Bước tiến mới trong chuyển đổi số khu vực công: Chuyển đổi số quản lý hành chính và đảm bảo an toàn thông tin 

Bước tiến mới trong chuyển đổi số khu vực công Chuyển đổi số quản lý hành chính và đảm bảo an toàn thông tin 

Table of Contents

Trong diễn đàn “Chuyển đổi số khu vực công – Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội” do Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam tổ chức, ông Hoàng Nguyên Vân, Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số VIDTI, CTO Giám đốc công nghệ SAVIS Group đã có phần trình bày thuyết phục về Chuyển đổi số quản lý hành chính và đảm bảo an toàn thông tin.  

Được tổ chức bởi Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam, diễn đàn “Chuyển đổi số khu vực công – Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội” quy tụ gần 200 chuyên gia, đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, viện nghiên cứu, cùng các doanh nghiệp Nhà nước, Tổng công ty,… tham gia trao đổi, thảo luận, nhằm làm rõ hơn vai trò của khu vực công trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia, từ đó khẳng định chuyển đổi số khu vực công là tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế – xã hội. 

image 1
Phó Tổng Giám đốc VOV Phạm Mạnh Hùng phát biểu khai mạc diễn đàn. Nguồn: VOV.

Song, quá trình chuyển đổi số khu vực công còn gặp nhiều khó khăn về hạ tầng, dữ liệu chưa liên thông và nguồn nhân lực chưa đồng đều; hệ thống thể chế, chính sách pháp lý về bảo vệ dữ liệu, định danh điện tử, chia sẻ dữ liệu còn thiếu đồng bộ. Ông Phạm Mạnh Hùng kỳ vọng diễn đàn sẽ là nơi các chuyên gia cùng tháo gỡ điểm nghẽn để chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp hiệu quả hơn.  

Ong Hoang Nguyen Van chia se ve noi dung Chuyen doi so trong quan ly hanh chinh va bao mat thong tin
Ông Hoàng Nguyên Vân chia sẻ về nội dung “Chuyển đổi số trong quản lý hành chính và bảo mật thông tin”. Nguồn VOV.

Tại diễn đàn, ông Hoàng Nguyên Vân, Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số VIDTI, CTO Giám đốc công nghệ SAVIS Group, đã có phần trình bày ấn tượng về Chuyển đổi số quản lý hành chính và đảm bảo an toàn thông tin trong Hành chính công.  

Mô hình chính quyền số hai cấp – lấy dữ liệu làm trung tâm   

Theo ông Vân, chuyển đổi số khu vực công không còn là một xu hướng mà đã trở thành một yêu cầu tất yếu. Các quốc gia như Singapore, Indonesia đã và đang triển khai những chương trình chính phủ số tiên tiến, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, ứng dụng mạnh mẽ dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) để ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn.  

Việt Nam cũng đang đứng trước một cơ hội lịch sử để tái định hình mô hình chính quyền số, hướng tới một hệ thống vận hành thông minh, liên thông, hiệu quả, minh bạch và lấy trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp làm thước đo thành công. 

Ông Vân khẳng định, một mô hình chính quyền số mới, hai cấp (Tỉnh/Xã) sẽ phù hợp với công cuộc chuyển đổi số ngày nay, nơi người dân và doanh nghiệp chủ động tham gia cung cấp và cập nhật dữ liệu, chính quyền các cấp sử dụng dữ liệu này làm cơ sở đánh giá KPI, vận hành và ra quyết định bằng công nghệ AI, Big Data. Để làm được điều này, cần có kiến trúc hạ tầng vững chắc cùng các công nghệ mã hóa, định danh, phân quyền và truy vết toàn diện để đảm bảo an toàn dữ liệu. 

Nền tảng mGov Super App – Lấy người dân/doanh nghiệp làm trung tâm 

Trọng tâm của phần trình bày, ông Vân đề cập đến siêu ứng dụng mGov Super App tích hợp toàn bộ dịch vụ hành chính công, thanh toán, giáo dục, y tế, giao thông… chỉ trên một nền tảng duy nhất. Siêu ứng dụng này được tạo ra từ một hệ giải pháp có thể giải quyết toàn diện bài toán mà khu vực công đang gặp phải:  

  • Gov Portal – Nền tảng số tích hợp, quảng bá du lịch, văn hóa, cung cấp dữ liệu mở và gian hàng số để kết nối thương mại. Người dân dễ dàng truy cập dịch vụ công, tương tác với chính quyền và thanh toán trực tuyến qua mGov Super App.  
  • Super Gov – Siêu ứng dụng tích hợp các dịch vụ hành chính công, thanh toán, phản ánh hiện trường, cảnh báo thiên tai, y tế, giáo dục và giao thông, với giao diện riêng cho người dân, doanh nghiệp và cán bộ. Super Gov cũng tích hợp ví điện tử hỗ trợ nộp phí, nhận trợ cấp, giao dịch nội tỉnh và Quản lý trường học số – Edu360 để theo dõi học sinh, điểm số, học bạ điện tử, giúp phụ huynh cập nhật tình hình học tập, dinh dưỡng và tiêm chủng qua ứng dụng. 
  • Smart OIC – Trung tâm vận hành SmartCity (AI & Data Hub) cung cấp giải pháp vận hành thuận tiện, cho phép kiểm soát truy cập, đỗ xe, CCTV, camera AI, năng lượng và chiếu sáng. Nền tảng hỗ trợ giám sát thời gian thực, quản lý tập trung, phát hiện vấn đề nhanh chóng, cấu hình cảnh báo, tự động phân công nhiệm vụ và tương tác với bản đồ số. 
  • Và cuối cùng, Trung tâm quản lý, số hóa dữ liệu – Nơi bảo quản tài liệu điện tử, đảm bảo xác thực lâu dài, được xây dựng tuân thủ các quy định mới nhất như Nghị định 113/2025/NĐ-CP và Thông tư 05/2025/TT-BNV, với các công nghệ bảo mật cấp độ cao: từ mã hóa, định danh điện tử (SCA, VNeID), đến quản lý khóa, phân quyền, giám sát runtime và đảm bảo toàn vẹn tài liệu số hóa. 
Trung tam quan ly so hoa du lieu chuyen doi so 2
Kiến trúc quản lý và số hoá dữ liệu, bảo quản tài liệu điện tử, đảm bảo xác thực lâu dài

Kết thúc phần trình bày, ông Vân nhấn mạnh rằng bảo mật và an toàn dữ liệu là nền tảng cốt lõi cho mọi sáng kiến chính quyền số. Dữ liệu chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được kết nối, chia sẻ đúng quy định, có sự chấp thuận của chủ sở hữu và tuân thủ các chuẩn mực pháp lý trong nước và quốc tế, như mới đây nhất, Thông tư 64/2024/TT-NHNN quy định về triển khai Open API. Đồng thời, các văn bản, tài liệu cần được xác thực chữ ký số, đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn và có thể truy vết rõ ràng. Khi những yếu tố này được đáp ứng, chính phủ số sẽ vận hành hiệu quả và chuyển đổi số trong khu vực công mới có thể phát triển bền vững. 

Một số hình ảnh tại sự kiện: 

image 3
image 5
image 6

Liên hệ với chúng tôi