻ các thông tin trên môi trường số khi khách hàng yêu cầu. Với mô hình trên, các dịch vụ lõi ngân hàng trang bị thêm một giao diện số. Giao diện này còn gọi là Giao diện lập trình ứng dụng API, cho phép các ứng dụng và dịch vụ fintech từ bên thứ ba thu thập thông tin trực tiếp từ ngân hàng của người dùng. Đồng thời, cũng sẽ bổ sung thêm các tính năng cho người dùng ở ngay màn hình đầu tiên. Những tính năng này có thể được cung cấp bởi ngân hàng hoặc từ các doanh nghiệp khác. Tất cả những thay đổi này đã được quy định chính thức kể từ tháng 1 năm 2018. Bên cạnh luật PSD2 ở châu Âu, chính phủ Anh cũng có một bộ luật riêng về ngân hàng mở. Những thay đổi khi luật có hiệu lực Bài viết tập trung phân tích, đánh giá hiệu quả cũng như cơ hội cho người dùng, doanh nghiệp trên 3 thay đổi lớn nhất khi luật có hiệu lực. Thanh toán điện tử trực tiếp liên ngân hàng Một ví dụ đơn giản, đó là khi một khách hàng mua sắm trực tuyến và sử dụng thẻ debit để thanh toán. Quy trình thanh toán sẽ gồm nhiều bên tham gia: Sau đó, tiền sẽ cần được rút ra khỏi tài khoản ngân hàng của người dùng (có thể là nhờ Barclays). Cả quy trình này cần tới sự tham gia của rất nhiều công ty, và tất cả đều cần trả phí. Nhưng hiện tại, nhờ công nghệ hiện đại, người dùng có thể rút ngắn quy trình nhiều bên bằng cách chuyển khoản trực tiếp từ ngân hàng (Barclays) tới thẳng người bán (Amazon). Tác động tới người dùng Thay vì phải điền toàn bộ thông tin thanh toán của thẻ ngân hàng, người dùng có thể cho phép Amazon truy cập vào tài khoản ngân hàng để trích xuất thông tin thanh toán. Trải nghiệm người dùng sẽ giống như đăng nhập vào các trang web khác bằng tài khoản Facebook hoặc Google. Ở lần đầu giao dịch, người dùng sẽ được điều hướng tới trang web chính thức của ngân hàng và yêu cầu chấp thuận ủy quyền, có thể thu hồi yêu cầu bất cứ lúc nào. Điều này giúp khách hàng trải nghiệm một hành trình thống nhất và chỉ cần bấm “lựa chọn” và “thanh toán”. Uỷ quyền theo hình thức này thuận tiện hơn với người dùng vì không phải liên tục điền đi điền lại thông tin thanh toán. Chia sẻ thông tin liên thông giữa các tổ chức tài chính Trước đây, có rất ít cách để thu thập thông tin ngân hàng của một người dùng, thứ nhất là phải đăng nhập vào tài khoản ngân hàng hoặc thứ hai, là điều hướng sang một trang web app. Nếu muốn các tổ chức khác thu thập được thông tin tài khoản ngân hàng, người dùng phải cung cấp cả thông tin đăng nhập. Và điều này vi phạm Điều khoản & Điều kiện của ngân hàng, cũng như có thể gây ra hàng loạt vấn đề về gian lận và lạm dụng tài chính. Tác động tới người dùng Giờ đây, theo những quy định mới, các ngân hàng cung cấp một cách thức bảo mật, an toàn khi các bên thứ ba truy cập vào thông tin ngân hàng. Người dùng có thể hợp nhất tất cả thông tin của mình ở một nơi và xem số dư ở tất cả các ngân hàng, tài khoản và thẻ. Hơn nữa, người dùng cũng có thể sử dụng thông tin này trong các dịch vụ tiện ích. Ví dụ, các ngân hàng thách thức – challenger banks (là những ngân hàng bán lẻ nhỏ, mới thành lập, cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng lâu đời hơn) ở Anh như Monzo và Starling có thể phân tích chi tiết về thói quen chi tiêu của người dùng bằng cách chia các giao dịch này theo lĩnh vực (nhà hàng, thời trang,…) và theo địa chỉ mua hàng (Nike, Armani,…), sau đó là theo loại hình giao dịch. Khi này, người dùng không phải chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản để thanh toán, xem số dư,… mà chỉ cần kết nối với một dịch vụ – tổng hợp mọi tài khoản và thẻ tín dụng. Hiện có khá nhiều ứng dụng liên kết dạng như này và mang