Hội thảo quốc tế với chủ đề “Cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên lượng tử” do NEAC tổ chức đã mang đến những thảo luận và chia sẻ nghiêm túc về dịch vụ tin cậy. Trong đó, nhấn mạnh đến sự chủ động cập nhật và nâng cao tính tuân thủ của giải pháp công nghệ từ các nhà cung cấp khi những văn bản pháp lý mới được ban hành.
Hội thảo là diễn đàn chuyên sâu nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chuyên gia về những nguy cơ, thách thức đặt ra trong kỷ nguyên lượng tử đối với bảo mật và dịch vụ xác thực điện tử; đồng thời cập nhật chính sách pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế mới do Liên minh châu Âu (EU) thiết lập cùng xu hướng triển khai các mô hình dịch vụ tin cậy hiện đại, xuyên biên giới, đảm bảo an toàn, tuân thủ và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Tô Thị Thu Hương, Giám đốc NEAC nhấn mạnh: “Trong kỷ nguyên mà dữ liệu trở thành tài nguyên mới và giao dịch số trở nên phổ biến, việc đảm bảo niềm tin số là điều kiện tiên quyết. Tại Việt Nam, chúng tôi xác định chữ ký số và các dịch vụ tin cậy không chỉ là công cụ kỹ thuật, mà là nền tảng để đảm bảo niềm tin trong các giao dịch điện tử, định hình kinh tế số, chính phủ số và xã hội số”.
Tại đây, chuyên gia từ SAVIS GROUP, ông Phạm Văn Đức đã mang đến góc nhìn của nhà cung cấp dịch vụ tin cậy TrustCA QTSP hàng đầu tại Việt Nam với hơn 20 năm kinh nghiệm triển khai các giải pháp PKI, định danh và xác thực điện tử, ký số bảo mật. Ông trao đổi tại hội nghị với Ascertia cũng như các đơn vị cung cấp dịch vụ câu hỏi về sự đáp ứng toàn diện các quy định mới về an toàn, bảo mật khi cung cấp dịch vụ trực tuyến ngành ngân hàng. Những tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đã được Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể tại Thông tư số 50/2024/TT-NHNN, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. Điều này đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ tin cậy hàng đầu trong nước và quốc tế trong chứng thực thông điệp dữ liệu, xác thực tính toàn vẹn của giao dịch điện tử như SAVIS, Utimaco, Thales, Ascertia,… phải đáp ứng những tiêu chuẩn của Việt Nam như mã hóa dữ liệu hai chiều E2EE, ký giao dịch Transaction Signing, tính năng RASP đối với các ứng dụng di động, SDK.
Chia sẻ tại hội thảo, chuyên gia của Ascertia cũng cam kết sẽ nghiên cứu kỹ quy định Thông tư 50 để đáp ứng các thành phần bắt buộc như mã hóa dữ liệu hai chiều end-to-end, ký giao dịch Transaction Signing,…. trên thiết bị xác thực của khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Đây cũng là cột mốc pháp lý quan trọng, phản ánh sứ mệnh tiên phong của SAVIS trong việc phát triển các hệ sinh thái tin cậy, an toàn, tuân thủ theo các Thông tư, Nghị định trong nước.
SAVIS với kinh nghiệm hơn 20 năm cung cấp các giải pháp bảo mật cho lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng là nhà cung cấp dịch vụ tin cậy TrustCA QTSP đầu tiên ở Việt Nam, tự tin dịch vụ ký số từ xa Remote Signing, Secure Payment tuân thủ đầy đủ không chỉ quy định của Việt Nam mà còn đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.