Xây dựng Chính phủ số là ưu tiên của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Không chỉ dừng lại ở việc số hoá thủ tục, tài liệu, xây dựng Chính phủ số bền vững còn cần triển khai đồng bộ giữa tự động hoá quy trình, liên thông và bảo mật dữ liệu.
Số hoá quy trình, thủ tục công là trọng tâm xây dựng Chính phủ điện tử
Các cơ quan hành chính công tại Việt Nam phải xử lý hàng triệu giấy tờ và thủ tục mỗi năm. Quy trình rườm rà, phân tán nhiều khâu khiến việc xử lý hồ sơ bị chậm trễ, sai sót, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ người dân và giảm hiệu suất vận hành của bộ máy nhà nước.
Trước bài toán đó, Thông báo 369/TB-VPCP năm 2024 đã xác định 5 trọng tâm trong chuyển đổi số, bao gồm: Ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số; Quản lý, điều hành dựa trên số hóa, thông minh; Khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách vệ chuyển đổi số theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền. Thay vì tiếp tục làm việc thủ công, lưu trữ giấy tờ rời rạc – dễ sai sót, các cơ quan nhà nước đã chuyển sang mô hình một cửa hiện đại, áp dụng công nghệ và cải tiến quy trình để nâng cao chất lượng quản lý và dịch vụ công.

Không chỉ tại Việt Nam, nhiều quốc gia như Mỹ, Singapore, Anh, Ba Lan, Rumani, UAE… cũng đã áp dụng các giải pháp tự động hóa hành chính như: Workflow Engine, tự động hóa luồng xử lý văn bản, hồ sơ hành chính; RPA (Robotic Process Automation), tự động hóa các tác vụ lặp lại như tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu dữ liệu; và sử dụng AI – Chatbot, hỗ trợ giải đáp 24/7 cho người dân trên các nền tảng cổng dịch vụ công. Thay vì chờ đợi cán bộ phản hồi vào ngày tiếp theo, giờ đây, khi công dân nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh trực tuyến, hệ thống có thể tự động kiểm tra thông tin, cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và thông báo kết quả qua email hoặc SMS.
Liên thông dữ liệu và bảo mật an toàn thông tin – Kết nối xuyên suốt, tối ưu hiệu suất quản lý
Bên cạnh tự động hoá quy trình, liên thông dữ liệu và đảm bảo an toàn thông tin cũng là 2 trụ cột chiến lược trong định hướng xây dựng Chính phủ số bền vững. Ngày 18/7/2025, Quyết định số 1562/QĐ-TTg được thông qua, khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm liên thông, đồng bộ và bảo mật trong hoạt động chuyển đổi số của cả hệ thống chính trị. Theo đó, toàn bộ dữ liệu, nền tảng, hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc phải được liên thông qua các nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu dùng chung như: Nền tảng chia sẻ, điều phối dữ liệu, nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP), nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh (LGSP). Đồng thời, việc liên thông phải được định danh, xác thực tuân thủ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ số Việt Nam.

Cùng với yêu cầu về liên thông, quyết định 1562/QĐ-TTg cũng nhấn mạnh bảo vệ bí mật nhà nước, dữ liệu cá nhân và an toàn hệ thống thông tin trong quá trình chuyển đổi số. Theo đó, thông tin phải được bảo đảm an toàn theo Nghị định số 85/2016/NĐ-CP của Chính phủ, dữ liệu phải được phân loại, mã hóa và xử lý theo cấp độ bảo mật tương ứng; và Cơ quan chủ quản có trách nhiệm xây dựng phương án bảo vệ dữ liệu, quản lý truy cập và đảm bảo an ninh mạng trong quá trình xử lý, lưu trữ và chia sẻ thông tin.
Với yêu cầu khắt khe trong liên thông, bảo mật dữ liệu, nhà nước đang trực tiếp cam kết bảo vệ quyền lợi của công dân, bảo đảm hoạt động chính xác và nhất quán giữa các cấp chính quyền, củng cố niềm tin của công dân vào một Chính phủ số an toàn. Đây là bước đi quan trọng nhằm xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia thống nhất, xuyên suốt từ trung ương đến địa phương.
Hướng đến Chính phủ số với giải pháp toàn diện từ SAVIS
SAVIS GROUP là nhà cung cấp dịch vụ tin cậy dẫn đầu thị trường và nằm trong TOP 10 doanh nghiệp Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam. Với kinh nghiệm hơn 20 năm thành lập và phát triển, SAVIS khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường về Nền tảng – Dịch vụ – Giải pháp Chuyển đổi số và Bảo mật – An toàn thông tin với nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, Sản xuất, Viễn thông, Y tế,… Đặc biệt, SAVIS cũng là đối tác tin cậy và lâu dài của các Bộ, Ban, ngành, Chính phủ như Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông; các Sở TT&TT,…
Với mong muốn góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình sử dụng dịch vụ hành chính công, SAVIS cho ra mắt giải pháp toàn diện hướng tới xây dựng Chính phủ số:
- Nền tảng mGov Super App tích hợp toàn bộ dịch vụ hành chính công, thanh toán, giáo dục, y tế, giao thông… chỉ trên một nền tảng duy nhất. Nền tảng này được cấu thành từ:
- Gov Portal – Nền tảng số tích hợp, quảng bá du lịch, văn hóa, cung cấp dữ liệu mở và gian hàng số;
- Super Gov – Siêu ứng dụng tích hợp các dịch vụ hành chính công, thanh toán, phản ánh hiện trường, cảnh báo thiên tai, y tế, giáo dục và giao thông;
- Smart IOC – Trung tâm vận hành SmartCity (AI & Data Hub) cho phép kiểm soát truy cập, đỗ xe, CCTV, camera AI, năng lượng và chiếu sáng
- Trusted Archive 2.0 – Hệ thống lưu trữ điện tử xác thực lâu dài đầu tiên tại Việt Nam tuân thủ chuẩn OAIS – ISO 14721:2012
- SAVIS DMP – Nền tảng tổng hợp và phân tích dữ liệu tập trung, ứng dụng AI và Big Data, xử lý dữ liệu nhanh chóng từ nhiều nguồn phân tán
- SAVIS LGSP 2.0 – Giải pháp nền tảng chia sẻ và tích hợp dữ liệu
- SAVIS eGate 4.0 tích hợp cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử, có thể liên thông với các hệ thống CNTT cấp tỉnh/thành và dữ liệu quốc gia.
- SAVIS eCabinet – Giải pháp phòng họp điện tử
- SAVIS eKPI – Giải pháp đánh giá KPI tự động
- SAVIS BPM Paperless – tự động hóa quy trình số nhờ ứng dụng Giải pháp Quy trình động BPMS (Business Process Management System), cho phép người dùng tự định nghĩa luồng quy trình và giao diện.
Hệ sinh thái giải pháp Chính phủ số của SAVIS đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định trong nước và quốc tế ở cấp độ cao nhất về Luật Giao dịch điện tử, Luật lưu trữ, Nghị định 42/2022/NĐ-CP về cung cấp thông tin và dịch vụ công của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, Nghị định 85/2016/NĐ-CP về đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, Nghị định 47/2020/NĐ-CP quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của Cơ quan nhà nước, Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân…
Với bộ giải pháp này, mọi quy trình được quản lý và vận hành tự động, dữ liệu được liên thông giữa các cấp, tích hợp vào một hệ thống thống nhất, đảm bảo an toàn ở cấp độ cao nhất. SAVIS tự tin góp phần xây dựng hệ thống chính quyền số minh bạch, hiệu quả và bền vững.
Bắt đầu hành trình kiến tạo Chính phủ số cùng SAVIS – Kết nối chuyên gia TẠI ĐÂY.